Mục lục [Ẩn]
- 1. Nguyên tắc giới hạn
- 2. Nguyên tắc ảnh hưởng
- 3. Nguyên tắc tiến trình
- 4. Nguyên tắc hàng hải
- 5. Nguyên tắc E. F. Hutton
- 6. Nguyên tắc nền tảng
- 7. Nguyên tắc tôn trọng
- 8. Nguyên tắc trực giác
- 9. Nguyên tắc hấp dẫn
- 10. Nguyên tắc kết nối
- 11. Nguyên tắc thân tín
- 12. Nguyên tắc chia sẻ quyền lực
- 13. Nguyên tắc tái tạo
- 14. Nguyên tắc tin cậy
- 15. Nguyên tắc chiến thắng
- 16. Nguyên tắc động lực
- 17. Nguyên tắc ưu tiên
- 18. Nguyên tắc hy sinh
- 19. Nguyên tắc thời cơ
- 20. Nguyên tắc phát triển bùng nổ
- 21. Nguyên tắc di sản
Lãnh đạo là đầu tàu của con thuyền doanh nghiệp nơi sẽ dẫn dắt mọi người đi đúng hướng. Một nhà lãnh đạo giỏi không đơn thuần là giao nhiệm vụ cho nhân sự mà phải biết cách duy trì động lực, khai phá tiềm năng và tạo ra sự gắn kết. Tất cả những kỹ năng ấy gói gọn trong 4 chữ “nghệ thuật lãnh đạo”. Muốn trở thành nhà lãnh đạo tài ba, anh chị không nên bỏ qua 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo được đề cập dưới đây.
1. Nguyên tắc giới hạn
Nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật lãnh đạo là nguyên tắc “Luật giới hạn - Tài lãnh đạo xác định mức độ thành công"
Nguyên tắc này nhấn mạnh tài năng lãnh đạo chính là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả công việc của một người. Nói cách khác, một cá nhân có khả năng lãnh đạo giỏi sẽ nâng giới hạn hiệu quả công việc lên cao và ngược lại.
Khi áp dụng nguyên tắc này, người lãnh đạo sẽ biết cách đặt ra chiến lược, mục tiêu phù hợp cho bản thân, nhân sự và cả tổ chức. Không chỉ vậy, họ sẽ biết phân bổ công việc hợp lý cho từng đối tượng, phòng ban để tối ưu hiệu quả công việc. Qua đó, doanh nghiệp không chỉ tối ưu được nguồn lực con người mà còn tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc cho tổ chức.
Một nhà lãnh đạo muốn thực hiện tốt nguyên tắc này cần có một số kỹ năng và tố chất sau:
-
Có tầm nhìn và tư duy chiến lược hiệu quả: Lãnh đạo cần có tầm nhìn đúng đắn và đưa ra những chiến lược cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức. Đây là bước đầu tiên để đạt được hiệu quả trong công việc và đảm bảo đội ngũ nhân sự luôn cùng chung hướng đi với lãnh đạo.
-
Tư duy sáng tạo cải tiến: Để đạt được nguyên tắc này, lãnh đạo cũng cần có khả năng liên tục cải tiến quy trình làm việc để nâng cao hiệu suất. Đồng thời, họ phải cập nhật nhanh chóng công nghệ hiện đại và tự động hóa quy trình để tối ưu công việc.
Ông Stephenson - giám đốc công ty Global Hospitality Resource là một ví dụ điển hình của việc thực hiện tốt nguyên tắc giới hạn. Ông cho rằng, rất cả những khách sạn và khu nghỉ dưỡng có hiệu quả hoạt động kém là do người lãnh đạo thiếu kỹ năng và kiến thức. Do đó, ông thường đứng ra mua lại những doanh nghiệp như vậy để tiến hành cải tổ từ nhân sự đến quy trình vận hành để nâng cao chất lượng dịch vụ.
2. Nguyên tắc ảnh hưởng
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan nói rằng: “Nhà lãnh đạo vĩ đại nhất không nhất thiết phải là người làm những điều vĩ đại nhất. Họ là người khiến mọi người làm nên điều vĩ đại nhất”. Câu nói này cũng gói gọn ý nghĩa của nguyên tắc thứ 2 trong nghệ thuật lãnh lãnh đạo đó là “Nguyên tắc ảnh hưởng”.
Nhà lãnh đạo khác với một nhà quản lý vì họ không chỉ hướng đến sự đúng sai trong công việc mà họ còn phải tạo nên tác động tích cực đối với nhân sự của mình. Một người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng khiến nhân sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, đây là nguồn gốc để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và truyền cảm hứng thông qua giá trị, tư duy và hành động của người lãnh đạo.
Muốn đạt được nguyên tắc này, nhà lãnh đạo cần rèn luyện một số điều sau:
-
Lãnh đạo bản thân: Lãnh đạo là tấm gương để nhân sự học hỏi và noi theo. Chính vì thế, để mang đến ảnh hưởng tích cực lên nhân sự, thì chính người lãnh đạo phải quản lý được chính mình, duy trì những thói quen tốt, hành vi tốt.
-
Có khả năng giao tiếp tốt: Khả năng truyền đạt ý kiến, tầm nhìn, và mục tiêu một cách rõ ràng là kỹ năng không thể thiếu để truyền cảm hứng cho nhân sự.
-
Hiểu biết về nhân sự và tâm lý của họ: Để áp dụng nguyên tắc thứ hai này, người lãnh đạo phải hiểu rõ nhân sự của mình, đặc biệt về điểm mạnh, điểm yếu và mong muốn của họ. Đây là điều cần thiết để lựa chọn phương pháp và ngôn ngữ truyền đạt hiệu quả nhất.
Tim Cook, người tiếp quản Apple sau Steve Jobs, là ví dụ về lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn đến nhân sự của mình. Với tư duy sáng tạo đổi mới, ông tiếp tục duy trì vị thế của Apple như một công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới. Trong suốt khoảng thời gian lãnh đạo của mình, Tim Cook đã tạo nên một đội ngũ nhân sự chủ động, không ngừng vượt qua ranh giới ngày càng nâng tầm hình ảnh của Apple.
>>> XEM THÊM: LÃNH ĐẠO BẢN THÂN - GỐC RỄ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ DOANH NGHIỆP
3. Nguyên tắc tiến trình
Lãnh đạo không phải là một tài năng bẩm sinh mà là một kỹ năng cần được trau dồi, rèn luyện liên tục. Nguyên tắc số 3 trong nghệ thuật lãnh đạo “Luật tiến trình” đã nhấn mạnh sự thật này. Một người lãnh đạo giỏi là người có được sự bền bỉ, luôn nỗ lực phát triển, mở rộng tiềm năng của bản thân.
Nguyên tắc này giúp nhà lãnh đạo luôn luôn dẫn đầu, bắt kịp với sự thay đổi của thời đại và không bị bỏ lại hay lãng quên. Cũng chính nguyên tắc này là yếu tố cốt lõi để nhà lãnh đạo đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Bởi khi lãnh đạo liên tục nâng chuẩn bản thân, thì những tiêu chuẩn dành cho nhân sự và chất lượng công việc cũng sẽ được cải thiện nâng cao.
Chính vì thế, một nhà lãnh đạo đạt được nguyên tắc thứ 3 này phải là người có khả năng học suốt đời. Song song với nó là tính kỷ luật của họ được đề cao, từ đó quá trình phát triển của những nhà lãnh đạo này luôn được duy trì. “Phẩm chất của người lãnh đạo được thể hiện trong chuẩn mực mà họ tự đặt ra cho bản thân” - Ray Kroc, nhân vật ảnh hưởng thế giới do tạp chí Time Hoa Kỳ bầu chọn.
Hãy nhắc về Theodore Roosevelt, tổng thống 26 của Hoa Kỳ như một ví dụ minh chứng cho nguyên tắc tiến trình này. Ông sinh ra với căn bệnh hen suyễn, thị lực yếu, không phải một nhân vật nổi trội. Tuy nhiên, trong suốt hành trình trưởng thành ông luôn phấn đấu không ngừng và trở thành một trong những vị tổng thống hàng đầu nước Mỹ.
>>> XEM THÊM: XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP TRONG DOANH NGHIỆP NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
4. Nguyên tắc hàng hải
Nguyên tắc thứ 4 trong nghệ thuật lãnh đạo là nguyên tắc hàng hải hay còn gọi là luật thuyền trưởng. Nếu doanh nghiệp là một còn tàu thì lãnh đạo chính là vị thuyền trưởng. Có rất nhiều người có thể điều khiển con tàu đó nhưng lại không nhiều người có thể vẽ ra một hành trình đúng đắn giúp con thuyền thuận lợi cập bến.
Tương tự với vị trí lãnh đạo, vai trò quan trọng nhất của họ không phải những công việc liên quan đến chuyên môn mà là xây dựng được kế hoạch tối ưu đưa doanh nghiệp chinh phục các thành tựu khác nhau.
Để đạt được điều đó, nhà lãnh đạo phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch thuần thục, bao gồm:
-
Bước 1 - Xác định kế hoạch hành động: Trước hết, dựa trên tình hình thực tế và nguồn lực của doanh nghiệp, nhà lãnh đạo đề xuất những việc cần làm của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung
-
Bước 2 - Đặt mục tiêu: Sau đó, nhà lãnh đạo cần xác định điểm đến mong muốn cho mỗi kế hoạch hành động của mình. Mục tiêu cần phải được đặt ra theo tiêu chí SMART: Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Có thể đạt được (Achievable), Liên quan (Relevant) và Có thời hạn (Time-bound)
-
Bước 3 - Điều chỉnh ưu tiên: Khi đã có những kế hoạch hành động và mục tiêu, người lãnh đạo cần phải điều chỉnh những ưu tiên cho chúng. Ma trận Eisenhower thường được sử dụng để phân loại công việc theo hai tiêu chí: Quan trọng và Khẩn cấp. Những việc quan trọng và khẩn cấp sẽ được ưu tiên cao nhất, những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp sẽ được lên kế hoạch để làm sau, những việc không quan trọng nhưng khẩn cấp sẽ được giao cho người khác làm, và những việc không quan trọng và không khẩn cấp sẽ được loại bỏ
-
Bước 4 - Chia sẻ thông tin với nhân vật chủ chốt khác: Nhà lãnh đạo cũng cần chia sẻ thông tin về mục tiêu, chiến lược và kế hoạch với những vị trí quan trọng khác trong doanh nghiệp. Đây là cách để nhà lãnh đạo đón nhận đóng góp, phản hồi, đồng thời có sự đồng thuận, tin tưởng của những bên liên quan
-
Bước 5 - Thực hiện hành động: Sau khi mọi thứ đã hoàn thiện, nhà lãnh đạo cần thực hiện kế hoạch quyết đoán, linh hoạt và chủ động. Lãnh đạo cũng cần phải giao phân công rõ ràng cho các thành viên trong nhóm và giám sát tiến độ công việc một cách hiệu quả
-
Bước 6 - Dự kiến khó khăn: Một trong những công thức chuẩn bị cho nhà lãnh đạo là phải luôn sẵn sàng cho những khó khăn và thách thức có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch. Nhà lãnh đạo cần phải dự báo các kịch bản có thể xảy ra và chuẩn bị các giải pháp phòng ngừa hoặc khắc phục kịp thời
-
Bước 7 - Luôn hướng tới thành công: Một trong những tiêu chí để hoàn thiện quy tắc hàng hải là nhà lãnh đạo không thể thiếu là phải luôn có tinh thần lạc quan, tự tin và kiên trì trong công việc
John C.Maxwell khẳng định rằng: “Lãnh đạo là người biết con đường cần đi, đi con đường đó và chỉ dẫn con đường đó cho người khác”.
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: KHÁI NIỆM, QUY TRÌNH VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HIỆU QUẢ
5. Nguyên tắc E. F. Hutton
Nguyên tắc tiếp theo trong nghệ thuật là nguyên tắc E.F.HUTTON. Nguyên tắc được đặt tên từ phương châm của công ty dịch vụ tài chính cùng tên. Theo đó, phương châm họ theo đuổi là: “Khi E.F Hutton nói, tất cả mọi người đều lắng nghe”. Đó là khi nhà lãnh đạo đóng góp, đề xuất ý tưởng, toàn bộ nhân sự đều đồng lòng làm theo.
Nói cách khác, một nhà lãnh đạo tài năng là khi họ nắm bắt được quyền lực, mọi người đều sẵn sàng phục tùng họ, chứ không phải chỉ vì vị thế hay chức vụ. Liên quan đến nguyên tắc này, Margaret Thatcher, cựu thủ tướng Anh từng phát biểu rằng: “Đừng đi theo đám đông, hãy để đám đông theo bạn”.
Để trở thành nhà lãnh đạo thực thụ để mọi người đều lắng nghe, 7 yếu tố sau có thể giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo được nhiều người kính nể: (1) Tính cách - Bạn là ai?, (2) Mối quan hệ - Bạn quen biết những ai?, (3) Kiến thức - Bạn biết những gì?. (4) Trực giác - Bạn cảm thấy điều gì?, (5) Kinh nghiệm - Bạn trải qua những gì?, (6) Thành công - Bạn đã làm được những gì?, (7) Khả năng - Bạn biết làm những gì?
Đạt được nguyên tắc này, nhân sự trong doanh nghiệp sẽ tình nguyện đi theo định hướng của lãnh đạo mà không phải phụ thuộc vào KPIs, sự ép buộc hay quy định khắt khe.
>>> XEM THÊM: 5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI
6. Nguyên tắc nền tảng
Trong nghệ thuật lãnh đạo, nguyên tắc nền tảng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nguyên tắc này chỉ ra rằng: Niềm tin chính là nền tảng đầu tiên và vững chãi cho lãnh đạo.
Điển hình cho nguyên tắc này là sự dẫn dắt của Steve Jobs đối với Apple. Steve Jobs luôn nhận được sự tín nhiệm đặc biệt của nhân sự, ngay cả khi ông đưa ra những quyết định táo báo như loại bỏ rất nhiều ngành hàng của Apple, chỉ giữ lại 3 sản phẩm chủ lực. Nhờ đó, ông đã vực dậy Apple từ khủng hoảng và trở lại vị thế công ty công nghệ số 1 thế giới.
Để xây dựng niềm tin, một lãnh đạo phải thể hiện được phẩm chất thông qua 3 yếu tố: tính cách, mối quan hệ và năng lực. Trong đó, tính cách được coi là nền tảng quan trọng hàng đầu bởi:
-
Tính cách là nền tảng của sự kết nối giữa nhà lãnh đạo và mọi người
-
Tính cách tạo nên sự kiên định của nhà lãnh đạo
-
Tính cách tạo ra tiềm năng
-
Tính cách tạo dựng lòng tôn trọng
Để đạt được nguyên tắc này, nhà lãnh đạo phải kiên trì rèn luyện những đức tính tốt, hỗ trợ cho quá trình làm việc. Một số tính cách mà mọi nhà lãnh đạo cần có là: thấy hiểu và lắng nghe, cởi mở, trách nhiệm, cầu tiến và luôn tôn trọng người khác.
>>> XEM THÊM: NẮM CHẮC 15 KỸ NĂNG NÀY ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI
7. Nguyên tắc tôn trọng
Nguyên tắc thứ 7 trong nghệ thuật lãnh đạo chính là “Nguyên tắc tôn trọng”. Nguyên tắc này chỉ ra rằng, khi một cá nhân tôn trọng ai đó, họ sẽ kính nể và yêu thương người đó, coi người đó là lãnh đạo của mình và tự nguyện đi theo.
Áp dụng vào doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần khiến nhân sự nhận ra sức mạnh và khả năng lãnh đạo của mình, từ đó họ tôn trọng anh chị và cảm giác được thôi thúc nghe theo sự dẫn dắt.
Tuy nhiên, để nhận được sự công nhận của nhân sự không hề dễ dàng, lãnh đạo cần phải là người thực sự có năng lực, thể hiện được tầm nhìn sâu rộng. Đồng thời, họ phải thể hiện sự minh bạch và trung thực trong mỗi quyết định, hướng đi để duy trì sự kính nể của nhân viên.
8. Nguyên tắc trực giác
Nguyên tắc trực giác là nguyên tắc thứ 8 trong 21 nguyên tắc làm nên nghệ lãnh đạo. Nguyên tắc trực giác là khả năng lắng nghe và tin tưởng vào bản thân, cảm nhận được những gì xảy ra xung quanh và đưa ra những quyết định phù hợp.
Một nhà lãnh đạo trực giác không chỉ dựa vào những số liệu và phân tích, mà còn có thể thấu hiểu được những yếu tố tiềm ẩn và những cơ hội mới. Nguyên tắc trực giác giúp nhà lãnh đạo duy trì sự linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong môi trường thay đổi liên tục.
9. Nguyên tắc hấp dẫn
Doanh nhân nổi tiếng người Mỹ, Jim Rohn nói rằng: “Để thu hút những người lôi cuốn, bạn phải lôi cuốn. Để thu hút được những người mạnh mẽ, bạn phải mạnh mẽ. Để thu hút những người tận tụy, bạn phải tận tụy”. Câu nói của ông đã phản ánh nguyên tắc thứ 9 “Nguyên tắc hấp dẫn” trong nghệ thuật lãnh đạo.
Nguyên tắc chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo chỉ có thể tìm kiếm và tuyển dụng những nhân viên có những nét tương đồng với mình về một hoặc nhiều phương diện sau đây: thái độ, thế hệ, xuất phát điểm, hệ giá trị, kinh nghiệm và khả năng.
Chính vì thế, một người lãnh đạo càng tài giỏi càng có khả năng thu hút được nhiều nhân tài. Muốn vậy, người lãnh đạo đó phải không ngừng trau dồi bản thân về cả kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ.
10. Nguyên tắc kết nối
John C.Maxwell nói rằng: “Để lãnh đạo bản thân, hãy sử dụng cái đầu. Để lãnh đạo mọi người hãy sử dụng trái tim”. Thực chất, đây là cách diễn đạt khác cho nguyên tắc thứ 10 “Nguyên tắc kết nối” trong nghệ thuật lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo trước khi chỉ đạo được nhân viên làm việc hiệu quả thì họ phải thu phục được lòng người. Chủ doanh nghiệp rất khó để thúc ép một ai đó hoàn thành công việc thật tốt, nếu không có những tác động tích cực đến tâm lý của họ trước.
Để thực hiện được nguyên tắc này, nhà lãnh đạo phải chủ động tạo ra sự kết nối với nhân sự và vun đắp mối quan hệ đó bằng niềm tin, sự kính trọng, yêu mến. Lãnh đạo hãy tạo cơ hội cho nhân viên được bày tỏ quan điểm, ý kiến, sau đó lắng nghe chân thành và gửi phản hồi. Đây là cách hiệu quả để lãnh đạo nắm được sự quan tâm, nỗi đau của nhân viên từ đó biết cách tạo dựng được sự kết nối mật thiết với họ.
11. Nguyên tắc thân tín
Nguyên tắc tiếp theo mà mọi nhà lãnh đạo cần quan tâm là “Nguyên tắc thân tín”. Nguyên tắc này khẳng định, toàn bộ khả năng của nhà lãnh đạo do người thân tín nhất của người đó xác định. Nếu họ là những người có khả năng, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra được ảnh hưởng sâu sắc và ngược lại. Trong môi trường doanh nghiệp, những người thân tín chính là đội ngũ nhân sự cùng làm việc với anh chị hoặc sếp của anh chị.
Từ đó, lãnh đạo hiểu rằng để cải thiện nghệ thuật lãnh đạo của bản thân phải xây dựng được đội ngũ thân tính chất lượng. 4 nhóm người mà lãnh đạo cần có trong đội ngũ thân tín là:
-
Nhóm 1: Nhóm giá trị tiềm năng: Đây là những người có khả năng tự trau dồi bản thân, họ có khả năng tự học hỏi tốt để hoàn thành tốt công việc của đội nhóm
-
Nhóm 2: Nhóm giá trị tích cực: Những người thuộc nhóm này luôn hướng tới những điều tốt đẹp, lạc quan qua đó truyền tải năng lượng tích cực cho những nhân viên khác
-
Nhóm 3: Nhóm giá trị bản thân: Nhóm người hiểu được mục tiêu, định hướng của bản thân và luôn trau dồi mỗi ngày để đạt được mục tiêu đó
-
Nhóm 4: Nhóm giá trị sản xuất: Đây là những người có khả năng phát triển và bồi dưỡng những người thân cận với mình
John C.Maxwell đã viết rằng: “Để cải thiện khả năng và tối đa hóa tiềm năng lãnh đạo của bạn thì trước hết hãy trở thành nhà lãnh đạo tốt nhất trong khả năng. Sau đó, hãy bao quanh bạn bằng những người lãnh đạo giỏi nhất bạn có thể tìm kiếm”.
12. Nguyên tắc chia sẻ quyền lực
Chia sẻ quyền lực là một trong những nghệ thuật lãnh đạo mà chỉ những lãnh đạo tài ba mới có thể đạt được. Những người lãnh đạo tài năng sẽ nhìn ra nhân tài, sẵn sàng đào tạo, trao cho họ nguồn lực, quyền hạn, trách nhiệm rồi đặt mục tiêu cho họ phấn đấu. Trái lại, những vị lãnh đạo không tin vào khả năng của bản thân, thường tìm cách “vùi dập” nhân sự giỏi vì cảm giác thiếu an toàn.
Theodore Roosevelt, Tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ phát hiện ra rằng: “Nhà lãnh đạo xuất sắc nhất là người có thể chọn được người có khả năng hoàn thành công việc anh ta muốn và kiềm chế bản thân không xen vào công việc mà người đó đang làm”.
Tuy nhiên, để có thể chia sẻ quyền lực an toàn và hiệu quả, lãnh đạo cần:
-
Xác định rõ mục tiêu và kỳ vọng: Điều này giúp nhân viên hiểu được phạm vi và ranh giới của quyền lực của họ, cũng như hướng dẫn họ hành động theo đúng mục tiêu
-
Tin tưởng và tôn trọng: Nhà lãnh đạo cần phải tin tưởng vào năng lực và khả năng của nhân viên, không can thiệp quá mức vào công việc của họ, mà để họ tự quyết định và giải quyết vấn đề. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng cần tôn trọng ý kiến và góp ý của nhân viên, lắng nghe và thừa nhận sai sót khi có
-
Thúc đẩy sự hợp tác và giao tiếp: Nhà lãnh đạo cũng cần duy trì sự giao tiếp thường xuyên với nhân viên, cập nhật tình hình công việc, đưa ra phản hồi kịp thời và công bằng, cũng như thể hiện sự quan tâm và động viên.
Đào tạo và phát triển: Nhà lãnh đạo cần phải đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ, cũng như mở rộng các cơ hội học tập để quá trình chia sẻ quyền lực diễn ra hiệu quả
>>> XEM THÊM: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ THỪA - CHÌA KHÓA GIÚP DOANH NGHIỆP LỚN MẠNH
13. Nguyên tắc tái tạo
Nguyên tắc 13 trong nghệ thuật lãnh đạo là nguyên tắc tái tạo. Nguyên tắc này ám chỉ việc những nhà lãnh đạo tài năng có khả năng tạo ra những nhà lãnh đạo giỏi khác.
Bởi theo một nghiên cứu, 85% người được hỏi trả lời rằng, nguyên nhân của việc trở thành lãnh đạo của họ là do được ảnh hưởng bởi những lãnh đạo khác. Tái tạo được lãnh đạo sẽ là cơ hội để khai phá tiềm năng của nhân sự và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để đạt được nguyên tắc này, nhà lãnh đạo phải giữ tư duy cởi mở, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ nhân sự. Đồng thời, hãy tạo một môi trường mở để nhân sự có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân, được đào tạo và dẫn dắt để trở thành những nhà lãnh đạo mới.
14. Nguyên tắc tin cậy
Nguyên tắc tin cậy cho rằng, mọi người tin cậy nhà lãnh đạo trước khi tin cậy tầm nhìn. Tuy nhiên, để một doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, nhà lãnh đạo cần khiến nhân sự tin cả vào mình và tầm nhìn của mình. Dựa trên hai yếu tố đó, công thức cho nguyên tắc tin cậy được hình thành như sau:
LÃNH ĐẠO + TẦM NHÌN = KẾT QUẢ | ||
Lãnh đạo | Tầm nhìn | Kết quả |
Không tin cậy | Không tin cậy | Mời lãnh đạo khác |
Không tin cậy | Tin cậy | Mời lãnh đạo khác |
Tin cậy | Không tin cậy | Thay đổi tầm nhìn |
Tin cậy | Tin cậy | Đi theo |
Nhà lãnh đạo cần củng cố niềm tin của nhân sự, chỉ khi họ tin vào lãnh đạo và tầm nhìn mà lãnh đạo đưa ra, họ mới có thể thực hiện thành công.
15. Nguyên tắc chiến thắng
Nguyên tắc chiến thắng là nguyên tắc tiếp theo trong nghệ thuật lãnh đạo. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng lãnh đạo không bao giờ chấp nhận thất bại. Họ chỉ coi đó là trải nghiệm để rút ra bài học.
Chính những bài học đó là chất liệu để đưa họ đến với chiến thắng. Áp dụng thành công nguyên tắc này là chìa khóa để giữ tinh thần chiến đấu và không ngừng thử thách với những điều mới mẻ. Đồng thời, nhà lãnh đạo chiến thắng có thể truyền lửa cho nhân sự để họ cống hiến, cùng hướng tới thành công.
Để đạt được nguyên tắc chiến thắng, cần có sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố:
-
Tầm nhìn đồng nhất: Đội nhóm phải cùng làm việc vì mục tiêu chung, giá trị cốt lõi và hướng đi của tổ chức. Một người lãnh đạo chiến thắng phải có khả năng truyền đạt tầm nhìn của mình một cách rõ ràng, thuyết phục, để tạo ra sự cam kết và hăng hái từ nhân sự
-
Kỹ năng phong phú: Để đạt được chiến thắng, nhà lãnh đạo cần xây dựng được đội ngũ sở hữu mọi kỹ năng cần thiết để hoàn thành từng đầu mục công việc hoàn hảo. Bên cạnh giữ tư duy học hỏi, đổi mới, nhà lãnh đạo chiến thắng còn cần đào tạo liên tục để nâng cao kỹ năng của đội nhóm
-
Người lãnh đạo cống hiến cho chiến thắng: Một người lãnh đạo chiến thắng phải có khả năng xác định và theo đuổi những mục tiêu cao cả, không ngại thử thách và không dễ bỏ cuộc
16. Nguyên tắc động lực
Nguyên tắc thứ 16 trong nghệ thuật lãnh đạo là “Nguyên tắc động lực”. Nhà lãnh đạo giỏi phải biết cách tạo động lực cho nhân viên dưới quyền mình có thể vượt qua được khó khăn, thách thức. Nếu thiếu đi động lực, mọi việc sẽ trở nên ngưng đọng và trì trệ, kìm hãm sự phát triển của tổ chức. Đây chính là nguyên nhân khiến hiệu suất công việc suy giảm, công ty dễ dàng bị đối thủ bỏ lại phía sau.
Nguyên tắc này được chứng minh rất rõ qua câu nói của John Quicy Adams, tổng thống thứ 6 của Hoa Kỳ: “Nếu hành động của bạn thôi thúc người khác ước mơ nhiều hơn, học tập nhiều hơn, hành động nhiều hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn chính là một nhà lãnh đạo thật sự”
Để tạo động lực cho nhân sự, lãnh đạo cần có các kỹ năng và phương pháp sau:
-
Công bằng: Đối xử bình đẳng, minh bạch về các tiêu chí và quy chế
-
Giao tiếp: Lắng nghe, chia sẻ và khuyến khích sự giao tiếp
-
Phát triển: Tạo điều kiện , đánh giá và định hướng phát triển
17. Nguyên tắc ưu tiên
Trong nghệ thuật lãnh đạo, nguyên tắc ưu tiên là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng. Nhà lãnh đạo giỏi luôn biết công việc cần ưu tiên làm trước để tối ưu hóa thời gian và tài nguyên sở hữu. Để thực hiện được nguyên tắc này, nhà lãnh đạo cần nắm chắc nguyên lý Pareto và nguyên tắc 3R:
-
Nguyên lý Pareto cho rằng, nếu chúng ta tập trung vào 20% những công việc quan trọng nhất, chúng ta sẽ đạt được 80% hiệu quả mong muốn. Theo nguyên lý Pareto, nhà lãnh đạo nên phân tích và lựa chọn những công việc có ảnh hưởng lớn nhất đến mục tiêu của doanh nghiệp và dành nhiều thời gian và năng lượng cho chúng.
-
Nguyên tắc 3R: Yêu cầu - Requirement, Kết quả - Return, Phần thưởng - Reward: Nhà lãnh đạo cần ưu tiên thực hiện những công việc có yêu cầu quan trọng và cấp bách, có thể mang lại kết quả tốt và đem đến phần thưởng giá trị nhất.
18. Nguyên tắc hy sinh
Trong nghệ thuật lãnh đạo, hy sinh là một nguyên tắc quan trọng và bất biến. Nhà lãnh đạo muốn chiến thắng thì buộc phải hy sinh thời gian, công sức và tiền bạc. Nhà lãnh đạo có vị trí càng cao thì sự hy sinh càng lớn.
Một ví dụ cho sự hy sinh này là nhà lãnh đạo Lee Iacocca. Chủ tịch tập đoàn sản xuất ô tô Chrysler. Ông đã bỏ thời gian cho gia đình để cứu sống công ty này trong thời gian khủng hoảng. Thậm chí, có những thời điểm ông đã cắt giảm toàn bộ lương của mình xuống chỉ còn $1/năm. Nhờ sự hy sinh đó, ông đã giúp Iacocca vực dậy với giá trị tăng gấp đôi trên thị trường chứng khoán.
19. Nguyên tắc thời cơ
Đọc được tình huống và biết cách xử lý nó là chưa đủ để đưa một cá nhân chạm đến thành công của nghệ thuật lãnh đạo. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo phải biết chớp đúng thời cơ để thực hiện hành động. Đó chính là cách vận hành của “Nguyên tắc thời cơ”.
Biết nắm bắt thời cơ là chìa khóa để nhà lãnh đạo dẫn dắt doanh nghiệp đi trước một bước so với đối thủ, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một số kỹ năng, đặc điểm mà nhà lãnh đạo cần có để thực hiện thành công nguyên tắc chớp thời cơ:
-
Quan sát và phân tích: Nhà lãnh đạo cần có khả năng quan sát và phân tích tình hình hiện tại, nhận biết được những xu hướng, nhu cầu và vấn đề của thị trường, khách hàng và đối thủ. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng cần đánh giá được năng lực, ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp để tìm ra cơ hội phù hợp.
-
Quyết đoán: Nhà lãnh đạo cần có khả năng quyết đoán và hành động nhanh chóng khi có cơ hội hoặc thách thức.
-
Linh hoạt và chịu được áp lực: Nhà lãnh đạo cần có khả năng linh hoạt và chịu được áp lực khi phải đối mặt với những thay đổi bất ngờ, rủi ro hoặc khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch.
20. Nguyên tắc phát triển bùng nổ
Nguyên tắc 20 trong nghệ thuật lãnh đạo là nguyên tắc phát triển bùng nổ. Nguyên tắc này chỉ ra rằng thay vì chỉ tập trung lãnh đạo cấp dưới, doanh nghiệp cần dành nguồn lực để phát triển nhà lãnh đạo.
Phát triển các lớp lãnh đạo kế cận sẽ giúp sức mạnh của tổ chức tăng lên theo cấp số nhân. Thay vì chỉ đào tạo được 3 nhân sự cấp dưới thì khi áp dụng nguyên tắc phát triển bùng nổ, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra được 3 nhà lãnh đạo mới, là tiền đề để phát triển nhiều nhân sự hơn. Qua đó, sức mạnh của tổ chức được cải thiện và tăng cường nhanh chóng. Mô hình của nguyên tắc phát triển bùng nổ như sau:
Để đạt được nguyên tắc này thì trước hết nhà lãnh đạo phải thực hiện tốt nguyên tắc số 12 đó chính là phân chia quyền lực. Những nhân sự được trao quyền sẽ có tiềm năng phát triển năng lực lãnh đạo và trở thành cánh tay phải hỗ trợ chủ doanh nghiệp.
>>> XEM THÊM: 9 BƯỚC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ, GIÚP SẾP KHÔNG PHẢI ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC
21. Nguyên tắc di sản
Nguyên tắc cuối cùng trong nghệ thuật lãnh đạo là nguyên tắc di sản. Một người lãnh đạo vĩ đại luôn để lại những di sản hữu hình và vô hình cho những người lãnh đạo kế tiếp. Họ để lại nền móng để những lớp kế thừa tiếp tục duy trì và phát triển những giá trị ấy. Di sản có thể là giá trị doanh nghiệp trên thị trường, hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng…
Để để lại di sản hiệu quả và có giá trị nhà lãnh đạo có thể thực hiện bằng một số hành động sau:
-
Lãnh đạo công ty với tầm nhìn chiến lược bền vững, có hiệu quả lâu dài
-
Xây dựng văn hóa lãnh đạo để luôn có sẵn đội nũ kế thừa những di sản mà nhà lãnh đạo để lại
-
Chấp nhận những khó khăn, thử thách hiện tại để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài trong tương lai
-
Đặt giá trị của lãnh đạo tập thể lên trên lãnh đạo cá nhân
-
Ra đi đúng lúc để thế hệ lãnh đạo sau có đủ thời gian để trải nghiệm, làm quen và có những bài học hiệu quả
John C.Maxwell nói rằng: “Khả năng lãnh đạo của chúng ta sẽ không được đo lường bằng những tòa nhà chúng ta đã xây dựng, các tổ chức mà chúng ta đã thành lập hay những gì chúng ta đã đạt được khi tại vị. Khả năng lãnh đạo của chúng ta được đánh giá thông qua việc con người và tổ chức đó hoạt động ra sao khi chúng ta rời đi”.
Khám phá nghệ thuật xây dựng & dẫn dắt đội ngũ đạt hiệu suất tối đa bằng công cụ quản trị nhân sự, kết hợp cùng việc thiết lập phong cách lãnh đạo mang bản sắc cá nhân thông qua khóa đào tạo XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM:
- Phân biệt sự khác nhau giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo nhằm loại bỏ tình trạng “ngồi ghế lãnh đạo nhưng không làm lãnh đạo”
- Hiểu rõ những năng lực cần có ở một người lãnh đạo thông qua 5 quy tắc mật mã tài lãnh đạo
- Thấu hiểu nhân sự qua MBTI/DISC từ đó xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp với từng nhóm nhân sự cụ thể giúp nhân sự phát huy tối đa tiềm năng, hiệu suất làm việc - Kim tự tháp 5 cấp độ lãnh đạo giúp xây dựng và phát triển đội nhóm lớn mạnh
- 5 giai đoạn phát triển đội nhóm và phong cách lãnh đạo phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể
- Làm chủ các phương pháp đưa ra phản hồi giúp nhân sự cải thiện hiệu suất và nâng cao sự nhiệt huyết trong công việc Xây dựng và phát triển văn hóa "HỌC TẬP & ĐÀO TẠO LIÊN TỤC" để đảm bảo tính ổn định của “mạch máu nhân tài” trong tổ chức
Nếu ví lãnh đạo là nghệ thuật thì người lãnh đạo chính là những nghệ sĩ trước nhân sự của mình. Khả năng lãnh đạo muốn được cải thiện thì cần sự học tập và rèn luyện không ngừng. Hy vọng rằng 21 nguyên tắc của nghệ thuật lãnh đạo trong bài viết trên sẽ là cẩm nang để anh chị trở thành những nhà lãnh đạo tài hoa trong tương lai.