Trường doanh nhân HBR ×

5 TƯ DUY LÃNH ĐẠO ĐỂ ĐƯỢC NHÂN SỰ NGƯỠNG MỘ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Tư duy lãnh đạo là gì?
  • 2. 5 tư duy lãnh đạo sai lầm mà nhiều nhà lãnh đạo thường mắc phải
  • 3. Những điều cần biết về tư duy lãnh đạo
    • 3.1. Yếu tố “con người” quyết định thành công
    • 3.2. Luôn có kế hoạch dự phòng
    • 3.3. Mềm mỏng, cứng rắn đúng lúc
    • 3.4. Luôn học hỏi, nâng chuẩn bản thân liên tục
    • 3.5. Tỉnh táo suy nghĩ, hành động quyết liệt
  • 4. Các kỹ năng quan trọng để có tư duy lãnh đạo đúng
    • 4.1. Kỹ năng quản lý nhân sự
    • 4.2. Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu
    • 4.3. Kỹ năng đào tạo, huấn luyện
    • 4.4. Kỹ năng truyền cảm hứng
    • 4.5. Kỹ năng xử lý vấn đề nhanh nhẹn
    • 4.6. Kỹ năng ứng dụng công nghệ hiện đại
  • 5. Kết luận 

Trên thực tế, mặc dù có cùng xuất phát điểm nhưng nhiều người tỏ ra nhạy bén với vai trò lãnh đạo, trong khi một số khác lại gặp khó khăn trong việc điều hành doanh nghiệp và thúc đẩy đội nhóm. Vậy điểm khác biệt nằm ở đâu? Câu trả lời chính là tư duy lãnh đạo. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR chỉ ra 5 sai lầm trong tư duy lãnh đạo của chủ doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết đưa ra những yếu tố quan trọng và những kỹ năng để rèn luyện tư duy lãnh đạo tốt. 

1. Tư duy lãnh đạo là gì?

Tư duy lãnh đạo là khả năng và cách thức mà một người có thể suy nghĩ, phân tích, và đưa ra quyết định trong vai trò lãnh đạo. Tư duy lãnh đạo không chỉ đề cập đến việc quản lý và điều hành một tổ chức, mà còn liên quan đến việc thúc đẩy sự phát triển các cá nhân trong tổ chức đó.

Tại sao có tư duy lãnh đạo tốt lại quan trọng? Bởi người lãnh đạo có tư duy tốt không chỉ giúp xác định con đường đúng cho doanh nghiệp mà còn tạo nên sự khác biệt và thành công bền vững trong thị trường kinh doanh đầy thách thức và cơ hội. 

 

Định nghĩa tư duy sáng tạo là gì?
Định nghĩa tư duy sáng tạo là gì?

2. 5 tư duy lãnh đạo sai lầm mà nhiều nhà lãnh đạo thường mắc phải

Một nghiên của của học viện tư vấn quản trị doanh nghiệp - Zenger Folkman đã chỉ ra rằng, người có tư duy lãnh đạo xuất sắc có thể giúp doanh nghiệp tăng 200% lợi nhuận, đồng thời cải thiện sự gắn bó và năng suất cả nhân viên lên tới 70%. 

Ngược lại, một lãnh đạo có tư duy yếu kém, hạn hẹp sẽ kéo toàn bộ tổ chức đi xuống và hạn chế tiềm năng phát triển. Để tránh được hậu quả khó lường này, nhà lãnh đạo cần tránh tuyệt đối 5 sai lầm trong tư duy sau:

  • Không dám giao quyền nên sếp ôm đồm công việc: Nhiều lãnh đạo không dám giao quyền cho nhân viên do lo rằng sẽ mất kiểm soát và không đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, về lâu dài điều này sẽ khiến sếp bị “quá tải”, trong khi đó nhân viên lại thiếu cơ hội phát triển và bị động. 

  • Sếp thấy cô đơn trong chính doanh nghiệp do không giao tiếp thường xuyên với nhân sự: Đây cũng là một hệ lụy của việc không giao quyền, Khi công việc ngày càng nhiều, sếp không có thời gian lắng nghe và trao đổi với nhân viên. Từ đó, người lãnh đạo không nắm được tình hình thực tế của doanh nghiệp khiến bản thân bị lạc lõng trong tổ chức. 

  • Không thu hút, giữ chân được nhân sự giỏi do sếp không thấu hiểu: Một  người quản lý không có tư duy lãnh đạo đúng đắn về nhìn nhận và phát triển nhân tài có thể khiến người giỏi lần lượt rời bỏ tổ chức. Điều này có thể đến từ việc sếp không thấu hiểu được khả năng và nhu cầu của nhân viên, khiến họ cảm thấy không được trân trọng, đánh giá cao. 

  • Đội ngũ nhân sự ì ạch do sếp không kỷ luật làm gương: Không thể kỷ luật bản thân và làm gương cho nhân sự là một trong những sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo. Một lãnh đạo tốt cần thể hiện tư duy chuẩn mực trong việc thiết lập và duy trì các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho toàn bộ tổ chức. Nếu sếp không áp dụng một cách kỷ luật, đội ngũ nhân viên sẽ có khuynh hướng tương tự. 

  • Nhìn vào mục tiêu ngắn hạn và thiếu chiến lược lâu dài: Nhiều quản lý thiếu tư duy lãnh đạo sẽ luôn nhìn vào mục tiêu trước mắt mà quên đi định hướng phát triển lâu dài. Hệ quả, tầm nhìn chung của công ty trở nên hạn hẹp và dễ dàng sụp đổ trước những biến động của thị trường. 

5 sai lầm trong tư duy lãnh đạo thường gặp
5 sai lầm trong tư duy lãnh đạo thường gặp

XEM THÊM: NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ KẾ CẬN

🔴Vậy làm thế nào để "chinh phục" lòng tin của nhân viên, "truyền lửa" tạo động lực cho nhân viên, thu hút và giữ chân người tài làm việc cho tổ chức? Tất cả sẽ được bật mí chi tiết trong khóa đào tạo XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM giúp các nhà quản lý:

  • Thấu hiểu & định vị bản thân từ đó xây dựng được thương hiệu lãnh đạo giúp thu hút người tài, nhà đầu tư và đối tác
  • Nghệ thuật xây dựng & dẫn dắt đội ngũ đạt hiệu suất tối đa bằng công cụ quản trị nhân sự kết hợp cùng việc thiết lập phong cách lãnh đạo mang bản sắc cá nhân
  • Bí quyết giữ chân người tài cống hiến lâu dài cùng tổ chức
  • Nâng tầm tổ chức từ việc rèn luyện nội lực thông qua các bộ công cụ, quy tắc & giai đoạn trưởng thành của nhà lãnh đạo
  • Kết nối, học hỏi, hợp tác kinh doanh cùng cộng đồng hơn +35.000 chủ doanh nghiệp Việt Nam
KHÓA HỌC XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO & PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM
KHÓA HỌC XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO & PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM

XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO & PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

3. Những điều cần biết về tư duy lãnh đạo

Trong môi trường kinh doanh khốc liệt, người lãnh đạo là một trong những yếu tố then chốt để tạo nên sự vững mạnh của tổ chức. Vì thế, trong cương vị là người dẫn đường, người quản lý cần nắm chắc những khía cạnh sau của tư duy lãnh đạo để có hướng đi đúng đắn.  

3.1. Yếu tố “con người” quyết định thành công

Tư duy lãnh đạo đầu tiên mà người sếp nào cũng cần nằm lòng đó là con người là yếu tố quyết định đến sự thành bài của tổ chức. Để củng cố luận điểm này, ông trùm doanh nhân người Mỹ, Warren Buffet từng khẳng định "Người là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Đầu tư vào họ là đầu tư vào tương lai." 

Tất cả chiến lược cũng như tầm nhìn của lãnh đạo sẽ không thể thực thi thành công nếu thiếu đi sự sát cạnh của đội ngũ nhân sự tốt. Họ cũng chính là người trực tiếp thực hiện giá trị và tôn chỉ của doanh nghiệp, góp phần gây dựng nên hình ảnh cũng như danh tiếng tổ chức. 

Thế nhưng, để có được đội ngũ nhân viên xuất sắc, lãnh đạo cần phải đầu tư cả thời gian và công sức để gây dựng. Ngay từ những ngày đầu nhân sự bước chân vào doanh nghiệp, người sếp cần định hướng rõ về mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Đồng thời, hãy tạo ra một môi trường học tập và hỗ trợ để khai phá, tối ưu hóa năng lực của nhân viên.

Lãnh đạo cần có tư duy đúng đắn về vai trò của con người trong doanh nghiệp
Lãnh đạo cần có tư duy đúng đắn về vai trò của con người trong doanh nghiệp

XEM THÊM: ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ GIỮ CHÂN NGƯỜI TÀI

3.2. Luôn có kế hoạch dự phòng

Trong kinh doanh, dù kế hoạch được lên tỉ mỉ đến đâu thì vẫn luôn ẩn chứa những rủi ro. Vì thế, người lãnh đạo có tư duy lãnh đạo tốt sẽ luôn có một hoặc nhiều phương án dự phòng cho tình huống xấu.

Nhà lãnh đạo cần có tư duy nhạy bén và linh động để xử lý những trục trặc bất đắc dĩ, tránh để mọi việc trở nên ngoài tầm kiểm soát. Hoặc khi kế hoạch cho cho ra kết quả tốt, hãy ngay lập tức chuyển sang phương án B. Việc bảo thủ với hướng đi ban đầu sẽ chỉ tiêu hao nguồn lực của công ty và dẫn đến sụp đổ. 

Lãnh đạo luôn cần suy nghĩ về rủi ro và lên kế hoạch dự phòng
Lãnh đạo luôn cần suy nghĩ về rủi ro và lên kế hoạch dự phòng

3.3. Mềm mỏng, cứng rắn đúng lúc

Một lãnh đạo giỏi sẽ là người biết cân bằng giữa sự mềm mỏng và sự cứng rắn trong quá trình lãnh đạo. Sự mềm mỏng trong dẫn dắt cho phép lãnh đạo thích nghi với sự biến đổi và tìm cách giải quyết các vấn đề phức tạp. Tính cứng rắn giúp duy trì sự tập trung và quyết đoán trong các tình huống khó khăn.

Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố hoặc để một yếu tố lấn át sẽ tạo ra một môi trường làm việc không lành mạnh đồng thời làm giảm hiệu suất làm việc của đội nhóm. Để rèn luyện kỹ năng này, nhà lãnh đạo hãy tập luyện nhìn sự việc đa chiều, nâng cao khả năng phân tích tình huống và đọc vị đối phương để có lựa chọn lãnh đạo phù hợp.

Lãnh đạo giỏi cần cân bằng giữa mềm mỏng và cứng rắn trong lãnh đạo
Lãnh đạo giỏi cần cân bằng giữa mềm mỏng và cứng rắn trong lãnh đạo

3.4. Luôn học hỏi, nâng chuẩn bản thân liên tục

Tư duy lãnh đạo không ngừng học hỏi và nâng chuẩn bản thân là điều tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nếu như từ vị trí lãnh đạo có suy nghĩ tự mãn, ngủ quên trên chiến thắng sẽ khiến công ty dễ dàng tụt lại phía sau. 

Để duy trì việc bản thân cùng nhân viên học hỏi không ngừng, lãnh đạo cần xây dựng được văn hóa học tập trong doanh nghiệp. Đồng thời, hãy kiên trì và nghiêm túc theo đuổi văn hóa này để làm gương cho nhân viên. 

Tư duy lãnh đạo luôn học hỏi, phát triển giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Tư duy lãnh đạo luôn học hỏi, phát triển giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Vai trò của văn hoá học tập trong tổ chức | Trường doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung

3.5. Tỉnh táo suy nghĩ, hành động quyết liệt

Mark Zuckerberg - CEO Facebook nói rằng: “Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm.” Là một nhà cầm quân tài ba, người lãnh đạo luôn phải có tư duy dám nghĩ dám làm. Nếu một người chủ không có lối suy nghĩ này sẽ khiến doanh nghiệp dậm chân tại chỗ và dần bị đối phủ bỏ xa. 

Không chỉ vậy, khi sợ sai lầm và không đưa ra thử thách mới những nhân viên giỏi sẽ cảm thấy nhàm chán và rời đi. Vì thế, nhà lãnh đạo hãy rèn cho mình thói quen suy nghĩ toàn diện và chỉn chu, sau đó quyết liệt thực hiện những ý tưởng đó. 

Lãnh đạo cần có tư duy dám nghĩ dám làm
Lãnh đạo cần có tư duy dám nghĩ dám làm

4. Các kỹ năng quan trọng để có tư duy lãnh đạo đúng

Người sáng lập Tập đoàn Virgin - Richard Branson từng nói rằng: “Lãnh đạo không phải là việc đứng ở phía trước và chỉ dẫn. Đó là việc đi trước và mở đường cho người khác”. Vậy nếu người lãnh đạo có tư duy sai lầm sẽ kéo theo toàn bộ đội ngũ nhân viên đi vào con đường sai trái. Vì thế, hãy cho rèn cho mình 6 kỹ năng tư duy lãnh đạo sau đây để trở thành một nhà cầm đuốc sáng suốt.

4.1. Kỹ năng quản lý nhân sự

Trước hết, để thay đổi tư duy lãnh đạo, chủ doanh nghiệp cần có kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả. Quản lý nhân sự không chỉ là giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc mà còn là xây dựng môi trường làm việc tích cực, hiệu quả. Không thể nói một người có tư duy lãnh đạo tốt khi nhân viên không có sự phát triển cá nhân cũng như hết lòng cống hiến vì mục tiêu chung. 

Để quản lý nhân sự tốt, lãnh đạo phải chọn được phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân và đội nhóm. Từ khóa trong kỹ năng này đó là không ngừng thử nghiệm, lắng nghe và sửa đổi. 

Rèn luyện kỹ năng quản lý nhân sự để nâng cao tư duy lãnh đạo
Rèn luyện kỹ năng quản lý nhân sự để nâng cao tư duy lãnh đạo

XEM THÊM: 9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG NHIỆT HUYẾT

4.2. Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu

Một tư duy lãnh đạo độc đoán có thể dẫn đến sự suy vong của một doanh nghiệp. Chính vì thế, người lãnh đạo hãy học cách lắng nghe những ý kiến, mục tiêu và khó khăn của nhân viên. 

Điều này không chỉ khiến nhân viên cảm thấy được đồng hành mà còn giúp nhanh chóng tháo gỡ những vấn đề trong quá trình hoạt động. Chưa dừng lại đó, việc tiếp thu ý kiến đa chiều còn là chìa khóa để lãnh đạo cải thiện bản thân trong cách quản lý cũng như định hướng công việc. 

4.3. Kỹ năng đào tạo, huấn luyện

Lãnh đạo nên chú trọng vào việc nâng cao chuyên môn, trình độ của nhân viên thông qua đào tạo và huấn luyện. Người đứng đầu có tư duy luôn nâng cao khả năng của nhân sự sẽ tạo ra một đội nhóm mạnh mẽ. Họ chính là cánh tay phải đắc lực cho người chủ trong chặng đường phát triển lâu dài.

Muốn vậy, người lãnh đạo phải tiếp tục học tập để cải thiện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng truyền đạt thông tin. Bên cạnh đó, hãy nâng cao văn hóa học tập trong doanh nghiệp để không chỉ bản thân là người huấn luyện cho nhân viên mà nhân viên cũng là những người huấn luyện cho chính mình. 

Cải thiện kỹ năng đào tạo, huấn luyện giúp lãnh đạo xây dựng đội ngũ giỏi
Cải thiện kỹ năng đào tạo, huấn luyện giúp lãnh đạo xây dựng đội ngũ giỏi

4.4. Kỹ năng truyền cảm hứng

Kỹ năng truyền cảm hứng là kỹ năng quan trọng để xây dựng tư duy lãnh đạo tốt và tích cực. Người lãnh đạo giỏi sẽ đưa đội nhóm đến đích thông qua việc truyền cho họ khao khát, ước mơ và động lực thay vì áp đặt kết quả. 

Việc cải thiện kỹ năng truyền cảm hứng đòi hỏi sự chân thành và tập trung vào việc tạo một môi trường tích cực, khích lệ và kết nối với đội ngũ. Đừng quên rằng hãy luôn là người gương mẫu, tiên phong thể hiện sự cống hiến, chăm chỉ trong công việc.

4.5. Kỹ năng xử lý vấn đề nhanh nhẹn

Kỹ năng xử lý vấn đề nhanh nhẹn rất quan trọng trong xây dựng tư duy lãnh đạo vì nó là yếu tố quyết định trong việc đối phó với những tình huống phức tạp và thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh. Khi người lãnh đạo chậm chạp trong xử lý tình huống sẽ tạo ra hệ lụy nghiêm trọng cho toàn bộ đội nhóm. 

Vì thế, là một người dẫn đường hãy rèn luyện kỹ năng này thông qua cải thiện tư duy phản biện, kỹ năng lắng nghe và tính linh hoạt trong hành động. Đồng thời, cũng đừng ngại va vấp để rút ra được nhiều bài học trong quá trình làm việc thực tế.  

5 TƯ DUY LÃNH ĐẠO ĐỂ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI ĐƯỢC NHÂN SỰ NGƯỠNG MỘ

Tư duy lãnh đạo được cải thiện nhờ có khả năng xử lý vấn đề tốt

4.6. Kỹ năng ứng dụng công nghệ hiện đại

Trong một thế giới mà công nghệ có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi thì việc không có kỹ năng ứng dụng chúng sẽ khiến người lãnh đạo trở nên tụt hậu. Tư duy lãnh đạo của bạn sẽ không thể cải thiện và sẽ mãi chạy theo sau đối thủ nếu không tiếp cận đủ nhanh với công nghệ mới. 

Để ngăn chặn điều đó, hãy không ngừng tìm hiểu và ứng dụng những phát triển mới mẻ của công nghệ vào doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cũng cần xác định rõ công nghệ phục vụ cho doanh nghiệp, không để doanh nghiệp phụ thuộc vào công nghệ. 

XEM THÊM: NẮM CHẮC 15 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ GIỎI

5. Kết luận 

Tư duy lãnh đạo mới mẻ và tích cực chính là chìa khóa để lãnh đạo có thể dẫn dắt đội nhóm hiệu quả và tối ưu nhất. Hy vọng, qua bài viết trên của Trường Doanh Nhân HBR, độc giả đã hiểu được tầm quan trọng của tư duy và các tư duy lãnh đạo phải nắm rõ. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger