Trường doanh nhân HBR ×

HIỆU SUẤT LÀM VIỆC LÀ GÌ? CÁCH NÂNG CAO HIỆU SUẤT LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Nội dung [Hiện]

Hiệu suất làm việc là gì và làm thế nào để nâng cao hiệu suất làm việc là băn khoăn của nhiều doanh nghiệp. Vì đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển và cạnh tranh của tổ chức đó trên thị trường. Thế nhưng hiện nay, không ít lãnh đạo không giải quyết được bài toán nhân sự trì trệ, làm việc không đem lại kết quả. Hãy cùng Trường Doanh nhân HBR tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

1. Hiệu suất làm việc là gì?

Hiệu suất làm việc (năng suất làm việc) là những chỉ số được dùng để đo lường sự hiệu quả công việc dựa trên mức độ sử dụng nguồn lực tổ chức. Một doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu suất làm việc cao khi họ đạt được mục tiêu với kết quả đầu ra chất lượng, trong thời gian ngắn nhất, tiêu tốn ít nhân lực và tài chính nhất. 

2. Công thức tính hiệu suất làm việc 

Vậy công thức tính hiệu suất làm việc là gì? Công thức đơn giản và được sử dụng rộng rãi nhất là: Hiệu suất làm việc = Kết quả đạt được/Chi phí doanh nghiệp bỏ ra

Trong đó: 

  • Kết quả đạt được: Là những gì doanh nghiệp đạt được cuối cùng sau quá trình làm việc như doanh số bán hàng, số khách hàng hài lòng, doanh thu... 

  • Chi phí doanh nghiệp bỏ ra: Là tổng nguồn lực doanh nghiệp phải chi trả để có kết quả trên như chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân sự… 

Như vậy, theo công thức, hiệu suất làm việc sẽ tỷ lệ thuận với kết quả đạt được. Doanh nghiệp có thể đạt được hiệu suất tốt khi kết quả lớn hơn chi phí phải bỏ ra và ngược lại. 

Công thức này có thể được áp dụng ở mọi cấp độ trong doanh nghiệp, từ cá nhân nhân viên đến hiệu suất của toàn tổ chức. Doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá theo tuần/tháng/quý/năm, hoặc sau mỗi dự án. 

Công thức tính hiệu suất làm việc là gì?
Công thức tính hiệu suất làm việc là gì?

3. Phân biệt giữa hiệu suất làm việc và hiệu quả làm việc

Hiệu suất làm việc và hiệu quả làm việc là hai khái niệm khác nhau nhưng thương bị nhầm lẫn đối với những người mời làm quản trị. Vậy điểm khác biệt giữa hiệu quả làm việc và hiệu suất làm việc là gì? Cùng theo dõi bảng sau:

 

Hiệu suất công việc

Hiệu quả công việc

Định nghĩa

Hiệu suất làm việc đo lường sự hiệu quả công việc dựa trên mức độ sử dụng nguồn lực tổ chức

Hiệu quả công việc là hoàn thành đúng những công việc được giao và tạo ra được nhiều giá trị nhất so với mục tiêu ban đầu

Cách đánh giá

So sánh giữa kết quả đạt được và tổng số nguồn lực đã được sử dụng để đạt được kết quả đó

So sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra

Vai trò

Đo lường khả năng tổ chức thực hiện công việc để tối ưu hóa sử dụng nguồn lực

Đo lường khả năng của tổ chức đạt được mục tiêu và sản xuất kết quả

Công thức tính 

Hiệu suất làm việc =  Kết quả đạt được/Chi phí doanh nghiệp bỏ ra

Hiệu quả = Kết quả đạt được/Mục tiêu đặt ra

4. Vai trò của hiệu suất làm việc là gì?

Đo lường hiệu suất làm việc là điều cần được doanh nghiệp thực hiện liên tục và thường xuyên. Vậy vai trò của hiệu suất làm việc là gì và tại sao doanh nghiệp cần quan tâm đến chỉ số này? Dưới đây là 4 vai trò của nó đối với doanh nghiệp: 

  • Sử dụng tối ưu các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu: Nhân viên có thể hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp đề ra trong một thời gian ngắn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể tiền bạc, thời gian và nhân sự. 

  • Thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: Hiệu suất làm việc cao chính là yếu tố nòng cốt để tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này là yếu tố để doanh nghiệp tạo được sự khác biệt so với đối thủ. 

  • Duy trì và cải thiện giá trị mang đến cho khách hàng: Nhân viên chính là người mang sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng. Chính vì thế, hiệu suất làm việc cao đồng nghĩa với việc nhân sự đang mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời với doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực: Khi hiệu suất làm việc của tất cả mọi người cao sẽ tạo ra sự lan tỏa và khiến cho cá nhân, đội nhóm tích cực hoàn thành công việc của mình tốt hơn. Đây là tiền đề để xây dựng nên văn hóa học hỏi, cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp.

4 vai trò chính của hiệu suất làm việc trong doanh nghiệp
4 vai trò chính của hiệu suất làm việc trong doanh nghiệp

5. 9 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc

Trong doanh nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến hiệu suất làm việc chung. Vậy những yếu tố cơ bản ảnh hưởng hiệu suất làm việc là gì? Dưới đây là 9 yếu tố thường gặp nhất mà doanh nghiệp cần chú ý:

  • Môi trường làm việc: Một môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy khả năng, sáng tạo và hợp tác. Ngược lại, một môi trường làm việc xấu sẽ gây ra căng thẳng, mất tập trung và năng suất thấp. Theo Harvard Business Review, 69% nhân viên đồng ý rằng, môi trường làm việc tác động đến hiệu suất công việc của họ.

  • Quy trình công việc: Quy trình công việc giống như một bản chỉ dẫn giúp nhân sự hiểu rõ công việc, mục tiêu và hướng đi cần thực hiện. Ngược lại, khi quy trình lỏng lẻo sẽ khiến nhân viên làm việc thiếu ăn ý, đi ngược với mục tiêu doanh nghiệp.

  • Cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ: Cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ là những điều kiện cần thiết để nhân viên có thể làm việc hiệu quả. Khi không được trang bị đầy đủ tài liệu, máy móc có thể làm chậm quá trình hoàn thành công việc của nhân viên. 

  • Mức độ gắn bó, cam kết với công việc của nhân viên: Một nhân viên cam kết cao sẽ cảm thấy tự hào, hài lòng về công việc của mình. Từ đó, họ sẽ cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất. Trang web Wellable đã chỉ ra rằng hiệu suất làm việc ở doanh nghiệp có nhân viên thiếu cam kết thấp hơn 18% so với các doanh nghiệp khác.

  • Kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn và năng lực của nhân viên: Kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn và năng lực của nhân viên là những yếu tố quyết định khả năng hoàn thành công việc của họ. Một nhân viên có kỹ năng cao, kinh nghiệm dày dặn và năng lực vượt trội sẽ có hiệu suất làm việc cao. Họ sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh, đề xuất các giải pháp mới và cải tiến công việc.

  • Chính sách chăm sóc và phúc lợi: Chính sách phúc lợi tốt giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân tài. Họ cảm nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và sự cống hiến của mình được đền đáp nên sẽ sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Bên cạnh đó, lương thưởng cao đáp ứng được mức sống của nhân viên, khiến họ yên tâm làm việc. 

  • Vấn đề tài chính cá nhân: Đây là những khó khăn về mặt kinh tế mà nhân viên gặp phải trong cuộc sống. Những vấn đề này sẽ gây ra lo lắng, áp lực và mất cân bằng cho nhân viên. Họ sẽ không thể tập trung vào công việc, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và không có động lực để cố gắng.

  • Các yếu tố tâm lý: Một nhân viên có tâm lý tích cực sẽ có thái độ lạc quan, tự tin và kiên trì. Họ sẽ dễ dàng vượt qua các khó khăn, thách thức và nắm bắt các cơ hội để cải thiện hiệu suất công việc. Ngược lại, một nhân viên có tâm lý tiêu cực dễ dàng bị nản lòng, mất niềm tin khiến công việc trì trệ.

  • Ứng dụng công nghệ vào vận hành: Theo trang Finance Online, hơn 55% người tham gia phỏng vấn đồng ý rằng, công nghệ có ảnh hưởng tích cực lên hiệu suất công việc của họ. Công nghệ giúp nhân viên tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót, tăng cường giao tiếp và hợp tác.

9 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc là gì?
9 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc là gì?

6. Các phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là gì?

Đánh giá hiệu suất làm việc là bước không thể thiếu để kịp thời đưa ra biện pháp cải thiện kịp thời. Vậy phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc là gì? Ưu nhược điểm của từng cách ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây: 

6.1. Đánh giá 360 độ

Đánh giá 360 độ là một phương pháp đánh giá hiệu suất dựa trên ý kiến của nhiều người liên quan, như quản lý, cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng và đối tác. Mục tiêu của phương pháp này là thu thập được nhiều góc nhìn khác nhau về hiệu suất của nhân viên, từ đó có được một bức tranh toàn diện và khách quan.

Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được đánh giá chính xác và sát với thực tế. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là có thể gây ra xung đột hoặc thiếu minh bạch nếu không được thực hiện một cách công bằng và khách quan.

6.2. Dùng thang điểm xếp hạng

Phương pháp tiếp theo là tiến hành đánh giá hiệu làm việc dựa trên các tiêu chí sau đó xếp hạng dựa trên thang điểm của từng nhân viên. Ví dụ, về đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên kinh doanh. 

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC

TT

TIÊU CHÍ

ĐIỂM TỐI ĐA 

TỰ ĐÁNH GIÁ

ĐÁNH GIÁ CỦA QUẢN LÝ

1

Mức độ hoàn thành công việc được giao

30đ

   
 

Mức độ hoàn thành công việc: Đánh giá từ cao xuống thấp. Mỗi lần không hoàn thành đúng deadline công việc, nhân sự trừ 2 - 5 điểm phụ thuộc vào mức độ quan trọng của nhiệm vụ. 

  • Xuất sắc (25 - 30 điểm): Luôn hoàn thành công việc với chất lượng cao, kịp tiến độ. Sẵn sàng chịu trách nhiệm nhận thêm công việc.

  • Tốt (20 - 24 điểm) Thường xuyên hoàn thành công việc tốt, không kịp tiến độ được giao nhưng làm việc nghiêm túc và nỗ lực để hoàn thành công việc và không nề hà khó khăn.

  • Khá (10 - 20 điểm): Thỉnh thoảng không hoàn thành công việc, không kịp tiến độ được giao nhưng làm việc nghiêm túc và nỗ lực.

  • Yếu (0 - 9 điểm) Khá nhiều lần không hoàn thành nhiệm vụ và công việc được giao, sai sót nhiều và không chịu sửa, ngại khó và không dám nhận trách nhiệm, tuy nhiên chưa đến mức kỷ luật.

2

Sử dụng tiết kiệm nguồn lực 

10đ

   
 
  • Luôn tắt điện, nước tại văn phòng sau khi sử dụng. Mỗi lần sai phạm trừ 1 điểm

  • Sử dụng hợp lý những nguồn lực được cung cấp như văn phòng phẩm, điện thoại… Có biểu hiện thường xuyên lãng phí, sử dụng hao hụt trừ 2 điểm 

  • Hoàn thành tốt công việc trong ngân sách được chi, không vượt quá 3% ngân sách. Mỗi lần vượt quá ngân sách trừ 3 điểm

Nhận thêm nhiệm vụ

10đ

   
 

Nhận thêm và làm đạt nhiệm vụ phát sinh, làm kiêm nhiệm vụ của nhân viên khác khi họ vắng mặt. Thực hiện các nhiệm vụ khó

Phương pháp này là dễ dàng thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng như tạo ra một tiêu chuẩn chung cho việc đánh giá. Vậy nhược điểm của cách đánh giá hiệu suất làm việc là gì? Đó là lãnh đạo không thể đánh giá cả quá trình của nhân sự mà chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng. Đồng thời, vì dựa trên tiêu chí có sẵn nên phương pháp này thiếu sự linh hoạt.

6.3. Phương pháp OKRs 

OKRs là viết tắt của Objectives and Key Results, tạm dịch Mục tiêu và Kết quả chính. Doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thời hạn cho nhân viên, đồng thời theo dõi tiến độ và kết quả đạt được. 

Phương pháp này giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên dựa trên kết quả đã đặt ra. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể khuyến khích nhân viên đặt ra mục tiêu thách thức, cải thiện hiệu suất mỗi ngày.

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH OKR LÀ GÌ? 8 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC OKR THÀNH CÔNG

6.4. Phương pháp quản lý theo mục tiêu (MBO)

Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc là gì? Đó chính là MBO ( Management by Objectives), nghĩa là quản lý theo mục tiêu. Doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu suất dựa trên mục tiêu đã đặt ra từ trước. Qua đó, nhân viên biết được kỳ vọng và yêu cầu của cấp trên về công việc của họ, tăng cường sự tự chủ và sáng tạo của nhân viên trong việc tìm ra cách làm việc hiệu quả nhất.

6.5. Đánh giá cố định về mặt hành vi (BARS)

BARS là viết tắt của Behaviorally Anchored Rating Scales, tức là các thang đo được xây dựng dựa trên các hành vi cụ thể của nhân viên. Nhà quản lý sẽ xây dựng bảng đánh giá các hành vi của nhân sự kèm theo khung điểm cố định.

BARS được coi là một phương pháp khách quan, công bằng và minh bạch, vì nó dựa trên các tiêu chí rõ ràng và có thể đo lường được. Nhưng mỗi vị trí công việc sẽ cần bộ danh sách hành vi khác nhau nên doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và nguồn lực. 

Ví dụ, khi đánh giá nhân viên Content SEO, nhà quản lý có thể lập bảng đánh giá như sau: 

ĐÁNH GIÁ CỐ ĐỊNH MẶT HÀNH VI NHÂN VIÊN CONTENT SEO

 

1 - Xuất sắc   2 - Tốt    3 - Trung bình   

4 - Yếu   5 - Kém         

Hành vi

1

2

3

4

5

Hoàn thành đúng hạn nội dung bài viết

         

Đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn hình thức bài viết

         

Có nhiều ý tưởng sáng tạo trong phát triển nội dung

         

Kết nối, giao tiếp, phối hợp với đồng nghiệp, quản lý trực tiếp nhanh chóng

         

6.6. Nhân viên tự đánh giá

Đây là một phương pháp đánh giá hiệu suất dựa trên sự tự nhận thức và tự phản ánh của nhân viên về công việc của mình. Nhân viên sẽ được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi hoặc một báo cáo tự đánh giá. Sau đó, nhân viên sẽ trình bày báo cáo này cho người quản lý và thảo luận về kết quả đánh giá.

Ưu điểm của phương pháp này là nó nhân viên có cơ hội tự nhìn nhận lại bản thân, để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, đây cũng là cách tạo ra trao đổi 2 chiều giữa nhân viên và quản lý, tăng sự thấu hiểu.Nhược điểm của phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc là gì? Đó là kết quả có thể không khách quan, hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý hay cảm xúc. 

6 phương pháp đánh giá nhân sự hiệu quả
6 phương pháp đánh giá nhân sự hiệu quả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC NHÂN SỰ HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

7. Phương pháp giúp nâng cao hiệu suất làm việc là gì?

Sau khi hiểu hiệu suất làm việc là gì? Chủ doanh nghiệp cần biết cách để nâng cao hiệu suất làm việc liên tục cho nhân sự. Dưới đây là những phương pháp mà doanh nghiệp cần áp dụng để đem lại hiệu quả:

7.1. Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể​

Đề xuất đầu tiên mà mọi doanh nghiệp nên thực hiện nếu muốn nâng cao hiệu suất là phải thiết lập được mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Việc xác định mục tiêu sẽ đóng vai trò: 

  • Chỉ rõ kỳ vọng của doanh nghiệp với nhân viên, đưa ra mục tiêu cụ thể để nhân viên thực hiện. Nhân viên sẽ không đi lệch hướng mà công ty mong muốn, từ đó đảm bảo kết quả đưa ra chất lượng 

  • Là cơ sở để đánh giá hiệu suất cho nhân viên sau khi hoàn thành công việc hay dự án. Doanh nghiệp đánh giá nhân viên có hiệu suất tốt hay không tốt phải đối chiếu rõ ràng giữa kết quả thực tế với mục tiêu, đưa ra số liệu, dẫn chứng cụ thể

  • Đảm bảo môi trường làm việc minh bạch và công bằng giữa các nhân viên

Khi thiết lập mục tiêu, chủ doanh nghiệp nên xây dựng theo mô hình SMART. Mục tiêu phải đáp ứng được các tiêu chí: Cụ thể (Specific), Có thể đo lường được (Measurable), Thực hiện được (Achievable), Liên quan (Relevant), Giới hạn thời gian (Time-bound). Ví dụ thiết lập mục tiêu chung cho phòng kinh doanh:

  • Cụ thể: Tăng doanh số bán hàng của sản phẩm ABC

  • Đo lường được: Tăng doanh số từ 300 đơn hàng/tháng lên 400 đơn hàng/tháng 

  • Khả thi: Quý trước doanh số có xu hướng tăng, khảo sát nhu cầu khách hàng tăng lên đáng kể, mục tiêu tăng 100 đơn/tháng là khả thi

  • Liên quan: Là sản phẩm chủ lực của công ty, liên quan đến doanh số, danh tiếng của công ty

  • Giới hạn thời gian: Đạt được mục tiêu trong quý 4 năm nay, thực hiện trong 6 tháng   

Áp dụng mô hình SMART để xây dựng mục tiêu đánh giá hiệu suất
Áp dụng mô hình SMART để xây dựng mục tiêu đánh giá hiệu suất

7.2. Xây dựng văn hóa học tập cho doanh nghiệp

Mr. Tony Dzung - CEO Trường Doanh Nhân HBR khẳng định rằng: “Kết quả là sản phẩm của thói quen”. Nghĩa là doanh nghiệp muốn có được kết quả tốt là hiệu suất làm việc cao thì phải xây dựng được thói quen tích cực hay chính là văn hóa trong doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố định hình phong cách làm việc và khuynh hướng tư duy của nhân sự. Chính vì thế, nếu doanh nghiệp tạo được một văn hóa cạnh tranh lành mạnh và học hỏi không ngừng sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc nhanh chóng. 

Nhân sự không trì trệ mà chủ động học hỏi, tìm ra hướng giải quyết mới cho những vấn đề cũ giúp cải thiện thời gian làm việc, chất lượng công việc. Chủ doanh nghiệp chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa. Vì thế, chính anh chị phải tạo dựng và truyền thông thói quen tốt để nhân sự học tập và noi theo.

>>> XEM THÊM: XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP TRONG DOANH NGHIỆP - THÚC ĐẨY NHÂN SỰ CHỦ ĐỘNG HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN

7.3. Tạo động lực làm việc để nâng cao hiệu suất làm việc 

Đề xuất tiếp theo giúp nâng cao hiệu suất công việc là gì? Đó chính là doanh nghiệp phải biết cách tạo ra động lực để nhân viên tích cực hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất. Mỗi nhân viên sẽ có nhu cầu và mong muốn khác nhau, vì thế doanh nghiệp cần tìm hiểu để có thể cá nhân hóa những động lực đó. 

Một số cách doanh nghiệp có thể thực hiện để tạo động lực: 

  • Tạo ra những chiến thắng ngắn hạn: Chủ doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra những “cuộc đua” ngắn hạn để nhân viên có thể cán đích và được vinh danh. Những chiến thắng ngắn hạn sẽ giúp nhân viên cảm thấy liên tục được thôi thúc để hoàn thành mục tiêu dài hạn. Ví dụ, với nhân viên kinh doanh, doanh nghiệp có thể tạo ra các giải thưởng “Nhân viên kinh doan của tuần”, “Nhân viên kinh doanh của tháng” để tuyên dương và khen thưởng

  • Cải thiện chế độ lương thưởng: Lương thưởng là một trong những nguồn động lực mạnh mẽ để nhân viên cố gắng. Cung cấp các chính sách tăng lương, thưởng hiệu suất… là cách thức hiệu quả để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

  • Định rõ cơ hội thăng tiến: Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng, để nhân viên hiểu rằng nếu năng suất làm việc tốt có thể có cơ hội phát triển như thế nào tại doanh nghiệp

  • Tạo môi trường làm việc tích cực: Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên cảm thấy được trọng dụng và đều có giá trị 

Nhân viên cần có động lực để nâng cao hiệu suất làm việc
Nhân viên cần có động lực để nâng cao hiệu suất làm việc

>>> XEM THÊM: CHÍNH SÁCH LƯƠNG THƯỞNG CHO NHÂN VIÊN KINH DOANH ĐỂ ĐỘI NHÓM SALES THIỆN CHIẾN BÁM ĐUỔI MỤC TIÊU

7.4. Chú trọng việc đào tạo và nâng cao trình độ nhân viên

Theo nghiên cứu của Udemy for Business, 71% chuyên gia nhân sự cho rằng đội ngũ nhân viên hiện tại trong doanh nghiệp không có đủ kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt công việc của mình. Chính vì thế một trong những cách hiệu quả nhất để nâng cao hiệu suất là đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên.  

Các bước để doanh nghiệp đào tạo nhân sự hiệu quả là: 

  • Bước 1: Phân nhóm nhân sự: Doanh nghiệp tiến hành phân loại nhân sự theo 2 tiêu chí hiệu suất làm việc và tiềm năng phát triển, phân thành các nhóm: Thỏ trắng, Chó săn, Chó hoang, Zombie . Mỗi nhóm nhân nhân sự sẽ có những đặc điểm riêng và có yêu cầu riêng khi đào tạo

  • Bước 2: Đánh giá nhu cầu đào tạo: Dựa trên mục tiêu kinh doanh, năng lực hiện tại của nhân viên để biết cần đào tạo những gì

  • Bước 3: Xác định mục tiêu đào tạo: Xác định kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được sau khi đào tạo

  • Bước 4: Thiết kế chương trình đào tạo khoa học, hợp lý , bám sát mục tiêu

  • Bước 5: Tiến hành đào tạo

  • Bước 6: Đánh giá và cải tiến thông qua thu thập phản hồi, làm bài kiểm tra…

>>> XEM THÊM: ĐẬP TAN CĂN BỆNH CHÂY Ì CỦA NHÂN SỰ BẰNG CÁCH ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP LIÊN TỤC

7.5. Thường xuyên trao đổi và đưa ra các đánh giá mang tính xây dựng

Một trong những phương pháp giúp nâng cao hiệu suất làm việc là thường xuyên trao đổi và đưa ra các đánh giá mang tính xây dựng. Điều này giúp cho nhân viên có thể hiểu rõ hơn về mục tiêu, kỳ vọng và tiến độ của công việc, cũng như nhận được sự góp ý và khuyến khích từ người quản lý. 

Thay vì đưa ra lời chỉ trích nặng nề, hãy góp ý tích cực, khách quan và cụ thể, nhằm giúp nhân viên nhận thức được điểm mạnh và điểm cần cải thiện, cũng như định hướng cho hành động tiếp theo. Trao đổi và đánh giá có thể diễn ra theo chu kỳ định kỳ hoặc linh hoạt tùy theo tình huống, nhưng quan trọng là phải duy trì sự liên tục và thường xuyên.

Thường xuyên trao đổi và đưa ra đánh giá để cải thiện hiệu suất công việc
Thường xuyên trao đổi và đưa ra đánh giá để cải thiện hiệu suất công việc

7.6. Quản trị hiệu suất liên tục

Cuối cùng, cách nâng cao hiệu suất làm việc là gì? Đó chính là phải thực hiện quản trị hiệu suất liên tục. Khác với quản trị hiệu suất truyền thống khi chỉ được thực hiện 1 đến 2 lần trong năm. Điều này sẽ gây ra những bất cấp như không giải quyết kịp thời các vấn đề, khiến hiệu suất lao dốc quá mức khó phục hồi. 

Quản trị hiệu suất liên tục sẽ được thực hiện với tần suất thường xuyên như theo tuần, theo tháng, thậm chí là theo ngày. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp liên tục cập nhất được tình hình công việc, nhận ra khó khăn của nhân viên để ngay lập tức giúp đỡ. 

Hiệu suất làm việc là gì và làm thế nào để cải thiện nó luôn là bài toán khó của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là yếu tố sống còn với một doanh nghiệp nên lãnh đạo cần tìm ra đáp án phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Hy vọng qua bài viết trên, Trường Doanh Nhân HBR đã giúp anh chị hình dung rõ hơn về định nghĩa này và cách để nâng cao hiệu suất. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger