TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

16 CONCEPT TRUYỀN THÔNG BẤT BIẾN NHẤT ĐỊNH DÂN MARKETING PHẢI BIẾT

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Concept truyền thông bất biến - Yếu tố tình dục (Sex)
  • 2. Concept truyền thông bất biến - Câu chuyện kỳ lạ
  • 3. Concept truyền thông bất biến - Chủ đề gây tranh cãi
  • 4. Concept truyền thông bất biến - Chuyện ma
  • 5. Concept truyền thông bất biến - Chủ đề về UFO, sự sống ngoài vũ trụ
  • 6. Concept truyền thông bất biến - Tài sản, sự xa xỉ
  • 7. Concept truyền thông bất biến - Người nổi tiếng và sự kiện nóng
  • 8. Concept truyền thông bất biến - Chủ đề "con kiến kiện củ khoai"
  • 9. Concept truyền thông bất biến - Bật mí bí mật
  • 10. Concept truyền thông bất biến - Diễn biến đeo bám
  • 11. Concept truyền thông bất biến - Câu chuyện cảm động
  • 12. Concept truyền thông bất biến - Nội dung kiến thức hữu ích
  • 13. Concept truyền thông bất biến - Câu chuyện phi thường, kỳ quặc hoặc ngớ ngẩn
  • 14. Concept truyền thông bất biến - Trẻ em và sự ngây thơ
  • 15. Concept truyền thông bất biến - Động vật dễ thương
  • 16. Concept truyền thông bất biến -  Giải thưởng, chứng nhận và các cuộc thi

16 Concept truyền thông bất biến là một hệ thống các chủ đề truyền thông cốt lõi được đúc kết từ đơn vị Truyền thông Trăng Đen. Đây là những chủ đề luôn thu hút sự chú ý và khơi gợi cảm xúc của con người, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Trong bài viết hôm nay, Trường Doanh nhân HBR sẽ giúp các quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về từng concept truyền thông, học hỏi cách sử dụng qua những case study thực tế cùng những chia sẻ lưu ý khi ứng dụng trong thực tế.

16 Concept truyền thông
16 Concept truyền thông

1. Concept truyền thông bất biến - Yếu tố tình dục (Sex)

Tình dục là một chủ đề nhạy cảm, có sức hút tự nhiên đối với con người. Việc sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ hoặc nội dung liên quan đến tình dục trong truyền thông có thể giúp các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khán giả một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng và dễ được lan truyền rộng rãi.

Một số doanh nghiệp đã từng ứng dụng thành công yếu tố tình dục Sex trong hoạt động truyền thông của họ là: thương hiệu thời trang Calvin Klein, Durex Việt Nam…

Mặc dù là một concept truyền thông có khả năng thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng mạnh mẽ và thúc đẩy doanh số bán hàng - yếu tố tình dục vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nếu sử dụng không khéo léo, concept truyền thông này có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực từ khách hàng, sai lệch thông điệp, gây tổn hại đến hình ảnh thương hiệu, vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức xã hội và thậm chí vi phạm luật pháp của đất nước sở tại.

Concept yếu tố tình dục
Concept yếu tố tình dục

Ví dụ như thương hiệu American Apparel, từng là chuỗi thời trang tái chế hàng đầu tại Mỹ liên tục sử dụng hình ảnh khiêu dâm hóa trẻ em và vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ dư luận và dẫn đến phá sản.

Từ đó có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố sex (tình dục) vào truyền thông có thể là một con dao hai lưỡi cho doanh nghiệp. Vì thế, trước khi quyết định chọn concept truyền thông nay, doanh nghiệp cần lưu ý đến nhóm đối tượng truyền thông, tuân thủ luật pháp và tôn trọng văn hoá của khu vực, quốc gia.

>>> XEM THÊM: PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG CHUẨN ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÙ HỢP

2. Concept truyền thông bất biến - Câu chuyện kỳ lạ

Những câu chuyện kỳ lạ, bí ẩn luôn có sức hút mãnh liệt đối với mọi người, nó không chỉ kích thích trí tò mò muốn tìm hiểu sâu hơn mà còn gợi ra những cảm giác lôi cuốn, gợi mở sự tưởng tượng và những chủ đề thảo luận, chia sẻ trong cộng đồng.

Concept truyền thông bất biến về câu chuyện kỳ lạ có thể giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu và thúc đẩy các hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, concept truyền thông này cũng có khả năng tạo ra các phản ứng tiêu cực, sai lệch thông điệp truyền thông, gây hiểu nhầm hoặc mất uy tín cho thương hiệu.

Concept câu chuyện kỳ lạ
Concept câu chuyện kỳ lạ

Ví dụ là thương hiệu Burger King tung ra một chương trình kỳ lạ dành cho khách hàng đặt hamburger Whoppers qua ứng dụng khi họ đứng ngay tại cửa hàng McDonald’s sẽ có giá ưu đãi chỉ 0.01 USD, đã được giới trẻ hưởng ứng nhiệt liệt. Trong khi thương hiệu Huggies và chiến dịch quảng cáo "The Diaper Whisperer" tại Mỹ sử dụng hình ảnh một người đàn ông mặc đồ phụ nữ và hát ru em bé trong tã đã bị cho là kỳ quặc và phản cảm, khiến nhiều người tiêu dùng tẩy chay.

3. Concept truyền thông bất biến - Chủ đề gây tranh cãi

Những chủ đề gây tranh cãi là một concept truyền thông rất phổ biến hiện nay, nhất là trên khi mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, người dùng được thảo luận một cách công khai và phản hồi nhanh chóng. 

Concept về các chủ đề gây tranh cãi
Concept về các chủ đề gây tranh cãi

Ưu điểm của concept truyền thông về các nội dung gây tranh cãi là:

  • Hiệu quả cao: Thu hút sự chú ý, tạo thảo luận, gây ấn tượng mạnh mẽ, tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo dựng hình ảnh độc đáo.
  • Tiết kiệm chi phí: So với các hình thức truyền thông truyền thống, việc sử dụng câu chuyện gây tranh cãi có thể tiết kiệm chi phí đáng kể chi phí sáng tạo nhiều nội dung, phân phối các kênh truyền thông khác, hợp tác truyền thông…
  • Lan truyền nhanh chóng: Nhờ sự tương tác và chia sẻ của cộng đồng, câu chuyện gây tranh cãi có thể lan truyền nhanh chóng và rộng rãi.

Tuy nhiên, concept truyền thông này vẫn có nhiều rủi ro phản ứng tiêu cực từ công chúng, gây tổn hại đến hình ảnh thương hiệu và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, thậm chí liên quan đến vấn đề pháp lý.

Một số chủ đề gây tranh cãi thường được áp dụng là: so sánh các nhân vật nổi tiếng, sự bất đồng về quan điểm sống và làm việc giữa các thế hệ, về quan điểm hôn nhân và nuôi con, cảm nhận sử dụng sản phẩm dịch vụ hoặc bày tỏ thái độ về các sự việc đang hot trên mạng xã hội… 

6 nỗi đau về "hệ thống content marketing" mà hầu hết các doanh nghiệp đang mắc phải:

  • Sở hữu sản phẩm tốt nhưng doanh thu vẫn tụt lùi trước đối thủ có lợi thế về content, chiếm được sự thu hút của khách hàng mục tiêu
  • Nỗ lực tạo trend viral nhưng vẫn "flop", hoặc nhiều content triệu view nhưng không tạo ra chuyển đổi và doanh thu như kỳ vọng
  • Không thể hoặc không biết cách gọi tên chính xác nỗi đau, mong muốn của khách hàng mục tiêu để xây dựng hệ thống content xoáy sâu trong tâm trí khách hàng
  • Liên tục “đốt tiền” vào những content kém hiệu quả trong khi chi phí quảng cáo ngày một tăng cao do thiếu hiểu biết về tiêu chí đánh giá content
  • Đánh mất cơ hội được "bình đẳng hóa" với các tập đoàn lớn trên thương trường do không bắt kịp xu hướng AI trong content marketing
  • Doanh nghiệp không có bộ tiêu chí rõ ràng để tuyển dụng nhân sự content phù hợp. Dẫn đến không thể tuyển được nhân sự content chất lượng, lãng phí nguồn lực doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang đau đầu không biết cách triển khai hệ thống content marketing sao cho hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong khóa học Xây dựng và vận hành hệ thống Content Marketing từ chiến lược đến thực thi cho các trưởng nhóm/ trưởng phòng marketing, lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.

Tham khảo ngay!

Khóa học Xây dựng và vận hành hệ thống Content marketing
Khóa học Xây dựng và vận hành hệ thống Content marketing

4. Concept truyền thông bất biến - Chuyện ma

Chuyện ma và các yếu tố kinh dị hoặc tâm linh là một chủ để nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bên cạnh việc khai thác tâm lý tò mò, kích thích cảm giác mạnh thì các câu chuyện này còn có thể lồng ghép nhiều thông điệp về vấn đề xã hội, dễ dàng sáng tạo và dễ lan truyền.

Chuyện ma không chỉ là một concept truyền thông bất biến trong marketing mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác như giải trí, nghiên cứu tâm lý, văn hoá, giáo dục, tuyên truyền… Để ứng dụng concept truyền thông này hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý đến đối tượng nhận thông điệp, không nên cổ súy cho quan điểm mê tín, dị đoan để tránh tạo ra những phản ứng ngược từ phía khách hàng mục tiêu và công chúng.

Concept chuyện ma và ví dụ
Concept chuyện ma và ví dụ

Một ví dụ về doanh nghiệp đã ứng dụng concept truyền thông bất biến kể chuyện ma là chiến dịch "13 Đêm Halloween" của Airbnb vào năm 2018, thương hiệu đã hợp tác với nhà văn kinh dị R.L. Stine để cung cấp dịch vụ lưu trú một đêm trong căn nhà cây biểu tượng của Goosebumps đã thu hút sự chú ý và dẫn đến lượng đặt phòng tăng cao cho Airbnb

5. Concept truyền thông bất biến - Chủ đề về UFO, sự sống ngoài vũ trụ

Có một sự thật là từ lâu con người đã có khao khát khám phá những điều bí ẩn, đặc biệt là những điều nằm ngoài tầm hiểu biết - chủ đề UFO và sự sống ngoài vũ trụ đánh trúng vào khao khát này, thu hút sự chú ý và quan tâm của mọi người. Hơn hết, ý tưởng về sự sống ngoài Trái Đất đã mở ra cánh cửa cho rất nhiều giả thuyết khơi gợi trí tưởng tượng và sự sáng tạo của con người một cách không giới hạn. Do đó, đây là một trong những concept truyền thông hiệu quả đối với lĩnh vực marketing.

Concept UFO và sự sống ngoài vũ trụ
Concept UFO và sự sống ngoài vũ trụ

Chủ đề UFO và sự sống ngoài vũ trụ luôn là chủ đề gây tranh cãi, với nhiều ý kiến ​​khác nhau về tính xác thực của các nhân chứng và câu chuyện đã nhìn thấy UFO và khả năng tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất. Những tranh luận này tạo ra sự sôi nổi và thu hút sự tham gia của mọi người, khiến cho chủ đề này luôn luôn thu hút sự chú ý từ công chúng.

Ví dụ như Virgin Galactic - công ty du lịch vũ trụ của Richard Branson, đã sử dụng chủ đề UFO và sự sống ngoài vũ trụ để quảng bá các chuyến bay vũ trụ thương mại gồm phát hành video và hình ảnh về tàu vũ trụ và sân bay vũ trụ…

6. Concept truyền thông bất biến - Tài sản, sự xa xỉ

Cuộc sống giàu sang và hào nhoàng, những tài sản xa xỉ và đẳng cấp, địa vị và sự thành công của người sở hữu,.. là một trong những concept truyền thông bất biến. Những nội dung truyền thông chứa yếu tố xa xỉ có thể kích thích sự quan tâm theo dõi của người xem, gọi khợi cảm giác tò mò và mong muốn sở hữu chúng. 

Một số doanh nghiệp sử dụng hình ảnh tài sản sang trọng, xa xỉ trong các chiến dịch truyền thông để xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp, đẳng cấp. Đem lại hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng thuộc tầng lớp thu nhập cao và củng cố vị thế thương hiệu trên thị trường.

Concept tài sản xa xỉ
Concept tài sản xa xỉ

Doanh nghiệp có thể ứng dụng concept truyền thông tài sản sang trọng, xa xỉ bằng nhiều cách:

  • Sử dụng hình ảnh tài sản sang trọng, xa xỉ trong các ấn phẩm quảng cáo, video quảng cáo và các bài đăng trên mạng xã hội.
  • Tổ chức các sự kiện độc quyền dành cho khách hàng VIP với trải nghiệm đặc biệt
  • Hợp tác với những người nổi tiếng, có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm. Ví dụ như Thương hiệu đồng hồ Rolex thường xuyên hợp tác với những người nổi tiếng, có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm của mình.
  • Thiết kế không gian cửa hàng, showroom sang trọng để tạo ra các trải nghiệm đẳng cấp cho phân khúc khách hàng đặc biệt.
  • Tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí cao cấp. Ví dụ như hãng xe Rolls-Royce thường xuyên tài trợ cho các sự kiện thể thao cao cấp như giải đua xe Formula One.

🔥Làm thế nào để đào tạo đội ngũ marketing của bạn có thể hiểu rõ về khách hàng mục tiêu và viết content chạm đúng nỗi đau khách hàng? Khóa đào tạo XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP của Trường doanh nhân HBR sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu về content marketing giúp bạn có thể:

  • Xây dựng ma trận nội dung quảng cáo theo ngôn ngữ khách hàng
  • 16 Concept viral Marketing hiệu quả, ứng dụng Canvas, 4H & HSSBC để viết content cho một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể...

Đây là giải pháp lý tưởng cho các nhà quản lý/chủ doanh nghiệp lên kế hoạch marketing bài bản từ chiến lược đến thực thi, xây dựng & đào tạo đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả hơn. Đăng ký tham gia ngay!

XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

7. Concept truyền thông bất biến - Người nổi tiếng và sự kiện nóng

Người nổi tiếng và sự kiện nóng luôn là tâm điểm chú ý của dư luận nên doanh nghiệp có thể tận dụng sức hút này để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và quảng bá thương hiệu của mình.

Bên cạnh việc tạo dựng uy tín và tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu thì việc sử dụng concept về người nổi tiếng còn giúp thương hiệu tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ đối với các thị trường mới, khẳng định vị thế thương hiệu. Từ đó, thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng trưởng thị phần. Tuy nhiên concept truyền thông này tốn kém nhiều chi phí hợp tác; rủi ro về khả năng người nổi tiếng dính scandal; khó kiểm soát hiệu quả truyền thông.

Concept người nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng
Concept người nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng

Một số ví dụ thực tế về việc doanh nghiệp sử dụng concept truyền thông Người nổi tiếng và sự kiện nóng là ông ty Samsung thường xuyên hợp tác với các ngôi sao Kpop để quảng bá sản phẩm điện thoại thông minh của mình. Vietjet Air hợp tác cùng người mẫu Ngọc Trinh và các người mẫu bikini khác để ra mắt dịch vụ vận tải hàng không.

>>> XEM THÊM: 9 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC INFLUENCER MARKETING LÀ GÌ?

8. Concept truyền thông bất biến - Chủ đề "con kiến kiện củ khoai"

Hình ảnh con kiến yếu ớt kiện củ khoai to lớn tượng trưng cho sự bất cân xứng trong tranh chấp, thể hiện sự bất lực của người yếu thế trước kẻ mạnh. Chủ đề “con kiến kiện củ khoai” thường được ứng dụng nhằm mục tiêu:

  • Phê phán bất công xã hội, nơi người yếu thế thường gặp khó khăn trong việc đòi lại công bằng trước các thế lực lớn mạnh.
  • Châm biếm những thủ tục hành chính rườm rà, tốn kém, khiến cho việc giải quyết các công việc trở nên khó khăn và kéo dài.
  • Thể hiện sự bất lực, mệt mỏi trước những tình huống bế tắc, không lối thoát.
Concept “con kiến kiện củ khoai” được người xem đồng cảm
Concept “con kiến kiện củ khoai” được người xem đồng cảm

Hình ảnh “con kiến kiện củ khoai” nên một sự tương phản mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc và dễ dàng ghi nhớ trong tâm trí người tiếp nhận. Chủ đề này khơi gợi cảm xúc đồng cảm, mỉa mai, phẫn nộ đối với những bất công trong xã hội, thu hút sự chú ý và thảo luận của dư luận. Hơn nữa, concept truyền thông bất biến này có thể được ứng dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực, từ truyền thông, marketing đến giáo dục, văn học, nghệ thuật.

9. Concept truyền thông bất biến - Bật mí bí mật

Sử dụng concept "bật mí bí mật" là cách để khơi gợi sự tò mò của người tiếp nhận, khiến họ muốn tìm hiểu thêm về thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. So với những cách truyền thông truyền thống như là rõ hiệu quả, so sánh kết quả trước và sau... thì câu chuyện "bật mí bí mật" mang đến trải nghiệm mới mẻ, thu hút sự chú ý của người xem.

Concept bật mí bí mật  và ứng dụng
Concept bật mí bí mật  và ứng dụng

Bên cạnh đó, mọi người thường có xu hướng chia sẻ những thông tin bí mật thú vị với người khác, giúp doanh nghiệp lan tỏa thông điệp một cách hiệu quả mà không tốn kém nhiều chi phí quảng cáo.

Ví dụ như Câu chuyện Made in Vietnam nhìn từ chiếc áo Heattech của Uniqlo không chỉ thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng mà còn giúp Uniqlo khẳng định vị thế thương hiệu trong việc chú trọng chất lượng sản phẩm.

10. Concept truyền thông bất biến - Diễn biến đeo bám

Concept truyền thông về các "Diễn biến, sự đeo bám" thu hút hiệu quả cao bởi những lý do sau:

  • Tạo sự chú ý và ghi nhớ: Việc liên tục nhắc đi nhắc lại thông điệp qua nhiều kênh truyền thông khác nhau giúp thu hút sự chú ý của người tiếp nhận và khiến họ ghi nhớ thông điệp một cách sâu sắc.
  • Tăng độ tin cậy: Việc nhắc đi nhắc lại thông điệp cũng góp phần tăng độ tin cậy cho thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ trong mắt người tiêu dùng.
  • Gây cảm giác cấp bách: Việc liên tục nhắc nhở về sản phẩm/dịch vụ có thể tạo cảm giác cấp bách cho người tiêu dùng, khiến họ muốn mua hàng ngay lập tức.
  • Tạo xu hướng: Việc lặp đi lặp lại thông điệp có thể tạo nên xu hướng và khiến sản phẩm/ dịch vụ trở nên hot trên thị trường.
Ứng dụng concept diễn biến đeo bám
Ứng dụng concept diễn biến đeo bám

Ví dụ như TVC quảng cáo của thương hiệu bình giữ nhiệt MILTON cho dòng sản phẩm mới Colourful Thermosteel Flasks. Nội dung là diễn biến câu chuyện tình cảm của cặp đôi trên những chuyến tàu điện ngầm mỗi ngày. Người xem đã bị lôi cuốn vào câu chuyện tình cảm của họ trong khi thương hiệu sử dụng hình ảnh chiếc bình giữ nhiệt là điểm trung tâm. Chiến dịch đã nhận được sự yêu thích của rất nhiều người tiêu dùng.

11. Concept truyền thông bất biến - Câu chuyện cảm động

Concept truyền thông "Câu chuyện cảm động" luôn thu hút hiệu quả cao bởi khả năng khơi gợi cảm xúc, tạo sự kết nối và truyền tải thông điệp một cách sâu sắc, ấn tượng. Sức mạnh của cảm xúc đồng cảm, khả năng kết nối và sự lan tỏa rộng rãi là những lý do mà các câu chuyện cảm động là một trong những concept truyền thông luôn hiệu quả.

Những câu chuyện cảm động luôn thu hút người tiêu dùng
Những câu chuyện cảm động luôn thu hút người tiêu dùng

Những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi ứng dụng concept câu chuyện cảm động là:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu: Câu chuyện cảm động giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ dễ dàng ghi nhớ thương hiệu.
  • Tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực: Câu chuyện cảm động là một cách để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến khách hàng và cộng đồng, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.
  • Tăng độ tin cậy: Những câu chuyện chân thực, gần gũi sẽ càng làm giúp tăng độ tin cậy của thương hiệu trong lòng khách hàng và cộng đồng
  • Tăng hiệu quả bán hàng: Câu chuyện cảm động có thể khơi gợi cảm xúc và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ.

Doanh nghiệp ứng dụng concept "Câu chuyện cảm động" hiệu quả là có thể kể đến là Dutch Lady - Sữa cô gái Hà Lan với chiến dịch “Đèn đom đóm - Thắp sáng ước mơ trẻ em”. Hình ảnh những em bé gom giấy vụn để tặng lại cho những bạn còn gặp nhiều khó khăn hơn và món quà đom đóm đã làm rung động hàng triệu trái tim.

Chiến dịch “Đèn đom đóm” đã mang đến 18 ngôi trường mới khang trang và trao 25.000 suất học bổng cho các trẻ em trên cả nước. Thương hiệu Dutch Lady đã nhận được sự tin tưởng và yêu thích từ khách hàng.

12. Concept truyền thông bất biến - Nội dung kiến thức hữu ích

Chia sẻ nội dung kiến thức hữu ích đến người tiêu dùng là một concept truyền thông hiệu quả lâu dài bởi những lý do sau:

  • Khách hàng luôn có nhu cầu tìm kiếm và tiếp cận thông tin để giải quyết vấn đề, nâng cao kiến thức, học cách sử dụng, giải trí và học hỏi.
  • Chia sẻ nội dung kiến thức hữu ích, doanh nghiệp thể hiện mình là một nguồn thông tin đáng tin cậy, có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động. Từ đó, doanh nghiệp có được sự uy tín trong lòng khách hàng.
  • Nội dung kiến thức hữu ích sẽ được mọi người chia sẻ và thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội, giúp tăng khả năng tương tác và nhận diện của thương hiệu.
  • Doanh nghiệp cung cấp giá trị cho khách hàng thường xuyên sẽ xây dựng mối quan hệ tin tưởng lâu dài, tạo nên sự trung thành của khách hàng.
Concept chia sẻ kiến thức có hiệu quả bền vững
Concept chia sẻ kiến thức có hiệu quả bền vững

Để triển khai hiệu quả concept chia sẻ nội dung kiến thức hữu ích, doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố như: hiểu rõ đối tượng mục tiêu, chọn lọc các chủ đề liên quan và phù hợp, đa dạng hóa hình thức triển khai nội dung, đảm bảo tần suất chia sẻ nội dung thường xuyên và luôn có sự tương tác hai chiều để hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Ví dụ như Hubspot - một công ty cung cấp phần mềm marketing và bán hàng đã xây dựng blog chia sẻ các bài viết chất lượng cao về marketing và bán hàng thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng và được đánh giá là một trong những nguồn thông tin marketing uy tín nhất.

13. Concept truyền thông bất biến - Câu chuyện phi thường, kỳ quặc hoặc ngớ ngẩn

Những câu chuyện phi thường, kỳ quặc hoặc ngớ ngẩn thu hút sự chú ý bởi sự khác biệt so với những gì mọi người thường thấy và trải nghiệm, từ đó tạo ra sự ấn tượng và kích thích mọi người thảo luận, tranh cãi và chia sẻ rộng rãi. Ý tưởng về những câu chuyện này cũng rất phong phú, do đó mà chủ đề này trở thành một concept truyền thông bất biến được những doanh nghiệp sử dụng trong truyền thông.

Ứng dụng các câu chuyện kỳ quặc, phi thường hoặc ngớ ngẩn trong truyền thông
Ứng dụng các câu chuyện kỳ quặc, phi thường hoặc ngớ ngẩn trong truyền thông

Concept về các câu chuyện phi thường, ngớ ngẩn giúp doanh nghiệp tạo ra sự nổi bật so với đối thủ, nâng cao mức độ nhận thức thương hiệu và hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, cũng gần giống các câu chuyện ma và liên quan đến tình dục thì concept này có tiềm ẩn nguy cơ tạo ra sự phản cảm, sai lệch thông điệp và không phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng khách hàng.

Một case study thành công về các câu chuyện kỳ quặc chính là thương hiệu bột giặt ABA. Hãng đã sản xuất hàng loạt các TVC câu chuyện đời thường nhưng lại có lời thoại nhân vật theo kiểu “triết lý nhân văn” hoặc tình huống ngớ ngẩn làm người xem cảm thấy khó hiểu. Tuy có nhiều tranh luận trái chiều, ABA vẫn thành công tạo ra sự thu hút khách hàng và khác biệt so với các đối thủ khác.

14. Concept truyền thông bất biến - Trẻ em và sự ngây thơ

Hình ảnh trẻ em với sự ngây thơ, hồn nhiên luôn khơi gợi cảm xúc tích cực, niềm vui và sự đồng cảm cho người xem. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng concept truyền thông này để tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng và gần gũi hoặc để gia tăng sự liên kết với các đối tượng khách hàng cụ thể chính là trẻ em và ba mẹ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề đạo đức và pháp luật khi sử dụng hình ảnh trẻ em để không gặp phải các tình huống tiêu cực.  Doanh nghiệp cần sử dụng hình ảnh trẻ em một cách tôn trọng, phù hợp với thông điệp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em.

Concept trẻ em ngây thơ cần được sử dụng một cách cẩn trọng
Concept trẻ em ngây thơ cần được sử dụng một cách cẩn trọng

Ví dụ như các chiến dịch của Colgate luôn hình ảnh trẻ em với nụ cười rạng rỡ để truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng đã trở thành một biểu tượng của thương hiệu. Trong khi đó, chiến dịch thời trang Back to School của H&M dành cho các bé gái đã bị nhiều phụ huynh và cộng đồng tố cáo là tình dục hóa trẻ em.

15. Concept truyền thông bất biến - Động vật dễ thương

Theo một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley, hình ảnh động vật dễ thương có thể kích thích não bộ tiết ra hormone dopamine, tạo cảm giác vui vẻ và hạnh phúc cho người xem. Do đó, sử dụng các loại động vật dễ thương như chó, mèo, thỏ, chuột hamster...  tring quảng cáo sẽ tạo được ấn tượng và thu hút người xem. 

Hình ảnh động vật dễ thương thu hút nhiều người
Hình ảnh động vật dễ thương thu hút nhiều người

Concept truyền thông này có thể giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng, tạo dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện.

Ví dụ như Dogecoin đã sử dụng hình ảnh chú chó Shiba Inu dễ thương để giới thiệu về đồng tiền điện tử Dogecoin; Orion dùng hình ảnh những chú gấu dễ thương để giới thiệu về bánh quy Cosan.

16. Concept truyền thông bất biến -  Giải thưởng, chứng nhận và các cuộc thi

Các giải thưởng, chứng nhận và các cuộc thi uy tín được xem như minh chứng cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay năng lực của doanh nghiệp, từ đó giúp tăng độ tin cậy trong mắt khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường, thu hút sự chú ý và tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Ngoài ra, đây là chủ đề truyền thông được báo chí và người tiêu dùng quan tâm, do đó thông tin này sẽ họ được lan tỏa rộng rãi mà doanh nghiệp không mất nhiều chi phí cho các quảng cáo.

Concept chứng nhận, giải thưởng, cuộc thi giúp doanh nghiệp xây dựng sự uy tín
Concept chứng nhận, giải thưởng, cuộc thi giúp doanh nghiệp xây dựng sự uy tín

Doanh nghiệp ứng dụng concept truyền thông bất biến này bằng cách tham gia các giải thưởng và chứng nhận phù hợp với lĩnh vực hoạt động và sau đó sử dụng hình ảnh giải thưởng, chứng nhận và thành tích đó để đưa vào trong các hoạt động truyền thông như website, quảng cáo, ấn phẩm… Ví dụ như Nestlé thường xuyên tham gia các giải thưởng và chứng nhận uy tín như Giải thưởng Sức khỏe Nestlé, Chứng nhận Halal… giúp thương hiệu khẳng định chất lượng sản phẩm và tăng độ tin cậy. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể khởi xướng tổ chức các cuộc thi sáng tạo, thú vị liên quan đến sản phẩm dịch vụ để thu hút sự tham gia của khách hàng, từ đó quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Ví dụ như Lego thường xuyên tổ chức cuộc thi "Lego Speed Building” dành cho mọi đối tượng yêu thích trò chơi này của hãng.

Như vậy, bài viết này của Trường Doanh nhân HBR đã giúp các quý doanh nghiệp nắm được thông tin chi tiết về 16 concept truyền thông bất biến. Hy vọng từ những nội dung và ví dụ trên đây, quý doanh nghiệp đã có thêm các gợi ý để chọn lựa concept truyền thông phù hợp, hiệu quả để triển khai.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger