TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

BẬT MÍ 17 NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG LÀM VIỆC NHÓM

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Nguyên tắc Tầm quan trọng 
  • 2. Nguyên tắc Toàn cảnh 
  • 3. Nguyên tắc Phù hợp
  • 4. Nguyên tắc đỉnh Everest
  • 5. Nguyên tắc Chuỗi liên kết
  • 6. Nguyên tắc Người ảnh hưởng
  • 7. Nguyên tắc Chiếc la bàn
  • 8. Nguyên tắc quả táo hỏng
  • 9. Nguyên tắc Phối hợp
  • 10. Nguyên tắc Đánh đổi
  • 11. Nguyên tắc Bảng điểm
  • 12. Nguyên tắc Người dự bị
  • 13. Nguyên tắc Đồng nhất
  • 14. Nguyên tắc Giao tiếp
  • 15. Nguyên tắc Thế mạnh
  • 16. Nguyên tắc Quyết tâm
  • 17. Nguyên tắc Lợi nhuận

17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm được đề cấp trong cuốn sách cùng tên của tác giả John C. Maxwell là kim chỉ nam để xây dựng và phát triển nhóm hiệu quả. Vậy đó là những nguyên tắc gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Trường Doanh Nhân HBR.

1. Nguyên tắc Tầm quan trọng 

Đây là nguyên tắc đầu tiên trong 17 nguyên tắc làm việc nhóm. Nội dung cốt lõi của nguyên tắc Tầm quan trọng là: “Một là con số quá nhỏ để làm điều vĩ đại”.

Nguyên tắc này cho rằng làm việc nhóm là chìa khóa tạo ra những thành tựu vĩ đại. Nếu làm việc một mình thì cá nhân không thể đạt được những tựu có giá trị to lớn và có khả năng thất bại cao. Nếu muốn làm việc lớn, cá nhân phải kết hợp với những người khác. 

Để trở thành thành viên ưu tú của nhóm

Theo nguyên tắc này, để trở thành thành viên tốt, trước hết bạn cần liệt kê những mục tiêu chính của bản thân. Sau đó quyết định xem bạn sẽ tự thực hiện một mình hay xây dựng một nhóm để cùng nhau thực hiện mục tiêu đó. 

Nếu có một vài nguyên nhân ngăn cản bạn tham gia vào một nhóm, ví dụ như cái tôi, sự thiếu tự tin hoặc tính cách khép kín thì bạn cần ngay lập tức khắc phục nguyên nhân đó. Sau đó, bạn cần trở thành thành viên của một nhóm càng sớm càng tốt để nhanh chóng hiện thực hóa giấc mơ của mình.

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Theo nguyên tắc này, để trở thành nhà lãnh đạo tài giỏi, bạn cần xác định mục tiêu lớn nhất của mình. Sau đó, xác định xem mục tiêu ấy có vượt quá khả năng thực hiện của bản thân không. Nó có mang lại lợi ích cho cả bạn và mọi người xung quanh không. Nếu câu trả lời là có thì bạn cần tìm kiếm những người phù hợp để cùng tham gia thực hiện mục tiêu đó. 

Nguyên tắc Tầm quan trọng
Nguyên tắc Tầm quan trọng

2. Nguyên tắc Toàn cảnh 

“Mục tiêu bao giờ cũng quan trọng hơn vai trò”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Toàn cảnh. 

Nguyên tắc này cho rằng để giành được chiến thắng, các thành viên luôn phải đặt lợi ích chung của nhóm lên hàng đầu. Mục tiêu luôn quan trọng hơn vai trò hay danh tiếng của cá nhân. Do đó, thay vì sử dụng nhóm như một công cụ bảo vệ lợi ích cá nhân, các thành viên phải chia sẻ lợi ích với nhau vì mục đích chung của cả nhóm. 

Dưới đây là các bước xây dựng nhóm theo nguyên tắc Toàn cảnh:

  • Xác định mục tiêu: Người lãnh đạo phải xác định mục tiêu chung cho nhóm. Không có mục tiêu chung, các thành viên sẽ không tìm được động lực và khát khao để làm việc
  • Đánh giá tình hình: Xác định tình hình để đánh giá khoảng cách từ thực tại tới mục tiêu là bao xa
  • Chuẩn bị nguồn lực: Chuẩn vị nguồn lực cần thiết để chinh phục mục tiêu, ví dụ như các thiết bị, tiện nghi, nguồn tài chính
  • Lựa chọn thành viên phù hợp: Muốn xây dựng một nhóm thành công, thì quan trọng là phải lựa chọn những thành viên phù hợp
  • Hy sinh kế hoạch cá nhân: Các thành viên phải luôn tự hỏi điều gì là tốt nhất cho những người còn lại. Từ đó, họ sẽ có ý thức tạm gác lại những lợi ích cá nhân vì mục tiêu chung của nhóm
  • Vươn tới một tầm cao mới: Khi các thành viên phối hợp với nhau và từ bỏ những lợi ích cá nhân thì nhóm sẽ sẵn sàng tiến lên một tầm cao mới

Để trở thành thành viên ưu tú của nhóm

Để trở thành một thành viên tốt, bạn phải sẵn sàng đóng một vai trò phụ nếu điều đó là cần thiết cho lợi ích chung của nhóm. Hãy luôn nhớ mục tiêu bao giờ cũng quan trọng hơn vai trò hay danh tiếng cá nhân. 

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Để trở thành nhà lãnh đạo tài giỏi, bạn cần là người tiên phong trong việc hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của nhóm. Sau đó, hãy hướng dẫn các thành viên trong nhóm tuân theo nguyên tắc Toàn cảnh. Nếu có cá nhân nỗ lực hết mình thì mục tiêu chung của nhóm thì bạn cần kịp thời động viên, tôn vinh hoặc khen thưởng.

>>> XEM THÊM: 21 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ GIỎI, TRÁCH NHIỆM VÀ GẮN KẾT

3. Nguyên tắc Phù hợp

“Mỗi thành viên đều có một vị trí thích hợp để phát huy hết khả năng của mình”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Phù hợp.

Nếu không được đặt đúng vị trí, cá nhân sẽ không thể phát huy hết khả năng của mình, dẫn đến suy sụp, thậm chí phẫn nộ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc của nhóm, khiến niềm tin bị xói mòn và mất đi ý chí tập thể. Vì vậy, mỗi người phải được đặt ở vị trí thích hợp để khai thác hết khả năng của bản thân và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nhóm. 

Để trở thành thành viên ưu tú của nhóm 

Nếu đã tìm được chỗ đứng phù hợp trong nhóm, hãy tiếp tục phát huy vai trò của mình. Nếu chưa, bạn cần nỗ lực tìm kiếm vị trí phù hợp cho mình. Để làm được điều này, bạn cần xây dựng sự tự tin, thấu hiểu chính mình, nhìn vào mục tiêu chung của nhóm và dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo vì họ có thể sắp xếp bạn vào vị trí phù hợp.             

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn cần sắp xếp đúng vị trí cho từng thành viên trong nhóm. Để làm được điều này, bạn cần: 

  • Nắm rõ tình hình của nhóm: Bạn cần hiểu rõ nhóm của mình đang ở tình trạng nào và cần thực hiện giải pháp gì. Ví dụ, trong giai đoạn mới thành lập, điều cần làm là thu hút thêm thành viên cho nhóm. Nhưng khi bước vào giai đoạn ổn định tổ chức thì điều quan trọng là phải chọn lọc người thích hợp để ở lại nhóm
  • Hiểu rõ các thành viên trong nhóm: Bạn cần đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách, thái độ, đam mê, tiềm năng phát triển của mỗi thành viên để xếp họ vào vị trí thích hợp nhất 
  • Khen thưởng: Khen thưởng để động viên mọi người tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình ở vị trí họ đang đảm nhận
Nguyên tắc Phù hợp
Nguyên tắc Phù hợp

4. Nguyên tắc đỉnh Everest

“Khi thách thức tăng, nhu cầu làm việc nhóm sẽ tăng theo”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc đỉnh Everest.

Nguyên tắc đỉnh này cho rằng nhóm của bạn phải tương xứng với tầm vóc ước mơ của bạn. Nếu muốn leo lên đỉnh Everest, không có cách nào khác là phải xây dựng một nhóm có tầm vóc ngang bằng đỉnh Everest. 

Dưới đây là một số cách phát triển nhóm ngang tầm với ước mơ của bạn:

  • Phát triển các thành viên trong nhóm: Lãnh đạo cần nhìn thấy tiềm năng của mỗi thành viên, sau đó trao cho họ cơ hội phát triển và tỏa sáng. Ví dụ, với những người mới bắt đầu vào nghề, bạn cần trao cho họ sự định hướng và dẫn dắt tận tình. Với những người thiếu sự tập trung và ý chí thì bạn cần trao cho họ sự huấn luyện nghiêm ngặt
  • Bổ sung các thành viên then chốt: Đội nhóm cần có một cá nhân sở hữu tài năng đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó để hiện thực hóa ước mơ
  • Thay đổi người lãnh đạo: Nếu một nhóm đã có đủ nhân tài nhưng vẫn không thể phát triển thì điều cần làm là thay đổi vị trí lãnh đạo. Mỗi thách thức khác nhau mà nhóm gặp phải sẽ đòi hỏi những kiểu lãnh đạo khác nhau

Để trở thành thành viên ưu tú của nhóm

Để trở thành thành viên tốt trong nhóm, bạn cần phải sát cánh cùng đồng đội để vượt qua mọi khó khăn và trở ngại. Đừng rời bỏ đồng đội và leo lên đỉnh núi một mình. 

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn cần liên tục học hỏi và phát triển để thích nghi với những khó khăn và trở ngại mới. Điều này giúp bạn có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống khác nhau. Nếu không phát triển, bạn buộc phải nhường lại vị trí lãnh đạo cho người khác.

>>> XEM THÊM: BẬT MÍ 8 KỸ NĂNG TẠO NÊN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC

5. Nguyên tắc Chuỗi liên kết

“Mắt xích yếu nhất mới phản ánh sức mạnh của nhóm”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Chuỗi liên kết. 

Theo nguyên tắc này, mắt xích yếu kém nhất là yếu tố phản ánh sức mạnh của nhóm. Sức mạnh và sự phát triển của nhóm có thể bù đắp cho mắt xích yếu kém trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải là mãi mãi. Một mắt xích yếu kém sẽ cản trở tốc độ phát triển của cả nhóm. Vì vậy, nhóm cần đào tạo lại thành viên có năng lực yếu kém trong nhóm hoặc loại bỏ họ ra khỏi chuỗi liên kết. 

Để trở thành thành viên ưu tú của nhóm

Hãy tự đánh giá nghiêm túc bản thân và nhờ người khác đánh giá về mình để xem liệu bản thân có đang cản trở sự phát triển của cả nhóm không. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá mắt xích yếu kém:

  • Khó bắt kịp tiến độ của nhóm, vất vả khi làm việc với mọi người
  • Không phát triển được trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm
  • Không có cái nhìn toàn cảnh
  • Không tự nhận thức được điểm yếu của bản thân
  • Không đạt được mục tiêu đã đề ra

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn không được phép làm ngơ trước sự yếu kém trong nhóm. Trước hết, hãy ưu tiên việc đào tạo và giúp đỡ những cá nhân yếu kém trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn có thể làm điều này bằng cách: 

  • Cung cấp tài liệu cho họ tự nghiên cứu
  • Cho họ tham gia các hội nghị và khoá đào tạo
  • Giới thiệu cho họ một cố vấn giỏi

Nếu sau khi được đào tạo mà vẫn không tiến bộ thì bạn buộc phải loại bỏ mắt xích yếu kém ra khỏi chuỗi liên kết vì nếu tiếp tục giữ lại, cả nhóm sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

>>> XEM THÊM: QUY TẮC MẮT XÍCH YẾU - SẾP CẦN BIẾT ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ CHUYỂN HOÁ NHỮNG NHÂN SỰ YẾU KÉM

6. Nguyên tắc Người ảnh hưởng

“Những thành viên có sức ảnh hưởng giúp nhóm giành được chiến thắng”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc người ảnh hưởng. 

Theo nguyên tắc này, người có sức ảnh hưởng là người khởi xướng, biết cách tạo niềm vui, khơi dậy sự hào hứng của các thành viên và thúc đẩy sự phát triển của cả nhóm. Nếu có một người ảnh hưởng phù hợp, nhóm sẽ trở nên tự tin, hào hứng và có thể đạt được những thành tựu bất ngờ. 

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Nếu nhóm đã có nhiều người ảnh hưởng thì bạn không nên trở thành một người ảnh hưởng nữa. Thay vào đó, hãy trở thành người hỗ trợ bằng cách đưa những người này vào vị trí thích hợp để mang lại lợi ích cho nhóm. Tuy nhiên, nếu nhóm chưa có người có ảnh hưởng, bạn hãy tự thay đổi bản thân để trở thành người đó.

  • Tìm người hướng dẫn: Hãy tìm kiếm một người giỏi trong nhóm để giúp đỡ bạn cải thiện bản thân
  • Xây dựng kế hoạch phát triển: Hãy đặt bản thân vào khuôn khổ rèn luyện nghiêm túc để phát triển các kỹ năng và phẩm chất cần thiết
  • Thoát ra khỏi sự tự mãn: Hãy đặt sự tự mãn sang một bên và cố gắng làm tốt hơn trong quá khứ để khám phá hết khả năng của bản thân

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Nếu là người đứng đầu một nhóm, bạn cần nhìn ra tiềm năng của những người ảnh hưởng và khuyến khích họ đưa ra sáng kiến để truyền động lực tích cực đến nhóm. Bạn có thể xác định những cá nhân có sức ảnh hưởng thông qua các tiêu chí sau: trực giác tốt, sự cởi mở, lòng say mê, tài năng, sự sáng tạo, khả năng khởi xướng, tinh thần trách nhiệm, sự bao dung và khả năng thuyết phục. 

Nguyên tắc Người ảnh hưởng
Nguyên tắc Người ảnh hưởng

7. Nguyên tắc Chiếc la bàn

“Tầm nhìn giúp nhóm có định hướng và sự tự tin”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Chiếc la bàn.

Nguyên tắc này cho rằng mỗi nhóm bắt buộc phải có một tầm nhìn để đưa ra định hướng phát triển cho nhóm. Khi có tầm nhìn đúng mục tiêu, nhóm sẽ trở nên mạnh mẽ và tự tin, biết phải bắt đầu từ đâu và cần đi đến đâu.

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Là thành viên của nhóm, bạn cần nắm vững phương hướng của nhóm. Nếu nhóm chưa có kế hoạch rõ ràng, bạn cần hỗ trợ nhóm xác định đường đi cụ thể. Khi nhóm đã có kế hoạch và lộ trình cụ thể, bạn cần kiểm tra xem nhóm có phối hợp với nhau hài hòa hay không. 

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn cần phải truyền đạt tầm nhìn của nhóm tới các thành viên theo những tiêu chí dưới đây:

  • Rõ ràng: giải thích rõ ràng về tầm nhìn 
  • Mạch lạc: kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai 
  • Mục đích: đề xuất các hướng đi cụ thể để đạt được tầm nhìn
  • Mục tiêu: xác định những mục tiêu cụ thể của tầm nhìn
  • Trung thực: thể hiện toàn bộ tầm nhìn và sự tin tưởng vào người đề xuất tầm nhìn
  • Những câu chuyện: liên kết các khía cạnh liên quan đến tầm nhìn
  • Thử thách: chỉ ra những khó khăn xung quanh tầm nhìn
  • Đam mê: thúc đẩy động lực cho tầm nhìn
  • Mô hình: giải thích các vấn đề liên quan đến tầm nhìn
  • Chiến lược: đưa ra kế hoạch thực hiện tầm nhìn

Trước khi bắt đầu hành trình, hãy cùng với nhóm kiểm tra 6 chiếc la bàn sau: 

  • Chiếc la bàn đạo lý (nhìn lên trên)
  • Chiếc la bàn trực giác (nhìn vào bên trong)
  • Chiếc la bàn lịch sử (nhìn lại quá khứ)
  • Chiếc la bàn định hướng (nhìn về phía trước)
  • Chiếc la bàn chiến lược (hãy nhìn xung quanh)
  • Chiếc la bàn nhìn xa trông rộng

>>> XEM THÊM: 5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI

8. Nguyên tắc quả táo hỏng

“Thái độ sai sẽ phá hỏng nhóm”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Quả táo hỏng.

Nếu đặt một quả táo hỏng vào thùng táo chất lượng tốt thì cuối cùng cả thùng táo sẽ bị hư thối. Điều này tương tự như thái độ xấu trong nhóm. Thái độ xấu có tốc độ lan tỏa nhanh chóng, rất dễ dẫn đến những hành động tiêu cực như mâu thuẫn, bất đồng, oán giận và chia rẽ nhóm. Vì vậy, cần phải loại bỏ những thái độ xấu ra khỏi nhóm trước khi chúng phá hoại cả nhóm. 

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Thái độ của nhóm bắt đầu từ thái độ của cá nhân. Vì vậy, để trở thành thành viên tốt, bạn cần xem xét lại thái độ của chính mình. Nếu không thể tự đánh giá thái độ của mình, bạn có thể nhờ những thành viên khác. 

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Là một nhà lãnh đạo, nếu nhận thấy “một trái táo hỏng” có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm thì bạn cần nói chuyện thẳng thắn với người đó. Hãy cho người đó cơ hội sửa đổi. Nếu vẫn không thay đổi thái độ, bạn cần loại bỏ người đó ra khỏi nhóm để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm.

Nguyên tắc Quả táo hỏng
Nguyên tắc Quả táo hỏng

>>> XEM THÊM: ÁP DỤNG BÀI HỌC QUẢ TÁO THỐI ĐỂ NHÂN SỰ ĐOÀN KẾT, HỖ TRỢ NHAU PHÁT TRIỂN

9. Nguyên tắc Phối hợp

“Các thành viên trong nhóm phải phối hợp với nhau khi làm việc”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Phối hợp.

Nguyên tắc này cho rằng nếu rủi ro càng cao thì càng cần phải tính toán rõ ràng, dễ hiểu và phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Để phối hợp chặt chẽ và hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải luôn tin tưởng lẫn nhau và biết giữ chữ tín.  

Công thức để xác định khả năng phối hợp theo nguyên tắc này là: Khả năng phối hợp = Tính cách + Năng lực + Sự tận tâm + Phong độ + Sự đoàn kết.

Để trở thành thành viên ưu tú của nhóm

Theo nguyên tắc Phối hợp, niềm tin của đồng đội chính là lời khen quý giá nhất. Vì vậy, để trở thành thành viên tốt trong nhóm, hãy cố gắng xây dựng lòng tin với mọi người. Bạn cần kiểm tra xem mình có đang được mọi người tin tưởng hay không bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Mọi người có tin tưởng bạn không? (Tính cách)
  • Bạn có hoàn thành công việc xuất sắc không? (Năng lực)
  • Bạn có đóng góp vào thành công của nhóm không? (Tận tâm)
  • Bạn có dễ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh không? (Phong độ ổn định)
  • Hành động của bạn có giúp nhóm thêm gắn kết không? (Đoàn kết)

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài hỏi, bạn phải biết xây dựng nhóm dựa trên niềm tin vững chắc. Điều này được thực hiện bằng cách:

  • Thúc đẩy niềm tự hào của nhóm
  • Thuyết phục mọi người rằng đây là nhóm tốt nhất.
  • Đưa ra nhận định khi có cơ hội
  • Khuyến khích mọi người hành động theo phương châm, khẩu hiệu của nhóm
  • Tập trung vào mục tiêu chung
  • Khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng nhau

>>> XEM THÊM: 9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

10. Nguyên tắc Đánh đổi

“Nhóm sẽ không phát huy được thực lực nếu không biết đánh đổi”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Đánh đổi. 

Theo nguyên tắc này, để giành được chiến thắng, bạn bắt buộc phải đánh đổi. Cái giá của sự đánh đổi không bao giờ giảm và nếu ngừng đánh đổi thì bạn sẽ mất đi năng lực của mình. Mục tiêu càng cao, sự đánh đổi của các thành viên trong nhóm càng lớn. Do vậy, các thành viên trong nhóm phải có sự hy sinh, phấn đấu không ngừng và đặc biệt là không được phép ích kỷ. 

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Đầu tiên, hãy viết ra những mục tiêu cá nhân của bạn. Sau đó, đối chiếu nó với mục tiêu của nhóm. Nếu nó mâu thuẫn với mục tiêu chung của nhóm thì bạn bắt buộc phải lựa chọn một trong ba giải pháp sau: 

  • Từ bỏ mục tiêu cá nhân
  • Tạm hoãn thực hiện mục tiêu cá nhân
  • Liên kết mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của nhóm

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Với vai trò lãnh đạo, bạn cần thuyết phục các thành viên khác sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung của nhóm. Hãy trở thành người tiên phong trong việc hy sinh vì lợi ích nhóm bằng cách:

  • Đóng góp tài chính cá nhân cho nhóm
  • Sẵn sàng chia sẻ quyền lợi với thành viên khác
  • Không ngừng phấn đấu và nỗ lực vì sự phát triển chung của nhóm
  • Đưa ra các quyết định có lợi cho nhóm
Nguyên tắc Đánh đổi
Nguyên tắc Đánh đổi

11. Nguyên tắc Bảng điểm

“Nhóm có thể tự điều chỉnh tốt hơn nếu hiểu rõ giá trị của mình”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Bảng điểm.

Nguyên tắc này cho rằng, nhóm cần nhìn vào bảng điểm thực tế để đánh giá xem mình đang ở vị trí nào và có đang tiến bộ không. Từ đó, nhóm sẽ có những thay đổi và điều chỉnh kịp thời để vươn lên thứ hạng cao hơn trong bảng điểm.

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Bạn cần đánh giá xem mình đang đạt bao nhiêu điểm trong lĩnh vực mà nhóm bạn đang theo đuổi. Nếu điểm số thấp, bạn cần nỗ lực thay đổi để đạt điểm cao hơn. Nếu đã đạt điểm số cao, bạn cần nỗ lực duy trì nó. 

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn phải có trách nhiệm kiểm tra bảng điểm và cập nhật tình hình điểm số cho các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, bạn phải khuyến khích các thành viên luôn tự đánh giá điểm số của họ và thay đổi kịp thời để trở nên tốt hơn.

12. Nguyên tắc Người dự bị

“Những đội xuất sắc luôn có tầm nhìn sâu rộng”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Người dự bị.

Theo nguyên tắc này, để thành công, mọi nhóm đều cần có những người dự bị xuất sắc bên cạnh đội hình chính thức. Nhóm có thể đạt được thành công với một đội hình tài năng nhưng để duy trì phong độ cao trong thời gian dài thì cần phải xây dựng một đội ngũ dự bị mạnh mẽ. 

Để duy trì một nhóm xuất sắc, bạn cần tập trung phát triển những thành viên chính thức. Sau đó, xây dựng một đội ngũ dự bị để khi mất đi một người chính thức, sẽ có một người mới thay thế ngay lập tức. 

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Để làm tốt vai trò của mình với tư cách thành viên, bạn cần xác định xem mình là người chính thức hay dự bị trong nhóm. 

Nếu là người dự bị thì nhiệm vụ của bạn là hỗ trợ các thành viên chính thức phát huy tối đa khả năng của họ và trau dồi bản thân để trở thành người chính thức trong tương lai. Nếu đã là thành viên chính thức thì bạn cần thể hiện khả năng tốt nhất của bản thân và tôn trọng, giúp đỡ các thành viên dự bị để họ trở thành người chính thức trong tương lai.

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Một nhóm sẽ luôn có người ra đi và người mới gia nhập. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải đảm bảo cửa xoay đúng hướng để đảm bảo người ở lại nhóm xuất sắc hơn người đã ra đi. 

Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần đánh giá kỹ lưỡng để xem nếu thiếu thành viên nào, nhóm sẽ sụp đổ. Đây là cách xác định những thành viên chủ chốt. Tiếp theo, bạn cần huấn luyện những người dự bị để họ sẵn sàng trở thành người chính thức và người chính thức có thể trở thành người chủ chốt của nhóm. 

13. Nguyên tắc Đồng nhất

“Nhóm được xác định dựa trên các giá trị chung”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Đồng nhất. 

Theo nguyên tắc này, bên cạnh tầm nhìn, nhóm cần có giá trị chung để gắn chặt các mối quan hệ. Nếu mọi người có quan điểm khác nhau và cố gắng làm theo cách của mình thì nhóm sẽ bị chia rẽ. Vì vậy, tất cả thành viên phải chia sẻ giá trị chung. Giá trị chung sẽ tác động tới hành vi của cả nhóm. 

Để trở thành thành viên ưu tú của nhóm

Để đóng góp giá trị cho nhóm và giúp nhóm khai thác tiềm năng của mình, bạn cần chia sẻ giá trị chung với nhóm. Trước tiên, hãy xác định rõ các giá trị của nhóm. Sau đó, so sánh giá trị và mục tiêu cá nhân của bạn với nhóm. Nếu bạn hoàn toàn đồng tình với mục tiêu của nhóm, hãy cam kết điều chỉnh giá trị bản thân theo giá trị của nhóm. 

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Muốn trở thành người lãnh đạo xuất sắc, bạn phải chịu trách nhiệm về các giá trị của nhóm. bằng cách:

  • Xác định các giá trị mà nhóm nên theo đuổi
  • Tiên phong thực hiện các giá trị đó
  • Truyền đạt các giá trị của nhóm tới các thành viên
  • Theo dõi sự thống nhất về giá trị qua các hành vi của các thành viên đã được điều chỉnh.
Nguyên tắc Đồng nhất
Nguyên tắc Đồng nhất

14. Nguyên tắc Giao tiếp

“Sự tương hỗ lẫn nhau là chất xúc tác cho hành động”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Giao tiếp.

Nguyên tắc này cho rằng nếu muốn tạo ra sự thay đổi tích cực trong tổ chức thì cần thúc đẩy sự giao tiếp. Sự giao tiếp không chỉ tăng cường tinh thần cam kết và mối quan hệ mà còn hỗ trợ lẫn nhau trong hành động. Vì vậy, nếu muốn nhóm thể hiện đẳng cấp cao nhất thì các thành viên phải có khả năng lắng nghe và trao đổi với nhau. 

Giao tiếp trong nhóm được chia thành 4 hình thức chính:

  • Giao tiếp giữa lãnh đạo và thành viên: Lãnh đạo cần giao tiếp với nhóm theo 3 tiêu chí, đó là kiên định, rõ ràng và nhã nhặn
  • Giao tiếp giữa thành viên và lãnh đạo: Các thành viên nên mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ quan điểm với lãnh đạo, đồng thời phải thể hiện sự tôn trọng lãnh đạo
  • Giao tiếp giữa các thành viên với nhau: Giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm theo 3 tiêu chí, đó là biết thông cảm, hợp tác và trao đổi thẳng thắn với nhau
  • Giao tiếp giữa thành viên trong nhóm và người ngoài nhóm: Giao tiếp với người ngoài nhóm theo 3 tiêu chí, đó là biết tiếp thu, sẵn sàng đáp lại và có óc thực tế

Để trở thành thành viên ưu tú của nhóm

Nếu bạn có những cảm xúc tiêu cực hay thù hận đối với các thành viên trong nhóm, bạn cần phải giải quyết chúng ngay lập tức. Hãy giao tiếp với các thành viên trong nhóm theo 3 tiêu chí trên: thông cảm, hợp tác và thẳng thắn với nhau.

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Muốn trở thành người lãnh đạo tài giỏi, bạn có cách gia tiếp kiên định, rõ ràng và lịch sự với các thành viên trong nhóm. Đồng thời, bạn cũng cần phải biết lắng nghe, tránh độc đoán trong giao tiếp.

>>> XEM THÊM: KỸ NĂNG GIAO TIẾP LÀ GÌ? 10 CÁCH GIAO TIẾP KHÉO LÉO TRONG CUỘC SỐNG VÀ KINH DOANH

15. Nguyên tắc Thế mạnh

“Sự khác biệt giữa hai đội tài năng như nhau là yếu tố người lãnh đạo”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Thế mạnh.

Nguyên tắc này cho rằng mọi sự thành công hay thất bại của nhóm đều phụ thuộc vào yếu tố lãnh đạo. Nếu có sự lãnh đạo tốt, nhóm sẽ có khả năng đạt được mọi mục tiêu và vươn lên vị trí hàng đầu. Vì vậy, nếu nhóm có càng nhiều nhà lãnh đạo thì lợi thế trong việc lãnh đạo càng tăng. 

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Với tư cách là thành viên, bạn cũng cần phát triển năng lực lãnh đạo để gia tăng lợi thế cho nhóm. Việc này được thực hiện bằng cách: 

  • Thừa nhận tầm quan trọng của sự lãnh đạo.
  • Chịu trách nhiệm cá nhân để nâng cao kỹ năng lãnh đạo 
  • Tham gia vào các chương trình phát triển năng lực lãnh đạo
  • Tìm một người cố vấn về kỹ năng lãnh đạo.

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Với tư cách là người lãnh đạo nhóm, điều tốt nhất bạn có thể làm là thu hút thêm những người lãnh đạo cho nhóm. Trước hết, hãy cố gắng thu hút những nhà lãnh đạo giỏi nhất, những người có tài năng và tiềm năng hơn bạn. Sau đó, hãy phát triển những thành viên hiện tại trong nhóm. Vai trò lãnh đạo càng mạnh mẽ thì cơ hội thành công càng lớn.

Nguyên tắc Thế mạnh
Nguyên tắc Thế mạnh

16. Nguyên tắc Quyết tâm

“Khi bạn chiến thắng, sẽ chẳng còn nỗi đau đớn nào”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Quyết tâm.

Nguyên tắc này cho rằng, chiến thắng đem đến cảm giác hứng thú đặc biệt. Cảm giác này mạnh mẽ đến nỗi làm mọi người quên đi sự đau đớn và hy sinh chính bản thân để thể hiện một cách xuất sắc nhất. Vì vậy, toàn đội phải quyết tâm đến cuối cùng để giành được chiến thắng. 

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Nếu muốn đạt được thành quả từ sự quyết tâm, bạn không thể chờ đến khi đủ quyết tâm mới bắt tay vào làm. Hãy bắt đầu với năng lượng của người đã trải qua cảm giác chiến thắng. Sau đó, sự nhiệt huyết của bạn sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn và truyền cảm hứng cho đồng đội.

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Với tư cách là người lãnh đạo, bạn cần đánh giá mức độ quyết tâm hiện tại của nhóm, sau đó áp dụng những biện pháp phù hợp. Quyết tâm của nhóm phân loại thành 4 nhóm:

  • Quyết tâm cực thấp: Nhóm đang gặp bế tắc
  • Quyết tâm thấp: Nhóm đã có một vài tiến bộ nhưng chưa liên kết chặt chẽ và thiếu tự tin
  • Quyết tâm vừa phải: Nhóm đã đạt được một số chiến thắng và tin tưởng vào bản thân nhưng cần đưa ra những quyết định khó khăn để vươn lên một tầm cao mới
  • Quyết tâm cao: Nhóm đang thể hiện tiềm năng của mình, luôn giành chiến thắng và chỉ cần đi đúng hướng
Nguyên tắc Quyết tâm
Nguyên tắc Quyết tâm

17. Nguyên tắc Lợi nhuận

Nguyên tắc Lợi nhuận là nguyên tắc cuối cùng trong 17 quy tắc làm việc nhóm. “Đầu tư vào nhóm sẽ mang lại lợi nhuận cao”. Đây là nội dung cốt lõi của nguyên tắc Lợi nhuận. 

Nguyên tắc này cho rằng, thời gian, tiền bạc và các hoạt động mà bạn đầu tư phát triển nhóm không thể làm thay đổi cả nhóm trong một sớm một nhiều, nhưng bạn sẽ được đền đáp từng ngày. Khi mỗi thành viên được đầu tư, lợi nhuận bạn thu được sẽ là sự tích lũy từ những lợi ích mà các thành viên đã đạt được. Đây là một kết quả tổng hợp.

Để trở thành thành viên tốt ưu tú của nhóm

Để trở thành thành viên tốt hơn trong nhóm, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • “Bạn có mang lại những lợi ích xứng đáng với sự đầu tư của đồng nghiệp dành cho bạn không?” 
  • Bạn đã cố gắng nắm bắt tất cả mọi cơ hội hay đã để lỡ nhiều cơ hội? 

Nếu bạn do dự trước những cơ hội phát triển, hãy thay đổi quan điểm ngay hôm nay. Hãy phát huy tất cả những gì bạn có và quyết tâm đền đáp lại sự đầu tư mà đồng nghiệp đã dành cho bạn.

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của nhóm

Là một người lãnh đạo, hãy bắt đầu bằng việc đầu tư vào thể chế và biến điều đó thành một phần của văn hóa tổ chức. Hãy đầu tư phát triển các nhà lãnh đạo tiềm năng trong nhóm. Bạn càng phát triển được nhiều nhà lãnh đạo trong nhóm, khả năng phát triển và lợi nhuận của nhóm sẽ càng lớn.

Đối với một nhà lãnh đạo, quá trình làm việc nhóm hoặc điều phối nhóm là kỹ năng cơ bản giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều phối, quản trị nhân sự một cách hiệu quả bởi đa số chủ doanh nghiệp hiện nay đều đi lên từ dân chuyên môn. Thấu hiểu điều này, Trường Doanh Nhân HBR tổ chức chương trình XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM giúp tổ chức tăng trưởng nhanh chóng nhờ khả năng lãnh đạo đỉnh cao.

XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO & PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Như vậy, bài viết đã chỉ ra 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm giúp định hình các hoạt động trong nhóm một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chung. Hy vọng rằng, những chia sẻ của Trường Doanh Nhân HBR trong bài viết sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc để dẫn dắt đội nhóm của mình đi đến thành công. 

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger