Trường doanh nhân HBR ×

BRANDING MARKETING LÀ GÌ? 5 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG LÀM BRAND MARKETING

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Brand Marketing là gì?
  • 2. Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing là gì?
  • 3. Brand Marketing là làm gì?
    • 3.1. Công việc của chuyên viên Brand Marketing là gì?
    • 3.2. Công việc của trưởng phòng, giám đốc Brand Marketing là gì?
  • 4. 5 kỹ năng quan trọng để làm Brand Marketing là gì?
    • 4.1. Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh
    • 4.2. Định vị thương hiệu
    • 4.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu
    • 4.4. Quản lý thương hiệu
    • 4.5. Quản lý dự án
  • 5. Thu nhập của Brand Marketing?
  • 6. Kết luận

Brand marketing là thuật ngữ quen thuộc trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay. Thực hiện các công việc brand marketing chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp định hình thương hiệu vững chắc với khách hàng. Hãy cùng nắm vững kiến thức Brand Marketing là gì và các kỹ năng mà người làm brand marketing cần có trong bài viết dưới đây nhé!

1. Brand Marketing là gì?

Brand Marketing là các công việc thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu thông qua việc định vị, tập trung xây dựng thương hiệu khác biệt, ăn sâu vào tâm trí của khách hàng. 

Để tạo được brand marketing hiệu quả, các doanh nghiệp cần tập trung vào phát triển thương hiệu có tính đồng nhất, xuyên suốt và cố định. 

Brand marketing tập trung xây dựng thương hiệu khác biệt, ăn sâu vào tâm trí của khách hàng
Brand marketing tập trung xây dựng thương hiệu khác biệt, ăn sâu vào tâm trí của khách hàng

2. Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing là gì?

Một khái niệm mà nhiều marketer và các chủ doanh nghiệp có thể nhầm lẫn đó là brand marketing và trade marketing. Bản chất của 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau, để phân biệt sự khác biệt giữa trade marketing và brand marketing là gì, có thể dựa vào 2 yếu tố chính đó là: 

Yếu tố khác biệt 

Trade marketing

Brand marketing

Mục tiêu của các hoạt động 

Tập trung vào hành vi mua hàng của người dùng, thúc đẩy hoạt động bán hàng tại các điểm bán hàng. 

Giúp thương hiệu doanh nghiệp đi sâu vào tâm trí của khách hàng, định vị thương hiệu doanh nghiệp đối với khách hàng mục tiêu. 

Phương thức triển khai

Tập trung vào việc truyền tải giá trị của thương hiệu bằng các hoạt động như nghiên cứu thị trường bán hàng, phát triển quy trình bán hàng, chính sách chăm sóc khách hàng và truyền thông sản phẩm tại các địa điểm phân phối sản phẩm. 

Tập trung vào việc khiến khách hàng nhớ, tin tưởng và gắn bó với thương hiệu của doanh nghiệp thông qua bộ nhận diện thương hiệu và hàng loạt hoạt động mang tính truyền thông, quan hệ công chúng và quảng cáo mạnh mẽ. 

Tuy nhiên, nhìn chung brand marketing và trade marketing vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ và hướng tới mục tiêu tiếp cận được khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Trade marketing và brand marketing khác nhau ở mục tiêu và phương thức triển khai
Trade marketing và brand marketing khác nhau ở mục tiêu và phương thức triển khai

>>> XEM THÊM: TRADE MARKETING LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT THÔNG TIN VỀ TRADE MARKETING

3. Brand Marketing là làm gì?

Công việc chính của người làm brand marketing là gì? Những công việc liên quan đến brand marketing sẽ được phân chia theo từng cấp bậc trong tổ chức doanh nghiệp. Cụ thể, 2 cấp bậc chính là chuyên viên brand marketing và trưởng phòng, giám đốc marketing. 

3.1. Công việc của chuyên viên Brand Marketing là gì?

Công việc của chuyên viên brand marketing phụ thuộc nhiều vào quy mô tổ chức và quy trình làm việc. Tuy nhiên, nhìn chung công việc chính của chuyên viên brand marketing sẽ bao gồm:

  • Nghiên cứu, phân tích các số liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh, thị trường. Đồng thời nghiên cứu tập trung vào khách hàng mục tiêu. Từ đó, họ sẽ đề xuất ra các phương pháp phát triển thương hiệu. 

  • Theo dõi, báo cáo ngân sách sử dụng để chạy chiến lược phát triển thương hiệu trong các giai đoạn như theo tháng, theo quý, theo năm. 

  • Thực hiện lên ý tưởng và xây dựng các đầu mục chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu liên quan đến logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, người đại diện thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 

  • Trực tiếp quản trị các kênh truyền thông của doanh nghiệp như kênh social media, website… 

  • Kết nối, làm việc với các bên báo chí, truyền hình, agency… đê triển khai các hoạt động brand marketing theo kế hoạch được phê duyệt từ ban lãnh đạo. 

Ảnh minh họa
Công việc của chuyên viên brand marketing là gì?

3.2. Công việc của trưởng phòng, giám đốc Brand Marketing là gì?

Với vị trí trưởng phòng, giám đốc - các vị trí quản lý sẽ cần phải tập trung vào việc định hướng, đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu trong một thời gian dài nhất định. Đồng thời, họ cũng là những người có vai trò quan trọng trong việc quản trị con người để thực hiện các công việc brand marketing. Các công việc của cấp quản lý chủ yếu sẽ là: 

  • Tham gia các buổi trao đổi, báo cáo kế hoạch và kết quả về brand với cấp giám đốc và các đối tác lớn của doanh nghiệp.

  • Lên kế hoạch cho các mục tiêu, định hướng lớn, tổng quan cho toàn doanh nghiệp trong thời gian dài. Đồng thời, các trưởng phòng, giám đốc marketing cũng là người cuối cùng lựa chọn phương án triển khai brand marketing. 

  • Trực tiếp nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch cụ thể, chi tiết, lập báo cáo lên cấp quản lý cao hơn. 

  • Trực tiếp quản lý chiến lược brand marketing nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực thi cho các hoạt động phát triển thương hiệu, kết nối sự hợp tác giữa các phòng ban để triển khai chiến lược một cách tối ưu nhất.

  • Lên kế hoạch và quản trị nguồn ngân sách cho các hoạt động xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. 

  • Trực tiếp quản trị nhân lực, tuyển dụng và sắp xếp nhân viên phù hợp với năng lực, công việc trong phòng, ban marketing.

Mỗi vị trí, cấp bậc sẽ có những đầu việc và trách nhiệm riêng. Tuy nhiên mục đích chung của tất cả các vị trí từ chuyên viên cho tới quản lý, trưởng phòng, giám đốc đều là xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng vững chắc và tối ưu hoá quy trình, tăng doanh thu cho toàn doanh nghiệp. 

Ảnh minh họa
Vị trí trưởng phòng, giám đốc

>>> XEM THÊM: BRAND MANAGER LÀ GÌ? GIẢI MÃ TỪ A - Z CÔNG VIỆC CỦA BRAND MANAGER

4. 5 kỹ năng quan trọng để làm Brand Marketing là gì?

Để có thể thực hiện các công việc Brand Marketing thành công, các chuyên viên và ban quản lý của các doanh nghiệp cần phải rèn luyện 5 kỹ năng quan trọng sau đây!

4.1. Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Để có thể phát triển tốt sản phẩm, dịch vụ của mình, bước quan trọng mà các doanh nghiệp cần làm đó là phân tích và tìm hiểu kỹ về các đối thủ cạnh tranh. 

Người làm brand marketing cần phải theo dõi, tìm kiếm và xem xét các dữ liệu liên quan đến hoạt động quản trị thương hiệu của đối thủ. Trước hết, các nhà làm brand marketing phải phân biệt được 3 nhóm đối thủ chính đó là: 

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là các bên có sản phẩm, dịch vụ tương tự với sản phẩm, dịch vụ của quý doanh nghiệp, nằm trong cùng một ngành hàng. Ví dụ trong ngành công nghệ, Samsung, Oppo và Apple cạnh tranh với nhau về sản phẩm điện thoại cảm ứng, laptop, PC… 

  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: đây là nhóm đối thủ có sản phẩm khác với doanh nghiệp tuy nhiên lại giải quyết được vấn đề, nỗi đau mà khách hàng tiềm năng của quý doanh nghiệp đang gặp phải. Ví dụ như sản phẩm đồ uống có ga của Coca Cola hướng đến giúp khách hàng giải khát. Tuy nhiên, các sản phẩm trà, cafe của Starbuck hay sản phẩm trà đóng gói của Lipton cũng giải quyết được vấn đề đó. 

  • Nhóm đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Đây là nhóm đối thủ liên quan đến quan điểm và thói quen của người tiêu dùng. Ví dụ, cửa hàng cung cấp trái cây tươi có đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm nước ép đóng chai. Bởi vì, sẽ có các khách hàng muốn sử dụng đồ uống đóng chai nhanh chóng thay vì tự ép nước hoa quả để dùng. 

Phân tích đối thủ phải dựa trên các con số cụ thể như số liệu về mức độ viral, phủ sóng của các thương hiệu cạnh tranh, tỷ lệ doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi thông qua các quảng cáo nhận diện thương hiệu, cách đối thủ định vị thương hiệu thông qua hình ảnh, slogan… Từ đó, người làm brand marketing mới có thể học hỏi được cách triển khai phù hợp đồng thời hạn chế rủi ro từ chính đối thủ của mình. 

Ảnh minh họa
Kỹ năng phân tích đối thủ trong brand marketing là gì?

>>> XEM THÊM: CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH BÀI BẢN NHẤT

4.2. Định vị thương hiệu

Kỹ năng định vị thương hiệu cho doanh nghiệp vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện Brand Marketing. Định vị thương hiệu có nghĩa là thu thập các dữ liệu từ khâu phân tích đối thủ sau đó sáng tạo thương hiệu của doanh nghiệp: thông điệp sản phẩm, slogan, tên thương hiệu, logo… một cách trực quan và khác biệt hoàn toàn với đối thủ. Để định vị thương hiệu, người làm brand marketing cần xác định được các thành phần sau:

  • Audience: Đối tượng thương hiệu muốn tiếp cận là ai? Việc xác định được chính xác đối tượng khách hàng cần tiếp cận, doanh nghiệp sẽ tập trung vào nghiên cứu chi tiết thói quen, hành vi, nhu cầu, mong muốn. Từ đó, có thể định vị thương hiệu dựa theo những nhu cầu mà khách hàng cần.

  • Value props: Là giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng. Cụ thể hơn, đây là những giá trị mà khách hàng nhận được từ doanh nghiệp thông qua thương hiệu sản phẩm. 

  • Voice and persona: Phương thức doanh nghiệp kết nối, giao tiếp với khách hàng. Các doanh nghiệp nên ưu tiên đa dạng hoá các thức tiếp tiếp cận với khách hàng: qua kênh truyền thông, quảng cáo ngoài trời, qua hoạt động quan hệ công chúng, kênh mạng xã hội… 

Kỹ năng định vị thương hiệu cho doanh nghiệp vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện brand marketing
Kỹ năng định vị thương hiệu cho doanh nghiệp vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện brand marketing

>>> XEM THÊM: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? 5 BƯỚC & 9 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CÓ VỊ THẾ VỮNG CHẮC

4.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu

Người làm Branding Marketing cần nắm được các nguyên tắc và quy trình tổng thể. Từ đó đưa ra ý tưởng và xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược thương hiệu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hiệu quả, tối ưu và chuyên nghiệp nhất. Họ cần phải nắm được quy trình thực hiện chiến lược, từ đó, lên ý tưởng và các đầu mục công việc cụ thể để phát triển thương hiệu toàn diện. Điểm cốt lõi nằm ở việc xây dựng chiến lược độc đáo, khác biệt và sáng tạo. 

Ví dụ, thương hiệu Dove đã sử dụng người đại diện quảng cáo các sản phẩm không tuân thủ theo “mẫu nét đẹp chung của người phụ nữ”. Họ đã sử dụng hình ảnh người phụ nữ da màu, phụ nữ đã ở tuổi trung niên, có vóc dáng cơ thể khác nhau, thậm chí là nhiều khuyết điểm. Điều này làm bật lên giá trị sâu xa của thương hiệu đó là “Dove dành cho mọi đối tượng”. 

Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu trong brand marketing là gì? Cần nắm được những gì?
Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu trong brand marketing là gì?

>>> XEM THÊM: BẬT MÍ CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

4.4. Quản lý thương hiệu

Một kỹ năng quan trọng mà người làm brand marketing cần có đó là kỹ năng quản lý thương hiệu. Kỹ năng này liên quan đến các công việc thực hiện nguyên tắc thương hiệu theo từng bộ phận và từng tình huống cụ thể. 

Việc quản lý thương hiệu sẽ bao gồm các công việc như hợp tác với KOL, lựa chọn diễn viên, hình ảnh người mẫu, lựa chọn màu sắc logo, màu sắc chủ đạo của thương hiệu doanh nghiệp sao cho phù hợp và gây được ấn tượng với khách hàng. 

Để có thể quản lý thương hiệu hiệu quả, người làm brand marketing cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Hợp tác với KOL nào phù hợp với nhãn hàng, sản phẩm này?

  • Diễn viên này có phù hợp với thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp hay không?

  • Màu logo này có gây được ấn tượng với khách hàng mục tiêu hay không? 

Kỹ năng quản lý thương hiệu trong brand marketing là gì? Đó là liên quan đến các công việc thực hiện nguyên tắc thương hiệu theo từng bộ phận và từng tình huống cụ thể
Kỹ năng quản lý thương hiệu trong brand marketing là gì?

4.5. Quản lý dự án

Kỹ năng quản lý dự án trong brand marketing là gì? Kỹ năng quản lý dự án là kỹ năng quan trọng mà cấp quản lý, trưởng phòng, giám đốc cần có. Đối với cấp bậc chuyên viên muốn phát triển thăng tiến thì đây cũng là kỹ năng quan trọng cần phải trau dồi. Quản lý dự án bao gồm các công việc từ khâu mới lên ý tưởng, lập kế hoạch cho tới khâu chạy chiến lược và cuối cùng là đo lường hiệu quả. 

Để làm tốt được toàn bộ công việc trong suốt quy trinh này, người thực hiện kế hoạch branding cần có tư duy hệ thống, có khả năng quản lý, xử lý rủi ro và giải quyết vấn đề một cách logic, tối ưu. Bởi vì nếu không có tư duy logic và tổng quan trong việc quản lý, sẽ rất khó để phân phối công việc và dễ mất kiểm soát khi triển khai.

Người làm brand marketing phải thường xuyên làm việc, kết nối với nhiều bên như thiết kế, nội dung, khách hàng… chính vì vậy không chỉ riêng các kỹ năng trên mà họ cần phải rèn luyện cả các kỹ năng về thuyết trình, trình bày ý tưởng, kỹ năng quản lý thời gian, quản trị rủi ro… 

Kỹ năng quản lý dự án khi làm brand marketing là gì? Đó là việc công việc từ khâu mới lên ý tưởng, lập kế hoạch cho tới khâu chạy chiến lược và cuối cùng là đo lường hiệu quả
Kỹ năng quản lý dự án khi làm brand marketing là gì? 

5. Thu nhập của Brand Marketing?

Vậy, với khối lượng và đặc thù công việc trên, mức thu nhập của người làm brand marketing là bao nhiêu? 

Trên thực tế, mức thu nhập của brand marketing phụ thuộc vào cấp bậc, kinh nghiệm và phạm vi công việc ở từng doanh nghiệp. Dưới đây là mức thu nhập trung bình của brand marketing:

  • Vị trí thực tập sinh: mức thu nhập thường sẽ là phần hỗ trợ thực tập, rơi vào khoảng 3 - 5 triệu vnđ/ tháng.

  • Với nhân viên có kinh nghiệm dưới 1 năm: mức lương từ khoảng 8 - 10 triệu vnđ/ tháng.

  • Với vị trí chuyên viên brand marketing, kinh nghiệm 1 - 2 năm: mức thu nhập khoảng 10 - 15 triệu vnđ/ tháng.

  • Với vị trí brand manager, kinh nghiệm 3 - 5 năm: mức thu nhập khoảng 14 - 23 triệu vnđ/ tháng. 

  • Với brand manager với kinh nghiệm trên 5 năm: mức thu nhập trên 27 triệu vnđ/ tháng. 

Để đạt được mức thu nhập như mong muốn, người làm brand marketing cần phải liên tục trau dồi kỹ năng, chuyên môn và định hình sự thăng tiến rõ ràng cho mình. 

Mức thu nhập của brand marketing phụ thuộc vào cấp bậc, kinh nghiệm và phạm vi công việc ở từng doanh nghiệp
Mức thu nhập của brand marketing 

6. Kết luận

Trên đây là những kiến thức chia sẻ brand marketing là gì, công việc chính bao gồm những gì và đâu là kỹ năng cần thiết mà người làm brand marketing cần có. Truy cập danh mục Marketing của Trường Doanh Nhân HBR để cập nhật nhiều kiến thức về chiến lược Marketing, Marketing tổng thể, các case study Marketing đình đám.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger