Trường doanh nhân HBR ×

CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP SMEs GIÚP TUYỂN ĐÚNG NHÂN TÀI

Nội dung [Hiện]

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một quá trình quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của mỗi tổ chức. Tuy nhiên trở ngại chính là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình này là có nguồn lực hạn chế. Điều này khiến rất nhiều SMEs không tuyển được đúng nhân tài phù hợp chỉ vì không biết cách xây dựng thương hiệu hiệu quả. Thấu hiểu được vấn đề đó, bài viết dưới đây sẽ bật mí công thức cách xây dựng thương hiệu thành công giúp thu hút những ứng viên ưu tú nhất.

1. Vai trò của thương hiệu doanh nghiệp đối với tuyển dụng

Xây dựng thương hiệu là một phương pháp marketing dành cho doanh nghiệp với mục tiêu tạo dựng tên tuổi, hình ảnh. Quá trình này giúp định vị thương hiệu doanh nghiệp trong cả tâm trí khách hàng và đặc biệt là ứng viên tiềm năng trong tuyển dụng.

Sau đây là vai trò mạnh mẽ của thương hiệu doanh nghiệp đối với quá trình tuyển dụng nhân sự của mỗi doanh nghiệp:

  • Thu hút ứng viên phù hợp: Thương hiệu mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của các ứng viên có kỹ năng và tinh thần phù hợp với mục tiêu và văn hoá doanh nghiệp. Các ứng viên sẽ cảm thấy hứng thú và tự tin hơn khi ứng tuyển vào một doanh nghiệp có thương hiệu uy tín trên thị trường
  • Tạo sự tin tưởng và cam kết: Một thương hiệu mạnh mẽ giúp xây dựng niềm tin từ phía ứng viên và nhân viên hiện tại. Sự tin tưởng và cam kết này là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh như hiện nay
  • Góp phần vào việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực: Thương hiệu của một doanh nghiệp không chỉ là về sản phẩm và dịch vụ mà còn là về văn hóa tổ chức. Một thương hiệu doanh nghiệp được xây dựng theo hướng tích cực sẽ góp phần vào việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thu hút nhân tài chất lượng và giữ chân họ lâu dài
  • Giúp xây dựng sự khác biệt cho doanh nghiệp: Thương hiệu giúp tạo sự nhận diện độc đáo cho doanh nghiệp. Bằng cách tạo ra một hình ảnh và thông điệp riêng biệt, doanh nghiệp có thể nổi bật giữa đám đông và thu hút sự chú ý của các ứng viên tiềm năng
Lợi ích dành cho doanh nghiệp SMEs đối với tuyển dụng khi xây dựng thương hiệu
Lợi ích dành cho doanh nghiệp SMEs đối với tuyển dụng khi xây dựng thương hiệu

Theo thống kê cho thấy, Việt Nam có đến 98% doanh nghiệp thuộc loại SMEs, và rào cản lớn nhất của họ trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp chính là nguồn lực ít. Đây chính là nỗi niềm trăn trở của nhiều doanh nghiệp khi muốn thu hút và giữ chân nhân tài, nhưng nguồn lực lại có phần hạn chế.

2. 7 bước xây dựng thương hiệu giúp chiêu mộ nhân tài thành công

Để doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có thể thành công trong việc xây dựng thương hiệu, họ cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có hệ thống. Dưới đây là bảy bước quan trọng để giúp SMEs xây dựng một thương hiệu thành công:

2.1. Khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường

Khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường trong quá trình xây dựng thương hiệu là quá trình nghiên cứu và hiểu rõ về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và ứng viên tiềm năng. Qua đó, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin quan trọng để định hình chiến lược thương hiệu và ra quyết định kinh doanh một cách hiệu quả.

Việc khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường là cần thiết khi xây dựng thương hiệu vì nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ về nhu cầu của ứng viên. Đồng thời thấu hiểu được mức độ cạnh tranh trong ngành và các xu hướng thị trường. Từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra một thương hiệu phù hợp với thị trường lại thu hút ứng viên để từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp để tuyển dụng nhân tài, có một số công cụ và phương pháp khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Dưới đây là một số công cụ phổ biến:

  • Khảo sát trực tuyến: Sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến như Google Forms, SurveyMonkey, hoặc Typeform để tạo các bảng khảo sát để thu thập ý kiến từ cộng đồng trực tuyến. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu về các ý kiến, nhu cầu và mong muốn của ứng viên tiềm năng
  • Phân tích dữ liệu thị trường: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thị trường như Google Analytics, SEMrush hoặc Ahrefs để phân tích hành vi trực tuyến của đối tượng mục tiêu, tìm kiếm từ khóa phổ biến trong lĩnh vực tuyển dụng, và đánh giá hiệu quả của chiến lược tiếp thị trực tuyến
  • Nghiên cứu đối thủ: Phân tích các chiến lược tuyển dụng và thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh để hiểu về sức mạnh và điểm yếu của họ. Điều này có thể giúp bạn xác định các cơ hội và thách thức trong việc tuyển dụng nhân tài
  • Phỏng vấn nhân viên hiện tại: Tổ chức các cuộc phỏng vấn nhân viên hiện tại để hiểu về kinh nghiệm làm việc của họ trong công ty, những gì họ đánh giá cao trong môi trường làm việc, và các gợi ý để cải thiện quy trình tuyển dụng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
  • Sử dụng dữ liệu thống kê: Sử dụng dữ liệu thống kê từ các nguồn như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, hoặc các báo cáo thị trường để hiểu về xu hướng tuyển dụng và nhân sự trong lĩnh vực bạn quan tâm

2.2. Phân tích và xác định ứng viên mục tiêu

Phân tích và xác định ứng viên mục tiêu trong quá trình xây dựng thương hiệu là quá trình đánh giá và nhận diện nhóm ứng viên mà doanh nghiệp muốn nhắm đến và tạo ra chiến lược thích hợp để tương tác và thu hút họ. Bằng cách này, họ có thể xây dựng một chiến lược thương hiệu phù hợp và đáp ứng được tâm lý của ứng viên.

Để nghiên cứu ứng viên mục tiêu, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích thông qua nhiều phương diện như giới tính, độ tuổi, sở thích, và hành vi. Sử dụng các phương tiện như phỏng vấn, khảo sát và phân tích dữ liệu hành vi ứng viên giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về đối tượng ứng viên mục tiêu.

Phân tích ứng viên mục tiêu dựa vào mô hình Canvas
Phân tích ứng viên mục tiêu dựa vào mô hình Canvas

Trong đó, mô hình Canvas là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu và thiết kế giải pháp giá trị hiệu quả đối với ứng viên mục tiêu. Khung Canvas chia thành hai phần chính:

Chân dung ứng viên (Customer Profile):

  • Những công việc cần làm: Các nhiệm vụ ứng viên đang cố gắng hoàn thành
  • Lợi ích: Kết quả và lợi ích mà ứng viên muốn đạt được
  • Nỗi đau: Những nỗi đau và vấn đề mà ứng viên gặp phải

Giải pháp giá trị (Value Propositions):

  • Giải pháp giá trị: Danh sách các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
  • Yếu tố lợi ích: Lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho ứng viên
  • Thuốc giảm đau: Cách loại bỏ những thứ gây phiền toái cho ứng viên

Ví dụ: Dựa trên mô hình Canvas, doanh nghiệp có thể xây dựng hồ sơ của một giám đốc Marketing như sau.

1 - Phân khúc khách hàng

Lợi ích:

  • Sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, USP, giá trị cho khách hàng mục tiêu
  • Chiến lược công ty rõ ràng
  • Đội ngũ nhân sự phù hợp
    Các kênh truyền thông hiệu quả
  • Hệ thống báo cáo đo lường, rõ ràng
  • Thương hiệu mạnh
  • Tổng thưởng Doanh số tương ứng
  • Tiết kiệm chi phí Marketing
  • Xây dựng hệ thống Marketing tự động

Việc cần làm:

  • Chiến lược Marketing theo mục tiêu công ty
  • Nghiên cứu thị trường khách hàng và đối thủ
  • Xây dựng thương hiệu
  • Thực thi trên các kênh truyền thông
  • Xây dựng nguồn lực để thực thi
  • Lãnh đạo, quản lý và rà soát đội nhóm
  • Đo lường
  • Học tập
  • Nắm bắt xu hướng Marketing
  • Hệ thống báo cáo - đề xuất giải pháp
  • Phối hợp với các bộ phận khác đặc biệt là Sales

Nỗi đau:

  • Marketing không phối hợp với Sales
  • Không đo lường được insight khách hàng
  • Không thúc đẩy được đội nhóm
  • Bế tắc giải pháp
  • Không lựa chọn được kênh bán hàng phù hợp
  • Không nắm bắt được xu thế Marketing
  • Chạy quảng cáo nhiều nhưng không hiệu quả
  • Không xác định được khách hàng mục tiêu
  • Không truyền tải được giá trị sản phẩm
  • Sản phẩm không phù hợp với khách hàng mục tiêu
  • Tốn nhiều chi phí nhưng không hiệu quả

2 - Giải pháp giá trị

Yếu tố tạo lợi ích

  • Có phòng nghiên cứu khảo sát thị trường
  • Ban lãnh đạo có tầm nhìn, chiến lược
  • Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
  • Xây dựng đội Sales hùng hậu
  • Đầu tư công nghệ hiện đại
  • Văn hóa doanh nghiệp mạnh
  • Đội Marketing hiện chí
  • Đào tạo liên tục

Thuốc giảm đau:

  • Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đoàn kết, văn hóa doanh nghiệp tốt 
  • Có hệ thống đo lường hiệu quả
  • Được tham gia môi trường đào tạo, phát triển liên tục, có lộ trình thăng tiến rõ ràng
  • Được cử đi học các chương trình trong và ngoài nước
  • Sản phẩm dịch vụ độc đáo, khác biệt
  • Thị trường tiềm năng
  • Hiệu quả Marketing dưới góc nhìn tài chính

>>> Để có thể phân tích và đánh giá chính xác được các ứng viên mục tiêu phù hợp với văn hoá doanh nghiệp, mời quý độc giả tham khảo chương trình “tuyển dụng nhân sự hiệu quả 4.0” của Trường Doanh Nhân HBR phối hợp cùng Mr. Tony Dzung tổ chức.

2.3. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trong quá trình xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra các yếu tố nhận diện độc đáo và nhất quán để đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các thành phần như logo, màu sắc, font chữ, hình ảnh và phong cách truyền thông. Từ đó tạo nên một hình ảnh đồng nhất giúp ứng viên dễ nhận biết thương hiệu trong vô vàn các công ty hiện nay.

Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là cần thiết vì nó giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và đồng nhất trong tâm trí của cả khách hàng và ứng viên. Khi nhận diện thương hiệu được xây dựng mạnh mẽ, mọi người sẽ dễ dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu. Từ đó tạo ra sự tin tưởng mạnh mẽ đến từ các ứng viên. Đây là nhân tố quan trọng để thu hút và giữ chân ứng viên tiềm năng đến với doanh nghiệp.

Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu dành cho doanh nghiệp
Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu dành cho doanh nghiệp

Để tiến hành xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các bước sau:

  • Nghiên cứu và phân tích: Hiểu rõ về lịch sử, giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để xác định hướng đi cho bộ nhận diện thương hiệu
  • Xác định yếu tố nhận diện: Lựa chọn các yếu tố nhận diện thương hiệu như logo, màu sắc, font chữ và hình ảnh phù hợp với bản sắc và giá trị của thương hiệu
  • Thiết kế và phát triển: Tạo ra các thiết kế chuyên nghiệp và độc đáo cho các yếu tố nhận diện thương hiệu được chọn
  • Kiểm định và điều chỉnh: Tiến hành kiểm định và điều chỉnh bộ nhận diện thương hiệu để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trước khi triển khai

Ví dụ cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh là công ty thể thao Nike. Nike đã xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ với logo "Swoosh" độc đáo, màu sắc chủ đạo là đen và trắng, font chữ đặc trưng và hình ảnh các vận động viên nổi tiếng. Những yếu tố này tạo ra một hình ảnh đồng nhất và mạnh mẽ cho thương hiệu Nike, giúp họ thu hút, trở thành niềm ao ước đồng thời giữ chân hàng triệu ứng viên trên toàn thế giới.

2.4. Tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu

Tuyên bố sứ mệnh là một tuyên bố ngắn gọn nhưng mạnh mẽ, mô tả mục tiêu và ý định của thương hiệu trong việc phục vụ ứng viên và xã hội. Trong khi đó, giá trị cốt lõi là các nguyên tắc và niềm tin cốt lõi mà thương hiệu tôn trọng và tạo ra từ đó. Việc xây dựng tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi là cần thiết vì chúng giúp thương hiệu định hình và phát triển một hướng đi rõ ràng và nhất quán. Chúng cũng là điểm cốt lõi để xây dựng một hệ thống giá trị và lối sống của thương hiệu, giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thu hút nhiều nhân sự đang có định hướng phát triển chung.

Khái niệm thuật ngữ tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Khái niệm thuật ngữ tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Ví dụ thương hiệu TOMS với tuyên bố sứ mệnh là "Mỗi sản phẩm mua của bạn sẽ giúp người cần giúp." Giá trị cốt lõi của TOMS là sự cam kết với cộng đồng và trách nhiệm xã hội, được thể hiện thông qua chương trình One for One. Trong đó mỗi sản phẩm mua của ứng viên sẽ giúp người nghèo một phần nào đó. Điều này giúp TOMS xây dựng một thương hiệu không chỉ bền vững mà còn đầy ý nghĩa giúp thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng phù hợp với hệ tư tưởng và giá trị của doanh nghiệp.

2.5. Xây dựng tính cách thương hiệu

Để ứng viên cảm thấy tin tưởng và gắn kết hơn với thương hiệu, việc xây dựng một tính cách riêng cho thương hiệu là rất quan trọng. Tính cách thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp trở nên đặc biệt và gần gũi hơn. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần truyền tải tính cách của thương hiệu qua các văn bản truyền thông một cách rõ ràng và nhất quán. Việc này giúp tính cách của thương hiệu phát huy tối đa hiệu quả của nó.

Khi xây dựng, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như sử dụng đại từ danh xưng phù hợp trong truyền thông, chia sẻ các video và hình ảnh hậu trường. Mục đích là để thể hiện tính chân thành và gần gũi, sử dụng các yếu tố cảm xúc trong các ấn phẩm quảng cáo. Như vậy sẽ giúp tạo ra một liên kết mạnh mẽ và sâu sắc giữa thương hiệu và ứng viên.

Mục đích của việc xây dựng tính cách thương hiệu
Mục đích của việc xây dựng tính cách thương hiệu

Một ví dụ cụ thể là thương hiệu Apple đã xây dựng tính cách thương hiệu dựa trên các yếu tố như sáng tạo, hiện đại và độc đáo. Từ cách thiết kế sản phẩm đến cách thương hiệu giao tiếp với ứng viên, Apple luôn tạo ra một hình mẫu tính cách sang trọng, đẳng cấp và thu hút. Chính điều đó đã biến thương hiệu trở thành hình mẫu và niềm ao ước của nhiều ứng viên  trên toàn thế giới.

2.6. Tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu

Tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu trong quá trình xây dựng thương hiệu là quá trình triển khai các hoạt động quảng cáo và tiếp thị nhằm tạo ra sự nhận biết và ý thức về thương hiệu trong tâm trí. Đây là bước cần thiết vì nó giúp thương hiệu đạt được sự nhận biết, tạo ra sự tò mò và sự quan tâm của ứng viên đối với thương hiệu. Đồng thời, việc quảng bá thương hiệu cũng giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng cường sự tin tưởng và lòng trung thành từ phía ứng viên.

Để tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu thành công, cần phải thực hiện các bước sau:

  • Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho chiến lược quảng bá bao gồm việc xác định đối tượng ứng viên, thông điệp cần truyền đạt và mục tiêu kinh doanh
  • Lựa chọn kênh quảng cáo: Xác định các kênh quảng cáo phù hợp với đối tượng và mục tiêu của thương hiệu. Các hoạt động quảng cáo truyền thống như truyền hình, báo chí và quảng cáo trực tuyến như mạng xã hội và trang web
  • Thiết kế và triển khai chiến lược: Tạo ra các chiến lược quảng cáo sáng tạo và hiệu quả, bao gồm việc tạo ra nội dung hấp dẫn, lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp và triển khai chiến dịch quảng bá
  • Đánh giá và điều chỉnh: Liên tục đánh giá hiệu quả của chiến lược quảng bá và điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh
Chiến lược thực hiện quảng bá thương hiệu để tuyển dụng nhân tài thành công
Chiến lược thực hiện quảng bá thương hiệu để tuyển dụng nhân tài thành công

2.7. Tạo sự nhất quán trên các kênh truyền thông thương hiệu

Một trong những điều quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu là duy trì sự nhất quán, không chỉ trong các ấn phẩm in ấn mà còn trên mạng Internet. Mọi thông điệp và phát ngôn của doanh nghiệp cần phải nhất quán đặc biệt là với sứ mệnh đã được đề ra. Nếu có sự không nhất quán xảy ra, mọi người có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và nhận biết hình ảnh của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mất niềm tin và lòng tin từ phía ứng viên, khiến họ dần mất đi sự tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp.

3. 4 cấp độ giúp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

4 Cấp độ xây dựng thương hiệu trong Marketing | Trường Doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung

Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp là một quá trình phức tạp và đa chiều. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp SMEs đòi hỏi cần phải nghiên cứu và nắm vững 4 cấp độ của thương hiệu mới có thể tạo nên bước nhảy vọt trong kinh doanh:

Cấp độ 1: Nhãn hiệu bảo hộ.

Cấp độ này tập trung vào việc bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp thông qua việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Việc này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp không gặp phải vấn đề về việc sao chép hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ví dụ công ty Coca-Cola đã đăng ký và bảo hộ tên thương hiệu "Coca-Cola" cùng với logo chữ viết đặc trưng của họ. Bằng cách này, họ ngăn chặn bất kỳ ai sao chép hoặc sử dụng tên và logo của họ một cách trái phép. Khi bạn đi mua một chai Coca-Cola, bạn có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm của họ qua tên thương hiệu và logo độc đáo đó. Việc này giúp Coca-Cola xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và độc đáo cho thương hiệu của họ trên toàn thế giới, đồng thời bảo vệ sự độc đáo và giá trị của thương hiệu.

Cấp độ 2: Xây dựng thương hiệu uy tín trên thị trường

Sau khi đã bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng uy tín và danh tiếng trên thị trường. Điều này bao gồm việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu của ứng viên và thực hiện các cam kết mà doanh nghiệp đưa ra.

Ví dụ cụ thể về cấp độ này có thể là công ty Apple. Apple đã xây dựng một thương hiệu uy tín trên toàn cầu bằng cách tạo ra những sản phẩm công nghệ tiên tiến và độc đáo như iPhone, iPad và MacBook. Sự cam kết của họ đối với chất lượng, thiết kế đẳng cấp và trải nghiệm người dùng đã giúp họ chiếm lĩnh thị trường và đạt được sự tin cậy và sự tôn trọng từ phía khách hàng. Điều này đã góp phần làm cho Apple trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trên toàn cầu trong ngành công nghệ.

Cấp độ 3: Bán phong cách sống

Cấp độ 3 trong xây dựng thương hiệu là giai đoạn mà doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn bán cả một phong cách sống, một giá trị, một triết lý hoặc một cảm xúc. Thương hiệu tại cấp độ này thường xây dựng một hình ảnh độc đáo và phong cách sống đặc biệt, thu hút và kết nối với khách hàng thông qua các giá trị chung. 

Một ví dụ điển hình là Nike không chỉ bán các sản phẩm thể thao mà còn tạo ra một cộng đồng đam mê và quyết tâm thông qua việc thể hiện thông điệp "Just Do It". Thương hiệu này đã xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và phong cách sống độc đáo xung quanh việc thể dục và thể thao. Nike không chỉ là một thương hiệu bán giày dép và trang phục thể thao mà còn là biểu tượng của sự quyết tâm, sự kiên định và sự tự tin.

Nike đã tạo ra một cộng đồng đam mê và quyết tâm thông qua việc tài trợ các vận động viên và sự kiện thể thao, đồng thời thúc đẩy các giá trị như đổi mới, sáng tạo và khát vọng chiến thắng. Thông điệp "Just Do It" không chỉ là một khẩu hiệu mà còn là một lời kêu gọi tinh thần, khích lệ mọi người vượt qua giới hạn và đạt được mục tiêu của mình. Nhờ những nỗ lực này, Nike đã trở thành một trong những thương hiệu thể thao hàng đầu và có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới.

Cấp độ 4: Bán triết lý sống

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu bằng cách bán một triết lý sống. Đó chính là việc chia sẻ các giá trị, nguyên tắc hoặc quan điểm mà doanh nghiệp tin tưởng và đặt vào trung tâm của mọi hoạt động.

Một ví dụ tiêu biểu cho cấp độ này là thương hiệu Starbucks. Starbucks không chỉ bán cà phê mà còn bán cả một triết lý sống hiện đại, năng động và sáng tạo. Không gian thoải mái và ấm cúng của các cửa hàng Starbucks tạo ra một môi trường lý tưởng cho việc thư giãn, làm việc và gặp gỡ bạn bè. Bên cạnh đó, Starbucks còn thúc đẩy các giá trị như bền vững và hỗ trợ cộng đồng thông qua các chương trình như "Cà phê Công bằng" và "Cộng đồng Starbucks". Nhờ những yếu tố này, Starbucks đã trở thành một biểu tượng văn hóa đương đại và một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày đối với nhiều người trên toàn thế giới.

4 cấp độ giúp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SMEs thành công
4 cấp độ giúp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SMEs thành công

4. Kết luận

Trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tạo ra một hình ảnh độc đáo và thu hút là vô cùng quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài. Để thành công và thực hiện hiệu quả mục tiêu tuyển chọn nhân sự chất lượng, doanh nghiệp cần nắm vững quy trình, công thức tinh gọn và 4 cấp độ giúp xây dựng thương hiệu tốt. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin về cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công. Trường Doanh Nhân HBR mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xây dựng được thương hiệu ấn tượng. Từ đó chiêu mộ được nhiều nhân sự tiềm năng để cùng phát triển mục tiêu chung.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger