Trường doanh nhân HBR ×

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÀNH CÔNG TỪ: "NHÍM VÀ CÁO"

Nội dung [Hiện]

Nhím và cáo là hai con vật có những tính cách trái hẳn nhau. Cáo thì thông minh, lanh lợi, chạy nhanh và nhiều mưu mẹo. Còn nhím thường lề mề, chậm chạp, nhút nhát và ưa sống ở nơi yên tĩnh vắng vẻ. Với đặc điểm trái hẳn nhau của hai con vật này có liên quan gì đến chiến lược kinh doanh  thành công?

Xem thêm:

1. Câu chuyện nhím và cáo
 

Câu chuyện ngụ ngôn Cáo và Nhím có nguồn gốc từ Hy Lạp. Loài cáo là loài nhanh nhẹn, ranh ma, xảo quyệt. Còn nhím thì lù đù, chậm chạp, nhút nhát. Qua câu chuyện này, người ta thấy nổi bật một điều: cáo là loài vật ma mãnh vã biết nhiều thứ trong khi nhím lù đù chỉ thuộc nằm lòng một thứ mà thôi”. Nhưng điều quan trọng, nhím nằm lòng duy nhất thứ gì?

Truyện kể rằng, cáo đã nhiều lần dùng mưu hèn kế bẩn để lén tấn công nhím nhưng điều thất bại. Hằng ngày, cáo lẩn quanh quẩn bên hàng của nhín, chờ nhím lạch bạch ra kiếm đồ ăn để tấn công. Khi nhím đang chăm chú lo việc của mình, cáo thầm nghĩ trong bụng: “Đây là cơ hội tốt nhất của mình. Lần này tao sẽ bắt được mày.” Nhanh như chớp cáo nhảy phóc ra vồ lấy nhím. Con nhím nhìn lên thấy cáo rồi tự nghĩ: “Lại nữa, không còn trò gì mới hơn sao?”. Ngay lập tức, con nhím cuộn tròn, xù lông lên như quả cầu gai. Kết quả cuối cùng cáo là kẻ bị thương chứ không phải là nhím.

Cáo tuy nhiều mưu cao kế hiểm, luôn theo đuổi nhiều mục tiêu và lợi ích khác nhau nhưng cuối cùng lại chẳng đạt được điều gì. Nhím chậm chạp, lù đù nhưng có một tư duy và tầm nhìn bao quát, nhím làm tốt một việc duy nhất  và chỉ tập trung duy nhất vào việc đó là tự vệ, bảo vệ bản thân.

Từ câu chuyện nhím và cáo ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống có 2 kiểu người, người có tính cách giống cáo và người có tính cách giống nhím. Kiểu người có tư duy và tầm nhìn giống cáo sẽ theo đuổi rất nhiều mục tiêu và lợi ích trong cuộc sống nhưng lại chẳng chuyên về thứ gì, chẳng giỏi về việc gì. Còn người có tư duy và tầm nhìn như nhím sẽ quyết tâm theo đuổi một mục tiêu duy nhất và luôn nỗ lực bằng mọi giá để hoàn thành mục tiêu ấy. Hai người này liên quan gì đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh?

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÀNH CÔNG TỪ: "NHÍM VÀ CÁO"

2. Thuyết con nhím và chiến lược kinh doanh thành công
 

Từ câu chuyện ngụ ngôn “Nhím và cáo”, Jim Collins – tác giả của cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” đã phát triển ý tưởng này trong tác phẩm kinh điển của mình. Collins rút ra rằng các doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu họ tập trung vào một lĩnh vực và làm tốt lĩnh vực ấy. Thuyết con nhím có thể được doanh nghiệp áp dụng để rút ra 3 điều suy cho chiến lược kinh doanh  thành công.

- Thứ nhất, điều bạn thực sự đam mê là gì?

-  Thứ hai, bạn có thực sự giỏi ở lĩnh vực mà mình đam mê

-  Động cơ kinh tế của bạn là gì?

Để thành công và có chiến lược đúng đắn bạn phải đáp ứng trả lời được 3 câu hỏi trên và tìm ra sự giao thoa giữa chúng. Sự giao thoa này chính là vùng doanh nghiệp bạn cần tập trung nhiều nhất và đóng vai trò là vị trí trung tâm, quan trọng của chiến lược.

Làm tốt một điều vẫn tốt hơn là làm nhiều thứ một lúc nhưng kết quả lại chẳng tốt ở thứ gì. Jim Collins cũng cho rằng khi doanh nghiệp gặp khó khăn thay vì tìm những chiến lược thay thế, đầu tiên hãy tập trung vào điểm mạnh của mình để giải quyết vấn đề.

3. Các bước áp dụng chiến lược kinh doanh “con nhím”
 

Hiểu được đam mê của bản thân
 

Đam mê chính là điểm khởi đầu cho mọi ý tưởng kinh doanh của bạn. Khi có niềm đam mê  một lĩnh vực nào đó sẽ thôi thúc bạn tìm hiểu nó, sáng tạo nó. Đam mê còn quyết định cả tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. Khi niềm đam mê được truyền cảm hứng cho người khác nó sẽ tạo ra một tầm nhìn chiến chung và mục tiêu chung.

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÀNH CÔNG TỪ: "NHÍM VÀ CÁO"

Phát huy lĩnh vực mà bạn giỏi nhất
 

Thường thì lĩnh vực bạn đam mê sẽ là lĩnh vực bạn giỏi nhất. Bởi khi đam mê bạn thú sẽ cảm thấy hứng và luôn muốn trau dồi, học học và sáng tạo. Việc xác định được điểm mạnh của bản thân là một trong những vấn đề cốt lõi của xây dựng chiến lược kinh doanh thành công. Khi các điểm mạnh được phát huy bạn sẽ có những cách kinh doanh phù hợp mang lại nhiều lợi nhuận, thậm chí trở thành đối thủ nặng ký đối với các doanh nghiệp khác.

Động lực kinh tế lành mạnh
 

Chữ tài luôn phải đi kèm với chữ đức. Khi những ý tưởng kinh doanh và đam mê của bạn được thực hiện bằng hành động, hãy làm nó bằng cả cái tâm của người kinh doanh.  

Một động lực kinh tế lành mạnh mới có thể mang lại dòng tiền và lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp. Đừng vì những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh mà làm ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp và khách hàng. Nên nhớ rằng, xây dựng niềm tin nơi khách hàng rất khó và đòi hỏi quá trình lâu dài nhưng làm mất niềm tin với họ chỉ cần trong vài phút và mãi mãi không thể lấy lại được.

Thuyết con nhím giúp bạn nhận ra 3 vùng cần tập trung khi xây dựng chiến lược kinh doanh thành công: đam mê, tài năng và động lực kinh tế. Sự giao thoa giữa 3 vùng này là doanh nghiệp bạn tiến đến những thành công có ý nghĩa và dài hạn.

 

 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger