Trường doanh nhân HBR ×

INFLUENCER MARKETING LÀ GÌ? 9 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC INFLUENCER MARKETING HIỆU QUẢ

Nội dung [Hiện]

Trong những năm gần đây, Influencer Marketing trở thành chìa khóa thành công của rất nhiều thương hiệu. Tuy nhiên, khi sử dụng sai cách hình thức Marketing này cũng để lại nhiều rủi ro khó lường. Cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu thực chất Influencer Marketing là gì và 9 bước để xây dựng chiến lược Influencer Marketing hiệu quả! 

1. Influencer Marketing là gì?

Influencer là những người có tầm ảnh hướng đến một đối tượng cụ thể, chủ yếu là thông qua mạng xã hội. Influencer Marketing là hình thức truyền thông sử dụng những người có tầm ảnh hưởng này để giới thiệu sản phẩm, gửi đi thông điệp của thương hiệu tới khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, Influencer Marketing là hình thức trả tiền cho một bên thứ ba để quảng cáo dịch vụ/sản phẩm tới khách hàng thay vì quảng cáo trực tiếp. 

Influencer Marketing là gì
Influencer Marketing là gì

2. Phân loại các dạng Influencer

Sau khi hiểu Influencer Marketing là gì, doanh nghiệp cần quan tâm có những dạng Influencer nào trên thị trường. 

Tiêu chí phân loại 

Loại influencer

Đặc điểm

Lượt theo dõi

Mega influencer

Có hơn 1 triệu lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội

Macro influencer

Có 40.000 - 1 triệu lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội

Micro influencer

Có 1000 - 40.000 lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội

Nano influencer

Có dưới 1000 lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội

Nội dung hoạt động

Blog

Nhà sáng tạo nội dung thông qua ngôn từ trên mạng xã hội

Social Media

Sáng tạo nội dung cả dạng bài viết và video trên Tiktok, Facebook, Instagram…

Youtube

Sáng tạo nội dung thông qua video trên Youtube 

Mức độ ảnh hưởng

Người nổi tiếng 

Thường là diễn viên, ca sĩ có lượng người hâm mộ vào theo dõi lớn, ảnh hưởng tới toàn bộ công chúng 

Chuyên gia

Thường là người nổi tiếng vì có thành tựu, chuyên môn cao trong lĩnh vực họ làm, sức ảnh hưởng lớn tới người cùng ngành

3. Lợi ích của Influencer Marketing với doanh nghiệp

Chỉ trong năm 2023, thị trường Influencer Marketing đã đạt đến con số 21,1 tỷ đô la. Lợi ích của Influencer Marketing là gì và tại sao nó lại tạo được sức hút mạnh mẽ như vậy đến các doanh nghiệp? Dưới đây chính là 4 tác động của Influencer lên thương hiệu: 

  • Xây dựng độ nhận diện thương hiệu rộng rãi: Influencer có lượng người theo dõi lớn và tương tác cao, nên khi họ giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, sẽ giúp tăng cường sự hiện diện và nhận biết của thương hiệu trên thị trường

  • Tạo sự tin cậy với khách hàng: Theo nghiên cứu của 7SAT, có đến 90% khách hàng tin vào lời giới thiệu của influencer, gấp 3 lần so với con số 33% khi nhãn hàng tự giới thiệu. Khi lựa chọn đúng influencer, những đánh giá, nhận xét của họ sẽ tạo ra sự tin tưởng với khách hàng  

  • Tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu: Influencer thường có một đối tượng người theo dõi nhất định, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp hợp tác với influencer, sẽ có cơ hội tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng và có khả năng chuyển đổi cao

  • Kích thích khách hàng mua hàng, tăng lợi nhuận: Trong nghiên cứu của Influencer Marketing Hub, cứ $1 doanh nghiệp chi cho Influencer Marketing thì thu về $5.2 ROI (Return on investment). Khách hàng sẽ tăng khả năng mua hàng khi sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu bởi người họ theo dõi, ngưỡng mộ 

4 lợi ích của Influencer Marketing với thương hiệu
4 lợi ích của Influencer Marketing với thương hiệu

4. 9 bước xây dựng chiến lược Influencer Marketing hiệu quả

Influencer Marketing là hình thức Marketing hiệu quả, tuy nhiên, khi sử dụng sai cách không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu. Vậy cách xây dựng chiến lược Influencer Marketing là gì? Cùng tìm hiểu ngay 9 bước bài bản, chi tiết ngay sau đây. 

9 bước xây dựng chiến dịch Influencer Marketing
9 bước xây dựng chiến dịch Influencer Marketing

5.1. Xác định mục tiêu của chiến dịch Influencer Marketing

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu của chiến dịch Influencer Marketing là gì. Mô hình quen thuộc khi xác định mục tiêu là mô hình SMART: Cụ thể (Specific), Có thể đo lường được (Measurable), Có thể đạt được (Attainable), Có liên quan (Relevant), Giới hạn thời gian (Time-bound).

Trong Influencer Marketing, mục tiêu đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến influencer mà doanh nghiệp lựa chọn và nội dung sẽ triển khai - yếu tố then chốt cho thành công của một chiến dịch. Một số chỉ số mà doanh nghiệp có thể quan tâm khi xây dựng mục tiêu bao gồm: 

  • Reach (lượng tiếp cận): Sau chiến dịch lượng khách hàng sẽ biết đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp 

  • Traffic: Số người truy cập website, tìm kiếm và tìm hiểu sản phẩm sau khi xem nội dung của influencer 

  • Sales and Conversion: Số lượng người xem, người theo dõi của Influencer trở thành khách hàng, mang về doanh thu cho công ty sau video quảng cáo

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC MARKETING

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

5.2. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Tiếp đến, doanh nghiệp cần xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Mục tiêu của việc này là để hiểu được insight, nỗi đau và những quan tâm của đối tượng mình đang hướng tới. Khi đó, doanh nghiệp mới tạo được nội dung giải quyết đúng những gì khách hàng đang tìm kiếm và muốn lắng nghe. 

Để xây dựng được chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần nhìn lại doanh thu trước đó của mình tới từ đâu, đâu là tệp khách hàng mang đến nhiều lợi nhuận nhất. Sau đó doanh nghiệp cần tìm hiểu nỗi đau khách hàng thông qua các hình thức như phỏng vấn sâu, khảo sát, phân tích từ dữ liệu có… Đây là nền tảng để đội Marketing biết cách tiếp cận khách hàng một cách phù hợp nhất. 

Khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai? | Trường doanh nhân HBR

5.3. Tạo thông điệp nhất quán và xuyên suốt cho chiến dịch 

Một trong những bước quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược là xác định thông điệp cho Influencer Marketing là gì? Thông điệp là điều khách hàng sẽ ghi nhớ sau mỗi chiến dịch và dần tạo thành hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Để xây dựng được thông điệp phù hợp, doanh nghiệp cần bám sát vào 2 yếu tố sau: 

1 - Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu doanh nghiệp đã xác định ở bước 1 là gì tăng độ nhận diện thương hiệu, truyền thông sản phẩm mới tới khách hàng thân thiết hay đẩy mạnh Sales. Mỗi mục tiêu khác nhau cần một thông điệp phù hợp để kích thích yếu tố đó. 

2 - Hành trình khách hàng 

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định khách hàng đang ở đâu trên hành trình khách hàng để có thông điệp phù hợp. Ở mỗi giai đoạn, khách hàng sẽ có hành vi khác nhau nên cần tác động nhận thức khác biệt. Cụ thể, hành trình trải nghiệm khách hàng sẽ có 7 giai đoạn: 

  • Nhận thức: Khách hàng mới biết đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của các kênh truyền thông. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp nên tạo thông điệp để đẩy mạnh độ phủ của thương hiệu để khách hàng ghi nhớ thương hiệu

  • Cân nhắc: Khách hàng đã biết và tìm hiểu về sản phẩm, thương hiệu và có những cảm xúc tích cực đầu tiên. Doanh nghiệp cần tạo thông điệp mạnh mẽ về sự nổi bật của sản phẩm để gia tăng sự yêu thích và mong muốn mua hàng   

  • Đánh giá: Khách hàng theo dõi mọi hoạt động của doanh nghiệp nhưng vẫn đang thiếu sự kích thích, tác động để quyết định mua hàng

  • Lựa chọn: Khách hàng quyết định mua thử sản phẩm, doanh nghiệp nên tạo thông điệp về sự khác biệt hoàn toàn của sản phẩm so với đối thủ, câu chuyện thương hiệu hấp dẫn để gia tăng sự yêu mến 

  • Quyết định mua: Khi mua hàng, doanh nghiệp cần quan tâm đến mọi điểm chạm của khách hàng trên hành trình mua hàng để làm hài lòng họ 

  • Sử dụng: Đây là bước quan trọng để biến khách hàng thành khách hàng trung thành, doanh nghiệp cần có quy trình chăm sóc khách hàng sau bán chuyên nghiệp, hiệu quả

  • Ủng hộ: Lúc này, khách hàng đã hoàn toàn yêu quý thương hiệu, doanh nghiệp cần có thông điệp phù hợp để họ cảm thấy được trân trọng và  trở thành đại sứ thương hiệu của mình 

Hành trình trải nghiệm khách hàng
Hành trình trải nghiệm khách hàng

5.4. Xây dựng kế hoạch ngân sách chi tiết cụ thể

Bước tiếp theo, doanh nghiệp hãy xây dựng kế hoạch ngân sách cho Influencer Marketing. Ngân sách của doanh nghiệp sẽ quyết định influencer phù hợp cũng như nền tảng nên lựa chọn. Để dự trù kinh phí gần nhất với thực tế doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi: 

  • Mục đích chính của chiến dịch: lượt tiếp cận hay lượt khách hàng quay lại mua hàng?

  • Số lượng influencer dự tính sẽ hợp tác? 

  • Tiếp cận khách hàng trên những nền tảng truyền thông nào? 

5.5  Xác định kênh truyền thông xã hội cho một chiến dịch hiệu quả

Tiếp đến, doanh nghiệp cần xác định kênh truyền thông phù hợp cho chiến dịch Influencer Marketing là gì? Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp sẽ phù thuộc vào các yếu tố đã được xác định bên trên bao gồm: 

  • Mục tiêu của chiến dịch: Muốn đạt được gì từ chiến dịch Influencer Marketing? Tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng khách hàng tiềm năng, hay tăng doanh thu? Doanh nghiệp muốn tạo ra những cảm xúc, ý kiến hay hành động từ khán giả? Doanh nghiệp muốn chiến dịch kéo dài bao lâu và có bao nhiêu ngân sách?

  • Đối tượng của chiến dịch: Muốn tiếp cận với ai qua chiến dịch Influencer Marketing? Đối tượng mục tiêu thường sử dụng kênh truyền thông xã hội nào, vào thời gian nào và với mục đích gì?

  • Nội dung của chiến dịch: Muốn truyền đạt thông điệp gì qua chiến dịch Influencer Marketing? Muốn sử dụng loại nội dung nào để thu hút khán giả? Muốn nội dung có tính chất gì: giáo dục, giải trí, thuyết phục hay kích thích? Muốn nội dung có định dạng gì: văn bản, hình ảnh, video hay âm thanh?

Sau khi xác định rõ các tiêu chí trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh truyền thông xã hội phù hợp cho chiến dịch Influencer Marketing của mình. Một số kênh truyền thông xã hội phổ biến hiện nay là: 

Kênh truyền thông

Nội dung hỗ trợ

Đối tượng tiếp cận

Facebook

  • Tạo ra các loại nội dung khác nhau như bài viết, ảnh, video, live stream, stories và reels

  • Tính năng hỗ trợ cho chiến dịch Influencer Marketing như Facebook Ads, Facebook Shop hay Facebook Groups

Đối tượng đa dạng, ở mọi độ tuổi và ngành nghề 

Instagram

  • Tạo nội dung dưới dạng bài viết, stories, reels, IGTV hay live stream

  • Tính năng hỗ trợ Instagram Ads

Instagram có thể tiếp cận với đối tượng trẻ tuổi, thích sáng tạo và theo đuổi xu hướng

Youtube

  • Nội dung chia sẻ dưới dạng video dài 

  • Tính năng hỗ trợ: YouTube Ads, YouTube Shorts

Đối tượng đa dạng 

Tiktok

  • Tạo nội dung dưới dạng video ngắn, hình ảnh và âm thanh 

  • Tính năng hỗ trợ: Tik Tok Ads, Tik Tok Shop, Tik Tok Live

TikTok có thể tiếp cận với đối tượng trẻ tuổi, thích giải trí và theo đuổi xu hướng

XEM THÊM: HIỂU CÁC NỀN TẢNG ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆU QUẢ

5.6. Tìm Influencer phù hợp 

Influencer phù hợp chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của chiến dịch Influencer Marketing. Vì thế, doanh nghiệp cần lựa chọn một cách kỹ lưỡng. Bên cạnh việc influencer phải phù hợp với ngân sách công ty có thể chi trả thì một influencer phù hợp phải đáp ứng được các yếu tố: 

  • Phù hợp với hình ảnh thương hiệu: Influencer cần có hình ảnh sạch sẽ, tích cực và uy tín, không liên quan đến các vấn đề nhạy cảm hoặc gây tranh cãi. Hình ảnh của influencer cũng cần phù hợp với giá trị và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. 

  • Phù hợp với khách hàng mục tiêu: Influencer phải là người khách hàng mục tiêu thường xuyên theo dõi, yêu thích, không có cảm xúc tiêu cực

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hãy đánh giá dựa trên mức độ tương tác và chất lượng nội dụng influencer tạo ra để có quyết định hợp lý. 

3 tiêu chí lựa chọn influencer phù hợp
3 tiêu chí lựa chọn influencer phù hợp

5.7. Lên ý tưởng nội dung với Influencer 

Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần quyết định nội dung từng video/bài viết cho chiến dịch Influencer Marketing là gì. Doanh nghiệp có hai cách để triển khai nội dung cho video, bài viết của Influencer. Doanh nghiệp có thể xây dựng sẵn nội dung mà thương hiệu mong muốn sau đó gửi cho Influencer. Nếu được đồng ý thì đối tác sẽ xây dựng content dựa trên những điều nhãn hàng đã tạo sẵn. 

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sẽ cho phép influencer lên ý tưởng nội dung, sao cho vừa phù hợp với phong cách của Influencer. Thế nhưng, để đảm bảo nội dung trùng khớp với thông điệp chiến dịch và hình ảnh thương hiệu thì doanh nghiệp cần kiểm tra toàn bộ video, bài viết trước khi được lên sóng.

5.8. Lên sóng chiến dịch Influencer Marketing

Sau khi đã hoàn thành nội dung, doanh nghiệp có thể lên sóng chiến dịch Influencer Marketing như kế hoạch đã đề ra. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao phản hồi và sức ảnh hưởng của bài viết đó để tối ưu hóa nội dung. 

Đối với những nội dung có tương tác tốt, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hiệu quả bằng cách tung các mã giảm giá, giveaway cho influencer để họ mang tới cho khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp tiếp tục lan tỏa sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu và kích thích mua hàng. Ngược lại, nếu các nội dung nhận về ý kiến trái chiều, doanh nghiệp cần nhanh chóng xử lý để hạn chế tối đa các rủi ro như gỡ bài, giải thích… 

5.9  Phân tích và đánh giá kết quả chiến dịch

Sau khi lên sóng chiến dịch Influencer Marketing, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ số sau để đo lường hiệu quả:

  • Số lượng người xem/like/comment/share

  • Số lượng click vào link/đăng ký/form

  • Số lượng khách hàng tiềm năng/mua hàng

  • Doanh thu/tỷ suất hoàn vốn (ROI)

  • Độ nhớ/nhận biết thương hiệu

Một số chỉ số có thể dùng đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing
Một số chỉ số có thể dùng đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing

6. Những sai lầm cần tránh khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị hiệu quả, giúp các thương hiệu tiếp cận được với đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua những người có ảnh hưởng trên các kênh truyền thông xã hội. Tuy nhiên, không phải chiến dịch Influencer Marketing nào cũng thành công, dưới đây là hai sai lầm phổ biến khiến nhiều thương hiệu thất bại. 

2 sai lầm cần tránh khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing
2 sai lầm cần tránh khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing

6.1. Không kiểm tra nội dung của Influencer trước khi lên sóng

Một trong những sai lầm phổ biến nhất khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing là không kiểm tra nội dung của Influencer trước khi lên sóng. Điều này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho thương hiệu, như mất uy tín, bị chỉ trích, thậm chí bị kiện tụng vì đưa sai thông tin.

Vì vậy, doanh nghiệp  nên yêu cầu Influencer gửi cho bạn bản nháp nội dung trước khi đăng tải, và đảm bảo rằng nội dung đó phù hợp với chiến lược, mục tiêu, và giá trị của thương hiệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên kiểm tra xem nội dung của Influencer có vi phạm bất kỳ quy định nào của các kênh truyền thông xã hội hay không, để tránh bị xóa bài hoặc khoá tài khoản.

6.2. Chọn Influencer đi ngược lại với hình ảnh, triết lý thương hiệu

Một sai lầm khác khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing là chọn Influencer đi ngược lại với hình ảnh, triết lý thương hiệu. Sự không nhất quán trong truyền tải thông điệp chung của thương hiệu sẽ khiến doanh nghiệp giảm uy tín, thiếu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. 

Hãy đảm bảo influencer mang phong cách, giọng điệu và đối tượng theo dõi phù hợp với thương hiệu. Doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu kỹ về quá khứ của influencer để tránh những rủi ro tiềm ẩn và tạo ra tranh cãi.

XEM THÊM: 

Khi tốc độ phát triển của social media ngày một nhanh chóng và chưa có dấu hiệu dừng lại thì Influencer Marketing vẫn là hình thức truyền thông hiệu quả và chiếm ưu thế. Hy vọng qua bài viết trên, doanh nghiệp đã hiểu rõ Influencer Marketing là gì và làm thế nào để có một chiến dịch hiệu quả!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger