TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

LANDING PAGE LÀ GÌ? CÁCH TỐI ƯU ĐỂ CHINH PHỤC KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Landing Page là gì?
    • 1.1. Tìm hiểu về Landing Page
    • 1.2. Phân loại Landing Page
    • 1.3. Cấu trúc của Landing Page
    • 1.4. Ví dụ về Landing Page
  • 2. Sự khác nhau giữa Landing Page và Website là gì?
  • 3. Cách xây dựng Landing Page hiệu quả cho doanh nghiệp
    • 3.1. Xác định mục tiêu sử dụng của Landing Page
    • 3.2. Tối ưu hóa nội dung để thu hút khách hàng
    • 3.3. Tối ưu thiết kế để năng cao tỷ lệ chuyển đổi
    • 3.4. Xuất bản và quảng bá Landing Page
    • 3.5. Theo dõi hoạt động và điều chỉnh Landing Page
  • 4. Vì sao nên sử dụng A/B Testing khi triển khai Landing Page?
    • 4.1. Các bước thực hiện A/B Testing khi triển khai Landing Page
    • 4.2. Lợi ích của việc sử dụng A/B Testing khi triển khai Landing Page
  • 5. Một số thắc mắc phổ biến về Landing Page
    • 5.1. Làm thế nào để xuất bản Landing Page với tên miền riêng?
    • 5.2. Landing Page có phải là Trang chủ không?
    • 5.3. Landing Page và Microsite khác nhau như thế nào?
    • 5.4. Có nên thêm video vào Landing Page không?
    • 5.5. Các phần mềm hỗ trợ tạo Landing Page hiệu quả
    • 5.6. Tại sao cần tạo Landing Page chuẩn SEO?

Theo Unbounce, Landing Page có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng lên đến 80%. Điều này chứng tỏ được tầm quan trọng của việc sử dụng Landing Page trong thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh thu. Vậy Landing Page là gì? Cách để xây dựng Landing Page hiệu quả và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi là như thế nào? Trong bài viết này, Trường Doanh nhân HBR sẽ chia sẻ cụ thể và giải đáp các câu hỏi thường gặp.

1. Landing Page là gì?

Trước hết, hãy cùng Trường Doanh nhân HBR tìm hiểu về Landing Page là gì? Phân loại và ví dụ minh hoạ.

1.1. Tìm hiểu về Landing Page

Landing Page (hay trang đích) là một trang web độc lập, có tên miền riêng, được tạo ra với mục đích tập trung vào một mục tiêu chuyển đổi như: thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, bán hàng, đăng ký tham dự sự kiện…

Landingpage thường có thiết kế đơn giản, tập trung vào nội dung chính và sử dụng nút kêu gọi hành động (CTA) nổi bật để khuyến khích người dùng thực hiện hành động mong muốn.

Theo một khảo sát của Emarketer, 84% doanh nghiệp sử dụng Landing Page cho các chiến dịch marketing của họ. Có thể thấy rằng, sử dụng Landing Page không chỉ là lựa chọn mà còn là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing và khả năng cạnh tranh. 

Tìm hiểu Landing Page là gì?
Tìm hiểu Landing Page là gì?

1.2. Phân loại Landing Page

Có nhiều loại Landing Page khác nhau, nhưng một số loại phổ biến nhất bao gồm:

  • Landing Page thu thập thông tin khách hàng tiềm năng: Mục tiêu là thu thập thông tin cá nhân của khách hàng tiềm năng gồm tên, email, số điện thoại… để sử dụng cho các hoạt động marketing sau này.
  • Landing Page bán hàng: Mục tiêu là thúc đẩy người dùng mua hàng trực tuyến.
  • Landing Page chuyển đổi trung gian: Mục tiêu là đưa người dùng đến một trang đích như trang thanh toán, trang đăng ký…

1.3. Cấu trúc của Landing Page

Về tổng quan, một Landing Page sẽ bao gồm các cấu trúc như sau:

Cấu trúc cơ bản của một Landing Page
Cấu trúc cơ bản của một Landing Page
  • Header: Là phần đầu tiên của Landingpage, bao gồm logo thương hiệu, thanh điều hướng và CTA chính.
  • Hero Section: Là phần chính của Landingpage, nơi doanh nghiệp giới thiệu thông điệp cốt lõi và thu hút sự chú ý của khách hàng. Hero Section thường bao gồm tiêu đề hấp dẫn, nội dung ngắn gọn súc tích, hình ảnh hoặc video ấn tượng và CTA chính liên quan đến nội dung của Landing Page.
  • Content Section: Là nơi doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng và thuyết phục họ thực hiện hành động chuyển đổi. Content Section có thể bao gồm nội dung văn bản, hình ảnh, video, infographic, testimonials (lời chứng thực)... Nội dung cần được trình bày một cách rõ ràng, súc tích, dễ hiểu và tập trung vào lợi ích khách hàng. Doanh nghiệp nên sử dụng các yếu tố như hình ảnh, video và infographic để thu hút sự chú ý và tăng hiệu quả truyền tải thông tin.
  • CTA Section: Là các vị trí đặt CTA phụ để khuyến khích khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi. Ví dụ như sau Content Section, bên cạnh Hero Section... CTA cần được thiết kế nổi bật, thu hút sự chú ý và sử dụng ngôn ngữ hành động mạnh mẽ.
  • Footer: Đây là phần cuối cùng của Landingpage, nơi doanh nghiệp cung cấp thông tin liên hệ, bản quyền và các liên kết quan trọng. Thông thường, footer được thiết kế đơn giản, dễ nhìn và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và không chiếm quá nhiều không gian.

1.4. Ví dụ về Landing Page

  • Header: Gồm có logo “HBR Business School”, tên sự kiện “Marketing Summit" , hình ảnh các chuyên gia của sự kiện và CTA thứ nhất.
  • Hero Section: Gồm banner sự kiện (tên sự kiện, thông tin cơ bản về diễn giả, thời gian, địa điểm, hotline, nhà tài trợ) và video giới thiệu sự kiện
Bố cục các phần của landing page
Bố cục các phần của landing page
  • Content Section: Cung cấp thông tin chi tiết về sự kiện: lợi ích khi tham gia sự kiện, nội dung sẽ được chia sẻ trong sự kiện, giá vé, thời gian, địa điểm tổ chức, profile diễn giả, hình thức thanh toán, cảm nghĩ học viên…
  • CTA Button: Các nút CTA (đăng ký ngay) xuất hiện 7, thiết kế màu đỏ nổi bật trên nền xanh.
  • Footer: Cung cấp thông tin liên hệ, bản quyền và các liên kết quan trọng.
Bố cục các phần của landing page
Bố cục các phần của landing page

Khoá học XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP trong 2 ngày cùng Mr. Tony Dzung cung cấp hệ thống kiến thức, công cụ để triển xây dựng và triển khai chiến lược Marketing hiệu quả:

  • Thiết kế chiến lược Marketing định hướng khách hàng
  • Quy trình thấu hiểu khách hàng mục tiêu, mô hình viết content hiệu quả
  • Chiến lược tuyển dụng, giữ chân và đào tạo nhân viên Marketing
  • Xây dựng tư duy và văn hoá tập trung vào khách hàng
  • Ứng dụng các mô hình và công cụ vào xây dựng chiến lược Marketing chuyên nghiệp

2. Sự khác nhau giữa Landing Page và Website là gì?

Để hiểu rõ sự khác nhau giữa Landing Page và Website, mời quý doanh nghiệp tìm hiểu trong bảng thông tin dưới đây:

Landing Page

Website

Mục đích

Thu hút khách hàng thực hiện hành động cụ thể (ví dụ: mua hàng, đăng ký, tải xuống)

Cung cấp thông tin công ty, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ khách hàng...

Nội dung

Tập trung vào một mục tiêu duy nhất, nội dung ngắn gọn, súc tích

Nội dung đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều chủ đề

Thiết kế

Đơn giản, dễ điều hướng, tập trung vào nút kêu gọi hành động (CTA)

Có thể phức tạp hơn, bao gồm nhiều trang và tính năng

Hành động mong muốn

Đăng ký, tải xuống, thanh toán…

Xem trang, truy cập các trang khác, tương tác với nội dung...

Thời gian sử dụng

Thường được tạo ra cho các chiến dịch marketing ngắn hạn

Thiết kế cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp hoặc thương hiệu

URL

Chỉ có 1 URL duy nhất 

Có nhiều URL dẫn đến các trang khác nhau

Ví dụ

Landing Page bán hàng/ đăng ký tham dự sự kiện/ thu thập thông tin khách hàng tiềm năng

Trang web công ty, trang web bán hàng trực tuyến, trang web tin tức,...

3. Cách xây dựng Landing Page hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong nội dung tiếp theo, Trường Doanh nhân HBR sẽ chia sẻ đến quý doanh nghiệp cách thức để triển khai xây dựng một Landing Page hiệu quả, bài bản. Cụ thể gồm các bước như sau:

Các bước triển khai một Landing Page
Các bước triển khai một Landing Page

3.1. Xác định mục tiêu sử dụng của Landing Page

Trong bước đầu tiên khi xây dựng một Landing Page, doanh nghiệp cần làm rõ 2 tiêu chí sau:

  • Đối tượng mục tiêu: Xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng mà chiến dịch muốn hướng đến.
  • Hành động mong muốn: Xác định hành động doanh nghiệp muốn khách hàng thực hiện trên Landing Page, ví dụ như đăng ký nhận bản tin, tải sách điện tử/ ebook, đăng ký nhận tư vấn, mua hàng…

3.2. Tối ưu hóa nội dung để thu hút khách hàng

Tiêu đề là điểm chạm đầu tiên để thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hãy sử dụng tiêu đề ngắn gọn, súc tích, truyền tải thông điệp rõ ràng và khơi gợi sự tò mò cho khách hàng. Nội dung trên Landing Page cần cung cấp đầy đủ thông tin mà khách hàng cần để đưa ra quyết định. Hình ảnh và video sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hơn.

3.3. Tối ưu thiết kế để năng cao tỷ lệ chuyển đổi

Giao diện của Landing Page cần đơn giản, dễ nhìn và dễ điều hướng. Hãy sử dụng bố cục hợp lý, màu sắc hài hòa và phông chữ dễ đọc. Nút CTA là yếu tố quan trọng thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mong muốn vì vậy hãy thiết kế CTA màu sắc nổi bật, kích thước lớn và vị trí dễ nhìn. Ngày nay, khách hàng ưu tiên sử dụng thiết bị di động để truy cập internet. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo Landing Page của mình được tối ưu hóa cho thiết bị di động.

Tối ưu nội dung và thiết kế của Landing Page
Tối ưu nội dung và thiết kế của Landing Page

3.4. Xuất bản và quảng bá Landing Page

Tên miền của Landing Page cần ngắn gọn, dễ nhớ và có liên quan đến nội dung của Landing Page. Doanh nghiệp nên có kế hoạch quảng bá Landingpage bài bản và chỉn chu thông qua các kênh marketing khác nhau như website, quảng cáo trả phí, email marketing, mạng xã hội…

3.5. Theo dõi hoạt động và điều chỉnh Landing Page

Cuối cùng, doanh nghiệp nên theo dõi các chỉ số quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát trang, thời gian truy cập trung bình... để đánh giá hiệu quả của Landing Page. Từ đó, đội ngũ có thể tinh chỉnh thiết kế, nội dung sao cho tối ưu để đạt hiệu quả chuyển đổi cao. 

4. Vì sao nên sử dụng A/B Testing khi triển khai Landing Page?

A/B Testing là phương pháp so sánh hiệu quả của hai phiên bản Landing Page khác nhau để xác định phiên bản nào mang lại kết quả tốt hơn.

4.1. Các bước thực hiện A/B Testing khi triển khai Landing Page

Cách triển khai phương pháp A/B Testing để đánh giá hiệu quả Landingpage cụ thể như sau:

Các bước thực hiện A/B Testing Landing Page
Các bước thực hiện A/B Testing Landing Page
  • Xác định mục tiêu testing: Làm rõ mục tiêu muốn đạt được với Landingpage và yếu tố bạn thử nghiệm, ví dụ như tiêu đề, nội dung, hình ảnh, CTA...
  • Tạo hai phiên bản Landingpage: Đảm bảo rằng hai phiên bản Landingpage khác nhau về yếu tố thử nghiệm nhưng giống nhau về các yếu tố khác như thiết kế, bố cục, nội dung chung...
  • Chia sẻ traffic: Sử dụng công cụ A/B Testing để chia sẻ traffic đến hai phiên bản Landingpage. Đảm bảo rằng lượng traffic được chia sẻ đều cho cả hai phiên bản Landingpage để có kết quả so sánh chính xác.
  • Theo dõi và phân tích kết quả: Gồm các chỉ số quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát trang, thời gian truy cập trung bình... để đánh giá hiệu quả của mỗi phiên bản Landingpage. Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để so sánh hiệu quả của hai phiên bản Landingpage và xác định phiên bản nào mang lại kết quả tốt hơn.
  • Lựa chọn phiên bản hiệu quả: Sau khi phân tích kết quả, hãy lựa chọn phiên bản Landingpage mang lại hiệu quả tốt hơn cho mục tiêu chiến dịch marketing của mình.
  • Tiếp tục thử nghiệm: A/B Testing là quá trình thử nghiệm và tối ưu hóa liên tục. Do đó, doanh nghiệp nên tiếp tục thử nghiệm các yếu tố khác nhau trên Landingpage để tìm ra phiên bản hiệu quả nhất.

Lưu ý khi sử dụng A/B Testing:

  • Đảm bảo rằng lượng traffic đủ lớn để có kết quả so sánh chính xác.
  • Tránh thử nghiệm quá nhiều yếu tố cùng lúc.
  • Kiên nhẫn và thực hiện A/B Testing trong thời gian đủ dài để thu thập dữ liệu đầy đủ.

Công cụ A/B Testing phổ biến hiện nay mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

  • Google Optimize
  • Optimizely
  • VWO
  • Unbounce
  • Visual Website Optimizer

4.2. Lợi ích của việc sử dụng A/B Testing khi triển khai Landing Page

 Việc sử dụng A/B Testing khi triển khai Landingpage mang lại nhiều lợi ích sau:

Lợi ích triển khai A/B Testing với Landing Page
Lợi ích triển khai A/B Testing với Landing Page
  • Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi: Mục tiêu chính của Landing Page là thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy hành động chuyển đổi. Phương pháp A/B Testing giúp doanh nghiệp thử nghiệm các yếu tố khác nhau trên Landingpage, chẳng hạn như tiêu đề, nội dung, hình ảnh, CTA... để xác định phiên bản nào dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Bằng cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số bán hàng, thu hút thêm khách hàng tiềm năng và cải thiện hiệu quả chiến dịch marketing.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Landing Page cần mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất để thu hút và giữ chân khách hàng. Sử dụng A/B Testing giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các yếu tố thiết kế và nội dung trên Landing Page, từ đó điều chỉnh để mang lại trải nghiệm người dùng tối ưu nhất. Khi người dùng cảm thấy hài lòng với trải nghiệm trên Landingpage, họ có nhiều khả năng thực hiện hành động chuyển đổi hơn.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian: Việc triển khai A/B Testing giúp đội ngũ marketing dễ dàng xác định phiên bản Landing Page hiệu quả nhất một cách khoa học và khách quan, dựa trên dữ liệu thực tế. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tránh lãng phí chi phí và thời gian cho các yếu tố không hiệu quả, tập trung nguồn lực vào những yếu tố mang lại kết quả tốt nhất.
  • Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu: A/B Testing cung cấp cho đội ngũ những dữ liệu so sánh hiệu quả của hai phiên bản Landingpage, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên cơ sở khoa học. Thay vì dựa vào trực giác hoặc kinh nghiệm cá nhân, đội ngũ có thể sử dụng dữ liệu để lựa chọn phiên bản Landingpage phù hợp nhất cho mục tiêu cụ thể của chiến dịch.
  • Nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing: Khi Landingpage có tỷ lệ chuyển đổi cao và mang lại trải nghiệm người dùng tốt, nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổng thể của chiến dịch marketing. Doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, gia tăng doanh số bán hàng và cải thiện ROI (tỷ suất sinh lời trên đầu tư) cho chiến dịch.

5. Một số thắc mắc phổ biến về Landing Page

Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về Landing Page và câu trả lời từ Trường Doanh nhân HBR:

5.1. Làm thế nào để xuất bản Landing Page với tên miền riêng?

Doanh nghiệp có thể xuất bản Landing Page với tên miền riêng bằng cách sử dụng các dịch vụ lưu trữ web hoặc các công cụ tạo Landing Page chuyên dụng. Hầu hết các dịch vụ này đều cung cấp các gói tên miền miễn phí hoặc với mức phí hợp lý.

5.2. Landing Page có phải là Trang chủ không?

Landing Page và Trang chủ hoàn toàn khác nhau.

  • Trang chủ là trang đầu tiên của một trang web, thường cung cấp thông tin tổng quan về trang web và các liên kết đến các trang khác.
  • Landing Page được tạo ra với một mục tiêu chuyển đổi cụ thể và thường không có các liên kết đến các trang khác.

5.3. Landing Page và Microsite khác nhau như thế nào?

Landing Page và Microsite là hai công cụ marketing trực tuyến phổ biến, tuy nhiên chúng có một số điểm khác biệt quan trọng. Dưới đây là bảng so sánh giúp quý doanh nghiệp phân biệt dễ dàng hơn:

Landing Page

Microsite

Mục đích

Thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy hành động chuyển đổi cụ thể.

Giới thiệu thông tin chi tiết về một chủ đề cụ thể, quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm mới, hoặc hỗ trợ chiến dịch marketing dài hạn. Microsite giống như một website nhỏ, tách biệt khỏi website chính thức của doanh nghiệp.

Nội dung

Tập trung vào một hành động chuyển đổi duy nhất, nội dung ngắn gọn, súc tích và hướng đến hành động.

Nội dung đa dạng và phong phú hơn, có thể bao gồm bài viết, hình ảnh, video, infographic...

Thiết kế

Đơn giản, dễ điều hướng, tập trung vào CTA.

Có thể phức tạp hơn Landing Page, thường bao gồm nhiều trang con và có thiết kế đồng nhất với website chính.

Tên miền

Thường có tên miền riêng.

Thường sử dụng tên miền phụ hoặc tên miền riêng.

Thời gian sử dụng

Tạm thời, thường được sử dụng cho một chiến dịch marketing cụ thể.

Có thể sử dụng lâu dài, hỗ trợ chiến dịch marketing dài hạn.

Ví dụ

Landing Page bán sản phẩm mới; đăng ký nhận bản tin; tải ebook miễn phí.

Microsite giới thiệu về công ty; sản phẩm mới; hỗ trợ chiến dịch marketing cho sự kiện

5.4. Có nên thêm video vào Landing Page không?

Theo các nghiên cứu, việc kết hợp video vào chiến dịch quảng cáo có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 34%. Khách hàng ngày nay có xu hướng bị thu hút bởi video hơn là hình ảnh tĩnh. Do đó, việc sử dụng video thực tế của sản phẩm/dịch vụ trên Landing Page sẽ mang lại nhiều lợi ích:

  • Thu hút sự chú ý của người truy cập nhanh chóng và hiệu quả hơn so với hình ảnh.
  • Mang đến cho người xem trải nghiệm chân thực và sinh động về sản phẩm/dịch vụ, giúp họ dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn về những gì bạn cung cấp.
  • Video testimonial (lời chứng thực) từ khách hàng hài lòng có thể giúp xây dựng lòng tin và khuyến khích khách hàng tiềm năng chuyển đổi.
  • Truyền tải thông điệp kêu gọi hành động (CTA) một cách rõ ràng và hấp dẫn, khuyến khích người xem thực hiện hành động mong muốn.
Lợi ích của việc thêm video vào Landing Page
Lợi ích của việc thêm video vào Landing Page

Tuy nhiên, để video phát huy tối đa hiệu quả trên Landing Page, bạn cần đảm bảo một số yếu tố sau:

  • Chất lượng video cao, hình ảnh sắc nét, âm thanh rõ ràng, tránh gây rối mắt..
  • Nội dung video cần bám sát mục tiêu của Landing Page, cung cấp thông tin hữu ích cho người xem.
  • Thêm lời kêu gọi hành động trên video để khuyến khích người xem thực hiện hành động mong muốn.
  • Vị trí hiển thị video hợp lý thu hút sự chú ý của người xem ngay khi truy cập, sử dụng thumbnail hấp dẫn để kích thích người xem click vào video.
  • Tối ưu hóa video cho SEO như đặt tiêu đề và mô tả video chứa từ khóa, thêm thẻ tag cho video để dễ dàng tìm kiếm.

5.5. Các phần mềm hỗ trợ tạo Landing Page hiệu quả

Một số phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp tạo Landing Page chuyên nghiệp, hiệu quả cùng tính năng xuất báo cáo chi tiết:

Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế Landing Page hiệu quả
Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế Landing Page hiệu quả
  • Leadpages: Nổi bật với giao diện kéo thả trực quan, dễ sử dụng, cung cấp nhiều mẫu landing page được tối ưu hóa cho chuyển đổi. Tích hợp nhiều công cụ marketing như email marketing, SMS marketing, giúp bạn tạo landing page nhanh chóng và hiệu quả.
  • Instapage: Tập trung vào tốc độ tải trang nhanh, tối ưu hóa cho di động, mang đến trải nghiệm người dùng mượt mà. Cung cấp nhiều tính năng nâng cao như heatmap, dynamic text replacement, giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả chuyển đổi của landing page.
  • Wix: Lựa chọn phù hợp cho người mới bắt đầu với giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Cung cấp nhiều mẫu landing page miễn phí, tích hợp nhiều tính năng web cơ bản, giúp bạn tạo landing page nhanh chóng mà không cần kiến thức lập trình.
  • Weebly: Tương tự Wix, Weebly cũng là lựa chọn phù hợp cho người mới bắt đầu với giao diện trực quan, dễ sử dụng. Cung cấp nhiều mẫu landing page đẹp mắt, tích hợp nhiều tính năng web cơ bản, giúp bạn tạo landing page dễ dàng.
  • Unbounce: Nổi tiếng với khả năng tùy chỉnh cao, cung cấp nhiều mẫu landing page đẹp mắt, đa dạng. Tích hợp nhiều tính năng marketing mạnh mẽ như A/B testing, pop-up, SEO,... 
  • Ladipage: Cung cấp nhiều mẫu landing page đẹp mắt, hiện đại, tích hợp nhiều tính năng marketing như webinar, countdown timer,... Giúp bạn tạo landing page thu hút và chuyên nghiệp.
  • Google Sites: Miễn phí và dễ sử dụng, phù hợp cho nhu cầu tạo landing page đơn giản, nhanh chóng. Cung cấp các tính năng cơ bản như kéo thả, chỉnh sửa văn bản, hình ảnh,... Tuy nhiên, tùy chỉnh và chức năng marketing không phong phú như các phần mềm khác.

5.6. Tại sao cần tạo Landing Page chuẩn SEO?

Để Landing Page phát huy hiệu quả tối đa, chúng ta cần tối ưu hóa nó cho công cụ tìm kiếm (SEO):

Lợi ích của Landing Page chuẩn SEO
Lợi ích của Landing Page chuẩn SEO
  • Tăng khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm của của Google và các công cụ tìm kiếm khác.
  • Thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cao, thực sự quan tâm và có nhu cầu,
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng vì tối ưu SEO và trải nghiệm người dùng (UX) có mối quan hệ mật thiết với nhau.
  • Tiết kiệm chi phí marketing, SEO là một kênh marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí so với các kênh quảng cáo trả phí như Google Ads, Facebook Ads...
  • Nâng cao uy tín thương hiệu, khi Landing Page được tối ưu hóa SEO thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp.

>>> XEM THÊM: HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH SEO TỔNG THỂ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Tóm lại, Landing Page đóng vai trò quan trọng đối với các chiến dịch marketing và bán hàng nhờ khả năng thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi cao, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số. Trường Doanh nhân HBR mong rằng bài viết này đã cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích, chi tiết và thực tế để ứng dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của mình.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger