Trường doanh nhân HBR ×

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁC BƯỚC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

Nội dung [Hiện]

Nhượng quyền thương hiệu là một thuật ngữ phổ biến trong chiến lược kinh doanh. Hiện nay mô hình nhượng quyền đang phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh trào lưu nhượng quyền thì không ít chủ doanh nghiệp đều băn khoăn trước câu hỏi: Làm thế nào để nhượng quyền thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả? Hãy cùng giải đáp ngay với bài viết dưới đây của Trường Doanh Nhân HBR.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế (IFA) đã ước tính hiện nay có khoảng 120 ngành nghề lĩnh vực đang hoạt động trong lĩnh vực cấp phép nhượng quyền. Tại thị trường Việt Nam, theo Bộ Công Thương đã cấp phép cho 262 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền thương hiệu (Tính đến ngày 12/6/2020).

1.1. Khái niệm nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là quá trình mà chủ sở hữu thương hiệu chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến việc kinh doanh thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền. Trong thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu, chủ sở hữu thương hiệu cung cấp cho bên nhận nhượng quyền quyền sử dụng tên thương hiệu, hệ thống kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ, cùng với sự hỗ trợ và quy định cụ thể theo hợp đồng.

Khái niệm nhượng quyền thương hiệu
Khái niệm nhượng quyền thương hiệu

Qua quá trình nhượng quyền thương hiệu, bên nhận nhượng có cơ hội tiếp cận và sử dụng những thành công của thương hiệu mà không cần phải xây dựng từ đầu. Đồng thời, chủ sở hữu thương hiệu cũng nhận được lợi ích từ sự mở rộng quy mô và phổ cập thương hiệu của mình mà không phải chịu trách nhiệm chi tiết trong việc quản lý từng đơn vị kinh doanh. Từ đó tạo nên một mô hình kinh doanh đối tác đôi bên giúp cả hai đối tác cùng hưởng lợi từ sức mạnh của thương hiệu.

XEM THÊM: GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? GỢI Ý 5 CÁCH NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

1.2. Ưu điểm và hạn chế của nhượng quyền thương hiệu

Đối với bên nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm

  • Tận dụng nguồn vốn từ bên nhận quyền: Trong mô hình nhượng quyền thương hiệu, bên nhận quyền đầu tư một khoản tiền để tham gia. Như vậy bên nhượng quyền không phải chi trả chi phí mở rộng kinh doanh

  • Mở rộng mô hình kinh doanh nhanh chóng: Nhượng quyền thương hiệu là giải pháp giúp doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng mà không gặp khó khăn về tài chính và nhân lực

  • Gia tăng hình ảnh thương hiệu: Mở rộng kinh doanh đi kèm với việc tăng cường và phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi. Chính vì thế mà có thể mang lại giá trị cho cả bên nhận quyền và nhượng quyền

  • Tăng lợi nhuận: Bên nhượng quyền không chỉ nhận chi phí bản quyền mà còn có lợi nhuận từ số tiền bên nhận quyền đầu tư mua các sản phẩm và nguyên liệu

Nhược điểm

  • Mất quyền kiểm soát kinh doanh: Tham gia nhượng quyền cũng đồng nghĩa với việc bên nhượng quyền mất quyền kiểm soát chính trong kinh doanh. Bởi vì lúc này bên nhận quyền sẽ có quyền điều hành chính cho hoạt động kinh doanh

  • Rủi ro về tranh chấp: Trong một số trường hợp, có thể xảy ra tranh chấp giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Đặc biệt khi có sự không đồng ý trong quản lý hoặc sự đồng thuận trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh

  • Tiêu tốn nhiều nguồn lực kiểm tra hoạt động: Bên nhượng quyền phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để kiểm tra và giám sát hoạt động của bên nhận quyền. Nếu không theo dõi kịp thời, có thể dẫn đến việc hoạt động lệch khỏi quy trình ban đầu và gây tổn thất cho hình ảnh thương hiệu

  • Ảnh hưởng uy tín của thương hiệu: Sẽ xảy ra khi bên nhận quyền không duy trì và vận hành quá trình hoạt động kinh doanh của thương hiệu tốt. Từ đó mức độ uy tín thương hiệu của bên nhượng quyền sẽ bị ảnh hưởng, gây thiệt hại đến giá trị của thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Các ưu và nhược điểm của bên nhượng quyền thương hiệu
Các ưu và nhược điểm của bên nhượng quyền thương hiệu

Đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm

  • Được ứng dụng mô hình kinh doanh: Bên nhận quyền sẽ được hỗ trợ và cung cấp các tài liệu về mô hình kinh doanh của thương hiệu. Như vậy thì bên nhận quyền chỉ cần áp dụng mô hình mà không cần phải xây dựng từ đầu

  • Tận dụng lợi thế thương hiệu: Bên nhận quyền có cơ hội tận dụng lợi thế thương hiệu của bên nhượng quyền. Thay vì phải xây dựng một thương hiệu mới thì bên nhận quyền có thể sử dụng độ uy tín và độ phủ thương hiệu có sẵn để thu hút khách hàng

  • Tận dụng tối đa nguồn nhân lực: Bên nhận quyền nhận được hỗ trợ về chiến lược quảng bá, tiếp thị, quy trình vận hành từ bên nhượng quyền. Để đồng bộ hóa thương hiệu, bên nhận nhượng quyền sẽ được hỗ trợ tối đa các hoạt động chiến lược Marketing

  • Có được sự tin tưởng và lượng khách hàng khách hàng trung thành: Thương hiệu nhượng quyền thường đã có một lượng khách hàng nhất định. Đặc biệt là khi thương hiệu đó có độ phổ biến cao thì sẽ có nhóm khách hàng trung thành. Khi đó bên nhận quyền sẽ không phải mất nhiều thời gian và công sức để xây dựng một tệp khách hàng. Thay vào đó có thể ngay lập tức hưởng lợi từ sự tin tưởng đã được xây dựng trước đó

  • Ưu đãi khi mua sản phẩm, nguyên liệu: Bên nhận quyền thường được hưởng ưu đãi khi mua sản phẩm và nguyên liệu từ bên nhượng quyền. Từ đó giúp giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường

  • Giảm sự rủi ro: Bên nhận quyền sẽ hạn chế được mức độ rủi ro trong kinh doanh như: Rủi ro thị trường, nhân sự, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ… Lý do vì đây là một mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng và có uy tín từ trước

Một số ưu điểm đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu
Một số ưu điểm đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu

Nhược điểm

  • Không sở hữu thương hiệu: Bên nhận quyền không sở hữu hoàn toàn thương hiệu mà chỉ được cấp phép để kinh doanh theo mô hình có sẵn. Vì vậy mà hạn chế trong quá trình ra quyết định và chiến lược phát triển thương hiệu

  • Hiệu ứng “chuỗi thương hiệu”: Nếu một chi nhánh trong chuỗi thương hiệu gặp vấn đề thì các chuỗi khác cũng sẽ bị ảnh hưởng

  • Khả năng cạnh tranh: Nếu có quá nhiều chi nhánh trong cùng một thương hiệu được xây dựng gần nhau thì sẽ gia tăng mức độ cạnh tranh

  • Thiếu cơ hội đột phá: Bên nhận quyền không thể hoàn toàn thực hiện các chiến lược và thay đổi mô hình kinh doanh mà không có sự đồng ý từ bên nhượng quyền

XEM THÊM: BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁCH BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

2. Điểm danh 4 mô hình nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Đây là một hình thức nhượng quyền mà bên nhượng quyền không chỉ chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu mà còn cung cấp một gói đầy đủ các yếu tố và phương tiện cần thiết để triển khai và vận hành một doanh nghiệp theo mô hình đã thiết kế sẵn. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp hệ thống quản lý, quy trình kinh doanh, đào tạo, tiếp thị và hỗ trợ liên tục cho bên nhận quyền.

Nhờ sự hỗ trợ toàn diện từ bên nhượng quyền, việc thiết lập doanh nghiệp có thể diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Như vậy bên nhận quyền có thể tiết kiệm thời gian và tài nguyên trong quá trình khởi đầu. Mô hình này cung cấp chương trình đào tạo đầy đủ về mọi khía cạnh của kinh doanh từ quản lý đến phục vụ khách hàng giúp đảm bảo rằng những người nhận quyền hiểu biết chi tiết và sẵn sàng vận hành theo mô hình kinh doanh đã được xây dựng.

Khái quát về mô hình nhượng quyền thương hiệu kinh doanh toàn diện
Khái quát về mô hình nhượng quyền thương hiệu kinh doanh toàn diện

Bên cạnh đó, bên nhận quyền được hưởng gói hỗ trợ toàn diện bao gồm tiếp thị, quảng bá, quản lý nguồn nhân lực và quản lý chuỗi cung ứng. Từ đó bên nhận quyền thương hiệu có thể tối ưu hóa hiệu suất và giảm áp lực quản lý, giảm rủi ro và tăng cường niềm tin từ phía khách hàng. Sự đồng nhất và nhất quán trong cách vận hành tất cả các đơn vị kinh doanh dưới thương hiệu nhượng quyền giúp tạo ra một trải nghiệm đồng đều và chất lượng cho khách hàng.

Khi bắt đầu mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện, có một số điều quan trọng chủ doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Chọn đối tác nhượng quyền đáng tin cậy: Chọn bên nhượng quyền có uy tín, kinh nghiệm với đội ngũ và hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ để đảm bảo tính bền vững và phát triển ổn định khi nhượng quyền mô hình

  • Hiểu rõ hợp đồng nhượng quyền: Đọc kỹ và hiểu rõ nội dung của hợp đồng nhượng quyền đặc biệt là các điều khoản về chi phí, quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Lưu ý rằng bên nhận nhượng quyền thương hiệu sẽ tự chịu hai khoản phí cơ bản là phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu. 

  • Nắm bắt quy trình hoạt động: Hiểu rõ quy trình hoạt động của mô hình từ quá trình quản lý đến tiếp thị sao cho đảm bảo sự nhất quán trong cách triển khai các hoạt động

  • Chú ý đến quyền lợi thương hiệu: Đảm bảo rằng bên nhận quyền có quyền sử dụng và tận dụng tối đa những quyền lợi đầy đủ về thương hiệu của bên nhượng quyền

Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Đây là một hình thức nhượng quyền mà bên nhượng quyền chỉ cung cấp quyền sử dụng tên thương hiệu, logo và một số yếu tố nhất định khác cho bên nhận quyền. Khác với mô hình toàn diện, mô hình này không yêu cầu bên nhận quyền tuân thủ quy trình kinh doanh chi tiết được đặc tả bởi bên nhượng quyền. Ví dụ như: Nhượng quyền sản phẩm/ dịch vụ, nhượng quyền công thức sản xuất và marketing, quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.

Mô hình này mang lại sự linh hoạt cho bên nhận quyền trong việc quản lý doanh nghiệp theo cách của chủ doanh nghiệp. Đồng thời giảm bớt sự cam kết và chi phí so với mô hình toàn diện. Bởi bên nhượng quyền chủ yếu cung cấp quyền sử dụng thương hiệu và logo cho bên nhận quyền mà không can thiệp quá nhiều vào các khía cạnh của quản lý và vận hành kinh doanh.

Lợi ích của mô hình nhượng quyền thương hiệu kinh doanh không toàn diện
Lợi ích của mô hình nhượng quyền thương hiệu kinh doanh không toàn diện

Tuy nhiên mô hình không toàn diện thường có độ đồng nhất thấp hơn do bên nhận quyền có quyền tự quyết định nhiều hơn về cách vận hành kinh doanh. Đặc biệt, bên nhượng quyền có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng và hình ảnh thương hiệu khi không can thiệp quá mức vào hoạt động của bên nhận quyền.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu - Mô hình chia sẻ thịnh vượng

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý (Management franchise)

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý là một hình thức nhượng quyền mà bên nhượng quyền (franchisor) không chỉ cung cấp quyền sử dụng thương hiệu mà còn tham gia trực tiếp vào quản lý hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền (franchisee). Trong mô hình này, bên nhượng quyền thường có vai trò lớn trong việc giúp quản lý, đào tạo và hỗ trợ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Lợi ích của nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý:

  • Quản lý chất lượng: Bên nhượng quyền giữ vai trò chặt chẽ trong việc duy trì và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ theo tiêu chuẩn của thương hiệu

  • Hỗ trợ quản lý: Bên nhượng quyền cung cấp sự hỗ trợ đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp, từ chiến lược kinh doanh đến quản lý nhân sự và tài chính

  • Đào tạo: Bên nhượng quyền thường có chương trình đào tạo chi tiết để giúp bên nhận quyền hiểu rõ mô hình kinh doanh và các quy trình hoạt động

Lợi ích của mô hình nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý
Lợi ích của mô hình nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý

Những lưu ý về mô hình này:

  • Mức độ tham gia: Tần suất tham gia của bên nhượng quyền trong quản lý có thể thay đổi, tùy thuộc vào từng hợp đồng cụ thể

  • Chi phí cao: Do có sự tham gia tích cực trong quản lý, mô hình này thường đi kèm với chi phí khởi đầu và chi phí duy trì cao hơn so với những mô hình nhượng quyền khác

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn là một hình thức nhượng quyền thương hiệu mà bên nhượng quyền không chỉ cung cấp quyền sử dụng thương hiệu mà còn đầu tư một lượng vốn vào doanh nghiệp của bên nhận quyền. Trong mô hình này, bên nhượng quyền thường sở hữu một phần nào đó của doanh nghiệp và chia sẻ rủi ro cùng bên nhận quyền.

Lợi ích mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn:

  • Đầu tư vốn: Bên nhượng quyền không chỉ chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu mà còn đầu tư một khoản vốn vào doanh nghiệp của bên nhận quyền

  • Rủi ro và phần chia lợi nhuận: Do có sự đầu tư vốn, bên nhượng quyền thường chia sẻ một phần lợi nhuận và rủi ro với bên nhận quyền

  • Hỗ trợ quản lý: Bên nhượng quyền thường cung cấp sự hỗ trợ không chỉ trong việc quản lý mà còn trong việc phát triển doanh nghiệp

Những lưu ý về mô hình này:

  • Quản lý chặt chẽ: Bên nhượng quyền thường có mức độ quản lý và kiểm soát cao hơn trong hoạt động doanh nghiệp

  • Rủi ro chia sẻ: Cả hai bên chia sẻ rủi ro và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, tạo ra một mô hình hợp tác chặt chẽ

  • Chi phí đầu tư: Đối với bên nhận quyền, chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với các mô hình nhượng quyền khác

4 mô hình nhượng quyền thương hiệu nổi bật
4 mô hình nhượng quyền thương hiệu nổi bật

 XEM THÊM: TỔNG HỢP NHỮNG MÔ HÌNH KINH DOANH MỚI TIỀM NĂNG NHẤT HIỆN NAY

3. 7 bước cơ bản giúp nhượng quyền thương hiệu thành công

Bước 1: Đánh giá mức độ sẵn sàng

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là liệu doanh nghiệp của bạn có phù hợp để nhượng quyền thương mại hay không. Mark Siebert - Tổng giám đốc của iFranchise Group đã chia sẻ rằng việc xem xét mô hình kinh doanh nhượng quyền hiện tại cần đánh giá không chỉ về doanh thu và lợi nhuận, mà còn đối mặt với nhiều yếu tố khác. Do đó, để thực hiện nhượng quyền thương hiệu thành công, đầu tiên doanh nghiệp cần đánh giá các yếu tố sau đây.

Xem xét mô hình nhượng quyền

Đây là quá trình phân tích và đánh giá tổng thể về cách một doanh nghiệp cung cấp quyền nhượng thương hiệu cho các đối tác như thế nào. Bên nhận nhượng quyền cần xem xét và cân nhắc những yếu tố như cơ sở hạ tầng, hệ thống vận hành, chiến lược tiếp thị và mức độ hỗ trợ mà doanh nghiệp đưa ra cho các bên nhận quyền.

Đầu tiên bên nhận quyền cần xem xét mô hình nhượng quyền
Đầu tiên bên nhận quyền cần xem xét mô hình nhượng quyền

Việc xem xét mô hình nhượng quyền là quan trọng đối với bên nhận quyền nhượng vì nó đặt nền tảng cho sự thành công và bền vững của doanh nghiệp tương lai. Đầu tiên quá trình xem xét này giúp bên nhận quyền hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức mà họ sẽ phải đối mặt trong quá trình hoạt động. Một lợi ích quan trọng khác là xác định mức độ hỗ trợ mà họ sẽ nhận được từ doanh nghiệp cung cấp nhượng quyền. Bằng cách xem xét mô hình, bên nhận quyền có thể đánh giá rõ hơn về chất lượng và sẵn sàng hỗ trợ từ phía nhượng quyền.

Đánh giá tài chính hiện tại

Quá trình đánh giá tài chính bao gồm cả chi phí ban đầu, phí duy trì và bất kỳ khoản chi phí nào khác mà bên nhận quyền có thể phải chịu trong quá trình nhượng quyền.

Khía cạnh đánh giá tài chính sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về dòng tiền và khả năng sinh lời sau khi nhận nhượng quyền thương hiệu. Bên nhận quyền có thể dự đoán được khả năng tài chính của họ trong tương lai và xác định xem có khả năng duy trì mô hình kinh doanh nhượng quyền hay không. Ngoài ra, việc đánh giá tài chính cũng giúp bên nhận quyền xác định mức độ rủi ro tài chính trong quá trình tham gia vào mô hình nhượng quyền. Từ đó sẽ đánh giá khả năng chịu đựng tài chính trong tình hình khó khăn và xác định các biện pháp đối phó phù hợp.

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Trước khi quyết định thực hiện nhượng quyền thương hiệu, bên nhận quyền cần phải xem xét nghiên cứu thị trường cẩn thận. Nghiên cứu thị trường giúp hiểu rõ về môi trường kinh doanh mà bên nhận quyền sẽ hoạt động. Như vậy sẽ nắm bắt được đâu là những cơ hội, thách thức mà bên nhận quyền sẽ phải đối mặt trong tương lai. 

Trước hết, nghiên cứu thị trường giúp bên nhận quyền hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng và nhu cầu thị trường. Bằng cách phân tích xu hướng tiêu dùng, thị trường tiềm năng, các đối thủ cạnh tranh… bên nhận quyền có thể xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu sao cho tối ưu nhất. Thứ hai, nghiên cứu thị trường giúp bên nhận quyền đánh giá khả năng cạnh tranh của họ như thế nào. Bên nhận quyền sẽ hiểu rõ hơn về các đơn vị hoạt động trong cùng một ngành và nhận biết những đặc điểm độc đáo của các chi nhánh nhượng quyền. 

Vậy làm thế nào để bên nhận quyền thương hiệu nghiên cứu thị trường thành công? Câu trả lời là hãy phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu bằng Mô hình Canvas

Hồ sơ khách hàng:

  • Mô tả chi tiết về khách hàng: Xác định đối tượng mục tiêu bằng cách mô tả rõ ràng về khách hàng, bao gồm độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

  • Nỗi đau của khách hàng: Hiểu rõ về những vấn đề, thách thức, và nhu cầu thực sự của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tìm ra cách giải quyết vấn đề và cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng

  • Lợi ích mong muốn: Xác định những điều khách hàng mong đợi và muốn đạt được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

Sơ đồ mô hình Canvas với khung giải pháp giá trị dành cho bước nghiên cứu thị trường và khách hàng
Sơ đồ mô hình Canvas với khung giải pháp giá trị dành cho bước nghiên cứu thị trường và khách hàng

Bản đồ giá trị:

  • Thuốc giảm đau cho nỗi đau của khách hàng: Chỉ ra cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giảm bớt hay giải quyết những nỗi đau cụ thể mà khách hàng đang phải đối mặt

  • Yếu tố lợi ích: Liệt kê những yếu tố lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng. Điều này có thể bao gồm tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng hiệu suất, và các lợi ích khác

  • Sản phẩm/Dịch vụ tạo giá trị khác biệt: Mô tả cụ thể về những điểm độc đáo và ưu điểm cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với các đối thủ khác trên thị trường

Bước 3: Nghiên cứu và tìm hiểu chi tiết về các yêu cầu pháp lý

Bên nhận quyền khi quyết định thực hiện nhượng quyền thương hiệu cần tiếp cận với quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chi tiết về các yêu cầu pháp lý liên quan. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích của bên nhận quyền mà còn đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ.

Đầu tiên bên nhận quyền cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu. Hãy đảm bảo rằng quyền này đang được bảo vệ đúng cách và không vi phạm bất kỳ quy định pháp luật nào. Thông qua việc đánh giá hợp đồng nhượng quyền và các văn bản liên quan, bên nhận quyền có thể hiểu rõ về phạm vi quyền lợi mà họ sẽ nhận được và các ràng buộc áp đặt lên họ.

Những khía cạnh pháp luật bên nhận quyền cần xem xét khi thực hiện
Những khía cạnh pháp luật bên nhận quyền cần xem xét khi thực hiện

Ngoài ra, cần phải tìm hiểu về các yêu cầu và điều kiện pháp lý cụ thể là quan trọng. Bằng cách này, bên nhận quyền có thể xây dựng một chiến lược thực hiện nhượng quyền hiệu quả, giảm thiểu rủi ro pháp lý và đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội mà thương hiệu mang lại. Dưới đây là một số yêu cầu pháp lý về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam:

  • Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu: Hợp đồng cần phải rõ ràng, chi tiết và đầy đủ thông tin về quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Cần xác định thời hạn của hợp đồng và các điều kiện có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng

  • Đăng ký nhượng quyền: Quy định rằng việc nhượng quyền thương hiệu cần phải được đăng ký tại Cơ quan Chủ quản về sở hữu công nghiệp. Bên nhượng cần phải có văn bản chấp nhận việc nhượng quyền từ phía họ

  • Bảo vệ quyền lợi của bên nhượng và bên nhận quyền: Hợp đồng cần xác định rõ về quyền lợi tài chính, bao gồm cả việc xác định rõ ràng về cách tính chi phí và lợi nhuận từ việc nhượng quyền. Đảm bảo rằng hợp đồng bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong trường hợp có sự thay đổi trong tương lai

  • Tuân thủ pháp luật địa phương: Đảm bảo rằng quá trình nhượng quyền tuân thủ các quy định liên quan đến đất đai và quy hoạch tại địa phương. Xác định các trách nhiệm về thuế và đảm bảo rằng cả hai bên đều tuân thủ các quy định thuế liên quan

XEM THÊM: BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁCH BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

Bước 4: Ra quyết định lựa chọn mô hình nhượng quyền thương hiệu

Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, với những thông tin quan trọng thì bên nhận quyền đưa ra quyết định lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.

  • Lựa chọn mô hình nhượng quyền thương hiệu: Bên nhận quyền cần xem xét kỹ lưỡng giữa mô hình nhượng quyền độc quyền và mô hình nhượng quyền không độc quyền. Mô hình độc quyền mang lại sự ổn định và quyền kiểm soát đối với thương hiệu, giúp bảo vệ quyền lợi và hình ảnh của mình trên thị trường. Ngược lại, mô hình không độc quyền có thể tạo ra sự linh hoạt và mở cửa cho sự mở rộng nhanh chóng hơn

  • Lựa chọn thương hiệu: Các thông tin chính mà bên nhận quyền cần tập trung bao gồm mô hình kinh doanh, báo cáo tài chính đã được kiểm duyệt hay chưa, hoạt động kinh doanh của thương hiệu như thế nào.

  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh: Việc chọn địa điểm luôn đóng vai trò quan trọng đối với các chi nhánh nhượng quyền thương hiệu. Nên nắm vững thông tin về chiến lược địa điểm của những chi nhánh nhượng quyền hiện tại để tránh gặp phải những tình huống một địa điểm có nhiều chi nhánh cùng chung thương hiệu

3 yếu tố quan trọng khi lựa chọn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
3 yếu tố quan trọng khi lựa chọn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Bước 5: Tuyển dụng và thuê các nguồn lực cần thiết

Quá trình tuyển dụng nên tập trung vào việc chọn lựa những người hiểu biết nhất định về ngành kinh doanh. Bên nhận quyền cần có một nhân viên từ quản lý, tiếp thị đến bán hàng để đảm bảo mọi khía cạnh được quản lý một cách toàn diện.

Bên cạnh đó tùy thuộc vào sự lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền mà bên nhận quyền có thể cân nhắc xem có cần thuê các nguồn lực khác như: Marketing, Sửa chữa bảo trì chi nhánh, Quản lý… 

Bước 6: Bắt đầu kinh doanh mô hình và quản trị rủi ro

Khi mọi chuẩn bị đã hoàn tất thì chính là lúc bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh theo mô hình đã xây dựng. Trong hành trình kinh doanh, không thể tránh khỏi những rủi ro và thách thức. Điều quan trọng là bên nhận quyền cần tự tin và sẵn sàng quản lý những khía cạnh khó khăn này một cách chủ động.

Một số rủi ro mà bên nhận quyền có thể sẽ gặp phải:

  • Rủi ro thương hiệu: Nếu thương hiệu gặp vấn đề về uy tín hoặc có vấn đề pháp lý thì bên nhận quyền cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp của họ

  • Giảm chất lượng và đồng nhất: Có thể xảy ra tình trạng giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nếu bên nhận quyền không thể duy trì đồng nhất theo tiêu chuẩn của thương hiệu

  • Thị trường địa phương khác nhau: Nếu mô hình nhượng quyền mở rộng sang các thị trường địa phương khác nhau thì bên nhận quyền phải đối mặt với thách thức về sự đa dạng văn hóa và hành vi người tiêu dùng

  • Sự cạnh tranh từ những người nhượng quyền khác: Trong trường hợp thị trường có nhiều chi nhánh nhượng quyền cạnh tranh thì bên nhận quyền có thể đối mặt với áp lực trong việc giữ chân và thu hút khách hàng

  • Rủi ro pháp lý: Những vấn đề liên quan đến hợp đồng nhượng quyền, quyền sở hữu thương hiệu và các quy định pháp luật có thể tạo ra rủi ro pháp lý cho bên nhận quyền

Những rủi ro mà bên nhận quyền có thể sẽ gặp phải khi bắt đầu kinh doanh
Những rủi ro mà bên nhận quyền có thể sẽ gặp phải khi bắt đầu kinh doanh

Việc quản lý rủi ro đòi hỏi sự nhạy bén và sẵn sàng đưa ra các biện pháp phòng ngừa để kịp thời giải quyết. Trong quá trình kinh doanh, sự linh hoạt và khả năng thích ứng là chìa khóa để vượt qua những thách thức. Bên nhận quyền cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro để có thể đối mặt và giải quyết nhanh chóng.

Để quản trị rủi ro hiệu quả, bên nhận quyền có thể xem xét ứng dụng một số mô hình như Mô hình ADKAR, Mô hình chuyển đổi của Bridges, Mô hình 8 bước dẫn đầu thay đổi của Kotter, Mô hình McKinsey 7S…

XEM THÊM: QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI LÀ GÌ? 4 NGUYÊN TẮC VÀNG GIÚP QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI THÀNH CÔNG

Bước 7: Theo dõi, đánh giá hoạt động nhượng quyền thương hiệu

Để đảm bảo mô hình nhượng quyền thương hiệu phát triển mạnh mẽ và hiệu quả thì đầu tiên bên nhận quyền cần theo dõi hoạt động hàng ngày. Theo dõi là để đảm bảo rằng mọi khía cạnh đang diễn ra suôn sẻ và đúng đắn theo tiêu chuẩn của thương hiệu. Một vài chỉ số bên nhận quyền có thể theo dõi như: Doanh thu, biên lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng, chỉ số hài lòng của khách hàng… Đặc biệt cần đảm bảo luôn phải có các hệ thống giám sát và báo cáo định kỳ giúp bên nhượng quyền nắm bắt được những vấn đề sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Hoạt động đánh giá là công cụ quan trọng để đo lường hiệu suất đạt được về cách mô hình nhượng quyền đang hoạt động. Để đánh giá hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương hiệu toàn diện, bên nhận quyền có thể sử dụng một số công cụ như: Bảng điều khiển hiệu suất Dashboard thông qua Google Analystics, Power BI, Tableau… Bằng cách này, bên nhận quyền có thể đánh giá được sự đồng nhất của dịch vụ sản phẩm, phản hồi từ khách hàng và hiệu suất tài chính. Từ đó bên nhận quyền thương hiệu có thể duy trì mối quan hệ hợp tác hiệu quả với bên nhượng quyền. 

Và để có được một mô hình kinh doanh nhượng quyền bài bản, đạt hiệu quả nhanh chóng, mời độc giả tham khảo chương trình “xây dựng hệ thống và mô hình kinh doanh” của Trường Doanh Nhân HBR.

XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

4. Các case study nhượng quyền thương hiệu lớn tại Việt Nam

CASE STUDY: Mô hình nhượng quyền thương hiệu của KFC

KFC là một trong những chuỗi nhà hàng nhanh thức ăn nổi tiếng trên toàn thế giới, chuyên cung cấp các sản phẩm chế biến từ gà. KFC áp dụng mô hình nhượng quyền để mở rộng mạng lưới của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Họ cung cấp quyền nhượng thương hiệu, công thức nấu ăn đặc trưng, và hệ thống quản lý để cho phép đối tác địa phương mở và quản lý các nhà hàng KFC dưới dạng độc lập.

  • Quy mô toàn cầu và thị trường: Với hơn 14.000 cửa hàng trên 118 quốc gia, KFC chiếm 50% thị trường fast food trên thế giới. Sự mở rộng quy mô toàn cầu chứng tỏ khả năng quản lý và điều hành hiệu quả của mô hình nhượng quyền KFC

  • Chi phí nhượng quyền: Chi phí nhượng quyền của KFC nằm trong khoảng từ 1.300.000 - 2.500.000 USD. Đây là một khoản đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện giá trị của thương hiệu và hệ thống hỗ trợ mà KFC mang lại cho bên nhận quyền thương hiệu

  • Đáp ứng thị trường địa phương: Tại Việt Nam, KFC đã chứng minh khả năng thích ứng với thị trường địa phương bằng cách địa phương hóa thực đơn và thường xuyên cập nhật sản phẩm mới. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong mô hình kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của từng thị trường

  • Thách thức ở thị trường mới: Khi bước vào Việt Nam vào năm 1997, KFC phải đối mặt với thách thức thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về dịch vụ ăn nhanh. Việt Nam có một nền ẩm thực đa dạng và phong phú với những đặc sản riêng biệt. Để thu hút khách hàng, KFC phải tìm cách tích hợp khẩu vị và yếu tố văn hóa ẩm thực Việt vào thực đơn của mình. Đồng thời KFC phải tuân thủ các quy định pháp luật đặc biệt của Việt Nam liên quan đến thực phẩm và quảng cáo. Sự tuân thủ này đòi hỏi sự hiểu biết kỹ lưỡng và sẵn sàng thích ứng với môi trường pháp luật địa phương 

  • Sự phát triển tại Việt Nam: KFC Việt Nam đã trải qua một hành trình phát triển đáng kể, từ việc là thương hiệu nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam đến hơn 140 nhà hàng trên 18 tỉnh thành. Chứng tỏ sự thành công trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên nhận quyền thương hiệu ở các địa phương

  • Chiến lược Marketing và tương tác khách hàng: Chiến lược tiếp thị toàn cầu và sử dụng mạng xã hội giúp KFC duy trì và tăng cường hình ảnh thương hiệu. Chiến lược quảng cáo của KFC không chỉ tập trung vào truyền hình mà còn mở rộng vào các nền tảng trực tuyến, xã hội, và kênh tiếp thị khác nhau. Việc này giúp họ tạo ra một sự hiện diện mạnh mẽ trên nhiều nền tảng và tương tác với nhiều đối tượng khách hàng

Mô hình nhượng quyền thương hiệu của KFC tại Việt Nam
Mô hình nhượng quyền thương hiệu của KFC tại Việt Nam

CASE STUDY: Nhượng quyền thương hiệu HIGHLAND COFFEE thành công tại Việt Nam

"Bình dân hóa" - Chiến lược kinh doanh thành công của Highlands

Case study về nhận diện thương hiệu của Highland Coffee tại Việt Nam là một ví dụ xuất sắc về cách một thương hiệu có thể xây dựng và duy trì một hình ảnh mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Highland Coffee đã tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng sản phẩm, không gian độc đáo và chiến lược quảng bá sáng tạo, tất cả đều góp phần làm cho thương hiệu trở thành một biểu tượng của ngành công nghiệp cà phê Việt Nam.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào nhận diện thương hiệu của Highland là mức độ nhận biết cao. Logo độc đáo của Highland Coffee với hình ảnh núi cao đã trở thành biểu tượng dễ nhận biết trên biển quảng cáo và trên mỗi cốc cà phê. Sự liên kết giữa hình ảnh và tên thương hiệu đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và gắn kết tình cảm với khách hàng.

Chiến lược quảng cáo và truyền thông của Highland cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố nhận diện thương hiệu. Những chiến dịch sáng tạo, video quảng cáo tinh tế, và sự tương tác tích cực trên các nền tảng truyền thông xã hội đã giúp thương hiệu giữ vững sự hiện diện và thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng rộng lớn.

Sự thành công của thương hiệu cà phê Việt với mô hình nhượng quyền thương hiệu
Sự thành công của thương hiệu cà phê Việt với mô hình nhượng quyền thương hiệu

Đặc biệt, Highlands Coffee đã thành công trong việc tạo ra một không gian cà phê độc đáo. Thiết kế nội thất rộng lớn, kết hợp với yếu tố văn hóa Việt Nam, tạo nên một trải nghiệm cà phê không chỉ là việc thưởng thức đồ uống mà còn là một hành trình văn hóa. Không gian ấm cúng và thoải mái của Highlands đã trở thành nơi lý tưởng cho các buổi gặp gỡ, làm việc, và thư giãn.

Nhờ những yếu tố này, Highland Coffee không chỉ là nơi để thưởng thức cà phê mà còn là biểu tượng của phong cách sống và văn hóa hiện đại tại Việt Nam. Case study này là một bài học quý giá về cách xây dựng một thương hiệu có ảnh hưởng sâu rộng và làm thế nào nhận diện thương hiệu có thể góp phần quyết định sự thành công trong thị trường cạnh tranh.

XEM THÊM: BẬT MÍ CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

5. Kết luận

Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược kinh doanh mà ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng để mở rộng sự hiện diện của mình một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường kinh doanh ngày nay nơi mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ ngay từ ban đầu gặp khá nhiều khó khăn. Khi đó mô hình nhượng quyền thương hiệu chính là một sự lựa chọn tối ưu. Những yếu tố như lựa chọn mô hình nhượng quyền, quyết định địa điểm kinh doanh và tuyển dụng nguồn lực là những bước khác nhau nhưng đều quan trọng để đảm bảo sự thành công của mô hình nhượng quyền. 

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng nhượng quyền thương hiệu không chỉ là cơ hội để tận dụng quyền lợi từ một thương hiệu nổi tiếng. Mà còn có một số thử thách và rủi ro trong quá trình xây dựng và duy trì một mô hình kinh doanh thành công. Sự hiểu biết, chủ động và hợp tác từ cả hai bên sẽ tạo nên một cơ sở cho mối quan hệ nhượng quyền thương hiệu lâu dài và có lợi cho cả nhượng quyền và bên nhận quyền.

Để hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thành công, bên nhận quyền cần phải có những nghiên cứu chi tiết về cả mô hình và cả các yêu cầu pháp lý. Hãy đảm bảo hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết để quá trình vận hành được tối ưu nhất.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger