Mục lục [Ẩn]
- 1. MGM là gì?
- 2. Lý do doanh nghiệp nên triển khai chương trình MGM là gì?
- 3. Bí quyết để chương trình MGM thành công
- 3.1. Xác định mục tiêu
- 3.2. Đưa ra những ưu đãi hấp dẫn
- 3.3. Đơn giản hóa quy trình giới thiệu
- 3.4. Lựa chọn kênh quảng cáo chương trình giới thiệu hiệu quả
- 3.5. Đo lường hiệu quả chương trình giới thiệu
- 4. Ví dụ thực tế về chương trình MGM đã thành công
- 4.1. Chương trình giới thiệu khách hàng của Dropbox
- 4.2. Chương trình "Giới thiệu bạn bè" của Tesla
Chương trình giới thiệu khách hàng (MGM) đang trở thành một chiến lược marketing hiệu quả và phổ biến trong thời đại số hóa. Nhưng MGM là gì và làm thế nào để triển khai một chương trình giới thiệu khách hàng thành công? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về MGM, cùng với những bí quyết và chiến lược giúp bạn tối ưu hóa chương trình của mình, từ đó gia tăng lượng khách hàng và doanh thu một cách bền vững.
1. MGM là gì?
MGM là viết tắt của Member Get Member, hay còn gọi là Chương trình giới thiệu thành viên. Đây là một chiến lược tiếp thị khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho bạn bè, người thân để nhận phần thưởng.
Ví dụ: Chương trình giới thiệu bạn bè của Grab: Người dùng được tặng mã giảm giá khi giới thiệu bạn bè sử dụng dịch vụ Grab.
2. Lý do doanh nghiệp nên triển khai chương trình MGM là gì?
Các doanh nghiệp nên xây dựng chương trình khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới vì những lý do sau đây:
- Tăng tiếp thị hiệu quả: Doanh nghiệp tận dụng được những khách hàng cũ, người đã sử dụng và hiểu sản phẩm của doanh nghiệp để giới thiệu cho khách hàng mới giúp tăng hiệu quả của marketing cho doanh nghiệp. Bởi nghiên cứu của RRD đã chỉ ra rằng 55% người tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm thông qua bạn bè, người thân xung quanh giới thiệu và 40% người dùng đã mua hàng dựa trên khuyến nghị đó.
- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp chỉ phải trả chi phí khi họ có thêm khách hàng mới từ chương trình giới thiệu. Thay vì trả các chi phí từ chiến dịch marketing khác mà chưa chắc đã tiếp cận được thêm khách hàng mới.
- Mở rộng tập khách hàng tiềm năng: Theo khảo sát thực tế, 39% người tiêu dùng xây dựng niềm tin vào các doanh nghiệp thông qua các cuộc trò chuyện ngang hàng và quan sát từ những người tiêu dùng khác, đáng tin cậy hơn 14% so với thông tin từ nhân viên doanh nghiệp. Do đó, việc triển khai chương trình MGM là một chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn khách hàng mới.
- Giữ chân được khách hàng trung thành: MGM thể hiện sự trân trọng đối với khách hàng hiện tại và khuyến khích họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Khách hàng trung thành chính là một nguồn thu to lớn của doanh nghiệp, cứ 20% khách hàng trung thành đem đến 80% doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi triển khai chương trình giới thiệu, doanh nghiệp có thể vừa giữ chân được khách hàng trung thành, vừa thu hút thêm được khách hàng mới.
3. Bí quyết để chương trình MGM thành công
Có đến 92% khách hàng tin tưởng được giới thiệu từ người họ quen biết. Khi xây dựng chương trình khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Bạn đang cố gắng để đạt được mục tiêu nào?
- Bạn cung cấp những ưu đãi nào?
3.1. Xác định mục tiêu
Khi thực hiện chương trình giới thiệu khách hàng, bạn cần xác định rõ ràng chương trình này sẽ đem gì về cho doanh nghiệp (bên cạnh việc tăng thêm lượng khách hàng mới).
Bạn đang mong muốn tăng trưởng doanh số, nâng cao lòng trung thành của khách hàng, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn hay tất cả những điều trên?
Việc xác định rõ được mục tiêu giúp bạn đo lường được rõ mức độ hiệu quả của chiến dịch và biết được những vấn đề cần cải thiện của chương trình giới thiệu này.
3.2. Đưa ra những ưu đãi hấp dẫn
Về ưu đãi khi khách hàng giới thiệu khách hàng mới, ưu đãi là gì tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp nhưng bạn cần nhớ rằng ưu đãi phải hấp dẫn mới đủ sức thu hút khách hàng tham gia vào chương trình giới thiệu.
Để xác định được ưu đãi nào thực sự hấp dẫn với họ bạn cần quay ngược trở lại nghiên cứu hành vi của khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Ví dụ: Bạn đang xây dựng một thương hiệu mỹ phẩm, khi thực hiện phân tích báo cáo hành vi khách hàng, bạn thấy rằng thường xuyên bấm vào xem các sản phẩm giảm giá, mua 1 tặng 1… Khi cần nhắc ưu đãi của chương trình của bạn có thể là tặng voucher giảm giá 50% khi mua 1 cây son hoặc mua 1 bảng phấn mắt tặng 1 chì kẻ mắt…
XEM THÊM: INSIGHT KHÁCH HÀNG LÀ GÌ? CÁCH “HIỂU ĐÚNG” VÀ “LÀM ĐỦ”
3.3. Đơn giản hóa quy trình giới thiệu
Hãy nhớ rằng sự đơn giản là chìa khóa của thành công trong chương trình giới thiệu khách hàng của bạn. Khách hàng không muốn mất thời gian và công sức để hiểu rõ về cách thức hoạt động của chương trình. Vì vậy, hãy giữ cho mọi thứ đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.
Ví dụ: khách hàng A muốn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho người B. Chương trình của bạn có thể được thiết kế sao cho A chỉ cần chia sẻ một đường link đơn giản với B. Khi B nhấp vào đường link đó và thực hiện mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, cả hai đều được nhận ưu đãi hoặc phần thưởng.
Điều này không chỉ giúp tạo ra sự hứng thú từ phía khách hàng mà còn giúp tăng cơ hội thành công cho chương trình giới thiệu khách hàng của bạn.
3.4. Lựa chọn kênh quảng cáo chương trình giới thiệu hiệu quả
Để đảm bảo hiệu quả của các kênh truyền thông cho chương trình của mình thì bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng vào sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng của mình. Bạn cần nghiên cứu và khảo sát khách hàng dựa trên thông tin thu thập từ nhiều phương tiện khác nhau như: số liệu hành vi khách hàng từ các kênh mạng xã hội mà doanh nghiệp bạn sở hữu. Phân tích dữ liệu từ các kênh này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về lượng truy cập, tương tác và sự quan tâm của khách hàng đối với từng kênh cụ thể.
Ngoài ra, việc thực hiện khảo sát có thể thông qua các phiếu khảo sát. Đặt câu hỏi về việc sử dụng các kênh mạng xã hội, mức độ hoạt động trên mỗi kênh và các loại nội dung họ thích nhìn thấy. Thông qua việc này, bạn có thể hiểu rõ hơn về thói quen và sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu.
Dựa trên thông tin thu thập được, bạn có thể đưa ra quyết định về việc chọn kênh quảng cáo phù hợp nhất cho chương trình MGM của mình. Lựa chọn kênh mà đối tượng mục tiêu sử dụng thường xuyên và có sự tương tác cao sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả của chiến lược của bạn.
Dưới đây là một số kênh quảng cáo phổ biến được sử dụng:
- Truyền thông xã hội
- SEO
- Thư trực tiếp
- Giới thiệu truyền miệng
- Các phương tiện truyền thông địa phương (báo, đài phát thanh hoặc blog địa phương)
3.5. Đo lường hiệu quả chương trình giới thiệu
Bằng cách đo lường và theo dõi các chỉ số hiệu suất bạn sẽ hiểu được chương trình khách hàng mới giới thiệu khách hàng cũ của mình đang hoạt động như thế nào. Chương trình trình có tiếp cận được đối tượng mục tiêu hay không và có bao nhiêu khách hàng đã đăng ký.
Để biết được được chiến dịch thành công hay không thì dưới đây có các chỉ số quan trọng không thể bỏ qua khi đánh giá sự thành công của chương trình:
Chỉ số tương tác trên bài đăng trên mạng xã hội: Chỉ số này bao gồm lượng like, share, comment và lượt xem trên các bài đăng về chương trình giới thiệu. Theo dõi chỉ số này giúp bạn đánh giá mức độ quan tâm và tham gia của khách hàng trên các nền tảng xã hội.
Tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp trong tiếp thị qua email
- Tỷ lệ mở (Open Rate): Tỷ lệ này cho biết phần trăm số email đã gửi được mở bởi người nhận. Tỷ lệ mở cao chứng tỏ tiêu đề và thời gian gửi email của bạn hấp dẫn.
- Tỷ lệ nhấp (Click-Through Rate - CTR): Tỷ lệ này đo lường phần trăm số người nhấp vào liên kết trong email so với tổng số email đã mở. Tỷ lệ CTR cao cho thấy nội dung email của bạn đủ hấp dẫn và kêu gọi hành động rõ ràng.
Tỷ lệ chuyển đổi cho tất cả các kênh tiếp thị: Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số đo lường số lượng người thực hiện hành động mong muốn sau khi tiếp xúc với chiến dịch của bạn. Hành động này có thể là đăng ký chương trình, mua sản phẩm hoặc gửi biểu mẫu. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi trên tất cả các kênh tiếp thị (như trang web, email, mạng xã hội) sẽ giúp bạn biết kênh nào hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng mới.
Tỷ lệ phản hồi cho thư trực tiếp: Nếu bạn sử dụng thư trực tiếp (direct mail) để tiếp cận khách hàng, tỷ lệ phản hồi (response rate) sẽ cho biết số người phản hồi lại thông điệp của bạn so với số lượng thư đã gửi. Chỉ số này giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị qua thư truyền thống.
Thứ hạng SEO cho các từ khóa được nhắm mục tiêu: Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp cải thiện khả năng tìm thấy trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Theo dõi thứ hạng của các từ khóa liên quan đến chương trình giới thiệu sẽ giúp bạn biết chiến dịch của mình có được tiếp cận đúng đối tượng thông qua tìm kiếm trực tuyến hay không. Từ khóa càng có thứ hạng cao, khả năng người dùng tìm thấy và tham gia chương trình của bạn càng lớn.
Phân tích cho trang web
- Số phiên trung bình (Average Sessions): Số lần người dùng truy cập vào trang web trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thời gian dành cho trang (Time on Page): Thời gian trung bình mà người dùng dành trên mỗi trang của trang web.
- Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Phần trăm người dùng rời khỏi trang web sau khi xem chỉ một trang. Tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy nội dung trang không hấp dẫn hoặc không phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Số lượng khách truy cập thực hiện hành động mong muốn trên trang web, như đăng ký chương trình hoặc gửi biểu mẫu liên hệ.
Bằng cách theo dõi và phân tích những chỉ số này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và chi tiết về hiệu quả của chương trình giới thiệu khách hàng mới từ khách hàng cũ, từ đó có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt nhất.
❗Doanh nghiệp bạn chưa có tệp khách hàng trung thành để sẵn sàng tham gia chương trình giới thiệu? Bạn khao khát tham gia vào hành trình xây dựng trải nghiệm khách hàng hoàn hảo để biến khách hàng thành đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp mình? Đừng bỏ lỡ cơ hội CỰC HOT trong năm với khóa học "XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP" từ Trường doanh nhân HBR giúp các nhà quản lý/chủ doanh nghiệp nắm vững kiến thức marketing chuyên sâu để xây dựng hệ thống marketing bài bản từ chiến lược đến thực thi, bứt phá doanh thu thành công và phát triển bền vững.
4. Ví dụ thực tế về chương trình MGM đã thành công
Chương trình giới thiệu MGM đã được ứng dụng rất nhiều trên thế giới với những câu chuyện thành công cực kỳ ấn tượng. Hãy cùng Trường doanh nhân HBR tham khảo 2 ví dụ thực tế về chương trình giới thiệu khách hàng mới ngay dưới đây.
4.1. Chương trình giới thiệu khách hàng của Dropbox
Chương trình giới thiệu khách hàng của Dropbox là một ví dụ điển hình về chương trình MGM thành công. Chương trình này đã giúp Dropbox thu hút hàng triệu người dùng mới và trở thành một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay.
Mô tả chương trình:
- Tên chương trình: Giới thiệu bạn bè
- Loại chương trình: Giới thiệu khách hàng (Referral)
- Mục tiêu: Thu hút người dùng mới, tăng số lượng tài khoản
- Đối tượng tham gia: Người dùng Dropbox hiện tại
Lợi ích:
- Người giới thiệu: Nhận 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí cho mỗi người bạn giới thiệu thành công.
- Người được giới thiệu: Nhận 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí khi đăng ký tài khoản bằng đường dẫn giới thiệu.
Cách thức tham gia:
- Người dùng truy cập trang giới thiệu trên website Dropbox.
- Nhận đường dẫn giới thiệu và chia sẻ với bạn bè.
- Bạn bè đăng ký tài khoản Dropbox bằng đường dẫn giới thiệu.
- Cả người giới thiệu và người được giới thiệu đều nhận 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí.
Lý do thành công: Dropbox cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây uy tín, an toàn, dễ sử dụng với dung lượng miễn phí 2GB. Bên cạnh đó việc được nhận thêm 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí là động lực mạnh mẽ để người dùng tham gia chương trình giới thiệu. Người dùng chỉ cần chia sẻ đường dẫn giới thiệu với bạn bè, không cần thực hiện thao tác phức tạp. Doanh nghiệp cũng đã tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, mỗi người dùng giới thiệu thành công sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn bè của họ. Ngoài ra, Dropbox sử dụng hiệu quả đa dạng kênh truyền thông như email, mạng xã hội, website để quảng bá chương trình giới thiệu.
Kết quả: Dropbox đã thu hút hàng triệu người dùng mới, tăng trưởng số lượng tài khoản nhanh chóng. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí marketing so với các phương pháp truyền thống và nâng cao nhận thức thương hiệu và uy tín của Dropbox. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tạo dựng được cộng đồng người dùng trung thành và gắn bó với Dropbox.
4.2. Chương trình "Giới thiệu bạn bè" của Tesla
Tesla - Hãng xe hơi có giá trị thương hiệu số 1 thế giới với ngân sách quảng cáo 0 đồng, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra hơn 40 lần ROI - tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.
Bí quyết cực kỳ đơn giản của Tesla là xây dựng một chương trình giới thiệu với triết lý lấy khách hàng làm trung tâm.
Mô tả chương trình:
- Tên chương trình: Giới thiệu bạn bè
- Loại chương trình: Giới thiệu khách hàng (Referral)
- Mục tiêu: Thu hút khách hàng mới, tăng doanh số bán hàng
- Đối tượng tham gia: Khách hàng Tesla hiện tại
Lợi ích:
- Người giới thiệu: Nhận phiếu giảm giá 1.000 USD cho mỗi người bạn giới thiệu mua xe Tesla thành công.
- Người được giới thiệu: Nhận phiếu giảm giá 1.000 USD khi mua xe Tesla.
Cách thức tham gia:
- Người dùng truy cập trang web hoặc ứng dụng Tesla.
- Tham gia chương trình "Giới thiệu bạn bè".
- Nhận mã giới thiệu cá nhân.
- Chia sẻ mã giới thiệu với bạn bè.
- Bạn bè sử dụng mã giới thiệu khi mua xe Tesla.
- Cả người giới thiệu và người được giới thiệu đều nhận phiếu giảm giá 1.000 USD.
Lý do thành công: Xe Tesla nổi tiếng với thiết kế sang trọng, hiệu suất mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến, thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng. Phiếu giảm giá 1.000 USD là động lực mạnh mẽ để người dùng tham gia chương trình và giới thiệu bạn bè. Chương trình có cách thức tham gia đơn giản, thuận tiện, khuyến khích người dùng tham gia. Từ đó, mỗi người dùng giới thiệu thành công sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn bè, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Hơn thế nữa, Tesla là thương hiệu xe điện cao cấp, uy tín, thu hút sự tin tưởng của khách hàng.
Những ví dụ trên cho thấy chương trình MGM có thể là một công cụ marketing hiệu quả để thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần xây dựng chương trình một cách bài bản, có chính sách ưu đãi hấp dẫn và đo lường hiệu quả thường xuyên.
Chương trình giới thiệu khách hàng (MGM) không chỉ là một công cụ marketing hiệu quả mà còn là một chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Bằng cách hiểu rõ MGM là gì và áp dụng những bí quyết đã được chia sẻ, bạn có thể tối ưu hóa chương trình của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy luôn nhớ rằng, sự thành công của một chương trình MGM phụ thuộc vào việc cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng và duy trì sự tin tưởng của họ. Với một chiến lược đúng đắn và sự kiên trì, bạn sẽ thấy sự gia tăng đáng kể về lượng khách hàng và doanh thu, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ trong thị trường cạnh tranh ngày nay.