Mục lục [Ẩn]
- 1. Brainstorming là gì?
- 2. Vai trò của của phương pháp Brainstorming là gì?
- 3. Quy tắc của phương pháp Brainstorming là gì?
- 4. 4 phương pháp Brainstorming là gì?
- 5. Quy trình thực hiện phương pháp Brainstorming
- 6. Những điều cần tránh khi Brainstorming là gì?
- 7. Công cụ giúp Brainstorming hiệu quả là gì?
- 8. Cách phân biệt phương pháp Brainstorming vs 6 chiếc mũ tư duy (Six Thinking Hats)
Brainstorming là gì? Đây là một kỹ thuật sáng tạo, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhằm khai thác tối đa sự sáng tạo và đóng góp ý tưởng của các thành viên trong nhóm. Cùng khám phá các bước và bí quyết để triển khai phương pháp Brainstorming một cách hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
1. Brainstorming là gì?
Brainstorming là một kỹ thuật sáng tạo nhóm được sử dụng để tạo ra ý tưởng và giải pháp cho các vấn đề hoặc thách thức.
Phương pháp brainstorming có nguồn gốc từ những năm 1930 và được phát triển bởi Alex Faickney Osborn, một nhà quảng cáo người Mỹ và đồng sáng lập của công ty quảng cáo BBDO (Batten, Barton, Durstine & Osborn). Ông đã tạo ra kỹ thuật này để cải thiện hiệu quả của các buổi họp sáng tạo tại công ty của mình.
2. Vai trò của của phương pháp Brainstorming là gì?
Trong các lĩnh vực từ giáo dục đến khoa học, vai trò của Brainstorming là gì? Phương pháp Brainstorming đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số vai trò chính của phương pháp này.
- Thúc đẩy tư duy sáng tạo: Brainstorming tạo ra một môi trường nơi mọi người có thể tự do bày tỏ ý tưởng mà không sợ bị chỉ trích. Điều này khuyến khích mọi người nghĩ ra những giải pháp sáng tạo và đột phá mà họ có thể không dám đề xuất trong các cuộc họp thông thường.
- Khai thác được đa dạng ý tưởng: Sự kết hợp đa dạng của các thành viên trong nhóm tạo nên nhiều ý tưởng phong phú, đa dạng hơn so với suy nghĩ của một người.
- Xây dựng tinh thần đồng đội: Thực hiện phương pháp Brainstorming trong nhóm giúp xây dựng tinh thần đồng đội và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên. Việc cùng nhau làm việc để giải quyết vấn đề có thể tạo ra một cảm giác đoàn kết và hợp tác mạnh mẽ.
- Giải quyết vấn đề hiệu quả: Phương pháp Brainstorming giúp nhóm tìm ra nhiều giải pháp tiềm năng cho một vấn đề cụ thể. Từ đó, các phương pháp được đưa lên bàn cân đánh giá, phân tích để chọn ra phương pháp tốt nhất.
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Brainstorming được các nhà quản lý sử dụng như một công cụ để nâng cao năng lực cá nhân như kỹ năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm…
3. Quy tắc của phương pháp Brainstorming là gì?
Trong cuốn sách “Applied Imagination: Principles and Procedures of Creative Problem Solving”, Alex Osborn đã giới thiệu 4 nguyên tắc cơ bản của Brainstorming.
- Không phê phán: Tránh mọi sự chỉ trích hoặc đánh giá các ý tưởng trong quá trình đề xuất. Mục đích đề xuất là nguyên tắc này trong Brainstorming là gì? Nguyên tắc này nhằm đảm bảo một môi trường làm việc nhóm tích cực thoải mái đưa ra ý kiến mà không sợ bị đánh giá, phê phán. Điều này được dùng để khuyến khích sự tự do trong tư duy.
- Luôn chào đón ý tưởng bất ngờ: Tích cực ủng hộ mọi thành viên đưa ra các ý tưởng khác thường để có được những giải pháp đột phá. Nguyên tắc cho thấy sự đổi mới và sáng tạo là trọng tâm của phương pháp.
- Số lượng hơn chất lượng: Mục tiêu của nguyên tắc này là tập trung vào việc tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trong giai đoạn đầu của quá trình Brainstorming. Số lượng lớn ý tưởng cung cấp nhiều lựa chọn và cơ hội để tìm ra những giải pháp tiềm năng tốt nhất.
- Kết hợp và cải tiến ý tưởng: Khuyến khích việc kết hợp và xây dựng dựa trên các ý tưởng đã được đề xuất. Việc kết hợp các ý tưởng tạo ra những giải pháp sáng tạo hơn và hoàn thiện hơn.
4. 4 phương pháp Brainstorming là gì?
Phương pháp brainstorming có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, nhóm tham gia, và môi trường làm việc. Để đảm bảo Brainstorming đạt hiệu quả cao nhất, dưới đây là các phương pháp giúp Brainstorming hiệu quả.
- Round-Robin Brainstorming: Mọi người trong nhóm lần lượt đưa ra ý tưởng của mình. Mỗi người chỉ được nói một ý tưởng mỗi lượt và tiếp tục xoay vòng cho đến khi không còn ý tưởng mới. Phương pháp đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội đóng góp và ngăn chặn sự chi phối của những người nói nhiều.
- Starbursting: Tập trung vào việc đặt câu hỏi thay vì trả lời chúng. Bắt đầu với một ý tưởng trung tâm và tạo ra các câu hỏi về nó (Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Làm thế nào?). Phương pháp khuyến khích các thành thành viên trong nhóm suy nghĩ sâu hơn về ý tưởng và phát hiện ra các khía cạnh chưa được xem xét.
- Stepladder Technique: Bắt đầu với một nhóm nhỏ (2-3 người) và dần dần thêm từng thành viên vào nhóm. Mỗi khi thêm một người mới, người đó đưa ra ý tưởng của mình trước khi nghe ý tưởng của nhóm. Cách này giúp nhóm tăng thêm các ý tưởng mới và góc nhìn khác với các ý tưởng.
- SCAMPER Technique: SCAMPER là một từ viết tắt đại diện cho các kỹ thuật thay đổi và cải tiến ý tưởng: Substitute (Thay thế), Combine (Kết hợp), Adapt (Thích nghi), Modify (Chỉnh sửa), Put to another use (Sử dụng cho mục đích khác), Eliminate (Loại bỏ), và Reverse (Đảo ngược). SCAMPER Technique cung hiện có, giúp khám phá những khả năng mới.
5. Quy trình thực hiện phương pháp Brainstorming
Vậy để phương pháp này hiệu quả thì quy trình để Brainstorming là gì? 4 bước để tiến hành phương pháp Brainstorming hiệu quả, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề, tạo ra những ý tưởng không tưởng.
Quy trình | Nội dung |
Bước 1: Xác định vấn đề |
|
Bước 2: Đưa ra quy định cho buổi Brainstorming |
|
Bước 3: Tiến hành Brainstorming |
|
Bước 4: Sàng lọc và đánh giá ý tưởng của các thành viên |
|
Bước 5: Phát triển ý tưởng đã được lựa chọn |
|
Lãnh đạo không biết cách gắn kết, tạo động lực và truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân sự, dẫn đến đội nhóm làm việc rời rạc, không chủ động, không làm việc sáng tạo.
Nếu bạn đang gặp tình trạng này, khoá XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM cùng Mr. Tony Dzung sẽ giúp bạn nắm chắc các nguyên tắc xây dựng và dẫn dắt đội nhóm vững mạnh. Nhấn xem nội dung có trong 2 ngày học!
6. Những điều cần tránh khi Brainstorming là gì?
Một số điều cần tránh khi thực hiện phương pháp Brainstorming là gì để đảm bảo quá trình diễn ra hiệu quả và khuyến khích sự sáng tạo của tất cả thành viên trong nhóm.
- Chỉ trích ý tưởng của người khác: Mục đích của Brainstorming là khuyến khích mọi người đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, bất kể ý tưởng đó có "điên rồ" hay "không khả thi" đến đâu. Việc chỉ trích ý tưởng của người khác sẽ khiến họ e dè và không dám chia sẻ những ý tưởng sáng tạo của mình. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc xây dựng dựa trên ý tưởng của nhau để phát triển những giải pháp tốt hơn.
- Quá tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp: Phương pháp Brainstorming được tạo ra thu thập ý tưởng, chứ không phải tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Vì vậy, việc quá tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp có thể khiến các thành viên nhóm hạn chế khả năng tư duy sáng tạo.
- Chọn thời điểm và không gian không phù hợp: Thời gian và không gian có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của buổi Brainstorming. Ví dụ, bạn tổ chức buổi họp vào sáng sớm lúc mọi người vừa đến văn phòng, các thành viên không có tinh thần làm việc. Điều đó, khiến cuộc họp lãng phí thời gian và không có hiệu quả. Bên cạnh đó, không gian cuộc họp ồn ào, nhiều thứ gây mất tập trung cũng khiến cuộc Brainstorming đó coi như bỏ.
- Quá tập trung vào số lượng ý tưởng: Mặc dù Brainstorming khuyến khích đưa ra nhiều ý tưởng, nhưng điều quan trọng hơn là chất lượng của các ý tưởng đó. Việc quá tập trung vào số lượng có thể khiến chúng ta bỏ qua những ý tưởng sáng tạo và khả thi hơn. Vì vậy, hãy dành thời gian để suy nghĩ kỹ về mỗi ý tưởng trước khi đưa ra.
- Không ghi chép lại các ý tưởng: Việc không ghi chép các ý tưởng thể hiện được sự thiếu chuyên nghiệp trong một cuộc họp. Các ý tưởng có thể bị bỏ sót và khó có thể theo dõi hoặc phát triển thêm.
7. Công cụ giúp Brainstorming hiệu quả là gì?
Không thể phủ nhận rằng Brainstorming luôn là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình sáng tạo cho đến ngày này. Một số công cụ giúp Brainstorming hiệu quả hơn bạn có thể tham khảo dưới đây.
- MindMeister là một công cụ lập bản đồ tư duy trực tuyến giúp bạn tổ chức và quản lý ý tưởng một cách trực quan. Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, MindMeister cho phép bạn tạo, chia sẻ và cộng tác trên các bản đồ tư duy với đồng nghiệp hoặc bạn bè. Các tính năng nổi bật bao gồm: cộng tác thời gian thực, tích hợp thời gian thực…
- Evernote là một ứng dụng ghi chú và quản lý thông tin cá nhân mạnh mẽ, giúp bạn tổ chức ý tưởng và thông tin một cách dễ dàng. Evernote hỗ trợ nhiều định dạng ghi chú, từ văn bản, hình ảnh, âm thanh đến tài liệu PDF.
- Stormboard là một ứng dụng bảng trắng trực tuyến, chuyên về thu thập và tổ chức ý tưởng từ nhiều người. Stormboard giúp biến các cuộc họp và buổi brainstorming trở nên hiệu quả hơn với các công cụ tương tác và tính năng cộng tác thời gian thực.
- Typeform là một công cụ khảo sát và biểu mẫu trực tuyến, giúp thu thập ý kiến và phản hồi từ nhóm. Typeform nổi bật với tính năng tạo biểu mẫu tương tác và phân tích được kết quả khảo sát nhóm.
8. Cách phân biệt phương pháp Brainstorming vs 6 chiếc mũ tư duy (Six Thinking Hats)
Phương pháp Brainstorming và phương pháp 6 chiếc mũ tư duy (Six Thinking Hats) đều là những kỹ thuật tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, nhưng chúng có cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau. Dưới đây là bảng phân biệt 2 phương pháp này.
Tiêu chí | Brainstorming | 6 chiếc mũ tư duy (Six Thinking Hats) |
Mục đích | Tạo ra nhiều ý tưởng và giải pháp sáng tạo cho một vấn đề cụ thể. | Cải thiện chất lượng tư duy và ra quyết định bằng cách xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. |
Số thành viên nhóm | Thường từ 5-10 người. Nhóm nhỏ hơn giúp mọi người có cơ hội đóng góp và nhóm lớn hơn có thể tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng hơn. | Có thể áp dụng cho cả nhóm nhỏ và lớn, nhưng lý tưởng nhất là từ 4-8 người. |
Cách hoạt động |
| Mỗi thành viên hoặc toàn nhóm lần lượt đội các "chiếc mũ" khác nhau, mỗi chiếc mũ đại diện cho một cách suy nghĩ khác nhau:
Thảo luận các ý tưởng từ mỗi mũ và đưa ra kết luận |
Thời gian thực hiện | Tập trung vào một khoảng thời gian ngắn, để kích thích não hoạt động đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. | Tập trung vấn đề vào 1 khoảng thời gian dài để xem xét, đánh giá và đưa ra nhiều khía cạnh của vấn đề. |
Ưu điểm | Đơn giản, dễ dàng thực hiện, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy đột phá. | Giúp phân tích vấn đề một cách logic, khách quan và toàn diện, hạn chế tư duy cảm tính và sai sót. |
Nhược điểm | Có thể đưa ra nhiều ý tưởng không khả thi hoặc không liên quan đến vấn đề cần giải quyết. | Tốn nhiều thời gian |
Như vậy, brainstorming là gì? Đó là một công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta khai thác sự sáng tạo tập thể và đưa ra những ý tưởng đột phá, góp phần giải quyết hiệu quả các thách thức trong công việc và cuộc sống. Phương pháp này không chỉ giúp tăng cường sự sáng tạo mà còn thúc đẩy sự đoàn kết trong nhóm, tạo ra giải pháp đột phá và hiệu quả cho các vấn đề phức tạp.