TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

C&B LÀ GÌ? VAI TRÒ, CÔNG VIỆC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN C&B

Mục lục [Ẩn]

  • 1. C&B là gì? 
  • 2. Vai trò của bộ phận C&B trong doanh nghiệp
  • 3. Mô tả công việc chính của nhân viên C&B
  • 4. Top 7 kỹ năng cần có để trở thành nhân viên C&B xuất sắc
  • 5. Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến của nghề C&B
  • 6. Một số câu hỏi thường gặp khi làm C&B

Mặc dù C&B chỉ là một bộ phận nhỏ trong khối hành chính nhân sự nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ nhân viên trong công ty. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu C&B là gì, vai trò, công việc và những yêu cầu để trở thành nhân viên C&B xuất sắc. 

1. C&B là gì? 

C&B là viết tắt của Compensation and Benefits, nghĩa là Thù lao và Phúc lợi. Đây là bộ phận chuyên thiết kế, triển khai và quản lý các chính sách về lương, thưởng và các phúc lợi khác nhằm thu hút, giữ chân và phát triển nhân viên.  

Cụ thể, “compensation” được hiểu là khoản tiền thù lao trả cho nhân viên để đổi lấy công sức lao động của họ. Nói cách khác, đây chính là tiền lương của nhân viên. Mức lương thưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố do công ty quy định. Trong khi đó, lợi ích hay chế độ phúc lợi (benefits) bao gồm tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, trợ cấp và các chính sách liên quan đến đời sống tinh thần của nhân viên.

C&B là gì?
C&B là gì?

2. Vai trò của bộ phận C&B trong doanh nghiệp

Bộ phận C&B giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút, giữ chân và phát triển nhân tài cho doanh nghiệp. Theo đó, vai trò bộ phận C&B thể hiện qua những khía cạnh sau:

  • Thiết kế và triển khai chính sách lương thưởng: Nghiên cứu và phân tích thị trường lao động để phát triển các chính sách lương thưởng phù hợp với năng lực của nhân viên và khả năng tài chính của doanh nghiệp
  • Thực hiện chính sách thưởng phạt: Tính toán và chi trả lương cho nhân viên, đồng thời thực hiện các chính sách thưởng phạt theo đúng quy định
  • Xây dựng và quản lý chế độ phúc lợi: Thiết kế và triển khai các chế độ phúc lợi cho nhân viên, bao gồm bảo hiểm, trợ cấp, đào tạo và nghỉ phép
  • Giải đáp thắc mắc và xử lý các vấn đề về lương thưởng, phúc lợi: Giải đáp thắc mắc và xử lý các vấn liên quan đến lương thưởng, phúc lợi như khiếu nại về lương, thưởng, bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc, nghỉ phép…
  • Tăng cường năng suất lao động: Một chính sách lương thưởng và phúc lợi hấp dẫn sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên, từ đó gia tăng năng suất lao động 
  • Giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc: Nhân viên được hưởng chế độ lương thưởng và phúc lợi tốt sẽ cảm thấy hài lòng với công việc, từ đó có xu hướng gắn bó và cam kết với doanh nghiệp 
  • Giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo: Với khả năng gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí liên quan đến tuyển dụng và đào tạo lại các nhân sự mới

Một số vai trò nổi bật của bộ phận C&B trong doanh nghiệp
Một số vai trò nổi bật của bộ phận C&B trong doanh nghiệp

3. Mô tả công việc chính của nhân viên C&B

C&B là làm gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo đó, nhân viên C&B là những người trực tiếp quản lý các vấn đề liên quan đến lương thưởng và chế độ chính sách trong doanh nghiệp. 

C&B đảm bảo việc thực hiện thưởng phạt theo đúng quy định, tính toán lương thưởng, phúc lợi, quản lý hồ sơ và các chế độ chính sách, quản lý quan hệ lao động…Qua đó, đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp. 

Vậy, công việc của C&B là làm gì? Cụ thể, công việc của C&B thể hiện qua 6 khía cạnh sau: 

1 - Quản lý dữ liệu nhân sự

  • Quản lý dữ liệu nhân sự, bao gồm thông tin về sơ yếu lý lịch, thông tin công việc của từng nhân sự và các thông tin quan trọng khác tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công ty

2 - Quản lý mảng lương

  • Xây dựng và điều chỉnh chính sách lương theo định hướng thị trường và quy định pháp luật
  • Nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh thang bảng lương hàng năm của công ty để phù hợp với mức lương tối thiểu theo vùng trong Bộ luật Lao động
  • Xử lý các đề xuất về việc tăng lương, ban thưởng và các biện pháp kỷ luật 
  • Lưu trữ, cập nhật hồ sơ lương và các văn bản liên quan đến việc đề bạt, tăng lương, kỷ luật cũng như các chứng từ khác liên quan đến lương
  • Giám sát việc chấm công và đảm bảo nhân viên tuân thủ nội quy lao động
  • Theo dõi và quản lý chế độ nghỉ phép, nghỉ bù, làm thêm giờ của nhân viên
  • Dựa trên bảng lương thưởng và thâm niên của từng nhân viên để tính toán và chi trả lương hàng tháng
  • Giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của nhân viên liên quan đến lương thưởng

3 - Quản lý mảng thuế

  • Tư vấn và hướng dẫn nhân viên về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Lập danh sách nhân sự cần nộp thuế TNCN để lập hóa đơn thu nộp thuế 
  • Xây dựng và quản lý biên lai khấu trừ thuế TNCN
  • Quản lý thông tin thuế TNCN của nhân viên hàng tháng
  • Lập báo cáo thuế TNCN định kỳ hàng tháng, hàng năm
  • Tính toán và nộp thuế TNCN cho nhân viên
  • Liên tục theo dõi và cập nhật các điều chỉnh về thuế TNCN của nhà nước

4 - Quản lý mảng bảo hiểm và công đoàn 

  • Lập hồ sơ và nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên
  • Theo dõi và cập nhật các quy định về bảo hiểm do nhà nước quy định
  • Hỗ trợ nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm
  • Tham gia hỗ trợ các hoạt động của công đoàn

5 - Quản lý các vấn đề về quan hệ lao động 

  • Tiếp nhận và xử lý các tranh chấp, khiếu nại của nhân viên về lương thưởng, phúc lợi
  • Đại diện công ty để thông báo về việc triển khai các chính sách lương thưởng, phúc lợi đến toàn bộ nhân viên 

6 - Đánh giá và báo cáo tình hình nhân sự

  • Đánh giá năng lực nhân viên và lập bảng xếp hạng hàng năm. Đây là cơ sở để khen thưởng và xử phạt nhân viên theo đúng quy định của công ty 
  • Theo dõi, cập nhật tình hình nhân sự để lập báo cáo định kỳ, bao gồm thông tin về thay đổi nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc, hiệu suất làm việc của từng nhân viên, mức lương trung bình, và các yếu tố khác
Những khía cạnh chính trong công việc của nhân viên C&B
Những khía cạnh chính trong công việc của nhân viên C&B

4. Top 7 kỹ năng cần có để trở thành nhân viên C&B xuất sắc

Để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực của mình, nhân viên C&B cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm quan trọng sau:

1 - Kỹ năng tin học văn phòng: Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng giúp nhân viên C&B sử dụng hiệu quả các công cụ như Microsoft Excel, Google Sheets và các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khác. Điều này giúp họ thiết kế các báo cáo chuyên nghiệp và trình bày thông tin một cách rõ ràng, hấp dẫn

2- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhân viên C&B tiếp nhận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đồng thời biết cách trình bày ý kiến một cách rõ ràng, dễ hiểu

3 - Kỹ năng tư duy logic: Nhân viên C&B cần có kỹ năng tư duy logic để thiết lập và quản lý hiệu quả hệ thống các chính sách lương thưởng và phúc lợi. Tư duy logic cũng giúp họ đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với ngân sách, lợi ích của nhân viên và quy định của pháp luật

4 - Kỹ năng tổ chức, quản lý: Nhiệm vụ của nhân viên C&B là phải lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, giám sát tiến độ và tạo động lực làm việc cho các nhân viên trong công ty. Vì vậy, họ cần có kỹ năng tổ chức, quản lý để đảm bảo các hoạt động diễn ra suôn sẻ, hiệu quả 

5 - Hiểu biết về Luật lao động: Hiểu biết về Luật lao động giúp nhân viên C&B xây dựng các chính sách và quy trình liên quan đến lương thưởng, phúc lợi theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, giải quyết hiệu quả các tranh chấp, khiếu nại của nhân viên liên quan đến lương thưởng, phúc lợi

6 - Kỹ năng tính toán và phân tích số liệu: Nhân viên C&B cần phải quản lý một lượng dữ liệu khổng lồ về lương, thưởng, trợ cấp,...Đồng thời, họ phải tính toán tiền lương, thuế TNCN, tiền bảo hiểm… Do đó, họ cần có kỹ năng tính toán và phân tích số liệu để xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác 

7 - Kỹ năng được chịu áp lực cao: Nhân viên C&B phải xử lý nhiều khía cạnh phức tạp như quy định pháp luật, chính sách của công ty, đồng thời phải giải quyết các tranh chấp và khiếu nại của nhân viên. Vì vậy, khả năng chịu áp lực tốt sẽ giúp họ giải quyết các vấn đề một cách chuyên nghiệp, hiệu quả

Top 7 kỹ năng cần có để trở thành nhân viên C&B xuất sắc
Top 7 kỹ năng cần có để trở thành nhân viên C&B xuất sắc

5. Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến của nghề C&B

C&B là một trong những lĩnh vực nghề nghiệp có triển vọng nhất hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng nhân viên C&B sẽ ngày càng tăng cao. 

Nghề C&B mang đến cơ hội việc làm đa dạng tại các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn, các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty khởi nghiệp. Theo đó, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người phù hợp với lĩnh vực này có thể bắt đầu từ các vị trí thực tập trong các công ty, tập đoàn.  

Lộ trình thăng tiến của nghề C&B được phân cấp cụ thể như sau:

  • Cấp độ 1 - Payroll Executive: Đây là nhân viên tính bảng lương, có nhiệm vụ lập bảng chấm công và bảng lương hàng tháng cho nhân viên
  • Cấp độ 2 - Payroll Specialist: Đây là chuyên viên chấm công, thực hiện quy trình hệ thống quy định tiền lương của nhân viên
  • Cấp độ 3 - Payroll Supervisor: Đây là chuyên viên giám sát công việc. Vị trí này đảm nhận các nhiệm vụ như quản lý chấm công và thực hiện so sánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
  • Cấp độ 4 - C&B Specialist: Đây là chuyên viên C&B, có nhiệm vụ xây dựng và triển khai chính sách lương, đồng thời lập kế hoạch dự báo về ngân sách của công ty
  • Cấp độ 5 - C&B Management: Đây là quản lý C&B, đảm nhận công việc xây dựng, thiết lập mục tiêu lương thưởng và các chính sách phúc lợi cho nhân viên
  • Cấp độ 6 - Total Rewards Director: Ở cấp độ này, nhiệm vụ của nhân viên C&B sẽ bao gồm việc hoạch định chiến lược, xây dựng tầm nhìn dài hạn (khoảng 3 đến 6 năm) về các chính sách lương thưởng và phúc lợi nhằm phản ánh đúng giá trị cốt lõi, mục tiêu của công ty

Ngoài ra, người làm C&B cũng có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác trong quản lý nhân sự để trở thành một HR Manager chuyên nghiệp.

Các cấp bậc trong lộ trình thăng tiến của nhân viên C&B
Các cấp bậc trong lộ trình thăng tiến của nhân viên C&B

6. Một số câu hỏi thường gặp khi làm C&B

1 - Muốn trở thành nhân viên C&B thì phải học ngành gì?

Để làm việc trong lĩnh vực C&B, bạn có thể theo học các chuyên ngành liên quan đến quản trị nhân sự như Quản trị nhân lực, Kinh tế, Kế toán, Luật, Quản trị kinh doanh và các chuyên ngành khác.

2 - Mức lương của nhân viên C&B có cao không?

Mức lương của nhân viên C&B thường phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và năng lực cá nhân. Đối với những người mới vào nghề, mức lương khởi điểm thường dao động từ 7 đến 9 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng dựa trên năng lực và kinh nghiệm làm việc của từng người. 

Đối với nhân viên C&B có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 3 năm, mức lương thường dao động từ 12 đến 15 triệu đồng/tháng. Còn đối với nhân viên C&B có trên 3 năm kinh nghiệm, mức lương có thể nằm trong khoảng 15 đến 30 triệu đồng/tháng.

Cũng như những nhân viên khác, ngoài mức lương cơ bản, nhân viên C&B còn nhận được các khoản phụ cấp và phúc lợi khác như phụ cấp thâm niên, thưởng theo hiệu suất công việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, bài viết đã chỉ ra khái niệm C&B là gì, vai trò và nhiệm vụ của bộ phận này trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bật mí 7 kỹ năng mà nhân viên C&B nào cũng cần có để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ công việc. Đồng thời, gợi ý về triển vọng nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến khi theo đuổi nghề C&B. 

Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, thông qua bài viết, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về nghề C&B và có sự chuẩn bị tốt nhất nếu muốn theo đuổi lĩnh vực này. 

Thông tin tác giả
Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger