Trường doanh nhân HBR ×

KINH DOANH THEO BẢN NĂNG - SAI LẦM PHỔ BIẾN NHIỀU STARTUP MẮC PHẢI

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Kinh doanh theo bản năng - câu chuyện không của riêng ai
  • 2. Lời giải cho bài toán chủ doanh nghiệp đi lên từ chuyên môn - kinh doanh theo bản năng
    • 2.1. Xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý
    • 2.2. Lãnh đạo tự quản trị bản thân
    • 2.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tập trung vào khách hàng
    • 2.4. Xây dựng đội ngũ core team (đội ngũ chủ lực)
    • 2.5. Giữ mãi tinh thần khởi nghiệp trong kinh doanh
  • 3. Video giải pháp giúp Startup phát triển bền vững
  • 4. Kết luận

Kinh doanh theo bản năng mà không có bất kỳ kiến thức bài bản nào là sai lầm mà nhiều startup mắc phải. Bởi lẽ, đa số các chủ doanh nghiệp hiện nay đều đi lên từ chuyên môn dân làm nghề, chính vì vậy việc kinh doanh dựa theo bản năng, cảm xúc là điều khó tránh hỏi dẫn đến nhiều thất bại. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề nhức nhối "kinh doanh theo bản năng" này? Khám phá ngay qua bài viết dưới đây.

1. Kinh doanh theo bản năng - câu chuyện không của riêng ai

Hiện nay, khá nhiều chủ doanh nghiệp đang đi lên từ dân chuyên môn, có kiến thức chuyên sâu về một mảng nhưng lại thiếu kiến thức kinh doanh tổng thể. Đặc biệt là các startup mới nổi thường có xu hướng kinh doanh theo bản năng và cảm xúc. Họ có sự đam mê và tinh thần sáng tạo đầy mãnh liệt tuy nhiên do thiếu kiến thức kinh doanh bài bản dẫn đến đầu tư dàn trải, thử nghiệm nhiều ý tưởng cùng một lúc mà không có kế hoạch chi tiết. Điều này, khiến  hiệu suất kinh doanh kém, dễ thất bại trong việc xây dựng và duy trì doanh nghiệp ổn định, phát triển. 

Nguyên nhân được lý giải là do vì:

  • Thiếu kinh nghiệm quản lý: Nhiều chủ doanh nghiệp bắt đầu sự nghiệp từ dân chuyên môn, chẳng hạn như lập trình viên, nghệ sĩ, hoặc kỹ sư… Họ có chuyên môn tốt, tay nghề cao nhưng thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp. Khi bước vào lĩnh vực kinh doanh, họ thường gặp khó khăn trong việc quản lý một tổ chức

  • Thiếu kiến thức về quản trị: Chủ doanh nghiệp kinh doanh theo bản năng thường thiếu kiến thức cơ bản về quản trị và vận hành một doanh nghiệp. Điều này gây ra nhiều bất cập  trong việc lập kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, xây dựng đội ngũ, và quản lý rủi ro. Điều này có thể dẫn đến quyết định thiếu logic làm cản trở quá trình vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả và linh hoạt

  • Thiếu mô hình kinh doanh: Một mô hình kinh doanh rõ ràng, chi tiết là cốt lõi của  doanh nghiệp, đồng thời tạo tiền đề cho sự thành công và phát triển bền vững sau này. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp bắt đầu mà chưa xây dựng được  một mô hình kinh doanh hoặc có một mô hình chưa hợp lý. Điều này khiến họ hoạt động theo cảm xúc và bản năng mà không có kế hoạch chi tiết hoặc định hướng  rõ ràng

3 lý do tại sao doanh nghiệp startup kinh doanh theo bản năng thường thất bại
3 lý do tại sao doanh nghiệp startup kinh doanh theo bản năng thường thất bại

Một ví dụ điển hình về việc kinh doanh theo bản năng dẫn đến thất bại là câu chuyện của Anh Tuấn - một người trẻ đã quyết định mở một cửa hàng thời trang thú cưng sau khi thấy nhu cầu gia tăng trong lĩnh vực này. Anh Tuấn có một tình yêu đặc biệt đối với động vật và tự tin rằng ý tưởng của mình sẽ thành công.

Tuy nhiên, Anh Tuấn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp và không thực hiện một nghiên cứu thị trường cẩn thận. Anh không xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, không có kế hoạch tiếp thị hiệu quả và không thể dự đoán các thách thức mà anh sẽ phải đối mặt. Với một niềm tin mãnh liệt vào phán đoán của bản thân, anh Tuấn mạnh dạn nhập hàng với số lượng lớn và triển khai kinh doanh theo bản năng vốn có. 

Ví dụ điển hình khi kinh doanh thú cưng theo cảm xúc mà không có chiến lược cụ thể
Ví dụ điển hình khi kinh doanh thú cưng theo cảm xúc mà không có chiến lược cụ thể

Kết quả, cửa hàng của Anh Tuấn gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng và bán hàng. Các sản phẩm trong kho không được tiêu thụ và anh bắt đầu mất tiền một cách nhanh chóng và rơi vào bế tắc. Cuối cùng, cửa hàng thời trang thú cưng của Anh Tuấn phải đóng cửa sau một thời gian ngắn hoạt động do thiếu kế hoạch kinh doanh và kiến thức quản lý cơ bản.

Trong trường hợp này, việc kinh doanh theo bản năng và dựa vào niềm đam mê riêng không đảm bảo sự thành công. Thất bại của Anh Tuấn là một minh chứng rõ ràng về sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh cụ thể, nghiên cứu thị trường và kiến thức về quản lý cũng như vận hành để đạt được mục tiêu trong thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Đào tạo bản năng - Hiệu suất nhân sự mãi không tăng | Trường doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung

2. Lời giải cho bài toán chủ doanh nghiệp đi lên từ chuyên môn - kinh doanh theo bản năng

Sai lầm khi kinh doanh theo bản năng, cảm xúc đam mê đã không còn là câu chuyện xa lạ. Thế nhưng vẫn đang còn nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán “bản năng” này.

2.1. Xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý

Để xây dựng mô hình kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu khách hàng mục tiêu một cách toàn diện. Bằng cách xây dựng khung giải pháp giá trị theo mô hình Canvas. Cụ thể:

  • Nỗi đau: Những khó khăn, vấn đề hoặc thách thức mà khách hàng đang gặp phải. Phát hiện các nỗi đau của khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề cần giải quyết

  • Lợi ích: Lợi ích mà khách hàng mong muốn nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

  • Việc cần làm: Những công việc hoặc nhiệm vụ mà khách hàng muốn hoàn thành dựa trên những vấn đề muốn giải quyết 

Khung giải pháp giá trị theo mô hình Canvas
Khung giải pháp giá trị theo mô hình Canvas

Khi doanh nghiệp đã thấu hiểu mục tiêu của khách hàng thì có thể tạo ra các giải pháp mới và độc đáo. Mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể trở thành một viên thuốc giảm đau đặc biệt để giải quyết từng nỗi đau cụ thể của khách hàng.

Việc tạo ra lợi ích cho khách hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình này. Doanh nghiệp cần đóng gói từng sản phẩm một cách tốt nhất để đảm bảo thực sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt doanh nghiệp cần đóng gói thang sản phẩm với mục đích là trao giá trị, xây dựng vòng đời khách hàng lâu hơn. Đồng thời giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp là Giày da nam thì dựa vào mô hình Canvas có thể xây dựng được hồ sơ chân dung khách hàng mục tiêu chi tiết như dưới đây.

Ứng dụng chi tiết mô hình Canvas vào sản phẩm giày da nam
Ứng dụng chi tiết mô hình Canvas vào sản phẩm giày da nam

Để xây dựng một chiến lược sản phẩm thành công, có một số tiêu chí quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần xem xét như:

  • Sản phẩm giải quyết nỗi đau, vấn đề của số đông

  • Thị trường phải đủ rộng

  • Biên lợi nhuận đủ lớn

  • Doanh nghiệp có năng lực lõi trong ngành

  • Xu hướng thị trường đang đi lên

  • Thị trường ít cạnh tranh

  • Giá trị vòng đời khách hàng dài

  • Doanh nghiệp có thể số hóa sản phẩm

Bản chất gốc của xây dựng mô hình kinh doanh là khả năng của doanh nghiệp hiểu và đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc phải cảm nhận được "nỗi đau" của khách hàng tức là những khó khăn, vấn đề hoặc thách thức mà họ đang trải qua. Khi doanh nghiệp có khả năng giải quyết những nỗi đau này một cách tốt nhất và cung cấp giải pháp hiệu quả sẽ có thể tạo ra giá trị khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, để xây dựng được một mô hình kinh doanh bài bản là điều không hề dễ dàng đối với mỗi chủ doanh nghiệp đặc biệt với những ai đi lên từ dân chuyên môn. Thấu hiểu những khó khăn của các doanh nghiệp, Trường Doanh Nhân HBR cung cấp đến quý chủ doanh nghiệp chương trình "XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH" giúp doanh nghiệp thành thạo ứng dụng các công cụ, kiến thức, kỹ năng vào việc định hình mô hình kinh doanh hợp lý cho quá trình phát triển tổ chức.

Xây dựng và cải tiến mô hình kinh doanh
Xây dựng và cải tiến mô hình kinh doanh

XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

XEM THÊM: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH THÀNH CÔNG VỚI 9 YẾU TỐ, 5 BƯỚC, 12 MÔ HÌNH

2.2. Lãnh đạo tự quản trị bản thân

Anh Tony Dzung đã có một câu nói rất nổi tiếng:  “Muốn làm lãnh đạo trước hết phải lãnh đạo được chính mình”. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi quan trọng về mục tiêu và quản trị bản thân:

  • Nếu không thể lãnh đạo bản thân một cách tốt, liệu chúng ta có thể lãnh đạo đội nhóm hiệu quả không?

  • Nếu đội nhóm không hoạt động tốt, liệu công việc kinh doanh có thể phát triển tốt không?

Do vậy, là một nhà lãnh đạo cần phải có:

  • Mục đích sống của cả cuộc đời: Khi bắt đầu bất kỳ cái gì cũng cần xuất phát từ mục đích sống. Mục đích sống giúp hiểu rõ lý do tại sao, những công việc cần phải làm và dẫn đến khả năng ra quyết định

  • Mục tiêu: Hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng… đều phải có mục tiêu cho doanh nghiệp. Nếu không có mục tiêu, doanh nghiệp sẽ bị mất phương hướng và tốn rất nhiều thời gian, nhân lực, vật lực  dẫn đến năng suất lao động thấp 

  • Kế hoạch: Chính là việc nhà lãnh đạo lập ra một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu. Bởi lẽ nếu bạn không có kế hoạch trong cuộc đời của mình, thì sẽ có người khác có kế hoạch trong cuộc đời của bạn. Thậm chí còn tệ hơn sẽ không ai chú tâm vào cuộc sống của bạn bởi vì bạn sẽ không có giá trị.

Câu nói nổi tiếng của Mr. Tony Dzung về lãnh đạo tự quản trị bản thân
Câu nói nổi tiếng của Mr. Tony Dzung về lãnh đạo tự quản trị bản thân

Thói quen cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo tự quản trị bản thân. Trong cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt đã liệt kê nhiều thói quen để thành công như thói quen lập mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian, tư duy tích cực, lắng nghe, học hỏi và cho đi. 

Đặc biệt là thói quen tư duy cùng thắng. Trong hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt sẽ mang lại lợi ích cho chính công ty, đối tác và cả cho cộng đồng. Những thói quen đó đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ hình thành tính cách và quyết định cuộc đời của mỗi nhà lãnh đạo. Lão Tử đã nói, "Gieo thói quen thì gặt tính cách, gieo tính cách thì gặt số phận."

Khía cạnh lãnh đạo bản thân là một gốc rễ của phát triển doanh nghiệp. Trong cùng một gia đình hay công ty đội nhóm thì việc đầu tiên con cái và đội nhóm sẽ có xu hướng bắt chước những thói quen/ niềm tin từ bố mẹ/nhà lãnh đạo. Nếu chẳng may niềm tin/thói quen đó là xấu, giới hạn thì vô tình đã lập trình vào tiềm thức, hình thành nên tính cách tiêu cực.

Để lãnh đạo bản thân tốt trước tiên cần phải tạo thói quen thành đạt
Để lãnh đạo bản thân tốt trước tiên cần phải tạo thói quen thành đạt

Ví dụ điển hình: Hầu hết gia đình Việt khi thấy con ngã sẽ có thói quen đập vào bàn để đổ lỗi rằng lỗi là do cái bàn chứ không phải tại con. Như vậy, vô tình trong tiềm thức đứa trẻ sẽ được gieo thói quen xấu. Theo năm tháng thì khi đứa trẻ làm bất kỳ một điều gì sai trái thì 100% đổ lỗi là do ngoại cảnh. 

Với những doanh nghiệp/nhà lãnh đạo thành công thì chắc chắn 100% không bao giờ có thói quen đổ lỗi cho ngoại cảnh. Nếu có bất kỳ tình huống xấu, thất bại xảy ra thì họ đều nhận trách nhiệm về bản thân mình. Từ đó, họ rút ra được những bài học kinh nghiệm để tiếp tục cải thiện và phát triển.

“Management is doing things right, leadership is doing the right things” 

(Tạm dịch: Quản lý là làm việc cho đúng với chỉ đạo, Lãnh đạo là làm cho đúng việc)

- Cha đẻ Quản Trị Học Hiện Đại PETER DRUCKER -

XEM THÊM: NẮM CHẮC 15 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ GIỎI

2.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tập trung vào khách hàng

Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tập trung vào khách hàng giúp định hình danh tiếng và thành công của doanh nghiệp. Để thực hiện hiệu quả, đội ngũ ban lãnh đạo của doanh nghiệp cần:

  • Lãnh đạo ám ảnh về văn hóa tập trung vào khách hàng: Lãnh đạo là người chỉ đạo, người tiên phong, thúc đẩy và thể hiện tinh thần tập trung vào khách hàng thông qua hành động và quyết định. Lãnh đạo doanh nghiệp phải chứng tỏ rằng khách hàng luôn đứng ở trung tâm của mọi quyết định và hoạt động của công ty

  • Tuyển leader có cùng văn hoá và năng lực thực thi: Để duy trì và phát triển văn hóa tập trung vào khách hàng, nhân sự chủ chốt của công ty cần phải có khả năng thực thi và đảm bảo rằng mọi thành viên trong tổ chức đều hiểu và tuân thủ với văn hóa này

  • Chiến lược tập trung vào khách hàng: Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, lắng nghe ý kiến của khách hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ dựa trên phản hồi. Từ đó doanh nghiệp có thể duy trì một mối quan hệ tích cực với khách hàng qua thời gian

3 khía cạnh quan trọng khi doanh nghiệp xây dựng văn hóa tập trung vào khách hàng
3 khía cạnh quan trọng khi doanh nghiệp xây dựng văn hóa tập trung vào khách hàng

XEM THÊM: 6 BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỂ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH NHẤT

2.4. Xây dựng đội ngũ core team (đội ngũ chủ lực)

Đội ngũ core team đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và thúc đẩy chiến lược, nắm vững sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nếu như xây dựng đội nhóm giúp phát triển doanh nghiệp thì việc đào tạo đội ngũ chủ lực sẽ nhân bản hệ thống.

Tầm quan trọng khi doanh nghiệp đào tạo xây dựng đội ngũ chủ lực
Tầm quan trọng khi doanh nghiệp đào tạo xây dựng đội ngũ chủ lực

Đào tạo lãnh đạo không chỉ đơn thuần là tìm ra những viên kim cương thô, mà nó còn phải có khả năng mài, huấn luyện và tạo ra những sân chơi. Các nhà lãnh đạo cần phải thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn, liên tục học hỏi và thích nghi với sự thay đổi của thị trường. 

2.5. Giữ mãi tinh thần khởi nghiệp trong kinh doanh

Trong hành trình kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Đó là tâm hồn, động lực và tư duy sáng tạo mà mọi doanh nhân nên giữ. Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup chia sẻ: Chúng tôi đổi slogan của Vingroup thành “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” để mọi người giữ mãi cái ngọn lửa ấy, ý chí ấy, tinh thần làm việc đấy. 

Slogan tạo động lực của tập đoàn Vingroup
Slogan tạo động lực của tập đoàn Vingroup

Mãi mãi giữ tinh thần khởi nghiệp là không bao giờ ngừng tìm kiếm cơ hội mới và không ngừng cải tiến, luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức và rủi ro. Khi kinh doanh bản năng, có thể có nhiều rào cản và thay đổi bất ngờ. Tuy nhiên, tinh thần khởi nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tìm cách thích nghi và tận dụng những cơ hội trong mọi tình huống.

3. Video giải pháp giúp Startup phát triển bền vững

Giải pháp nào giúp Startup phát triển bền vững? | Trường doanh nhân HBR

Thông thường, những công ty startup hoạt động theo hình thức là: Tìm kiếm sản phẩm dịch vụ rồi sau đó bán hàng qua các kênh online/offline để tạo ra nguồn doanh thu. Thế nhưng, để chuyển đổi từ mô hình startup sang doanh nghiệp phát triển bền vững thì cần nắm vững thuật ngữ “3 chân kiềng”. Để đảm bảo doanh nghiệp phát triển và tồn tại bền vững trong thời gian dài thì cần có 3 yếu tố:

  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm: Sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp phải liên tục được nâng cấp và cải thiện để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường. Đầu tư vào nhóm nghiên cứu và phát triển (R&D) là quan trọng để duy trì sự cạnh tranh. Ngân sách cho R&D cần phải được xác định dựa trên bản báo cáo tài chính. Doanh nghiệp phải tính toán và xem xét chi phí bộ phận R&D chiếm bao nhiêu tổng doanh thu để tập trung phát triển với những chiến lược phù hợp

  • Làm thương hiệu: Xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ là quá trình tạo dựng niềm tin và sự nhận diện từ khách hàng. Doanh nghiệp cần có những chiến lược thương hiệu để tạo dấu ấn trong tâm trí của khách hàng. Từ đó tạo lòng tin, sự trung thành đến từ khách hàng 

  • Trải nghiệm khách hàng: Hãy luôn tạo điều kiện để khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ một cách tốt nhất. Sự hài lòng của khách hàng không chỉ giúp duy trì sự trung thành mà còn giúp tạo ra sự lan truyền tích cực qua những đánh giá. Để đảm bảo trải nghiệm tốt cho khách hàng, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào hỗ trợ khách hàng, dịch vụ sau bán hàng và liên tục lắng nghe ý kiến phản hồi của họ để cải thiện sản phẩm và dịch vụ

Kiềng 3 chân - Mô hình phát triển bền vững dành cho các doanh nghiệp
Kiềng 3 chân - Mô hình phát triển bền vững dành cho các doanh nghiệp

Ngành thời trang ở Việt Nam với ứng dụng mô hình 3 chân kiềng có thể thấy qua các thương hiệu lớn như Canifa, H&M, Zara và Uniqlo. Các thương hiệu này không thường chạy quảng cáo mạnh mẽ, mà thay vào đó họ chú trọng vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm, làm thương hiệu và gia tăng trải nghiệm khách hàng.

H&M luôn đầu tư nhân sự, ngân sách chi phí vào việc phát triển sản phẩm. Khi sản phẩm của H&M có sự khác biệt, tập trung đúng vào đối tượng mục tiêu thì hãng thời trang này có thể xây dựng thương hiệu và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng tốt hơn. Dễ dàng nhận thấy rằng H&M luôn mở cửa hàng tại các trung tâm mua sắm lớn hay tại những tuyến đường lớn đông dân cư. Điều này sẽ giúp thương hiệu H&M tiếp cận đến phân khúc mục tiêu, tạo ra trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Đồng thời không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo mà vẫn xây dựng thương hiệu thành công.

4. Kết luận

Kinh doanh theo bản năng luôn đi kèm với những rủi ro khiến nhiều doanh nhân trẻ có thể thất bại. Để thành công và bền vững, các startup cần tập trung vào quá trình lên kế hoạch chi tiết, nghiên cứu thị trường, quản lý tài chính cẩn thận và linh hoạt. Hãy luôn có kế hoạch, xây dựng mô hình kinh doanh, đào tạo đội ngũ chủ lực. Đồng thời luôn giữ vững tinh thần khởi nghiệp để có thể vượt qua được những rào cản và đạt được sự thành công bền vững trên thị trường.

Trường Doanh Nhân HBR hi vọng rằng với những phân tích chuyên sâu và chi tiết ở trên có thể giúp các doanh nghiệp đang kinh doanh theo bản năng nhận ra những sai lầm kịp thời. Từ đó có những lời giải phù hợp với bài toán kinh doanh của mình.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger