Mục lục [Ẩn]
- 1. Vì sao chủ doanh nghiệp cần xây thương hiệu cá nhân trên LinkedIn?
- 2. Các bước xây thương hiệu cá nhân trên LinkedIn cho chủ doanh nghiệp
- 2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu
- 2.2. Bước 2: Thiết lập hồ sơ Linkedln chuyên nghiệp
- 2.3. Bước 3: Chia sẻ nội dung chất lượng, hữu ích
- 2.4. Bước 4: Kết nối đúng tệp & chủ động networking
- 2.5. Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh
- 3. Lỗi thường gặp khiến chủ doanh nghiệp “thất bại” khi dùng LinkedIn
Trong thời đại khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua niềm tin vào người lãnh đạo, xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn đã trở thành chiến lược bắt buộc để CEO và chủ doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh. Bài viết này Trường Doanh Nhân HBR sẽ chỉ cho bạn 5 bước bài bản để biến LinkedIn thành “tài sản số” giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
1. Vì sao chủ doanh nghiệp cần xây thương hiệu cá nhân trên LinkedIn?
Trong thời đại siêu kết nối và cạnh tranh toàn cầu, khách hàng không chỉ mua sản phẩm hay dịch vụ – họ mua niềm tin vào người đứng sau doanh nghiệp. Đó chính là lý do xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn đang trở thành một chiến lược tất yếu cho các chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo.

1 - Tăng uy tín, củng cố niềm tin với khách hàng & đối tác
LinkedIn là “mạng xã hội chuyên nghiệp” số một thế giới, nơi các doanh nhân, chuyên gia, nhà đầu tư, khách hàng B2B và đối tác tiềm năng tìm kiếm nhau.
Khi bạn xuất hiện trên LinkedIn với một hồ sơ mạnh mẽ, chia sẻ những nội dung giá trị, bạn ngay lập tức tạo dựng hình ảnh một lãnh đạo uy tín, am hiểu chuyên môn, đáng để tin cậy.
2 - Mở rộng mạng lưới, tiếp cận cơ hội hợp tác lớn hơn
Thương hiệu cá nhân tốt trên LinkedIn sẽ giúp bạn thu hút các lời mời hợp tác, dự án lớn. Đặc biệt, với các doanh nghiệp B2B, khách hàng thường tìm hiểu lãnh đạo doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định. Một hồ sơ chuyên nghiệp và hoạt động năng nổ trên LinkedIn sẽ giúp bạn vượt lên các đối thủ chỉ biết ẩn mình sau logo công ty.
3 - Tuyển dụng và giữ chân nhân tài dễ hơn
Nhân sự giỏi luôn muốn làm việc cho những công ty có lãnh đạo truyền cảm hứng, có tầm nhìn và tư duy hiện đại.
Việc bạn xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn không chỉ thu hút nhân sự bên ngoài mà còn truyền động lực cho đội ngũ nội bộ, nâng cao tinh thần gắn kết và tự hào.
4 - Khẳng định vị thế chuyên gia trong ngành
Thay vì chạy theo khách hàng, một thương hiệu cá nhân mạnh sẽ khiến khách hàng tự tìm đến bạn. Khi bạn thường xuyên chia sẻ góc nhìn, phân tích thị trường, xu hướng ngành, mọi người sẽ ngầm mặc định bạn là chuyên gia dẫn đầu.
Và tất nhiên, chuyên gia thì bán được giá cao hơn, dễ chốt hợp đồng hơn.
5 - Xây dựng “tài sản vô hình” lâu dài cho chính bạn
Thương hiệu cá nhân là thứ không ai có thể sao chép, kể cả khi bạn đổi lĩnh vực hay mở thêm công ty mới. Một mạng lưới kết nối mạnh trên LinkedIn sẽ theo bạn suốt sự nghiệp, là tài sản vô giá để mở rộng kinh doanh, tìm kiếm nhà đầu tư hoặc kêu gọi vốn khi cần.
Trong bối cảnh thị trường biến động, cạnh tranh khốc liệt, công nghệ AI thay đổi liên tục, xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn chính là cách thông minh để chủ doanh nghiệp bứt phá doanh thu, gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.
2. Các bước xây thương hiệu cá nhân trên LinkedIn cho chủ doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn không chỉ giúp CEO và chủ doanh nghiệp nổi bật hơn mà còn là đòn bẩy mạnh mẽ để thu hút nhân sự giỏi, khách hàng và đối tác chiến lược. Dưới đây là 5 bước quan trọng để bạn thực hiện bài bản, hiệu quả và tạo lợi thế vượt trội so với đối thủ.

2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu
Phần lớn chủ doanh nghiệp SME tại Việt Nam bắt đầu lập LinkedIn chỉ vì “thấy người ta có thì mình cũng phải có”, nhưng lại không thật sự rõ ràng mình muốn đạt điều gì.
Hậu quả là:
- Hồ sơ LinkedIn chỉ tồn tại cho có, không tạo được uy tín hay sức hút.
- Đăng bài mãi nhưng chẳng ai quan tâm, không thu hút nổi ứng viên chất lượng hay khách hàng lớn.
- Khi cần mở rộng, gọi vốn, hợp tác thì không có nền tảng uy tín để thuyết phục đối tác.
Chính vì vậy, việc xác định mục tiêu cụ thể ngay từ đầu giống như việc vạch rõ đích đến trên bản đồ, giúp bạn:
- Hiểu mình cần xây dựng hình ảnh CEO như thế nào - là người lãnh đạo nhân văn, chuyên gia sâu ngành, hay nhà đầu tư tầm nhìn.
- Định hướng nội dung đăng tải để “gãi đúng chỗ ngứa” mà khách hàng, ứng viên hoặc đối tác của bạn đang tìm kiếm.
Một số mục tiêu phổ biến mà chủ doanh nghiệp nên cân nhắc khi xây thương hiệu trên LinkedIn:
- Thu hút nhân tài: CEO có tầm nhìn & xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt sẽ khiến ứng viên chủ động tìm đến.
- Kết nối khách hàng & đối tác B2B: Xây uy tín để khách, nhà phân phối, đại lý chủ động liên hệ hợp tác.
- Gọi vốn, vay ngân hàng dễ hơn: Thương hiệu cá nhân uy tín giúp bạn trở nên đáng tin hơn trước các quỹ đầu tư & ngân hàng.
- Định vị để mở thêm mảng mới: Tự tin trở thành speaker, mentor, hay nhà đầu tư thiên thần để gia tăng giá trị & cơ hội.
2.2. Bước 2: Thiết lập hồ sơ Linkedln chuyên nghiệp
Hồ sơ LinkedIn chính là “mặt tiền cửa hàng số” của bạn với khách hàng, đối tác và ứng viên. Một hồ sơ được chăm chút, chỉn chu sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhanh chóng tạo dựng niềm tin, gây ấn tượng ban đầu và mở ra cơ hội hợp tác dễ dàng hơn. Đây là nền móng không thể bỏ qua trước khi bạn nghĩ đến việc đăng bài hay kết nối mở rộng.
1 - Cá nhân hoá đường dẫn LinkedIn (URL)
Hãy nhìn vào hai đường link dưới đây:
- linkedin.com/in/nguyenvana
- linkedin.com/in/abcd-pham-2726a2148

Rõ ràng, URL đầu tiên trông gọn gàng, dễ nhận diện và chuyên nghiệp hơn hẳn. LinkedIn cho phép bạn tuỳ chỉnh đường dẫn profile. Hãy ưu tiên dùng chính tên của bạn, chỉ thêm 1-2 chữ số nếu bị trùng, để tránh rườm rà.
Một URL đẹp giúp bạn dễ dàng đính kèm vào chữ ký email, hồ sơ proposal, name card hay website công ty, từ đó tăng sự tin cậy và khả năng người khác click xem.
2 - Viết headline thu hút dưới tên
Headline trên LinkedIn là dòng chữ ngay bên dưới tên của bạn, tương tự như slogan của một thương hiệu. Đây chính là phần sẽ hiển thị đầu tiên khi người khác tìm kiếm tên bạn, hoặc khi bạn bình luận trên bất kỳ bài viết nào.
Rất nhiều người để mặc định headline chỉ ghi “CEO tại ABC Company”, điều này khá nhạt và không gợi mở giá trị. Bạn nên thêm rõ ngành nghề hoặc điểm nổi bật mà bạn muốn người khác biết đến.
Ví dụ: CEO chuỗi spa | Đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
Vì LinkedIn chỉ hiện khoảng 60-65 ký tự đầu tiên nên hãy chọn lọc từ ngữ thật kỹ, ưu tiên các cụm từ khoá giúp định vị vai trò và lĩnh vực của bạn.
3 - Sử dụng avatar rõ mặt, chuyên nghiệp
Ảnh đại diện là yếu tố nhanh nhất để tạo niềm tin. Người xem LinkedIn sẽ “nhìn mặt bắt hình dong”, nên avatar không chuyên sẽ dễ làm mất điểm ngay lập tức.
- Nên dùng ảnh rõ mặt, ánh sáng tốt, phông nền gọn gàng.
- Tránh dùng ảnh selfie, ảnh du lịch, hoặc ảnh bị mờ.
- Tốt nhất hãy mặc áo sơ mi, vest, thể hiện phong thái lãnh đạo và chuyên nghiệp.

Kích thước avatar lý tưởng là 400 x 400 px, dung lượng dưới 8MB.
4 - Tối ưu ảnh cover LinkedIn
Ảnh cover trên LinkedIn có kích thước tiêu chuẩn 1586 x 396 px. Đây là khoảng không gian quý giá để bạn khéo léo thể hiện thêm về thương hiệu công ty, ngành nghề hoặc tầm nhìn lãnh đạo.
- Có thể đặt hình background thương hiệu công ty.
- Hình liên quan trực tiếp tới ngành bạn kinh doanh như spa, F&B, nội thất, dược...
- Hoặc một banner slogan thể hiện định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Ảnh cover đẹp, phù hợp sẽ giúp profile của bạn trở nên chuyên nghiệp, có dấu ấn riêng ngay lập tức.
5 - Viết phần “About” ấn tượng
Phần About chính là nơi bạn kể câu chuyện: “Tôi là ai – Tôi đã làm gì – Tôi muốn gì trên LinkedIn.”

Cấu trúc gợi ý để viết phần này:
- Đoạn đầu: Giới thiệu ngắn gọn bạn là ai, có bao nhiêu năm kinh nghiệm, thế mạnh nổi bật.
- Đoạn giữa: Tóm tắt 2-3 thành tích lớn nhất (như triển khai bao nhiêu dự án, tăng trưởng doanh thu, mở rộng chi nhánh...).
- Đoạn cuối: Nêu rõ bạn đang tìm kiếm gì thông qua LinkedIn (muốn tuyển đội ngũ, tìm khách B2B, gọi vốn hoặc mở rộng hợp tác).
Phần About cho phép tối đa 2000 ký tự, hãy tận dụng để thể hiện giá trị, đừng chỉ ghi vài dòng sơ sài.
6 - Rải từ khoá ngành nghề thông minh
LinkedIn hoạt động gần giống một công cụ tìm kiếm. Để hồ sơ của bạn xuất hiện khi người khác gõ tìm, cần có những từ khoá liên quan trực tiếp đến lĩnh vực của bạn.
Ví dụ:
- Nếu bạn là CEO spa, hãy xuất hiện các cụm như: beauty business, spa operation, khách hàng VIP.
- Nếu bạn ở F&B, thêm các từ: restaurant chain, cost control, menu development.
- Nếu làm Digital Marketing, hãy có các keyword: SEO, PPC, social media strategy.
Hãy khéo léo đưa các từ khoá này vào headline, phần About, mô tả kinh nghiệm và kỹ năng (skills).
7 - Thêm media ở phần “Featured”
Phần Featured trên LinkedIn là “kệ trưng bày” các bằng chứng mạnh mẽ về năng lực của bạn. Đây là nơi để bạn gắn:
- Video giới thiệu doanh nghiệp hoặc chính bạn.
- Portfolio các dự án tiêu biểu.
- Link bài báo viết về bạn, bài chia sẻ chuyên môn nổi bật.
- Ebook, slide thuyết trình hay hồ sơ năng lực công ty.

Một hồ sơ có phần Featured đầy đủ sẽ gia tăng uy tín đáng kể, giúp bạn thuyết phục khách hàng, ứng viên hay nhà đầu tư ngay từ cái nhìn đầu tiên.
2.3. Bước 3: Chia sẻ nội dung chất lượng, hữu ích
Khi hồ sơ LinkedIn đã được hoàn thiện chuyên nghiệp, bước tiếp theo để xây thương hiệu cá nhân là duy trì việc chia sẻ nội dung chất lượng. Đây chính là cách để bạn dần dần xây uy tín, định vị hình ảnh chuyên gia và thu hút khách hàng, đối tác cũng như nhân sự giỏi tìm đến.
1 - Đừng chỉ đăng bài bán hàng
Nhiều chủ doanh nghiệp mắc sai lầm khi dùng LinkedIn như một bảng tin quảng cáo, chỉ chăm chăm đăng các bài bán sản phẩm, tuyển dụng kiểu cứng nhắc. Điều này khiến người xem nhanh chóng bỏ qua, vì không mang lại giá trị cho họ.
Thay vào đó, hãy tập trung chia sẻ:
- Kiến thức ngành: Những góc nhìn sâu sắc, phân tích xu hướng, chia sẻ bí quyết vận hành, quản lý mà bạn rút ra từ chính doanh nghiệp mình.
- Case study thực tế: Ví dụ bạn đã giúp chuỗi spa tăng trưởng thế nào, hay bạn đã cắt giảm chi phí vận hành ở nhà máy ra sao.
- Góc nhìn lãnh đạo: Các câu chuyện về cách bạn xây đội nhóm, phát triển nhân sự, giữ chân key staff.
Những nội dung này chứng minh rằng bạn thực sự am hiểu thị trường và khách hàng, từ đó tạo lòng tin vững chắc.
2 - Đăng tải hoạt động doanh nghiệp
Đừng ngại khoe doanh nghiệp của bạn đang hoạt động thế nào. Các nội dung như:
- Hình ảnh training nội bộ, workshop phát triển kỹ năng cho nhân viên.
- Hình tham gia hội thảo, triển lãm, ký kết hợp tác với đối tác lớn.
- Cảnh hậu trường chuẩn bị dự án mới.
Sẽ cho thấy doanh nghiệp của bạn đang phát triển năng động, có tầm nhìn dài hạn, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu cá nhân CEO và cả thương hiệu doanh nghiệp.
3 - Sử dụng đa dạng định dạng nội dung
LinkedIn ưu tiên những tài khoản đăng nội dung đa dạng. Hãy tận dụng nhiều hình thức để làm mới trang cá nhân:
- Post ngắn chia sẻ quan điểm (3-5 dòng, dễ đọc, dễ like).
- Carousel (bài nhiều ảnh/slide) để hướng dẫn nhanh một quy trình, một mô hình quản trị, hay thống kê ngành.
- Video ngắn 30-60 giây chia sẻ behind the scenes, lời khuyên nhanh, hoặc review một workshop bạn tham gia.
Sự đa dạng này không chỉ giúp profile thêm sinh động mà còn giữ chân người xem lâu hơn, tăng tương tác tự nhiên.
2.4. Bước 4: Kết nối đúng tệp & chủ động networking
Xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn không chỉ dừng ở việc có một hồ sơ đẹp hay đăng bài chất lượng. Điểm then chốt để mở rộng cơ hội kinh doanh, tuyển dụng và hợp tác chính là kết nối đúng tệp & chủ động tạo mạng lưới.
Đây là cách giúp bạn nhanh chóng lan toả thương hiệu cá nhân tới đúng những người thực sự quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp.
1 - Tìm & kết bạn đúng ngành
Đừng để danh sách kết nối LinkedIn của bạn ngẫu nhiên, vô nghĩa. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ mình nên kết nối với ai để phục vụ mục tiêu của mình, ví dụ:
- Kết nối với đối tác chiến lược, các supplier trong chuỗi cung ứng, để dễ dàng mở rộng hợp tác khi cần.
- Kết nối với ứng viên tiềm năng, đặc biệt là những vị trí quản lý, trưởng phòng - những người bạn muốn họ nhìn thấy tầm nhìn & văn hoá công ty ngay trên LinkedIn.
- Kết nối với các CEO khác cùng ngành, chuyên gia trong lĩnh vực, để học hỏi, chia sẻ góc nhìn và tạo ra referral.
2 - Comment vào bài viết trong ngành để tăng nhận diện
Một hồ sơ LinkedIn mạnh chưa đủ, bạn cần tích cực “có mặt” trên các bài viết trong ngành. Đây là cách hiệu quả để:
- Tăng mức độ nhận diện tên tuổi, thương hiệu cá nhân của bạn với cộng đồng cùng ngành.
- Thể hiện bạn có kiến thức chuyên môn, có quan tâm và cập nhật xu thế mới.
- Tạo duyên để những người chưa quen biết click vào hồ sơ xem bạn là ai, từ đó mở rộng tệp kết nối chất lượng.

Hãy dành mỗi ngày 10-15 phút lướt LinkedIn, đọc các bài chia sẻ từ CEO, chuyên gia hoặc các page lớn trong ngành của bạn (F&B, spa, dược, nội thất...). Để lại comment mang tính góc nhìn hoặc bổ sung thông tin, tránh kiểu comment hời hợt như “hay quá” hoặc chỉ thả icon.
2.5. Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh
Hoàn thiện hồ sơ LinkedIn, đăng bài giá trị và mở rộng kết nối mới chỉ là phần khởi đầu. Để xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn thực sự hiệu quả, bạn cần thường xuyên đánh giá lại những gì đã làm và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh từng giai đoạn.
Hãy tự hỏi:
- Hồ sơ LinkedIn của bạn đã phản ánh đúng hình ảnh CEO mà bạn muốn chưa? Phần headline, About, featured có đang kể đúng câu chuyện và dùng đúng từ khoá ngành không?
- Các bài đăng gần đây có thu hút được nhóm bạn cần không? Ví dụ: bài về phát triển đội ngũ có được ứng viên chất lượng quan tâm, bài chia sẻ case study có khiến khách B2B inbox hỏi thêm không?
- Danh sách kết nối đã đủ đúng tệp chưa, hay phần lớn vẫn là những người ngoài ngành, ít giá trị cho mục tiêu của bạn?
Dựa vào đó, bạn sẽ biết nên:
- Tiếp tục đẩy mạnh nội dung nào (chia sẻ kinh nghiệm quản lý, case study, hay góc nhìn thị trường).
- Cập nhật lại headline hoặc phần About nếu doanh nghiệp đang chuyển hướng (ví dụ từ chỉ vận hành sang gọi vốn, mở chuỗi).
- Chủ động kết nối thêm các nhóm đối tác, nhà cung ứng, chuyên gia ngành mới để mở ra cơ hội hợp tác.
Tóm lại, LinkedIn không phải là công cụ làm một lần rồi để đó. Việc đánh giá định kỳ giúp bạn giữ cho thương hiệu cá nhân luôn tươi mới, đúng hướng và thực sự trở thành “đòn bẩy online” giúp doanh nghiệp phát triển, tuyển người dễ, tìm đối tác nhanh, gọi vốn thuận lợi.
Nhiều chủ doanh nghiệp Việt hôm nay vẫn đang loay hoay trên LinkedIn. Họ tạo hồ sơ cho có, headline để hời hợt, About thì sơ sài, nội dung chỉ đăng vài bài tuyển dụng hay khoe sản phẩm, mà không hề xây dựng một hình ảnh lãnh đạo đủ tin cậy và hấp dẫn. Kết quả là khi cần mở rộng kinh doanh, tuyển quản lý giỏi, tìm đối tác chiến lược hay thậm chí gọi vốn, họ không có gì để chứng minh với thị trường ngoài cái logo công ty.
Điều đáng tiếc là khách hàng, đối tác và nhà đầu tư ngày nay không chỉ nhìn vào sản phẩm hay báo cáo tài chính, họ còn nhìn vào chính người đứng sau doanh nghiệp. Một thương hiệu lãnh đạo uy tín, chuyên nghiệp sẽ mở đường cho mọi cơ hội - tuyển người dễ hơn, ký hợp đồng nhanh hơn, và được tín nhiệm cao hơn khi kêu gọi vốn.
Nếu bạn không muốn tiếp tục lãng phí tiềm năng thương hiệu cá nhân của chính mình, hãy tham khảo ngay khoá học “Xây dựng và Quản trị Thương hiệu Lãnh đạo” của Trường Doanh Nhân HBR.

Đây là chương trình được thiết kế riêng cho CEO & chủ doanh nghiệp, giúp bạn không chỉ xuất hiện chuyên nghiệp trên LinkedIn mà còn quản trị thương hiệu lãnh đạo một cách bài bản, trở thành “vũ khí mềm” để doanh nghiệp bứt phá doanh thu, thu hút nhân tài và dẫn đầu thị trường.
3. Lỗi thường gặp khiến chủ doanh nghiệp “thất bại” khi dùng LinkedIn
Dù LinkedIn được xem là công cụ số 1 để xây dựng thương hiệu cá nhân lãnh đạo, thu hút khách hàng, đối tác và cả nhân sự chất lượng cao, nhưng thực tế vẫn có rất nhiều chủ doanh nghiệp SME gặp thất bại khi dùng LinkedIn, chỉ vì mắc phải những lỗi cơ bản dưới đây:
1 - Hồ sơ LinkedIn sơ sài, không tạo được uy tín
Rất nhiều chủ doanh nghiệp chỉ tạo hồ sơ LinkedIn “cho có”, rồi bỏ đó, không hề đầu tư chỉnh chu. Những lỗi phổ biến nhất:
- Để URL mặc định dài loằng ngoằng, không chỉnh cá nhân hoá, ví dụ linkedin.com/in/abcd-pham-2726a2148, nhìn thiếu chuyên nghiệp.
- Headline chỉ ghi “CEO tại ABC Company” mà không thể hiện chuyên môn hay giá trị bạn mang lại. Người khác sẽ chẳng biết bạn là ai, giỏi gì, đang hoạt động ngành nào.
- Phần About thì chỉ vài dòng sơ sài, không kể rõ bạn đã làm gì nổi bật, muốn tìm gì trên LinkedIn.
Hậu quả là khi người xem lướt qua hồ sơ, họ không tìm thấy điểm nhấn nào đáng chú ý, và cũng không có lý do gì để tiếp tục tìm hiểu hay kết nối.
2 - Đừng chỉ đăng bài tuyển dụng hay quảng cáo
Một sai lầm rất lớn mà nhiều chủ doanh nghiệp mắc phải là biến LinkedIn thành “bảng quảng cáo”, chỉ đăng bài bán hàng hoặc tin tuyển dụng khô khan. Không có bất kỳ chia sẻ nào về:
- Kiến thức ngành, phân tích xu hướng thị trường
- Case study về cách doanh nghiệp bạn đã tăng trưởng, vận hành hiệu quả
- Góc nhìn lãnh đạo về quản trị đội nhóm, xây dựng văn hoá công ty
Điều này khiến người xem dễ nghĩ bạn chỉ đang cố bán hàng, chứ không phải là một CEO hiểu khách, hiểu ngành. Và dĩ nhiên, họ sẽ không muốn hợp tác lâu dài.
3 - Không mở rộng kết nối đúng tệp
LinkedIn mạnh vì nó là mạng lưới chuyên nghiệp, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp lại:
- Kết bạn tràn lan, ai gửi lời mời cũng đồng ý, dẫn đến danh sách toàn những người ngoài ngành, không phục vụ mục tiêu kinh doanh.
- Không chủ động tìm và kết nối với ứng viên tiềm năng, các đối tác, nhà cung ứng hay những CEO khác để mở rộng hợp tác, học hỏi lẫn nhau.
Khi danh sách kết nối không đúng tệp, nội dung bạn đăng dù hay cũng không tiếp cận đúng người cần thấy, mất rất nhiều giá trị.
4 - Bỏ quên việc tương tác & nuôi dưỡng quan hệ
Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ đăng bài rồi bỏ đó, không tương tác, không tham gia thảo luận trên các bài viết trong ngành. Một số còn:
- Không like, không comment để tăng sự xuất hiện của mình trên newsfeed người khác.
- Khi có người inbox hỏi hợp tác hoặc ứng viên chủ động nhắn, lại trả lời qua loa, thậm chí không trả lời.
Khi đó, LinkedIn của bạn chỉ là một hồ sơ chết, không khác gì tờ CV cũ kỹ nằm yên trong ngăn kéo, hoàn toàn không mang lại cơ hội mới.

Tóm lại, nếu bạn không muốn LinkedIn trở thành một kênh vô nghĩa, hãy tránh các lỗi này, đầu tư đúng - từ hồ sơ, nội dung cho đến xây dựng & nuôi dưỡng mạng lưới kết nối. Đó mới là cách biến LinkedIn thành “tài sản số” giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.
Trong kỷ nguyên khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua uy tín của người lãnh đạo, việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn không còn là lựa chọn - mà là yêu cầu bắt buộc để CEO và chủ doanh nghiệp tạo lợi thế vượt trội, thu hút khách hàng, đối tác và nhân sự tinh hoa.
Hãy bắt đầu từng bước, từ xác định mục tiêu, tối ưu hồ sơ, chia sẻ giá trị, kết nối đúng tệp cho đến duy trì đánh giá, điều chỉnh để LinkedIn thực sự trở thành tài sản số đắc lực, giúp bạn mở rộng thị trường, tuyển người giỏi dễ dàng, gọi vốn thuận lợi và dẫn dắt doanh nghiệp phát triển bền vững.