TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

HIỆU ỨNG CÁNH BƯỚM LÀ GÌ? BÍ QUYẾT ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?
  • 2. Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm là gì
  • 3. Hiệu ứng cánh bướm là gì trong kinh doanh
    • 3.1. Áp dụng với người lao động, nhân lực
    • 3.2. Áp dụng đối với khách hàng
    • 3.3. Áp dụng đối với các bên còn lại liên quan
  • 4. Hiệu ứng cánh bướm là gì trong Marketing
  • 5.Áp dụng hiệu ứng cánh bướm trong đời sống
    • 4.1. Ứng dụng trong tâm lý học
    • 5.2. Ứng dụng trong khoa học
    • 5.3. Ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày
  • 6. Kết luận

Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) ngụ ý nói rằng một con bướm đập cánh ở vị trí này có thể tạo ra một cơn bão ở nơi khác. Hiệu ứng này cũng được áp dụng trong kinh doanh, mang đến khái niệm là một hành động nhỏ trong kinh doanh hoặc điều phối nhân sự có thể gây ra những kết quả khó lường trước. Vậy, hiệu ứng cánh bướm là gìbí quyết ứng dụng hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh ra sao, hãy cùng Trường Doanh nhân HBR tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm (tên gọi khác là hiệu ứng bươm bướm) là một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn (Chaos theory), được giải thích rằng một sự kiện rất nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả lớn lao không thể dự đoán trước được. Bên cạnh đó, hiệu ứng này cũng thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các sự kiện và những ảnh hưởng bất ngờ của chúng đến kết quả cuối cùng.

Hiệu ứng cánh bướm thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các sự kiện nhỏ và những ảnh hưởng bất ngờ của chúng đến kết quả cuối cùng
Hiệu ứng cánh bướm thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các sự kiện nhỏ và những ảnh hưởng bất ngờ của chúng đến kết quả cuối cùng

2. Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm là gì

Sau khi đã nắm được định nghĩa hiệu ứng cánh bướm là gì, cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu nguồn gốc của hiệu ứng này nhé. Tên hiệu ứng này bắt nguồn từ một ví dụ của nhà toán học người Mỹ, cha đẻ của thuyết hỗn loạn - Edward Lorenz. 

Ông đã nói rằng một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas để thể hiện sự nhạy cảm của các hệ phức tạp đối với điều kiện ban đầu. Từ đó, hiểu được hiệu ứng cánh bướm là gì cho mọi người nhận thấy rằng, những thay đổi tưởng chừng rất nhỏ có thể tạo ra những biến động lớn sau này và thay đổi cả lịch sử.

Hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ một ví dụ của nhà toán học người Mỹ, cha đẻ của thuyết hỗn loạn - Edward Loren
Hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ một ví dụ của nhà toán học người Mỹ, cha đẻ của thuyết hỗn loạn - Edward Loren

3. Hiệu ứng cánh bướm là gì trong kinh doanh

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh là một chỉ ra rằng chỉ một hành động hay quyết định nhỏ của doanh nghiệp có thể gây ra những ảnh hưởng lớn và không thể dự đoán được cho kết quả kinh doanh, thị trường và xã hội. Hiệu ứng cánh bướm giúp doanh nghiệp nhận thức được sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố trong hệ thống kinh doanh và cách thức thích ứng với những thay đổi.

XEM THÊM: KHOÁ HỌC MARKETING DÀNH CHO CẤP LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 2024

3.1. Áp dụng với người lao động, nhân lực

Hiệu ứng cánh bướm trong quản lý nhân lực được thể hiện ở khía cạnh là một hành động hay quyết định nhỏ của người quản lý cũng có thể gây ra những ảnh hưởng lớn và không thể dự đoán được cho nhân viên, cả doanh nghiệp. Về ưu điểm, hiệu ứng cánh bướm sẽ có những tác động sau:

  • Tăng cường sự chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của nhân lực, khi họ tự nhận thức được tầm quan trọng của mỗi hành động nhỏ trong công việc.
  • Tăng cường sự hợp tác, gắn kết giữa những người lao động, khi họ nhận thức được sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố trong quy trình công việc.
  • Tăng cường sự hài lòng và niềm tin của nhân lực, khi họ nhận thức được sự ảnh hưởng tích cực của mình đến kết quả công việc, cho cả khách hàng và xã hội.

Mặc khác, hiệu ứng bươm bướm có thể dẫn đến những hậu quả như: gây áp lực cho người lao động khi họ nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực của mình đến kết quả công việc, nhân lực cảm thấy không công bằng trong công việc/lương thưởng, làm người lao động mất tập trung và nản chí khi họ không nắm được cách làm việc.

Tóm lại, ngoài việc hiểu sâu về hiệu ứng cánh bướm là gì, các tổ chức cần ứng dụng nguyên lý này để khuyến khích, đào tạo nhân viên, xây dựng môi trường làm việc năng động, tích cực để mang đến sự hài lòng và trung thành của người lao động.

>>> XEM THÊM: NẮM CHẮC 15 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ GIỎI

Ứng dụng hiệu ứng bươm bướm để đưa ra giải pháp hiệu quả trong lĩnh vực quản lý nhân lực
Ứng dụng hiệu ứng bươm bướm để đưa ra giải pháp hiệu quả trong lĩnh vực quản lý nhân lực

3.2. Áp dụng đối với khách hàng

Được hiểu là một hành động hay lời nói nhỏ của doanh nghiệp có thể gây ra những ảnh hưởng lớn và không thể dự đoán được về sự hài lòng, trung thành của người tiêu dùng. Vì thế, hiệu ứng cánh bướm cũng giúp tổ chức nhận thức được sự quan trọng của việc tạo ra trải nghiệm tốt và những giá trị có lợi cho khách hàng. Áp dụng hiệu ứng bươm bướm trong quá trình giao tiếp với khách hàng được thể hiện qua:

  • Tạo ra những nội dung giao tiếp hấp dẫn, ý nghĩa: Các hành động nhỏ như viết một câu slogan, một email, một video... có thể tạo ra sự gắn kết và phản hồi tích cực từ khách hàng.
  • Luôn theo dõi và phản hồi: Lưu ý những nhu cầu, ý kiến của khách hàng như việc tạo form đánh giá, bài đăng tương tác, email tự động... để luôn theo dõi được sự hài lòng, yêu thích đối với dịch vụ, thương hiệu và đưa ra cải tiến.
  • Khuyến khích và tri ân khách hàng: Gửi một lời cảm ơn, món quà nhỏ hay ưu đãi... giúp tạo ra sự hứng thú và lan truyền tích cực về việc tôn trọng, đề cao người tiêu dùng.

XEM THÊM: XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TỐT ĐỂ TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ MARKETING

3.3. Áp dụng đối với các bên còn lại liên quan

Các bên có liên quan đối với doanh nghiệp có thể là: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước, cộng đồng... Một số cách áp dụng hiệu ứng cánh bướm đối với các bên còn lại liên quan là:

  • Đối với nhà cung cấp: Doanh nghiệp nên duy trì thực hiện đúng cam kết, thanh toán đúng hạn, giải quyết khiếu nại kịp thời, tặng quà... để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp.
  • Đối với nhà phân phối: Tổ chức có thể cân nhắc hỗ trợ nhà phân phối bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi, chính sách ưu đãi đi kèm để tăng sự hài lòng, trung thành nhà phân phối.
  • Đối với nhà đầu tư: Cần tạo dựng niềm tin thông qua việc công bố minh bạch thông tin tài chính, kết quả kinh doanh, chiến lược phát triển... để tạo ra sự quan tâm, thu hút đầu tư và ủng hộ của nhà đầu tư.
  • Đối với cơ quan nhà nước: Hãy tuân thủ luật pháp, nộp thuế đầy đủ, tham gia các hoạt động xã hội... để thể hiện sự sự tôn trọng, mưu cầu hợp tác và giúp đỡ của các cơ quan.
  • Đối với cộng đồng: Xem xét đóng góp cho cộng đồng bằng cách tạo ra việc làm, bảo vệ môi trường, hỗ trợ các hoạt động từ thiện... để vừa tạo ra sự gắn kết, tình cảm vừa được sự ủng hộ của người tiêu dùng.

4. Hiệu ứng cánh bướm là gì trong Marketing

Hiệu ứng bươm bướm giúp doanh nghiệp nhận thức được sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống Marketing rộng lớn và cách thức thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường hiện nay như: một chương trình tích điểm có thể dẫn đến sự thúc đẩy doanh thu /yêu thích từ khách hàng, một chiến dịch quảng cáo sáng tạo giúp tăng nhận diện thương hiệu…

Một số cách mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng trong Marketing là:

  • Theo dõi và phản hồi: Đánh giá liên tục nhu cầu, mong muốn và ý kiến của khách hàng đối với các chiến dịch Marketing.
  • Luôn thử nghiệm các chiến dịch Marketing mới: Với sáng tạo nhỏ có thể tạo ra các hiệu ứng lớn giúp gây sự chú ý, tương tác và thúc đẩy phản hồi của khách hàng.
  • Sẵn sàng thích ứng với những thay đổi: Do thị trường kinh tế, marketing luôn được cập nhật và đổi mới mỗi ngày nên nếu doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy với biến động nhỏ thì có thể tạo ra những cơ hội lớn để thúc đẩy thành công.
Hiệu ứng cánh bướm giúp doanh nghiệp nhận thức được sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống Marketing
Hiệu ứng cánh bướm giúp doanh nghiệp nhận thức được sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống Marketing

5.Áp dụng hiệu ứng cánh bướm trong đời sống

Chỉ với một tác động nhỏ sinh ra kết quả lớn nên hiệu ứng cánh bướm được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: sinh học, khí tượng học, y học, kinh tế, xã hội... Cùng Trường Doanh nhân HBR đi sâu vào các lĩnh vực đã và đang ứng dụng hiệu ứng cánh bướm dưới đây nhé!

4.1. Ứng dụng trong tâm lý học

Hiệu ứng cánh bướm trong tâm lý học là một khái niệm chỉ ra rằng mỗi suy nghĩ hay cảm xúc nhỏ đều có thể chi phối đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của con người. Khi bản thân suy nghĩ tích cực, biết ơn, hạnh phúc thì sẽ tăng cường sức khỏe tâm thần. Mặc khác, nếu bản thân luôn nghĩ tiêu cực như: ghen tỵ, buồn bã, tức giận... sẽ tạo ra những cảm xúc xấu và làm suy giảm sức khỏe tâm thần. 

Ví dụ, một nhân viên luôn suy nghĩ ghen tỵ người khác thì thường có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đồng nghiệp có nguy cơ vượt mặt mình. Suy nghĩ này ngoài việc kiếm tâm lý luôn bồn chồn, mệt mỏi mà còn khó để người lao động tìm kiếm được những đồng minh tốt, đáng tin cậy.

Những ứng dụng đa dạng của hiệu ứng cánh bướm trong tâm lý học như:

  • Trong tâm lý học tích cực: Được dùng để khuyến khích mọi người tập trung vào điều tốt đẹp, những niềm vui nhỏ và các ngành động có ý nghĩa trong cuộc sống, công việc. Từ đó, chúng tạo ra dòng cảm xúc tích cực, giúp tăng cường sức khỏe tâm thần và nâng cao hạnh phúc
  • Trong tâm lý học hành vi: Được sử dụng để lý giải những hành vi nhỏ như khen ngợi, cảm ơn, xin lỗi, an ủi... tác động đến hành vi của người lao động và có thể tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp nơi làm việc và giảm thiểu xung đột.

5.2. Ứng dụng trong khoa học

Khi xuất hiện ngành khoa học mới về hệ thống phi tuyến, hiệu ứng cánh bướm (nằm trong thuyết hỗn độn) được các nhà toán học, nhà khoa học, nhà vật lý và kỹ sư quan tâm vì hành vi không thể đoán trước hoặc trái ngược với suy đoán thông thường. 

Ví dụ, có một sự biến đổi nhỏ trong nhiệt độ hay áp suất không khí (điều kiện ban đầu) có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong hướng di chuyển của gió. Theo đó, sự biến động của gió cũng sẽ ảnh hưởng đến cường độ “không đoán trước được” của cơn bão (kết quả).

Không những hiệu ứng này được áp dụng trong việc nghiên cứu dự báo thời tiết mà còn được dùng để khám phá và dự đoán các mối quan hệ, tương tác lẫn nhau trong lĩnh vực khoa học khác.

Do tính chất không đảm bảo được chính xác kết quả nên hiệu ứng cánh bướm thường chỉ được dùng để dự đoán các hiện tượng, thông tin. Thêm vào đó, các thay đổi đơn giản trong một phần của hệ thống sẽ tạo ra những hiệu ứng phức tạp nên việc dự báo dài hạn một cách chính xác là “xa tầm với” với công nghệ hiện nay.

Dựa vào những thay đổi nhỏ về nhiệt độ, áp suất không khí để dự báo thời tiết nhờ vào việc áp dụng hiệu ứng cánh bướm
Dựa vào những thay đổi nhỏ về nhiệt độ, áp suất không khí để dự báo thời tiết nhờ vào việc áp dụng hiệu ứng cánh bướm

5.3. Ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày

Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống hằng ngày thể hiện rõ nét qua việc mỗi suy nghĩ hay hành động nhỏ nhất của chúng ta cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân và những người khác. Vậy nên, có thể xem hiệu ứng nhắc nhở rằng chúng ta có thể thay đổi cuộc sống theo hướng tốt lên bằng cách thay đổi những điều nhỏ nhặt trong cả suy nghĩ và hành động. 

Ví dụ như nếu một người phụ nữ muốn trở nên dẻo dai, khỏe mạnh hơn thì chỉ cần với 10 phút giãn cơ hoặc tập thể dục mỗi ngày. Dần dần, việc tập thể dục trở thành thói quen và tổng số thời gian dành để tập luyện ngày càng nhiều thì hiển nhiên cô ấy đã trở nên nhanh nhẹn, deo dai hơn trước.

Một số ứng dụng của hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống hằng ngày là:

  • Trong quan hệ nhân quả: Một hành động tốt hay xấu, quyết định dù đúng hay sai, chọn nói ra hay im lặng trong công việc đều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình và doanh nghiệp, nên cần cẩn thận với những gì bản thân làm và truyền tải.
  • Trong tâm lý học xã hội: Được áp dụng để nghiên cứu cách thức mà các sự kiện xã hội nhỏ như bãi công, biểu tình, đánh nhau... có thể ảnh hưởng đến quan điểm, thái độ và hành động của toàn cộng đồng. Do đó, mỗi người nên có ý thức về những gì đã nghe, xem và thực hiện để. góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, hiệu ứng cánh bướm cũng là một chủ đề được đề cập khá phổ biến trong văn hóa đại chúng. Đặc biệt, trong các tác phẩm nghệ thuật có liên quan đến du hành thời gian, quan hệ nhân quả hay nghịch lý thời gian cũng dựa vào hiệu ứng này để phát triển.

6. Kết luận

Hiệu ứng cánh bướm là gì và cách ứng dụng hiệu ứng cánh bướm luôn là đề tài được các nhà quản lý kinh doanh, quản trị nhân lực quan tâm do tầm ảnh hưởng của những tác nhân nhỏ. Nắm bắt tốt hiệu ứng này sẽ giúp doanh nghiệp chú trọng đến các mắt xích liên kết trong chu trình tạo ra các loại sản phẩm tốt hơn hay tận dụng nguồn lực tối ưu hơn, tránh lãng phí. 

Hy vọng qua bài viết này, Trường Doanh nhân HBR đã mang đến cho bạn những nguồn thông tin hữu ích về định nghĩa, ví dụ về hiệu ứng cánh bướm là gì, giúp bạn quản lý kinh doanh thêm hiệu quả, thành công!

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger