Mục lục [Ẩn]
- 1. Tại sao nên xây dựng kênh Youtube doanh nghiệp?
- 2. Giai đoạn 1: Trước khi ra mắt kênh Youtube
- 2.1. Xác định mục tiêu của kênh Youtube và hướng kiếm tiền của kênh
- 2.2. Xác định tệp người xem mục tiêu của kênh Youtube
- 2.3. Xác định ngách nội dung và dạng content muốn chia sẻ đến người dùng
- 2.4. Xây dựng thương hiệu, bộ nhận diện trên kênh Youtube
- 3. Giai đoạn 2: Sau khi ra mắt kênh Youtube
- 3.1. Hiểu sâu về nền tảng Youtube để lên xu hướng dễ dàng
- 3.2. Xây dựng bộ từ khóa chiến lược nội dung
- 3.3. Xây dựng kịch bản video chi tiết
- 3.4. Đăng tải và tối ưu hóa SEO cho video
- 3.5. Theo dõi hiệu quả kênh để tối ưu hiệu quả
- 4. Sai lầm cần tránh khi xây dựng kênh Youtube doanh nghiệp
- 5. Tips để kênh Youtube dễ lên xu hướng
Thực hiện truyền thông đa kênh đang là xu thế và là bước đi không thể thiếu nếu muốn phát triển của các thương hiệu trong thời đại số. Trong các nền tảng mạng xã hội, Youtube là lựa chọn chuyên nghiệp và bền vững để doanh nghiệp phát triển thương hiệu. Cùng tìm hiểu từ A-Z cách xây dựng kênh Youtube hiệu quả, đơn giản nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện!
1. Tại sao nên xây dựng kênh Youtube doanh nghiệp?
Trong thời đại số hóa ngày nay, việc xây dựng một kênh Youtube không chỉ là một lựa chọn mà đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của mọi thương hiệu. Youtube với lượng người dùng khổng lồ và khả năng tiếp cận mục tiêu cao, đã chứng minh là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Dưới đây là một số lý do khiến mọi doanh nghiệp nên tìm cách xây dựng kênh Youtube hiệu quả của riêng mình:
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Video là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO hiện đại. Youtube thuộc sở hữu của Google, giúp video của bạn có khả năng xuất hiện cao trong kết quả tìm kiếm trên Google từ đó tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Xây dựng profile chất lượng cho doanh nghiệp: Kênh Youtube giúp thương hiệu tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy, qua đó thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong lĩnh vực của mình.
- Kết nối với khách hàng: Youtube cung cấp một nền tảng để thương hiệu có thể tương tác và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các bình luận và phản hồi, tạo ra một cộng đồng xung quanh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Tối ưu chi phí hiệu quả: So với các hình thức quảng cáo truyền thống, Youtube cung cấp một giải pháp tiếp thị có chi phí thấp hơn nhiều nhưng vẫn đảm bảo khả năng tiếp cận rộng rãi.
Xây dựng kênh Youtube doanh nghiệp sẽ được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trước khi ra mắt kênh Youtube: Bước chuẩn bị những công cụ, kiến thức cần thức cho việc sản xuất video và tạo dựng thương hiệu lâu dài
- Giai đoạn 2: Sau khi ra mắt kênh Youtube: Bước thực hiện và tối ưu các video để đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
2. Giai đoạn 1: Trước khi ra mắt kênh Youtube
Youtube là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và cả cá nhân các lãnh đạo doanh nghiệp. Mô hình một kênh Youtube thành công sẽ bao gồm 3 yếu tố chính sau đây:
- Tính cách (Personality): Màu sắc riêng biệt trong nét tính cách của doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp
- Nội dung (Content): Nội dung mang đến cho người xem chất lượng và giá trị
- Quay dựng (Film/Edit): Kỹ thuật ghi hình và biên tập video để cuốn hút người xem
2.1. Xác định mục tiêu của kênh Youtube và hướng kiếm tiền của kênh
Trước khi tìm cách xây dựng kênh Youtube hiệu quả, lên xu hướng, anh chị cần biết kênh Youtube đó sẽ kiếm tiền theo hướng nào. Cách kiếm tiền sẽ quyết định đến nội dung video, cách truyền tải thông điệp và cả cách quay dựng video mà doanh nghiệp hướng tới. Dưới đây là 2 cách kiếm tiền phổ biến của một kênh Youtube:
- Bán sản phẩm/dịch vụ của chính doanh nghiệp mình: Doanh nghiệp sẽ sử dụng kênh Youtube nhưng công cụ quảng bá về thương hiệu của mình, tạo dựng sự tin tưởng và cộng đồng hâm mộ, sau đó bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
- Chỉ nhận tiền từ Youtube: Đây là cách kiếm tiền không phụ thuộc vào bên thứ 3, anh chị tham gia chương trình Đối tác Youtube để kiếm tiền từ quảng cáo chạy trên video. Ngoài ra, có các tính năng như Superchat và Memberships, nơi người xem có thể trả tiền để nổi bật trong các buổi phát trực tiếp hoặc nhận được nội dung độc quyền
Đối với doanh nghiệp, vai trò quan trọng nhất của kênh Youtube là để xây dựng thương hiệu, củng cố hình ảnh thương hiệu tới khách hàng mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp tạo được sự yêu mến từ cộng đồng và tăng doanh thu bán hàng một cách tự nhiên. Xác định rõ mục tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp biết cách chọn và xây dựng nội dung phù hợp sau này.
2.2. Xác định tệp người xem mục tiêu của kênh Youtube
Thông thường, đối với doanh nghiệp, người xem mục tiêu của kênh Youtube chính là khách hàng mục tiêu mà thương hiệu muốn giới thiệu và bán sản phẩm. Vì thế, doanh nghiệp có thể sử dụng hồ sơ khách hàng (Customers’ Profile) để nghiên cứu chi tiết độ tuổi, giới tính, hành vi và nội dung mà họ quan tâm trên mạng xã hội. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng nội dung tiếp cận đúng người mình muốn.
2.3. Xác định ngách nội dung và dạng content muốn chia sẻ đến người dùng
Youtube là nền tảng có hàng triệu người dùng, làm cách nào để kênh Youtube của doanh nghiệp trở nên viral? Câu trả lời là chọn được ngách nội dung phù hợp với tệp người xem và giá trị cốt lõi của thương hiệu.
1 - Tiêu chí của một ngách nội dung hiệu quả
Doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một ngách nội dung duy nhất trên tất cả video Youtube của mình. Một ngách nội dung phù hợp cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà mình sẽ kiếm tiền: Nội dung video trên kênh Youtube cần hỗ trợ, củng cố cho hình ảnh thương hiệu tại lĩnh vực sẽ kiếm tiền. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo nội dung khơi gợi mong muốn được trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng và gia tăng độ nhận diện của doanh nghiệp với họ
- Phù hợp với kiến thức, màu sắc thương hiệu: Ngách nội dung được lựa chọn cũng cần toát lên được tính cách thương hiệu, thể hiện được sự uy tín, hiểu biết sâu sắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực mình đang kinh doanh
- Phù hợp với sở thích, nhu cầu khách hàng mục tiêu: Ngách nội dung cần trả lời đúng câu hỏi khách hàng mục tiêu đang tìm kiếm, chạm đúng nội đau của họ
- Khác biệt và mới mẻ so với đối thủ: Doanh nghiệp cần đảm bảo ngách nội dung chưa được khai thác hoặc khai thác chưa triệt để bởi đối thủ. Từ đó, nội dung trên kênh Youtube của doanh nghiệp sẽ trở nên độc nhất và khác biệt
2 - Dạng content chia sẻ trên kênh Youtube
Ở trên kênh Youtube của mình, để tạo uy tín cho thương hiệu đồng thời đem sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với khách hàng doanh nghiệp có thể triển khai các tuyến nội dung sau:
- Đặc điểm, tính năng, công dụng của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. Nhấn mạnh hoặc làm nổi bật yếu tố khiến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ
- Content chia sẻ kiến thức: Làm nội dung giải đáp thắc mắc của khách hàng, cung cấp kiến thức giá trị xoay quanh nỗi đau của khách hàng để tạo niềm tin và khẳng định tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp
- Trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ: Những trải nghiệm khách hàng có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
- Nội dung feedback: Làm video về feedback của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng feedback của những KOL, KOC trong ngành mình hoạt động để tạo sự tin tưởng cho khách hàng
Doanh nghiệp nên kết hợp và sử dụng đa dạng các dạng content trên kênh Youtube của mình để không gây nhàm chán cũng như có thể mang đến nhiều nội dung giá trị. Bên cạnh cách đăng tải video một cách truyền thống, doanh nghiệp nên tận dụng các tính năng khác của Youtube như:
- Youtube Shorts: Doanh nghiệp có thể trích những đoạn video hay từ video dài để thu hút người xem, tạo ấn tượng. Đồng thời Shorts cũng là công cụ dễ tiếp cận người dùng và dễ dàng lên xu hướng hơn so với các video thông thường
- Thẻ Cộng đồng: Doanh nghiệp nên tận dụng thẻ cộng đồng để tạo cuộc thăm dò ý kiến, câu đố vui, ảnh GIF, văn bản, hình ảnh và video. Đây là công cụ tuyệt vời để tạo cộng đồng fan cho doanh nghiệp cũng như nơi thông báo lịch đăng video mới hoặc khảo sát thị hiếu người xem
2.4. Xây dựng thương hiệu, bộ nhận diện trên kênh Youtube
Bước tiếp theo trong cách xây dựng kênh Youtube hiệu quả là xây dựng bộ nhận diện nổi bật, mang màu sắc riêng.
1 - Đặt tên kênh
Tên kênh Youtube là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bộ nhận diện thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp, tên kênh nên bao gồm tên doanh nghiệp, có thể đính kèm với tuyến nội dung chính của kênh video. Tên kênh phải đáp ứng hai yêu cầu sau để SEO hiệu quả hơn:
- Độc nhất, khi tìm kiếm sẽ đề xuất ngay kênh của anh chị mà không bị nhầm lẫn với các nhà sáng tạo khác
- Tên ngắn gọn và dễ ghi nhớ
Ví dụ: Seti Classes - Học Tiếng Anh chuẩn Cambridge - Doanh nghiệp đặt tên kênh Youtube bao gồm 2 phần tên của doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động chính. Tên gọi này không chỉ làm người xem ghi nhớ tên thương hiệu mà còn nhận diện được nội dung sẽ xuất hiện trên kênh.
2 - Biểu tượng kênh (Channel icon)
Channel icon hay avatar sẽ xuất hiện trên trang chủ Youtube, kết quả tìm kiếm, kênh đăng ký, các kênh nổi bật, các kênh liên quan. Vì thế, đối với doanh nghiệp, biểu tượng kênh nên là logo doanh nghiệp giúp khách hàng dễ ghi nhớ và nhận diện. Đồng thời, biểu tượng kênh cũng nên nhất quán với các trang mạng xã hội khác để đảm bảo tính nhất quán. Doanh nghiệp cần để ý đến kích thước tiêu chuẩn (800x800 pixel), chất lượng hình ảnh để đảm bảo không mờ nhòe.
3 - Mô tả kênh (About tab)
Thẻ mô tả như lời chào đầu tiên mà doanh nghiệp gửi đến người xem mục tiêu của mình. Một thẻ mô tả tốt cần chứa những nội dung sau:
- Giới thiệu thông tin cơ bản về doanh nghiệp: tên, lĩnh vực hoạt động, tầm nhìn, sứ mệnh
- Nội dung hoặc chủ đề trên kênh
- Tần suất đăng video mới với ngày giờ cụ thể
- Các kênh liên hệ khác của doanh nghiệp như link Website, Fanpage, Email, SĐT, Địa chỉ văn phòng…
4 - Ảnh bìa (Channel Art)
Ảnh bìa là một phần quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu trên YouTube. Ảnh bìa nên chứa logo thương hiệu, thông điệp chính, thông báo hoạt động/sự kiện sắp diễn ra (nếu có), CTA,... Khi chọn ảnh bìa, doanh nghiệp nên chú ý đến kích cỡ và độ phân giải ảnh để đảm bảo tính chuyên nghiệp cho thương hiệu.
- Kích thước được khuyến khích: 2048 x 1152 pixel
- Kích thước tối đa: 2560 x 423 pixel
- Kích thước file: <6MB
5 - Thumbnail cho video
Thumbnail là hình ảnh đại diện cho từng video và là yếu tố quan trọng để thu hút người xem. Trường Doanh Nhân HBR khuyến khích doanh nghiệp nên đồng nhất thiết kế thumbnail với màu sắc, hình ảnh, thiết kế có nét tương đồng để người xem mục tiêu nhanh chóng nhận diện được thương hiệu.
6 - Dấu mờ (Watermark)
Watermark không chỉ giúp bảo vệ nội dung khỏi việc sao chép trái phép mà còn tăng cường nhận diện thương hiệu. Thông thường watermark là logo doanh nghiệp, được làm mờ và đặt ở 1 trong 4 góc của video.
3. Giai đoạn 2: Sau khi ra mắt kênh Youtube
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 với việc thiết lập được một kênh Youtube có độ nhận diện thương hiệu cao, doanh nghiệp bước đến giai đoạn 2. Cách để xây dựng kênh Youtube hiệu quả, nội dung hấp dẫn và chuyển đổi cao sẽ được tiết lộ ngay sau đây.
3.1. Hiểu sâu về nền tảng Youtube để lên xu hướng dễ dàng
Để xây dựng kênh Youtube chuyên nghiệp và đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao, doanh nghiệp cần hiểu rõ về nền tảng đó.
1 - Nguyên tắc lên xu hướng
Khác với Tiktok, Youtube không phải lựa chọn phù hợp cho các video “mì ăn liền”, đẩy xu hướng nhanh chóng ngay từ video đầu tiên. Thay vì đó, Youtube là nền tảng đề cao chất lượng nội dung mà nhà sáng tạo đem đến cho người dùng. Doanh nghiệp cần thời gian tập trung xây dựng cộng đồng, mối quan hệ với người xem qua nội dung phù hợp để được Youtube “ưu ái”.
2 - Nội dung bị cấm bởi Youtube
Youtube kiểm duyệt nội dung vô cùng nghiêm ngặt, vì thế khi xây dựng kênh Youtube doanh nghiệp cần tránh các nội dung sau:
- Nội dung có yếu tố bạo lực, kích động thù hận, thể hiện sự phân biệt giới tính, sắc tộc
- Nội dung có yếu tố quấy rối, lạm dụng và khiêu dâm
- Nội dung vi phạm bản quyền hoặc quyền sở hữu trí tuệ
- Nội dung mang hành vi lừa đảo hoặc chủ đích chiếm đoạt tài sản người khác
- Nội dung tuyên truyền sai lệch về vấn đề tôn giáo và chính trị
3 - Định dạng video
Là một nền tảng chuyên về video dài, Youtube chú trọng đến chất lượng video mà nhà sáng tạo mang đến. Vì thế, khi đăng tải video, doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố sau:
- Định dạng tệp: Youtube sẽ ưu tiên các video có định dạng 1080p HD và luồng chương trình định dạng MPEG-2 hoặc MPEG-4. Một số định dạng khác như .WMV, .AVI, .MOV và .FLV. cũng được chấp nhận nhưng sẽ không được tối ưu
- Độ phân giải video: Tối thiểu là 1280x720 cho video có tỷ lệ khung hình 16:9, tối thiểu là 640x480 cho video có tỷ lệ khung hình 4:3 và tối thiểu là 1920x1080 cho tỷ lệ khung hình 16:9 với video có quảng cáo
- Codec video: H.264 (được ưu tiên)
- Codec âm thanh: AAC (được ưu tiên)
- Tốc độ bit âm thanh: Tối thiểu là 128kb/giây
- Thời gian tối thiểu cho âm thanh hoặc hình là 33 giây
- Tốc độ khung hình: Thông thường là 24 hoặc 30 khung hình/giây
4 - Tệp âm thanh
Youtube hỗ trợ các tệp âm thanh có định dạng MP3, PCM, AAC và FLAC với tốc độ bit tối thiểu khoảng 64kb/giây. Thời lượng tệp âm thanh ít nhất là 33 giây và không có thời lượng đối đa.
3.2. Xây dựng bộ từ khóa chiến lược nội dung
Cách xây dựng kênh Youtube hiệu quả chính là phải có một chiến lược nội dung chất lượng và dài hạn. Trường Doanh Nhân HBR khuyến khích các nhà sáng tạo có chiến lược nội dung trong 3 - 6 tháng trước khi quay video. Điều này vô cùng quan trọng để đảm bảo tần suất đăng video khi kênh mới được thành lập để Youtube nhận diện được kênh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch trước cũng hạn chế việc bí ý tưởng và chán nản khi xây kênh Youtube.
Dưới đây là quy trình để doanh nghiệp tìm kiếm bộ từ khóa và lên chiến lược nội dung:
- Bước 1: Dựa vào ngách nội dung mà doanh nghiệp đã lựa chọn ở giai đoạn 1, doanh nghiệp sử dụng các công cụ hỗ trợ như keywordtool.io, hoặc nghiên cứu nội bộ để có hệ thống từ khóa liên quan. Doanh nghiệp nên lựa chọn các từ khóa có volume trên 500 và tỷ lệ cạnh tranh dưới 20 để tăng khả năng lên xu hướng
- Bước 2: Gom các từ khóa tương tư với nhau thành 1 video trên youtube. Ví dụ với từ khóa “khóa học Marketing”, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các từ khóa liên quan như “Khóa học Marketing là gì”, “Tìm khóa học Marketing ở đâu”, “Thế nào là khóa học Marketing chất lượng”. Những từ khóa như thế này có thể gộp thành 1 video giải đáp thắc mắc trên Youtube. Doanh nghiệp làm tương tự đến khi có xây dựng được bộ content trong 3-6 tháng tới
3.3. Xây dựng kịch bản video chi tiết
Sau khi đã có bộ từ khóa cho các video, doanh nghiệp cần bắt tay vào xây dựng kịch bản chi tiết. Khác với các bài viết trên Fanpage hay Instagram, kịch bản video phải bao gồm cả concept, cấu trúc video, phân đoạn, đối thoại (nếu có), lồng tiếng (nếu có), mô tả cảnh quay… Một kịch bản video tốt nên bao gồm:
- Phần Mở Đầu (Video Hook/Intro): Đây là phần quan trọng nhất của video, nơi doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của người xem ngay từ những giây đầu tiên. Vài giây mở đầu sẽ quyết định người xem có tiếp tục theo dõi video hay không
- Nội dung chính và thông điệp của video: Phần này chiếm phần lớn thời lượng của video, nơi nhà sáng tạo trình bày thông tin, kiến thức hoặc câu chuyện muốn chia sẻ. Hãy đảm bảo thông tin chính, dễ hiểu và được sắp xếp bố cục phù hợp
- CTA (Lời Kêu Gọi Hành Động): Đây là phần giúp khuyến khích người xem thực hiện một hành động nào đó sau khi xem video, có thể là đăng ký kênh, để lại bình luận, chia sẻ video hoặc thậm chí là mua hàng
3.4. Đăng tải và tối ưu hóa SEO cho video
Sau khi quay video theo kịch bản chi tiết, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng video được tối ưu và chuẩn SEO. Dưới đây là một số cách tối ưu để video dễ dàng lên xu hướng hơn:
- Lựa chọn tiêu đề video cuốn hút và có chứa từ khóa SEO: Tiêu đề là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người xem. Hãy sử dụng tiêu đề giật tít, thu hút nhưng cũng cần chứa từ khóa SEO chính để tối ưu hóa khả năng tìm kiếm
- Sử dụng Từ khóa trong thẻ mô tả: Thẻ mô tả không chỉ giúp người xem hiểu rõ hơn về nội dung video mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nhúng các từ khóa SEO. Hãy đảm bảo rằng mô tả tự nhiên và chứa từ khóa mục tiêu
- Sử Dụng Keyword-Rich Tags: Tags giúp YouTube hiểu nội dung và chủ đề của video của doanh nghiệp. Sử dụng tags chứa từ khóa phong phú và liên quan đến chủ đề để tăng cơ hội xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm liên quan
- Chọn Thời Điểm Đăng Video Phù Hợp: Doanh nghiệp nên có lịch đăng bài vào ngày và khung giờ cố định. Điều này giúp đối tượng mục tiêu dễ dàng nhớ và cập nhật khi có video mới. Thời gian đăng video Youtube sẽ tùy thuộc vào đặc điểm tệp người xem của doanh nghiệp, thói quen lướt web của họ. 2 khung giờ được khuyến khích là từ 12 giờ trưa - 3 giờ chiều và 7 giờ tối - 10 giờ tối
3.5. Theo dõi hiệu quả kênh để tối ưu hiệu quả
Bước cuối cùng trong cách xây dựng kênh Youtube hiệu là liên tục theo dõi, đánh giá để tối ưu kênh. Youtube Studio là công cụ mạnh mẽ để các nhà sáng tạo có thể thực hiện được điều này. Một số chỉ số quan trọng cần quan tâm khi theo dõi kênh:
- Phân tích người xem (Audience Analysis): Đánh giá người xem thường xem ở khung thời gian nào, video hoặc chủ đề nào thu hút được nhiều lượt quan tâm nhất, thời gian xem trung bình là gì… Những thông số này sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh nội dung và các yếu tố liên quan tương thích với người xem hơn
- Phân tích sự tương tác của người xem (Engagement Analysis): Các chỉ số như lượt xem, lượt thích, bình luận, chia sẻ sẽ giúp doanh nghiệp biết video đã đủ hấp dẫn và thu hút người dùng chưa và cách khán giả phản ứng với các nội dung như thế nào
- Phân tích khả năng giữ chân (Retention Analysis): Phân tích khả năng giữ chân cho biết người xem xem video của bạn trong bao lâu và tại những điểm nào họ có thể ngừng xem
- Nguồn Lưu Lượng Truy Cập (Traffic Sources): Nguồn lưu lượng truy cập là chỉ số cho bạn biết người xem tìm đến video từ đâu: qua tìm kiếm YouTube, đề xuất video, từ website ngoài, hoặc thông qua các nền tảng mạng xã hội khác. Phân tích nguồn lưu lượng truy cập giúp doanh nghiệp xác định được kênh tiếp thị nào đang hiệu quả và nên đầu tư nhiều hơn vào đó
- Tỷ Lệ Nhấp Của Số Lần Hiển Thị (CTR): Tỷ lệ nhấp của số lần hiển thị, hay CTR, là tỷ lệ phần trăm của người xem đã nhấp vào thumbnail của video để xem sau khi nhìn thấy nó trên YouTube. Đây là một chỉ số quan trọng vì nó phản ánh mức độ hấp dẫn của thumbnail và tiêu đề video đối với khán giả
4. Sai lầm cần tránh khi xây dựng kênh Youtube doanh nghiệp
Khi xây dựng kênh Youtube doanh nghiệp thường gặp một số sai lầm sau:
- Lạm dụng quảng cáo để tăng subscribers: Lạm dụng quảng cáo để tăng lượt xem, lượt đăng ký nhưng không đầu tư nội dung, chất lượng hình ảnh sẽ chỉ gây tốn kém ngân sách mà không mang lại hiệu quả lâu dài
- Mong đợi lên xu hướng nhanh chóng: Đây là tư duy sai lầm dễ dẫn đến tình trạng chán nản và bỏ cuộc. Như đã đề cập, Youtube không phải nền tảng dễ dàng lên xu hướng mà cần thời gian từ 2-6 tháng để nhận được sự quan tâm của người xem
- Chỉ quảng cáo sản phẩm mà không tập trung đem lại nội dung giá trị cho người xem: Người xem Youtube không chỉ muốn xem quảng cáo sản phẩm. Họ cần nội dung giá trị, thông tin hữu ích hoặc giải trí. Do đó, việc cân bằng giữa quảng cáo và cung cấp nội dung giá trị là rất quan trọng
- Đăng Tải Không Đều Đặn: Việc đăng tải video một cách ngắt quảng, không nhất quán không chỉ làm mất đi sự quan tâm của người xem mà còn ảnh hưởng đến thuật toán của Youtube, làm giảm khả năng video của doanh nghiệp được đề xuất
5. Tips để kênh Youtube dễ lên xu hướng
Bên cạnh cách xây dựng kênh Youtube hiệu quả, bài bản trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số mẹo sau để video dễ dàng lên xu hướng:
- Tối ưu Cards and End screens hiệu quả: Chức năng giúp nhà sáng tạo thêm vào card video hoặc card playlist vào 20s cuối video để người xem có thể bấm chọn video tiếp theo ngay lập tức
- Bật nhắc đăng ký kênh tự động: Việc này giúp khuyến khích người xem đăng ký kênh của bạn, từ đó tăng cơ hội xuất hiện trên trang xu hướng
- Kết hợp với website: Đính kèm các link video liên quan đến chủ để bài viết tại website để khuyến khích người dùng bấm xem
- Tận dụng Youtube short: Cùng với sự phát triển của video ngắn, Youtube Shorts là công cụ tuyệt vời để tạo nội dung ngắn gọn, hấp dẫn và có khả năng viral cao:
- Tạo playlist: Nhóm các video cùng chủ đề và một playlist không chỉ giúp tổ chức nội dung một cách logic mà còn khuyến người xem xem nhiều video hơn
- Tương tác với cộng đồng: Phản hồi bình luận, tham gia vào các cuộc thảo luận và xây dựng mối quan hệ với người xem và các YouTuber khác.
Bài viết trên đã cung cấp cách xây dựng kênh Youtube hiệu quả cho các doanh nghiệp để dễ dàng thành công và mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh Youtube, doanh nghiệp cũng cần kết hợp truyền thông trên nhiều nền tảng để hỗ trợ lẫn nhau. Hy vọng qua bài viết trên, Trường Doanh Nhân HBR đã giúp anh chị hiểu bài bản về quy trình xây dựng kênh Youtube.