TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, CHỦ THỂ VÀ QUY LUẬT CHI PHỐI

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Kinh tế thị trường là gì?
    • 1.1. Định nghĩa kinh tế thị trường
    • 1.2. Ví dụ về kinh tế thị trường
  • 2. 8 đặc điểm của nền kinh tế thị trường
  • 3. Các chủ thể của nền kinh tế thị trường là gì?
    • 3.1. Nhà nước
    • 3.2. Nhà sản xuất
    • 3.3. Người tiêu dùng
    • 3.4. Ngân hàng và các tổ chức tài chính
    • 3.5. Lực lượng lao động
    • 3.6. Các chủ thể trung gian khác
  • 4. Ưu điểm và nhược điểm nền kinh tế thị trường là gì?
    • 4.1. Ưu điểm
    • 4.2. Nhược điểm
  • 5. 5 quy luật chi phối nền kinh tế thị trường là gì?
    • 5.1. Quy luật giá trị
    • 5.2. Quy luật cạnh tranh
    • 5.3. Quy luật cung cầu
    • 5.4.Quy luật lưu thông tiền tệ
    • 5.5. Quy luật giá trị thặng dư
  • 6. Lợi ích khi được công nhận là nền kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là gì? Đây một khái niệm không còn xa lạ trong thời đại toàn cầu hóa, đang ngày càng tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bài viết này sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về kinh tế thị trường, từ định nghĩa cơ bản đến những quy luật chi phối, từ ưu điểm đến thách thức, nhằm đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt.

1. Kinh tế thị trường là gì?

Trước hết, hãy cùng Trường Doanh nhân HBR tìm hiểu định nghĩa và ví dụ của kinh tế thị trường.

1.1. Định nghĩa kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là gì? Theo định nghĩa kinh tế học, kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mà trong đó các quyết định kinh tế được đưa ra bởi các cá nhân và doanh nghiệp thông qua quá trình mua bán tự nguyện trên thị trường. Quy luật cung-cầu đóng vai trò trung tâm trong việc xác định giá cả và phân bổ tài nguyên.

Nói cách khác, đây là nền kinh tế thị có giá cả của hàng hóa/ dịch vụ được hình thành tự do do tương tác giữa cung và cầu của người sản xuất và người tiêu dùng, chứ không phải do nhà nước quy định.

Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là gì?

1.2. Ví dụ về kinh tế thị trường

Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế này, chúng ta có thể lấy một số ví dụ điển hình:

  • Hoa Kỳ: Được xem là một trong những nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới, Hoa Kỳ có một hệ thống kinh tế tự do cao, nơi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để giành thị phần
  • Các nước châu Âu: Hầu hết các nước châu Âu đều áp dụng mô hình kinh tế này, tuy nhiên mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế có thể khác nhau
  • Việt Nam: Việt Nam đang trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và quản lý nền kinh tế

2. 8 đặc điểm của nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường có 8 đặc điểm nổi bật, bao gồm:

Đặc điểm
Đặc điểm
  • Quyền sở hữu tư nhân: Các cá nhân và doanh nghiệp có quyền sở hữu và quản lý tài sản, bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị… Điều này tạo động lực cho người dân tích cực lao động, sản xuất và tạo ra của cải
  • Tự do kinh doanh: Mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền tự do thành lập doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh và quyết định quy mô sản xuất. Nhờ đó, nền kinh tế thị trường có sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
  • Cạnh tranh: Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để giành thị phần, dẫn đến việc cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm… Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến để tồn tại và phát triển
  • Giá cả do thị trường quyết định: Giá cả hàng hóa/ dịch vụ được hình thành tự do do tương tác giữa cung và cầu. Đây là yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế này, đảm bảo sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
  • Vai trò của nhà nước: Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra khung pháp lý, bảo vệ quyền sở hữu, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và cung cấp các dịch vụ công cộng
  • Đổi mới sáng tạo: Nền kinh tế thị trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao năng suất lao động, từ đó giúp nền kinh tế phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Mở cửa để hội nhập: Nền kinh tế thị trường thường có xu hướng mở cửa, giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế khác trên thế giới, mở rộng thị trường và thu hút đầu tư

Trong kinh doanh chỉ có một điều không bao giờ, đó là: MỌI THỨ LUÔN THAY ĐỔI. Doanh nghiệp nào không biết liên tục xây dựng & cải tiến mô hình kinh doanh hiệu quả, hoặc dùng mô hình kinh doanh cũ trong bối cảnh mới chắc chắn nhận phải thất bại trên đường dài. Một tổ chức không mang tới giá trị khác biệt và tân tiến cho khách hàng sẽ đánh mất mọi ưu thế cạnh tranh về sản phẩm, định vị và cả sự thu hút đối với nhà đầu tư tiềm năng.

Khoá đào tạo chuyên sâu 2 ngày XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH mang đến nhiều góc nhìn về mô hình kinh:

  • Thấu hiểu khách hàng và phát triển lợi thế cạnh tranh độc nhất
  • Từ phát triển và thử nghiệm sản phẩm đến xây dựng mô hình kinh doanh
  • Liên tục đổi mới và cải tiến mô hình kinh doanh
  • Thấu hiểu và thực hành các mô hình ra quyết định chiến lược trong kỷ nguyên 5.0

    3. Các chủ thể của nền kinh tế thị trường là gì?

    Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường gồm có 6 chủ thể. Mỗi chủ thể đều đóng vai trò quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.

    Các chủ thể trong kinh tế thị trường là gì?
    Các chủ thể trong kinh tế thị trường là gì?

    3.1. Nhà nước

    Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và điều hành nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò như sau:

    Chủ thể Nhà nước
    Chủ thể Nhà nước
    • Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý: Đưa ra các luật, nghị định, chính sách để điều chỉnh hoạt động kinh tế, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể
    • Cung cấp các dịch vụ công: Giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng...
    • Điều tiết thị trường: Can thiệp vào thị trường khi cần thiết để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn các hành vi độc quyền
    • Ổn định kinh tế vĩ mô: Điều chỉnh lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách tài khóa để duy trì ổn định kinh tế
    • Hỗ trợ doanh nghiệp: Cung cấp các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích đầu tư

    3.2. Nhà sản xuất

    Nhà sản xuất trong kinh tế thị trường là gì? Bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

    Chủ thể Nhà sản xuất
    Chủ thể Nhà sản xuất
    • Tạo ra hàng hóa/ dịch vụ: Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
    • Sáng tạo: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ
    • Cung cấp việc làm: Tạo ra việc làm cho người lao động
    • Đóng góp vào ngân sách nhà nước: Thông qua việc nộp thuế, lệ phí

    3.3. Người tiêu dùng

    Người tiêu dùng là những cá nhân hoặc tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng hoặc tiêu thụ. Họ đóng vai trò:

    Chủ thể Người tiêu dùng
    Chủ thể Người tiêu dùng
    • Tạo ra cầu: Tạo ra nhu cầu về hàng hóa/ dịch vụ, thúc đẩy sản xuất
    • Ảnh hưởng đến giá cả: Qua việc lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ
    • Đánh giá chất lượng sản phẩm: Góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa/ dịch vụ

    3.4. Ngân hàng và các tổ chức tài chính

    Nhóm chủ thể Ngân hàng và các tổ chức tài chính là những trung gian tài chính, kết nối những người có dư thừa vốn với những người có nhu cầu vốn. Vai trò của chủ thể này trong kinh tế thị trường là gì?

    Chủ thể ngân hàng và các tổ chức tài chính
    Chủ thể ngân hàng và các tổ chức tài chính
    • Thu gom vốn: Từ các cá nhân, tổ chức và cho vay lại để phục vụ sản xuất kinh doanh
    • Thanh toán: Cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền
    • Quản lý rủi ro: Đảm bảo an toàn cho tiền gửi của khách hàng

    3.5. Lực lượng lao động

    Lực lượng lao động chính là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị. Vai trò của họ là:

    Chủ thể lực lượng lao động
    Chủ thể lực lượng lao động
    • Sản xuất hàng hóa, dịch vụ: Tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội
    • Tiêu dùng: Người lao động cũng là những người tiêu dùng, nên có vai trò tạo ra cầu hàng hóa/ dịch vụ
    • Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Qua việc tăng năng suất lao động

    3.6. Các chủ thể trung gian khác

    Các chủ thể trung gian trong kinh tế thị trường là gì? Đây là những tổ chức, cá nhân không trực tiếp sản xuất hoặc tiêu dùng mà đóng vai trò trung gian kết nối các chủ thể khác trong nền kinh tế. Gồm có:

    Chủ thể trung gian
    Chủ thể trung gian
    • Phân phối: Đưa hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng
    • Vận tải: Vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa…
    • Bảo hiểm: Bảo vệ tài sản và rủi ro cho các chủ thể kinh tế
    • Tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn về tài chính, luật pháp…
    • Các sàn giao dịch: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, chứng khoán...
    • Các hiệp hội ngành hàng: Đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp trong cùng một ngành

    Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường có mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau. Ví dụ: Nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp việc làm cho người lao động, người lao động tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

    4. Ưu điểm và nhược điểm nền kinh tế thị trường là gì?

    Cũng như các mô hình kinh tế khác, nền kinh tế thị trường tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng.

    4.1. Ưu điểm

    Gồm có các ưu điểm như sau:

    Ưu điểm
    Ưu điểm
    • Hiệu quả trong phân bổ tài nguyên: Nền kinh tế thị trường có khả năng phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Cơ chế thị trường tự điều chỉnh cung và cầu giúp đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng vào những nơi có hiệu quả nhất
    • Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo: Doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, điều này khuyến khích họ không ngừng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và công nghệ
    • Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng: Nền kinh tế thị trường thường có tốc độ tăng trưởng cao nhờ vào sự cạnh tranh, đầu tư và đổi mới
    • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Nhờ sự đa dạng hàng hóa, dịch vụ và cạnh tranh về giá cả, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống
    • Tạo nhiều cơ hội việc làm: Sự phát triển của doanh nghiệp đi kèm với việc tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
    • Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế: Nền kinh tế thị trường khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác quốc tế

    4.2. Nhược điểm

    Nền kinh tế thị trường có một số nhược điểm như sau:

    Nhược điểm
    Nhược điểm
    • Bất bình đẳng: Nền kinh tế thị trường có thể dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, tạo ra khoảng cách giàu nghèo lớn trong xã hội
    • Ô nhiễm môi trường: Để đạt được lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp có thể không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, dẫn đến ô nhiễm
    • Khủng hoảng kinh tế: Nền kinh tế này dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài, gây ra khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra trên quy mô toàn cầu
    • Độc quyền: Nếu không có sự can thiệp của nhà nước, một số doanh nghiệp lớn có thể thống trị thị trường, tạo ra tình trạng độc quyền làm giảm cạnh tranh (monopoly - độc quyền và oligopoly - độc quyền của một số ít) 
    • Bất ổn xã hội: Sự cạnh tranh khốc liệt và bất bình đẳng có thể gây ra các vấn đề xã hội như mất ổn định, tội phạm
    • Không đảm bảo đời sống xã hội những người khó khăn: Nhóm dân số có thu nhập thấp, có nhu cầu nhưng lại không có đủ khả năng chi trả sẽ không được tiếp cận với các sản phẩm/ dịch vụ cần thiết do quy luật cung - cầu

    5. 5 quy luật chi phối nền kinh tế thị trường là gì?

    Nền kinh tế thị trường chịu sự chi phối của 5 quy luật sau đây:

    5 quy luật chi phối
    5 quy luật chi phối

    5.1. Quy luật giá trị

    Giá trị của một hàng hóa/ dịch vụ sẽ được quyết định bởi lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Nói cách khác, hàng hóa càng đòi hỏi nhiều lao động để sản xuất thì giá trị của nó càng cao. 

    Quy luật giá trị là nền tảng của nền kinh tế hàng hóa, nó chi phối quá trình sản xuất, trao đổi và phân phối hàng hóa.

    5.2. Quy luật cạnh tranh

    Các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp) luôn cạnh tranh nhau để giành thị phần, khách hàng và lợi nhuận. Cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.

    5.3. Quy luật cung cầu

    Giá cả của hàng hóa được quyết định bởi mối quan hệ giữa cung và cầu. Khi cầu tăng, giá cả có xu hướng tăng và ngược lại. Quy luật cung cầu giúp điều tiết sản xuất và phân phối hàng hóa, đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường.

    5.4.Quy luật lưu thông tiền tệ

    Tiền tệ là phương tiện lưu thông chung, được sử dụng để mua bán hàng hóa, dịch vụ. Quy luật lưu thông tiền tệ liên quan đến lượng tiền cần thiết để phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa. Quy luật này giúp đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế, tránh tình trạng lạm phát hoặc giảm phát.

    5.5. Quy luật giá trị thặng dư

    Giá trị thặng dư là phần giá trị tạo ra trong quá trình sản xuất vượt quá giá trị của các yếu tố sản xuất (lao động, tư liệu sản xuất). Đây là nguồn gốc của lợi nhuận, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

    Các quy luật trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng tác động lên nền kinh tế thị trường. Ví dụ:

    • Quy luật giá trị là cơ sở để hình thành giá cả
    • Quy luật cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị sử dụng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh
    • Quy luật cung cầu ảnh hưởng đến giá cả và quyết định sản lượng sản xuất
    • Quy luật lưu thông tiền tệ đảm bảo cho quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra thông suốt
    • Quy luật giá trị thặng dư là động lực thúc đẩy sản xuất và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

    Hiểu rõ các quy luật này giúp doanh nghiệp:

    • Dự báo xu hướng của thị trường: Dựa vào các quy luật cung cầu, chúng ta có thể dự đoán được sự biến động của giá cả
    • Đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các quy luật này để đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh phù hợp
    • Đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế: Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các quy luật này để đánh giá hiệu quả của các chính sách mà mình đưa ra

    6. Lợi ích khi được công nhận là nền kinh tế thị trường là gì?

    Việc một quốc gia được cộng đồng quốc tế công nhận là nền kinh tế thị trường mang lại nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị và ngoại giao. Gồm có các lợi ích sau đây:

    Các lợi ích khi được công nhận là nền kinh tế thị trường là gì?
    Các lợi ích khi được công nhận là nền kinh tế thị trường là gì?

    1 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

    • Tín hiệu tích cực: Việc được công nhận là nền kinh tế thị trường là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự ổn định của môi trường kinh doanh, thể chế pháp luật minh bạch và khả năng bảo vệ quyền sở hữu
    • Gia tăng dòng vốn: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự tin hơn khi đầu tư vào một nền kinh tế có môi trường kinh doanh ổn định, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và tăng trưởng
    • Chuyển giao công nghệ: Cùng với dòng vốn FDI, các công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến cũng được chuyển giao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

    2 - Nâng cao uy tín quốc tế:

    • Vị thế trên trường quốc tế: Nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO
    • Mở rộng quan hệ hợp tác: Quốc gia sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia khác, ký kết các hiệp định thương mại tự do

    3 - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

    • Tăng trưởng xuất khẩu: Việc tiếp cận các thị trường lớn hơn, kết hợp với việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    • Tăng cường đổi mới: Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
    • Thu hút nhân tài: Môi trường kinh doanh năng động, nhiều cơ hội sẽ thu hút các nhân tài trong và ngoài nước, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

    4 - Tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu:

    • Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao
    • Tiếp cận công nghệ mới: Việc tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu giúp doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất

    5 - Nâng cao đời sống cho người dân:

    • Tăng thu nhập: Với sự phát triển của kinh tế, thu nhập của người dân sẽ tăng lên, cải thiện chất lượng cuộc sống
    • Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn về hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh

    Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kinh tế thị trường là gì. Hiểu rõ về kinh tế thị trường sẽ giúp các nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức và đưa doanh nghiệp đến thành công. Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Để có thể phát triển bền vững, quý doanh nghiệp hãy trang bị cho mình những kiến thức, quy luật và nắm bắt cơ hội để vươn xa.

    Thông tin tác giả

    Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    Đăng ký ngay
    Hotline
    Zalo
    Facebook messenger