Mục lục [Ẩn]
- 1. Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi là gì?
- 1.1. Tầm nhìn là gì?
- 1.2. Sứ mệnh là gì?
- 1.3. Giá trị cốt lõi là gì?
- 1.4. Sự khác nhau giữa Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi là gì?
- 1.5. Ví dụ về Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi của một số doanh nghiệp
- 2. Vai trò của Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi đối với doanh nghiệp
- 2.1. Định hướng sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp
- 2.2. Cải thiện quá trình ra quyết định và nâng cao hiệu quả hoạt động
- 2.3. Thu hút và giữ chân nhân tài
- 2.4. Nâng cao tinh thần đồng đội và gắn kết thành viên
- 2.5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín với khách hàng & đối tác
- 3. Mối quan hệ của Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi với văn hóa doanh nghiệp
- 4. Cách thiết lập tầm nhìn sứ mệnh giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
- 4.1. Nghiên cứu tổng quan
- 4.2. Xác định giá trị doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng
- 4.3. Brainstorming để sáng tạo và thu thập ý tưởng
- 4.4. Lựa chọn ý tưởng phù hợp và phát triển hoàn thiện
- 4.5. Lắng nghe, sửa đổi và ban hành
Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi chính là những mảnh ghép không thể thiếu, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự thành công của doanh nghiệp. Trường Doanh nhân HBR sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp những kiến thức và hướng dẫn chi tiết để xây dựng bộ 3 kim chỉ nam quan trọng này một cách hiệu quả.
1. Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi là gì?
Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi là định hướng cho hoạt động và sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa về Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi và một số ví dụ.
1.1. Tầm nhìn là gì?
Tầm nhìn mô tả bức tranh tổng thể về mục tiêu và mong muốn cuối cùng mà tổ chức hướng đến trong tương lai. Tầm nhìn của doanh nghiệp mang tính dài hạn, truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tin, hy vọng cho các thành viên trong tổ chức và thường được thể hiện một cách súc tích, dễ hiểu và dễ nhớ.
1.2. Sứ mệnh là gì?
Sứ mệnh là một tuyên bố giải thích lý do tồn tại của tổ chức/doanh nghiệp, xác định nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm chính mà tổ chức đảm nhận trong xã hội. Sứ mệnh sẽ nêu rõ cách thức doanh nghiệp/ tổ chức sẽ thực hiện để đạt được tầm nhìn đã đề ra.
1.3. Giá trị cốt lõi là gì?
Giá trị cốt lõi là tập hợp những nguyên tắc đạo đức, niềm tin và chuẩn mực hành vi cơ bản mà tổ chức đề cao, tạo nên bản sắc riêng biệt và văn hóa độc đáo cho tổ chức. Các giá trị cốt lõi sẽ định hướng cách thức tổ chức đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và ứng xử với các bên liên quan.
1.4. Sự khác nhau giữa Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi là gì?
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa ba tuyên bố trên, hãy cùng phân tích đặc điểm, tính chất và ví dụ qua bảng dưới đây:
Tầm nhìn | Sứ mệnh | Giá trị cốt lõi | |
Trả lời câu hỏi | Chúng ta muốn trở nên như thế nào trong tương lai? | Chúng ta đang làm gì để đạt được tầm nhìn? Chúng ta giải quyết vấn đề gì, cho ai? | Chúng ta tuân theo những giá trị nào ? |
Mục đích | Xác định mục tiêu cuối cùng | Mô tả cách thức hành động để đạt tầm nhìn, mục tiêu dài hạn | Định hướng hành vi, hoạt động, ứng xử |
Tính chất | Dài hạn, truyền cảm hứng | Bền vững, lâu dài | Cụ thể, thực tế |
Ví dụ | "Trở thành nhà cung cấp dịch vụ giáo dục uy tín nhất Việt Nam" | "Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh thông qua các chương trình giảng dạy sáng tạo và đội ngũ giáo viên tận tâm" | "Chính trực, Tôn trọng, Hợp tác" |
1.5. Ví dụ về Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi của một số doanh nghiệp
1 - Tuyên bố về Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của Tập đoàn VinGroup
- Tầm nhìn: “Vingroup định hướng phát triển theo ba trọng tâm: Công nghệ – Công nghiệp; Thương mại Dịch vụ; và Thiện nguyện Xã hội.”
- Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”
- Giá trị cốt lõi: Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân
2 - Tuyên bố về Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của Thương hiệu sữa tươi Vinamilk
- Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.”
- Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
- Giá trị cốt lõi: Chính trực - Tôn trọng - Công bằng - Đạo đức - Tuân thủ
2. Vai trò của Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi đối với doanh nghiệp
Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi đóng góp vai trò quan trọng trong việc định hình mục tiêu, đường hướng phát triển cho doanh nghiệp.
2.1. Định hướng sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp
Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi chính là là bàn định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp một cách rõ ràng, dài hạn. Tầm nhìn là bức tranh triển vọng giúp khơi gợi niềm tin, Sứ mệnh đã vạch nên con đường cụ thể và Giá trị cốt lõi sẽ định hướng mọi hoạt động, quyết định, hành xử của doanh nghiệp.
2.2. Cải thiện quá trình ra quyết định và nâng cao hiệu quả hoạt động
Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi cung cấp định hướng rõ ràng cho doanh nghiệp, nhờ đó mà mọi hoạt động đều được định hướng theo mục tiêu, tránh lãng phí nguồn lực và thời gian. Đồng thời, mỗi cá nhân trong tổ chức đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, cùng chung tay hướng đến mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp. Khi thiết lập được bộ ba tuyên bố rõ ràng, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn trong mọi hoạt động.
2.3. Thu hút và giữ chân nhân tài
Tầm nhìn - Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi truyền cảm hứng và khơi gợi niềm đam mê cho nhân viên, giúp họ hiểu được mục tiêu chung và vai trò của bản thân trong việc thực hiện mục tiêu đó. Đồng thời, các tuyên bố về Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi thể hiện cam kết và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
2.4. Nâng cao tinh thần đồng đội và gắn kết thành viên
Trước hết, Tầm nhìn - Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi mô tả rõ ràng một mục tiêu chung cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ mục tiêu này và vai trò của bản thân trong việc thực hiện mục tiêu đó. Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi rõ ràng, nhất quán và được truyền tải hiệu quả sẽ giúp xây dựng niềm tin và sự tôn trọng giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
2.5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín với khách hàng & đối tác
Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi thể hiện cam kết và định hướng phát triển của doanh nghiệp, xây dựng niềm tin và sự tin tưởng. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu tốt hơn.
🔴Bạn là chủ doanh nghiệp nhưng đang cảm thấy bất lực vì doanh thu chững lại? Mỗi ngày phải đưa ra quyết định bằng cảm tính, chỉ dựa vào quảng cáo mà không có chiến lược dài hạn? Thậm chí, sản phẩm của bạn đang mất dần lợi thế cạnh tranh vì không có sự khác biệt và liên tục giảm giá để tồn tại?
Càng mở rộng doanh nghiệp, bạn lại càng thua lỗ, không thể quản lý quy trình hiệu quả và cảm giác như mình đang đi vào ngõ cụt?
Hãy ngừng kinh doanh theo bản năng và bước vào nhóm 10% doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với chiến lược kinh doanh bài bản. Khóa học XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH của Trường Doanh Nhân HBR sẽ giúp các lãnh đạo/chủ doanh nghiệp:
- Xây dựng chiến lược thông minh, ra quyết định chuẩn xác: Biết cách chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu một cách thông minh dựa trên dữ liệu rõ ràng
- Vượt qua đối thủ với sự khác biệt: Xây dựng USP (Unique Selling Proposition) cho sản phẩm, tạo ra sự khác biệt rõ nét, khó bị sao chép để không còn phải cạnh tranh về giá.
- Mở rộng kinh doanh, giảm rủi ro: Chuẩn hóa quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô mà vẫn kiểm soát được chi phí và duy trì lợi nhuận ổn định.
- Tối ưu lợi nhuận từ khách hàng hiện tại: Nắm vững công thức kéo dài vòng đời khách hàng, giúp tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng mà không cần phải chi quá nhiều cho quảng cáo.
- Thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng: Thành thạo các phương pháp nghiên cứu insights khách hàng, liên tục cập nhật để luôn đón đầu những xu hướng mới của thị trường, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
- Tạo dựng tương lai dài hạn vững chắc: Với công cụ McKinsey Horizons, bạn sẽ không chỉ tối ưu hoạt động hiện tại mà còn xây dựng tầm nhìn chiến lược cho 3-5 năm tới, đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá trong tương lai.
Đăng ký tham gia ngay – Hành động sớm, và tận dụng mọi cơ hội để doanh nghiệp của bạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết!
3. Mối quan hệ của Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi với văn hóa doanh nghiệp
1 - Tầm nhìn và văn hoá doanh nghiệp
Tầm nhìn là định hướng chung cho tương lai của doanh nghiệp, là nguồn cảm hứng cho mọi hành động và quyết định. Văn hoá doanh nghiệp cần được xây dựng để hiện thực hóa tầm nhìn, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân hiểu rõ mục tiêu chung và vai trò của bản thân trong việc thực hiện mục tiêu đó.
Ví dụ: Tầm nhìn của FPT là "Trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam" thì văn hoá doanh nghiệp của FPT sẽ khuyến khích tinh thần sáng tạo, đổi mới, không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn cho mỗi cán bộ nhân viên để cùng chung tay thực hiện mục tiêu chung
2 - Sứ mệnh và văn hoá doanh nghiệp
Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp, là cam kết của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Văn hoá doanh nghiệp cần được xây dựng để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ: Sứ mệnh của Google là "Cung cấp cho người dùng thông tin có liên quan nhất một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể". Do đó, văn hoá của Google sẽ khuyến khích tinh thần cởi mở, hợp tác, chia sẻ kiến thức và luôn nỗ lực mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
3 - Giá trị cốt lõi và văn hoá doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc đạo đức, niềm tin và chuẩn mực hành vi cơ bản, định hướng mọi hoạt động và quyết định của doanh nghiệp. Văn hoá cần được xây dựng để đảm bảo sự nhất quán trong việc thực hiện các giá trị cốt lõi, tạo nên môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp và lành mạnh.
Samsung tuyên bố giá trị cốt lõi là "Chất lượng hàng đầu", thì văn hoá doanh nghiệp sẽ khuyến khích sự tỉ mỉ, chu đáo trong từng khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ lẫn nhau.
- Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là nền tảng cho văn hoá doanh nghiệp
- Văn hoá doanh nghiệp hiện thực hóa tầm nhìn sứ mệnh giá trị cốt lõi
4. Cách thiết lập tầm nhìn sứ mệnh giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Thiết lập Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng phát triển, tạo dựng bản sắc riêng biệt và thu hút nhân tài.
Thông thường, hoạt động này do ban lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức dày công tìm hiểu, nghiên cứu và làm việc thì mới có thể đi đến những tuyên bố phù hợp cuối cùng.
4.1. Nghiên cứu tổng quan
Quá trình nghiên cứu tổng quan bao gồm 3 bước như sau:
- Phân tích tình hình hiện tại của doanh nghiệp: Mô hình SWOT, xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp và làm rõ nhu cầu khách hàng mục tiêu.
- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu tuyên bố của đối thủ, xác định điểm khác biệt của doanh nghiệp.
- Phân tích các yếu tố PESTEL: Gồm có bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp; các yếu tố tác động đến xu hướng hành vi tiêu dùng của khách hàng trong tương lai.
Trong bước nghiên cứu, doanh nghiệp nên thu thập ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư và đối tác. Ban lãnh đạo cần đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng các tuyên bố. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi thảo luận nhóm, phỏng vấn và khảo sát để thu thập ý kiến đóng góp.
4.2. Xác định giá trị doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng
Trong bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định rõ những giá trị độc đáo, khác biệt, quan trọng mang lại cho khách hàng. Những giá trị này cần phải giải quyết được vấn đề cụ thể, cấp bách của khách hàng hoặc tạo ra những lợi ích quan trọng cho khách hàng, cho cộng đồng. Để xác định được giá trị, doanh nghiệp cần có cái nhìn rõ ràng, toàn diện và sâu sắc về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Giá trị mang lại cho khách hàng vừa là cơ sở để doanh nghiệp thiết lập Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi, vừa tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
4.3. Brainstorming để sáng tạo và thu thập ý tưởng
Mục tiêu của Brainstorming chính là thu thập nhiều ý tưởng sáng tạo và độc đáo cho các tuyên bố của doanh nghiệp. Vì vậy không giới hạn ý tưởng trong giai đoạn này, hãy tập trung vào việc thu thập càng nhiều ý tưởng càng tốt.
4.4. Lựa chọn ý tưởng phù hợp và phát triển hoàn thiện
Tiếp theo, ban lãnh đạo tiến hành đánh giá các ý tưởng thu thập được dựa trên tính khả thi, phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó lựa chọn ra những ý tưởng phù hợp nhất và phát triển chi tiết hơn.
Các tuyên bố cần đảm bảo tiêu chí như sau:
- Tầm nhìn: rõ ràng, dễ hiểu, truyền cảm hứng, thực tế và khả thi.
- Sứ mệnh: phản ánh được cách thức đạt được tầm nhìn và mục tiêu dài hạn; có sự khác biệt và bản sắc riêng của doanh nghiệp; thể hiện sự cam kết đối với khách hàng, đối tác và xã hội.
- Giá trị cốt lõi: chi tiết, cụ thể, nhất quán với triết lý kinh doanh; có khả năng duy trì bền vững trong doanh nghiệp và phù hợp với tất cả hoạt động trong doanh nghiệp để mọi người có thể định hướng hành vi.
4.5. Lắng nghe, sửa đổi và ban hành
Sau khi thống nhất được tuyên bố về Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi, ban lãnh đạo tiến hành bước công bố rộng rãi với tất cả thành viên và các bên liên quan để áp dụng thử nghiệm và thu thập các phản hồi.
Sau đó, ban lãnh đạo tiến hành trau chuốt lại các tuyên bố theo kết quả thử nghiệm và đóng góp từ nhân sự và ban hành chính thức Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi.
Công tác truyền thông nội bộ cần được thực hiện suôn sẻ, nhất quán, rõ ràng và minh bạch để đảm bảo tất cả nhân viên đều hiểu rõ và thực thi được. Ví dụ như:
- Tích hợp các tuyên bố vào từng phòng ban, quy trình, hoạt động của doanh nghiệp
- Tổ chức các buổi huấn luyện, đào tạo thực thi tuyên bố
- Đánh giá hiệu quả thực thi định kì và điều chỉnh khi cần thiết
Tóm lại, quá trình xây dựng các tuyên bố của doanh nghiệp cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan và cần được thực hiện một cách cẩn trọng, bài bản. Thời gian, nguồn lực để xây dựng Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi có thể được xem như là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài và giúp doanh nghiệp đạt được thành công.
Mong rằng, hướng dẫn cách thiết lập Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi mà Trường Doanh nhân HBR đã chia sẻ sẽ giúp quý doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng các tuyên bố của mình.