TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

TRADE MARKETING LÀ GÌ? 10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRADE MARKETING

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Trade Marketing là gì?
  • 2. Vai trò trong tổ chức của Trade Marketing là gì?
  • 3. Đặc điểm của Trade Marketing là gì? 
  • 4. Các đối tượng của Trade Marketing là gì?
    • 4.1. Người mua hàng (Shoppers)
    • 4.2. Nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ (Customer)
  • 5. Phân biệt Người tiêu dùng và Người mua hàng
  • 6. Phân biệt giữa Brand Marketing và Trade Marketing 
  • 7. Vị trí trade marketing là gì?
  • 8. Yêu cầu công việc của vị trí trade marketing
  • 9. Quyền lợi được hưởng của nhân viên trade marketing
  • 10. Lộ trình thăng tiến sự nghiệp trade marketing

Khi thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc áp dụng các chiến lược Marketing đúng sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp bám đuổi mục tiêu kinh doanh hiệu quả. Trong số những chiến lược quan trọng đó, Trade Marketing đang ngày càng trở thành một yếu tố không thể thiếu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng. Trade Marketing là gì. Đặc điểm và các đối tượng của Trade Marketing là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là gì? Trade Marketing là một phương pháp tiếp thị và kỹ thuật quản lý được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng. Nó tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác kinh doanh, như nhà phân phối, nhà bán lẻ và các đại lý, nhằm tăng cường hiệu quả tiếp cận và tiếp thị sản phẩm.

Khái niệm Trade Marketing là gì
Khái niệm Trade Marketing là gì

2. Vai trò trong tổ chức của Trade Marketing là gì?

Trade Marketing được các công ty đánh giá cao và áp dụng phổ biến. Theo ông Phạm Văn Tín - Phó Giám đốc Công ty Áo mưa Rando nhận xét: “Nếu chỉ chú trọng phát triển thương hiệu, quên chăm chút các kênh phân phối, doanh nghiệp sẽ không bao giờ có kết quả cho các chiến lược tiếp thị tập trung vào người tiêu dùng mà các công ty sử dụng ngày nay”

Theo Brands Vietnam, 75% quyết định mua hàng được thực hiện tại điểm bán, 35% sự thay đổi trong lựa chọn được tác động bởi các yếu tố trong cửa hàng. Hơn 1 triệu điểm bán hàng đã được mở ra với sự đa dạng trong loại hình kinh doanh. Tất cả đều chỉ ra rằng, Việt Nam là địa điểm vàng cho sự phát triển của Trade Marketing. 

Đặc biệt, với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao như hàng tiêu dùng Fast Moving Consumer Good. Việc một thương hiệu có thể hiện diện ở khắp mọi nơi, xung quanh người tiêu dùng một cách hấp dẫn là một tín hiệu tốt cho một chiến lược kinh doanh thắng lợi. Cụ thể vai trò của Trade Marketing là gì?

  • Tăng sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh: Trade marketing giúp tăng cường sự nhận thức và khả năng tiếp cận của sản phẩm đến khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo, trưng bày và khuyến mãi tại điểm bán hàng. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm được hiển thị và nổi bật trước khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút sự chú ý và tăng cường doanh số bán hàng.

  • Đảm bảo tương lai của doanh nghiệp: Trade marketing đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ, đại lý và các đối tác kinh doanh khác. Qua việc tạo ra mối quan hệ hợp tác lâu dài và tạo sự tin tưởng, trade marketing đảm bảo tương lai của doanh nghiệp bằng cách duy trì các kênh phân phối hiệu quả và ổn định.

  • Cải thiện khả năng tiếp cận: Trade marketing giúp cải thiện khả năng tiếp cận của sản phẩm đến khách hàng cuối cùng thông qua việc xây dựng và quản lý mạng lưới kênh phân phối. Bằng cách tăng cường mối quan hệ và cung cấp hỗ trợ cho các đối tác kinh doanh, trade marketing đảm bảo rằng sản phẩm có thể tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và tối ưu hóa hiệu quả bán hàng.

  • Thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và lớn: Trade marketing không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp lớn mà còn phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ. Bằng cách tận dụng các chiến lược quảng bá và bán hàng tại điểm bán hàng, các doanh nghiệp nhỏ có thể tạo ra sự tương tác và nhận diện thương hiệu, đồng thời tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả.

5 vai trò trong tổ chức của Trade Marketing
5 vai trò trong tổ chức của Trade Marketing

👉 Khóa học XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP được dẫn dắt bởi Mr. Tony Dzung sẽ cung cấp cho các nhà quản lý các mô hình và công cụ vào việc xây dựng chiến lược marketing chuyên nghiệp, tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp trong thị trường đầy biến động như hiện nay.

KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

3. Đặc điểm của Trade Marketing là gì? 

Đặc điểm của Trade Marketing là gì? Nó mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Vì sao Trade Marketing lại trở thành sự lựa chọn tối ưu của nhiều doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của chúng:

  • Tập trung vào kênh phân phối: Trade marketing tập trung vào việc làm việc với các kênh phân phối, nhà bán lẻ, đại lý và đối tác kinh doanh. Mục tiêu là tạo ra một môi trường thuận lợi để sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiếp cận được với khách hàng cuối cùng thông qua các kênh này.

  • Quảng cáo và khuyến mãi tại điểm bán hàng: Trade marketing thường tập trung vào việc thiết kế và triển khai chương trình quảng cáo và khuyến mãi tại điểm bán hàng để tăng cường  nhận thức về sản phẩm và tạo ra sự kích thích mua hàng từ khách hàng.

  • Đo lường hiệu quả: Trade marketing chú trọng đo lường hiệu quả của các hoạt động. Thông qua việc thu thập dữ liệu và đánh giá, trade marketing giúp xác định được các chỉ số hiệu quả như doanh số bán hàng, tăng trưởng thị phần và ROI (Return on Investment)

4. Các đối tượng của Trade Marketing là gì?

Để hiểu rõ hơn về Trade Marketing, các bạn cần phải nắm được những khái niệm người tiêu dùng, người mua hàng, khách hàng của công ty. Nếu đối tượng chính của Brand Marketing là Consumers, thì với Trade Marketing chính là Shoppers (Người mua hàng) và các đối tác lớn nhỏ trong hệ thống phân phối (khách hàng - Customer). Hãy xem qua mô hình trong bài viết. Một số đối tượng chủ yếu trong Trade Marketing là:

4.1. Người mua hàng (Shoppers)

Shoppers (Người mua hàng) là người đưa ra quyết định tại điểm bán (Point of purchase). Quyết định mua hàng của shoppers sẽ thay đổi bởi các yếu tố chính sau: giá bán, giá ưu đãi, khuyến mãi, điểm bán...

4.2. Nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ (Customer)

Customer của Trade Marketing chính là những nhà phân phối trung gian, các đại lý và các nhà bán lẻ. Customer thường bị ảnh hưởng bởi chiét khấu, hoa hồng, ưu đãi. Đối tượng này chính là người thúc đẩy việc bán hàng tại các điểm bán hàng, đóng vai trò quan trọng trong Trade Marketing

Các đối tượng chính trong Trade Marketing
Các đối tượng chính trong Trade Marketing

5. Phân biệt Người tiêu dùng và Người mua hàng

Người tiêu dùng và người mua hàng là hai thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ hai vai trò khác nhau trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa. Dưới đây là sự khác biệt giữa người tiêu dùng và người mua hàng trong Trade Marketing 

 

Người Tiêu dùng (Consumer)

Người Mua hàng (Shopper)

Định nghĩa

Người tiêu dùng là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa để đáp ứng nhu cầu cá nhân.

Người mua hàng là người thực hiện giao dịch mua sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa từ người bán.

Vai trò

Tiếp nhận, sử dụng và tận hưởng sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa.

Thực hiện giao dịch mua hàng, bao gồm tìm hiểu, so sánh, chọn lựa và mua sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa.

Quyền lợi

Có quyền tìm kiếm thông tin, lựa chọn, đánh giá và phản hồi về sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa.

Có quyền tìm hiểu, đánh giá, so sánh giá cả và lựa chọn nhà cung cấp, sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa.

Trách nhiệm

Trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa đã mua.

Thực hiện thanh toán cho sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa đã mua.

Tầm ảnh hưởng

Có thể tác động đến thị trường thông qua nhu cầu tiêu dùng và phản hồi về sản phẩm.

Có thể tác động đến thị trường qua quyết định mua hàng và sự lựa chọn nhà cung cấp.

Mục đích

Sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa để đáp ứng nhu cầu cá nhân.

Mua sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa để sử dụng hoặc bán lại.

Quan tâm

Chất lượng, giá trị, hài lòng và trải nghiệm tiêu dùng.

Chất lượng, giá cả, tiện ích và mục đích sử dụng.

6. Phân biệt giữa Brand Marketing và Trade Marketing 

Dưới đây là bảng so sánh giữa Brand Marketing và Trade Marketing dựa trên một số tiêu chí quan trọng:

Tiêu chí

Brand Marketing

Trade Marketing

Mục tiêu chính

Xây dựng và quản lý hình ảnh và giá trị của thương hiệu.

Tăng cường sự hiện diện sản phẩm trên thị trường qua các điểm bán.

Phạm vi

Tập trung vào việc xây dựng và quản lý thương hiệu toàn cầu.

Tập trung vào các hoạt động tại điểm bán hàng.

Đối tượng

Người tiêu dùng và khách hàng chung.

Nhà bán lẻ, đại lý và các đối tác kinh doanh.

Hoạt động chủ yếu

Quảng cáo, quản lý thương hiệu, truyền thông.

Trưng bày sản phẩm, khuyến mãi, xây dựng kênh phân phối.

Mục tiêu kết quả

Tạo sự nhận diện, lòng tin và liên kết với khách hàng.

Tăng doanh số bán hàng, tạo lợi thế cạnh tranh.

Phạm vi thời gian

Dài hạn, tạo và duy trì giá trị thương hiệu.

Ngắn hạn, tập trung vào kết quả bán hàng.

Tầm ảnh hưởng

Toàn cầu, tác động lên bức tranh tổng thể của thương hiệu.

Cục bộ, tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng.

Tuy nhiên Brand Marketing và Trade Marketing không hoàn toàn độc lập và thường được thực hiện song song nhằm tối đa hóa hiệu quả tiếp thị và tạo ra sự tương tác toàn diện với khách hàng.

>>> XEM THÊM: [HƯỚNG DẪN A - Z] CÁCH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHỈ VỚI 5 BƯỚC

7. Vị trí trade marketing là gì?

Trade marketing là một công việc khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay. Do đó, nhiều người thường băn khoăn công việc cụ thể của nhân viên trade marketing là gì? Trường Doanh nhân HBR sẽ đưa ra bản mô tả công việc trade marketing để các bạn hiểu hơn về công việc mới mẻ này nhé!

  • Thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ các điểm bán lẻ và thị trường để phân tích báo cáo về các chỉ số kinh doanh, xu hướng mua hàng và các hoạt động Trade Marketing của đối thủ cạnh tranh.

  • Kết nối giữa nhà sản xuất và khách hàng: Làm cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng bằng cách tương tác với nhà bán lẻ, đại lý phân phối và các đối tác kinh doanh khác để đảm bảo sự liên kết và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

  • Xây dựng chiến lược trade marketing: Dựa trên định hướng phát triển thương hiệu của công ty, xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược trade marketing nhằm tăng cường hiện diện sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh.

  • Triển khai chương trình trưng bày và kích hoạt nhãn hàng: Xây dựng và thực hiện các chương trình trưng bày sản phẩm tại điểm bán, treo gắn vật phẩm quảng cáo và triển khai các chương trình kích hoạt nhãn hàng nhằm đảm bảo sự nổi bật của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

  • Quản lý mối quan hệ khách hàng: Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, bao gồm nhà bán lẻ, đại lý phân phối và các đối tác kinh doanh khác, nhằm tạo sự tin tưởng và tăng cường hợp tác kinh doanh.

  • Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty: Làm việc cùng các bộ phận khác trong công ty như bộ phận marketing, kinh doanh, sản xuất để tối ưu hóa kết quả kinh doanh và đảm bảo sự đồng nhất trong chiến lược tiếp thị.

  • Giám sát và đánh giá hoạt động trưng bày và quảng cáo: Theo dõi và đánh giá các hoạt động trưng bày sản phẩm tại điểm bán và triển khai các chiến dịch quảng cáo theo tiến độ đã đề ra.

  • Lập báo cáo: Lập báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên về các hoạt động Trade Marketing và kết quả đạt được

Vị trí Trade Marketing là một vị trí đầy thách thức và yêu cầu cao
Vị trí Trade Marketing là một vị trí đầy thách thức và yêu cầu cao

8. Yêu cầu công việc của vị trí trade marketing

Là một phần của marketing, vị trí trade marketing cũng có những yêu cầu công việc tương đối đa dạng. Dưới đây là những yêu cầu công việc của vị trí trade marketing mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng cần:

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh doanh hoặc Marketing

  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí trade marketing là một lợi thế

  • Thành thạo tin học văn phòng

  • Có khả năng phân tích số liệu của công ty và đối thủ

  • Nhạy cảm về kinh doanh, kinh tế và thị trường, hiểu được nhu cầu của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp

  • Có tư duy logic và sáng tạo

  • Có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm

  • Có khả năng đàm phán

  • Thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc

  • Có nền tảng thể lực tốt vì đặc thù công việc cần di chuyển nhiều và sẵn sàng làm thêm giờ

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC MARKETING HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

9. Quyền lợi được hưởng của nhân viên trade marketing

Ngoài mức lương hấp dẫn, chuyên viên Trade Marketing cũng được hưởng nhiều quyền lợi và chế độ đãi ngộ hấp dẫn như sau:

  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp: Được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, ứng viên Trade Marketing có cơ hội thăng tiến và đảm bảo ổn định công việc lâu dài.

  • Bảo hiểm và chế độ bảo đảm xã hội: Được công ty đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), và Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) theo quy định của Nhà nước.

  • Chế độ chăm sóc sức khỏe: Có thể được doanh nghiệp tài trợ các gói chăm sóc sức khỏe toàn diện, bao gồm khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế bổ sung, và các dịch vụ y tế khác.

  • Quyền lợi nghỉ phép và nghỉ lễ: Hưởng các quyền lợi nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ Tết và các ngày nghỉ khác theo chính sách của công ty.

10. Lộ trình thăng tiến sự nghiệp trade marketing

Lộ trình thăng tiến ngành trade marketing thường trải qua 5 bước sau: Internship => Officer => Executive => Assistant Manager => Trade Manager.

  • Trade Marketing Internship: Vị trí này thường hỗ trợ Officer về những nhiệm vụ cơ bản trong tổ chức

  • Trade Marketing Officer: sau khoảng 6 tháng làm việc tại vị trí Internship, bạn sẽ được giao phụ trách một nhãn hàng. Lúc này công việc chính của bạn là làm việc với các nhà bán lẻ, triển khai thực hiện các chương trình khuyến mại

  • Trade Marketing Executive: sau 1 – 2 năm làm việc tại vị trí Officer, bạn sẽ được cấp trên cho phụ trách một nhóm hàng. Khi đó, nhiệm vụ chính của bạn sẽ là phát triển và thực hiện các kế hoạch trade marketing tại các điểm phân phối

  • Trade Marketing Assistant Manager: làm việc tại vị trí Executive thêm 1 – 2 năm, bạn sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn là Assistant Manager. Nhiệm vụ chính của vị trí này đề xuất ý tưởng cho các hoạt động trade marketing tại điểm bán; triển khai, giám sát các kế hoạch marketing 

  • Trade Marketing Manager: đây là vị trí có cấp bậc cao nhất trong bộ phận Trade. Tại vị trí này bạn sẽ phụ trách việc lên kế hoạch trade marketing, gặp gỡ khách hàng, mở rộng kênh phân phối, phối hợp với đội ngũ bán hàng để xây dựng hệ thống kênh phân phối và tổ chức các chương trình khuyến mãi, quảng cáo phù hợp cho các điểm bán hàng

Trade marketing không chỉ đơn thuần là việc quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, mà còn tập trung vào các hoạt động kinh doanh như định hình giá cả, quản lý sản phẩm, quảng bá thương hiệu và tạo mối quan hệ đối tác. Mong rằng với bài viết trên Trường doanh nhân HBR sẽ cung cấp cho quý độc giả những kiến thức quý giá về Trade Marketing là gì?

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger