TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CÁCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PODCAST MARKETING HIỆU QUẢ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Podcast Marketing là gì?
  • 2. Tại sao Podcast Marketing lại tiềm năng?
    • 2.1. Tiếp cận lượng lớn khách hàng mục tiêu
    • 2.2. Xây dựng thương hiệu và doanh nghiệp hiệu quả
    • 2.3. Tăng khả năng nhận diện, chuyển đổi
    • 2.4. Triển khai dễ dàng và tiềm năng phát triển dài hạn
  • 3. Xu hướng podcast marketing doanh nghiệp không nên bỏ lỡ
    • 3.1. Sự lên ngôi của micro-podcast
    • 3.2. Tạo nội dung đa dạng
    • 3.3. Tăng cường sử dụng video
    • 3.4. Cá nhân hóa trải nghiệm nghe
    • 3.5. Kết hợp với công nghệ Thực tế mở rộng VR & AR
  • 4. Cách triển khai các chiến lược Podcast Marketing hiệu quả
    • 4.1. Xác định mục tiêu
    • 4.2. Lựa chọn chủ đề
    • 4.3. Lên kế hoạch sản xuất
    • 4.4. Sáng tạo nội dung thu hút
    • 4.5. Quảng bá podcast
    • 4.6. Theo dõi và đo lường kết quả
  • 5. Bí quyết nâng cao hiệu quả Podcast Marketing
    • 5.1. Xây dựng một landing page cho podcast và tối ưu SEO
    • 5.2. Sử dụng Content Splintering
    • 5.3. Duy trì tần suất sản xuất Podcast đều đặn
    • 5.4. Hợp tác với Influencer
    • 5.5. Sử dụng công cụ hỗ trợ Podcast Marketing
  • 6. Case study Podcast Marketing nên học hỏi
    • 6.1. Shopify Masters
    • 6.2. Vietcetera
    • 6.3. The Influencer
    • 6.4. Fonos

Podcast đang bùng nổ trở thành kênh truyền thông thu hút thu hút lượng lớn người dùng Theo Statista (2022), số lượng người nghe podcast toàn cầu đạt con số 424,8 triệu mang về doanh thu 3,46 tỷ USD. Có thể thấy thị trường podcast đang phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Hãy cùng Trường Doanh nhân HBR tìm hiểu sâu hơn về Podcast Marketing, cách triển khai và các xu hướng podcast mới nhất.

1. Podcast Marketing là gì?

Podcast Marketing là hình thức tiếp thị sử dụng podcast để truyền tải thông điệp, quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Podcast là tệp âm thanh kỹ thuật số được phát hành định kỳ, cho phép người dùng nghe trên các thiết bị di động hoặc máy tính.

Tìm hiểu về Podcast Marketing
Tìm hiểu về Podcast Marketing

Trong số các phương tiện truyền thông và giải trí, podcast được đánh giá cao vì sự tiện lợi, có thể nghe mọi lúc mọi nơi và bằng nhiều thiết bị khác nhau. Ngoài ra, Podcast Marketing hướng đến sự kết nối cá nhân, tạo ra cảm giác gần gũi và gắn kết hơn với khán giả.

2. Tại sao Podcast Marketing lại tiềm năng?

Podcast marketing đang nổi lên như một kênh tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả trong kỷ nguyên số, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Vì sao Podcast Marketing tiềm năng với doanh nghiệp?
Vì sao Podcast Marketing tiềm năng với doanh nghiệp?

2.1. Tiếp cận lượng lớn khách hàng mục tiêu

Theo báo cáo của Edison Research, năm 2023, lượng người nghe podcast tại Việt Nam đạt 24 triệu người, tăng 20% so với năm 2022. Người dùng có thể nghe podcast mọi lúc mọi nơi, trên nhiều thiết bị thông minh. Podcast là kênh truyền thông có phân khúc đa dạng khi thu hút người nghe ở mọi lứa tuổi và sở thích với đa dạng chủ đề như kinh doanh, marketing, khởi nghiệp, sức khỏe, giải trí...

2.2. Xây dựng thương hiệu và doanh nghiệp hiệu quả

Nghiên cứu cho thấy 70% người nghe podcast nhớ được thương hiệu được quảng cáo trong podcast và 72% cho biết họ tin tưởng các thương hiệu được quảng cáo trong podcast. Ngoài ra, Podcast có thể giúp xây dựng lòng tin với khách hàng nhanh hơn 30% so với các kênh tiếp thị truyền thống khác. Các doanh nghiệp và thương hiệu đã khéo léo lồng ghép thông điệp sản phẩm và dịch vụ vào nội dung podcast giúp gia tăng sự nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.

Podcast giúp thương hiệu gắn kết với khách hàng
Podcast giúp thương hiệu gắn kết với khách hàng

2.3. Tăng khả năng nhận diện, chuyển đổi

Podcast Marketing là phương tiện truyền thông tập trung tạo nội dung có giá trị, giải quyết vấn đề và khơi gợi sự quan tâm của đối tượng mục tiêu. Trong podcast, các thương hiệu có thể sử dụng lời kêu gọi hành động để khuyến khích người nghe truy cập website, tham gia mạng xã hội hoặc mua sản phẩm. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn hợp tác với các podcaster nổi tiếng khác để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến đối tượng mục tiêu thông qua nhiều hình thức như: quảng bá trực tiếp, cung cấp mã giảm giá độc quyền cho người nghe podcast.

2.4. Triển khai dễ dàng và tiềm năng phát triển dài hạn

Podcast sở hữu tỷ lệ tương tác cao hơn so với các kênh truyền thông khác như Facebook hay Youtube. Phương tiện truyền thông này cũng cho phép tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách cá nhân hóa, phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng người.

Doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện Podcast Marketing với chi phí sản xuất và quảng bá podcast tương đối thấp so với các kênh truyền thông truyền thống. Podcast Marketing cũng được dự đoán sẽ tiếp tục mở rộng về số lượng người nghe và tăng thời lượng nghe.

3. Xu hướng podcast marketing doanh nghiệp không nên bỏ lỡ

Hãy cùng Trường Doanh nhân HBR khám phá những xu hướng podcast marketing hàng đầu mà các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ:

Khám phá 5 xu hướng Podcast Marketing mới
Khám phá 5 xu hướng Podcast Marketing mới

3.1. Sự lên ngôi của micro-podcast

Nội dung ngắn gọn, súc tích đang thu hút sự chú ý của người nghe. Micro-podcast với mỗi tập kéo dài từ 5 đến 15 phút, rất phù hợp cho nhịp sống hối hả ngày nay. Doanh nghiệp có thể tận dụng format này để chia sẻ những thông tin ngắn gọn, hấp dẫn hoặc dùng để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mới.

3.2. Tạo nội dung đa dạng

Cùng như các kênh truyền thông khác, khán giả của podcast ngày càng mong muốn nội dung đa dạng và phong phú. Doanh nghiệp có thử nghiệm các định dạng khác nhau như phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, tóm tắt tin tức hoặc kể chuyện. Đa dạng hóa nội dung sẽ giúp kênh podcast thu hút nhiều đối tượng người nghe hơn và giữ chân họ lâu dài.

3.3. Tăng cường sử dụng video

Mặc dù podcast là âm thanh, nhưng việc kết hợp video sẽ giúp nâng cao trải nghiệm người nghe. Thêm video vào podcast trên các nền tảng như YouTube hoặc website, mạng xã hội để thu hút thị giác và tạo sự kết nối sâu sắc hơn với khán giả. Video cũng góp phần làm kênh podcast trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

3.4. Cá nhân hóa trải nghiệm nghe

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng chính là chìa khóa để tạo dựng lòng trung thành với người nghe và chiến lược Podcast Marketing cũng không ngoại lệ. Bằng cách phân tích dữ liệu người nghe podcast, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về sở thích và hành vi của họ để cung cấp nội dung được cá nhân hóa phù hợp với họ. Ví dụ như đề xuất các tập podcast liên quan, tạo danh sách phát được cá nhân hóa hoặc sử dụng lời chào trân trọng để tạo cảm giác kết nối với từng người nghe.

3.5. Kết hợp với công nghệ Thực tế mở rộng VR & AR

Công nghệ Thực tế mở rộng gồm Thực tế ảo - VR và Thực tế tăng cường - AR đang mở ra những khả năng mới cho podcasting. Doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm podcast đắm chìm hơn bằng cách đưa người nghe vào thế giới podcast hoặc cung cấp nội dung tương tác. VR và AR được ví như một tầm cao mới so với video, vốn chỉ mở rộng tiếp cận thị giác thì công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường cho phép người dùng trải nghiệm một không gian vật lý và kỹ thuật số toàn diện, sinh động hơn.

4. Cách triển khai các chiến lược Podcast Marketing hiệu quả

Trường Doanh nhân HBR chia sẻ đến quý doanh nghiệp các bước chi tiết để triển khai chiến lược Podcast Marketing:

Các bước triển khai chiến lược Podcast Marketing
Các bước triển khai chiến lược Podcast Marketing

4.1. Xác định mục tiêu

Cũng như các chiến dịch marketing khác, bước quan trọng đầu tiên luôn là xác định rõ ràng mục tiêu của chiến dịch podcast marketing. Ví dụ như tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy doanh số bán hàng. Nguyên tắc SMART là cách để doanh nghiệp để thiết lập mục tiêu tối ưu.

Trong bước này, doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu là ai. Dành thời gian nghiên cứu về nhân khẩu học, sở thích và hành vi nghe podcast của khán giả mục tiêu là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo nội dung phù hợp và thu hút đúng người nghe. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định nền tảng để triển khai. Có rất nhiều nền tảng podcast khác nhau như Spotify, Apple Podcasts, Google Podcasts và YouTube. Mỗi nền tảng có những ưu - nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và đối tượng mục tiêu khác nhau.

4.2. Lựa chọn chủ đề

Trong bước tiếp theo, doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn chủ đề podcast phù hợp với đối tượng mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Làm rõ chủ đề sẽ định hình phương hướng thực thi cho đội ngũ, tạo ra sự nhất quán và tránh việc xây dựng nội dung lan man, thiếu tập trung.

Một số chủ đề podcast phổ biến là: kiến thức kinh doanh, chia sẻ trải nghiệm, chiêm nghiệm cuộc sống, bài học kinh nghiệm, kiến thức tâm lý học, kiến thức marketing, phong cách sống, gen Z và gen Alpha, nuôi dạy con cái, giải trí, tin tức và sự kiện, sức khỏe và thể dục…

Trong bước này, đội ngũ sản xuất podcast cũng cần xác định format cho podcast. Ví dụ: Phỏng vấn, thảo luận nhóm, kể chuyện... Thời lượng mỗi tập podcast và ý tưởng đồng bộ intro và outro cho podcast để tạo sự chuyên nghiệp.

Xác định chủ đề chiến lược Podcast Marketing
Xác định chủ đề chiến lược Podcast Marketing

4.3. Lên kế hoạch sản xuất

Sau khi xác định được chủ đề của kênh podcast, đội ngũ tiếp thị sẽ lên kế hoạch sản xuất podcast chi tiết, bao gồm nội dung, định dạng, lịch phát hành và ngân sách dành cho chiến dịch. Kế hoạch sản xuất cơ bản gồm các phần sau:

  • Viết kịch bản cho từng tập podcast.
  • Lên lịch ghi âm và chỉnh sửa podcast.
  • Chuẩn bị các thiết bị cần thiết để ghi âm và chỉnh sửa podcast.
  • Tìm kiếm khách mời (nếu có).
  • Hiệu đính và xuất bản.

4.4. Sáng tạo nội dung thu hút

Tiếp theo là bước thực hiện các tập podcast, sản xuất nội dung chất lượng cao, thu hút và cung cấp giá trị cho người nghe. Nội dung là yếu tố quan trọng nhất của podcast. Hãy đảm bảo rằng nội dung của kênh podcast đủ hấp dẫn, giàu thông tin và cung cấp giá trị cho người nghe. Đội ngũ sản xuất cần đảm bảo sử dụng âm thanh chất lượng cao, chỉnh sửa cẩn thận và chú trọng vào việc kể chuyện.

4.5. Quảng bá podcast

Để podcast tiếp cận được đối tượng mục tiêu, việc quảng bá podcast là điều rất quan trọng. Đội ngũ tiếp thị cần lập kế hoạch truyền thông cho Podcast một cách bài bản. Kênh Podcast và các tập phát hàng có thể được truyền thông qua các kênh marketing khác nhau, bao gồm mạng xã hội, email marketing, website, quảng cáo trả phí trên công cụ tìm kiếm, PR…

Quảng bá cho chiến lược Podcast Marketing
Quảng bá cho chiến lược Podcast Marketing

4.6. Theo dõi và đo lường kết quả

Việc theo dõi và đo lường kết quả của chiến dịch podcast marketing sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và tối ưu hóa hiệu quả. Trong quá trình phát hành podcast, hãy nhớ tương tác với người nghe bằng cách trả lời bình luận, phản hồi email và tham gia vào các cuộc thảo luận trên mạng xã hội… để xây dựng cộng đồng và giữ chân họ. Sau mỗi tập phát hành, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ phản hồi và phản ứng của khán giả để tối ưu liên tục cho các tập podcast tiếp theo và toàn bộ chiến dịch. 

Cùng Mr. Tony Dzung nắm chắc các kiến thức về Marketing: xây dựng chiến lược Marketing từ dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp, cách sản xuất nội dung bán hàng "hút khách", áp dụng các mô hình kinh điển để lên kế hoạch tiếp thị bài bản... Tất cả sẽ được bất mí trong khoá học 2 ngày XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tham khảo chi tiết ngay!

Tham khảo nội dung trong 2 ngày đào tạo về Marketing
Tham khảo nội dung trong 2 ngày đào tạo về Marketing

5. Bí quyết nâng cao hiệu quả Podcast Marketing

Ngoài việc triển khai chiến dịch Podcast Marketing theo các bước bài bản, để thành công tạo dựng kênh Podcast thu hút, doanh nghiệp nên tham khảo thực hiện các lưu ý sau đây:

Các bí quyết để kênh Podcast thành công
Các bí quyết để kênh Podcast thành công

5.1. Xây dựng một landing page cho podcast và tối ưu SEO

Tạo landing page riêng biệt cho podcast để giới thiệu kênh, các tập podcast sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút người nghe và quản lý chiến dịch hiệu quả hơn. Lưu ý là hãy tối ưu hóa landing page cho công cụ tìm kiếm (SEO) để podcast dễ dàng được tìm thấy khi người dùng tìm kiếm thông tin liên quan.

5.2. Sử dụng Content Splintering

Content Splintering là việc chia nhỏ nội dung podcast thành các định dạng khác nhau như bài viết blog, video, infographic, hình ảnh... để tiếp cận nhiều đối tượng hơn và tăng khả năng lan tỏa nội dung.

5.3. Duy trì tần suất sản xuất Podcast đều đặn

Việc duy trì tần suất ổn định là rất quan trọng đối với sự phát triển kênh Podcast vì nó gắn liền với hành vi và thói quen của người dùng. Trong bước lên kế hoạch sản xuất podcast, đội ngũ nên ấn định lịch phát hành cụ thể để tạo thói quen cho người nghe và tăng sự mong đợi. Doanh nghiệp nên sản xuất podcast với tần suất ít nhất 1 tập mỗi tuần hoặc 2 tuần để đảm bảo sự tương tác và duy trì lượng người nghe ổn định.

Nên duy trì tần suất đều đặn cho kênh Podcast
Nên duy trì tần suất đều đặn cho kênh Podcast

5.4. Hợp tác với Influencer

Doanh nghiệp có thể mời những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực tham gia podcast để thu hút lượng người nghe mới và tăng độ uy tín cho kênh. Ngoài ra, doanh nghiệp hợp tác với các podcaster khác có chủ đề nội dung phù hợp để cùng quảng bá podcast của nhau, nhằm tăng khả năng tiếp cận và nâng cao uy tín thương hiệu.

5.5. Sử dụng công cụ hỗ trợ Podcast Marketing

Các công cụ giúp doanh nghiệp tạo dựng và quản lý podcast hiệu quả, bao gồm:

  • Nền tảng ghi âm và chỉnh sửa: Audacity, GarageBand, Adobe Audition.
  • Nền tảng lưu trữ podcast: Buzzsprout, Podbean, Simplecast.
  • Công cụ phân tích podcast: Podtrac, Chartable, Listen Notes.
  • Nền tảng quảng bá podcast: Apple Podcasts, Spotify, Google Podcasts.

6. Case study Podcast Marketing nên học hỏi

Podcast marketing đang ngày càng trở nên phổ biến và có rất nhiều doanh nghiệp đang tận dụng sức mạnh phương tiện truyền thông này để đạt được mục tiêu tiếp thị và kinh doanh. Dưới đây là một số case study Podcast Marketing đáng học hỏi:

6.1. Shopify Masters

Shopify Masters là podcast của Spotify có chủ đề gồm Kinh doanh, thương mại điện tử, marketing, khởi nghiệp. Podcast được phát hành trên các nền tảng: Apple Podcasts, Spotify, Google Podcasts, YouTube với tần suất 2 tập/ tuần.

Podcast của Shopify Masters
Podcast của Shopify Masters

Nội dung podcast được chia sẻ dưới dạng phỏng vấn, thảo luận chuyên gia, hoặc chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nghiệp thành công. Mỗi tập podcast có thời lượng trung bình 30 - 60 phút, tập trung vào một chủ đề cụ thể liên quan đến kinh doanh online. Ngoài ra, Shopify Masters cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện trực tuyến và hội thảo để kết nối người nghe với nhau.

Shopify Masters là một trong những podcast thương mại điện tử phổ biến nhất với hơn 1 triệu lượt tải xuống mỗi tháng. Kênh podcast được đánh giá cao về nội dung chất lượng cao, thông tin hữu ích và format dẫn dắt hấp dẫn.

6.2. Vietcetera

Vietcetera là kênh podcast của doanh nghiệp Vietcetera - Media & Content platform với chủ đề đa dạng, gồm có: Văn hóa, kinh doanh, xã hội, khởi nghiệp, lifestyle. Podcast của thương hiệu được phát hành trên các nền tảng phổ biến như Apple Podcasts, Spotify, Google Podcasts, YouTube với tần suất 2 - 3 tập hàng tuần.

Podcast Vietcetera
Podcast Vietcetera

Nội dung podcast được chia sẻ dưới dạng phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm hoặc kể chuyện. Vietcetera thường xuyên sản xuất nhiều podcast với sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực để thu hút đông đảo người nghe trẻ. Ngoài ra, thương hiệu này cùng tổ chức nhiều sự kiện offline và online để kết nối với khán giả.

6.3. The Influencer

The Influencer là kênh podcast của VaynerMedia (agency marketing) với chủ đề về Marketing, influencer marketing, social media, branding. Podcast được phát hành 1 tập/ tuần trên các nền tảng Youtbe, Spotify…

Podcast The Influencer
Podcast The Influencer

The Influencer được sản xuất bởi đội ngũ marketing của VaynerMedia, kết hợp với các chuyên gia và influencer trong lĩnh vực marketing. Nội dung podcast thường tập trung vào một chủ đề cụ thể liên quan đến marketing và influencer marketing; được chia sẻ dưới dạng phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, hoặc case study thực tế.

The Influencer là một trong những kênh podcast được đánh giá cao với hơn 500.000 lượt tải xuống mỗi tháng. Kênh podcast và chiến lược Podcast Marketing này giúp VaynerMedia thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho dịch vụ influencer marketing mà họ cung cấp.

6.4. Fonos

Podcast của Fonos được phát hành trên ứng dụng sách nói của Fonos - Cloud Contact Center solution. Chủ đề của kênh tập trung vào giáo dục khách hàng về các giải pháp Contact Center, trải nghiệm khách hàng, sale và marketing. Ngoài ra, các tập Podcast còn được phát hành trên Youtube, Spotify, Google Podcasts và Apple Podcasts.

Podcast của Fonos
Podcast của Fonos

Nội dung podcast được chia sẻ dưới dạng phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, hoặc case study thực tế. Customer Experience Revolution là một trong những podcast Contact Center được yêu thích nhất với hơn 200.000 lượt tải xuống mỗi tháng.

Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng vừa ra mắt dịch vụ mới là Podcourse, các khóa học ngắn hạn dưới dạng podcast với nội dung về kiến thức kinh doanh, marketing, lãnh đạo và tâm lý học. Để kết nối với khách hàng tiềm năng và người nghe, Fonos cũng thường xuyên tổ chức các webinar và hội thảo để chia sẻ kiến thức.

Tóm lại, có thể thấy rằng bốn kênh podcast Shopify Masters, Vietcetera, The Influencer và Fonos là những ví dụ điển hình về cách thức các doanh nghiệp sử dụng Podcast Marketing hiệu quả để đạt được mục tiêu. Những kênh podcast này có điểm chung là:

  • Nội dung chất lượng cao và cung cấp giá trị cho người nghe
  • Lên chiến lược sản xuất bài bản và duy trì tần suất phát hành đều đặn
  • Chiến lược quảng bá hiệu quả để thu hút người nghe mới
  • Tương tác với người nghe để xây dựng cộng đồng

Như vậy, trong bài viết này Trường Doanh nhân HBR đã cung cấp những nội dung hữu ích liên quan đến Podcast Marketing đến quý doanh nghiệp. Bên cạnh giới thiệu cách triển khai chiến lược cụ thể, chúng tôi cũng đề xuất thêm các lưu ý quan trọng và bài học case study để giúp quý doanh nghiệp dễ dàng áp dụng và triển khai trong thực tế.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger