Mục lục [Ẩn]
- 1. Môi trường làm việc lý tưởng là gì?
- 2. Lợi ích khi có môi trường làm việc lý tưởng là gì?
- 3. 6 tiêu chí đánh giá một môi trường làm việc lý tưởng
- 3.1. Chính sách nhân sự tốt, đầy đủ
- 3.2. Cấp trên tin tưởng, tôn trọng, tạo điều kiện
- 3.4. Không gian làm việc xanh, đầy đủ tiện ích
- 3.4. Quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và công bằng
- 3.6. Doanh nghiệp có văn hoá, bản sắc riêng đáng tự hào
- 4. Cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho doanh nghiệp
- 4.1. Tạo không gian làm việc thoải mái và sáng tạo
- 4.2. Khuyến khích văn hoá làm việc tích cực
- 4.3. Cung cấp cơ hội học tập và thăng tiến
- 4.4. Đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động
- 4.5. Khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
- 4.6. Công nhận và khen thưởng thành tích
- 5. Tham khảo môi trường làm việc lý tưởng của Coca - Cola Beverages VietNam
- 5.1. Chính sách lương thưởng và phúc lợi hấp dẫn
- 5.2. Không gian làm việc hiện đại và thoải mái
- 5.3. Văn hóa học tập, trao quyền và truyền cảm hứng
Môi trường làm việc lý tưởng là yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp thu hút và giữ chân được người tài. Nhưng làm thế nào để biết môi trường ở một tổ chức là tốt hay chưa tốt? Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu 6 tiêu chí tạo nên điều kiện làm việc mà nhiều người mơ ước trong bài viết dưới đây.
1. Môi trường làm việc lý tưởng là gì?
Trước khi đi tới khái niệm môi trường làm việc lý tưởng, chúng ta cùng nói về định nghĩa về môi trường làm việc là gì? Hiểu đơn giản, môi trường làm việc bao gồm cả điều kiện vật chất và tinh thần. Vật chất thường là cơ sở, vật dụng, không gian...còn tinh thần là văn hoá doanh nghiệp, sự tương tác với nhau trong môi trường.
Do đó, một môi trường làm được được xem là lý tưởng khi đảm bảo được hai yếu tố: đầy đủ cả về cơ sở vật chất và điều kiện tinh thần. Nhân viên cần được làm việc trong một không gian thoải mái và phù hợp với tính chất công việc. Bên cạnh đó các máy móc, thiết bị bổ trợ cho quá trình làm việc cần được phục vụ tốt nhất cho đội nhóm. Hơn thế nữa, một môi trường làm việc tích cực phải có chính sách đãi ngộ tốt, xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Ngoài ra, nó còn đáp ứng được yếu tố work-life balance (cân bằng giữa công việc và cuộc sống) cho nhân viên.
2. Lợi ích khi có môi trường làm việc lý tưởng là gì?
Một nghiên cứu của Metlife đã chỉ ra rằng 90% người lao động nói rằng môi trường làm việc quan trọng vậy họ. Vậy khi một doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc lý tưởng, đáp ứng được mong muốn của nhân viên sẽ đem lại lợi ích gì? Đó chính là:
1 - Tăng cường hiệu quả làm việc của nhân viên
Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, hài lòng và tập trung vào công việc. Họ cũng liên tục được học tập, đổi mới và thúc đẩy sự sáng tạo nên không cảm thấy gò bó hay nhàm chán. Bên cạnh đó, môi trường làm việc giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ khiến họ giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả công việc và đưa doanh nghiệp tới gần hơn với mục tiêu chung.
2 - Xây dựng được đội ngũ nhân viên nòng cốt vững mạnh
Con người là yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp và môi trường làm việc tích cực. Người tài năng sẽ không ưu tiên nơi trả lương hậu hĩnh mà sẽ lựa chọn công ty có môi trường phù hợp với những giá trị họ tìm kiếm. Đội ngũ nhân sự tài năng không tạo nên giá trị cho hiện tại mà còn đội ngũ lãnh đạo kế cận cho doanh nghiệp trong tương lai.
3 - Tạo nên sự gắn kết trong tổ chức
Xây dựng được môi trường làm việc lý tưởng sẽ tăng cường sự cam kết và gắn bó của nhân viên với tổ chức. Từ đó khiến họ có niềm tin vững chắc vào sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn doanh nghiệp đã đề ra.
3. 6 tiêu chí đánh giá một môi trường làm việc lý tưởng
Mới đây, tổ chức Great Place To Work (GPTW) đã công bố danh sách những doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Theo đó, kết quả này dựa trên bảng khảo sát tập trung vào 5 yếu tố tin cậy (credibility), tôn trọng (respect), công bằng (fairness), tự hào (pride) và mối quan hệ (camaraderie).
Dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng 5 yếu tố trên có thể rút ra được 6 tiêu chí giúp đánh giá đâu là một môi trường làm việc lý tưởng. Chi tiết về từng tiêu chí sẽ được bật mí ngay sau đây.
3.1. Chính sách nhân sự tốt, đầy đủ
Tiêu chí đầu tiên để đánh giá môi trường làm việc lý tưởng chính là doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ nhân sự đầy đủ. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà tổ chức để lại cho nhân sự. Đội ngũ nhân viên chỉ có thể toàn tâm cống hiến cho mục tiêu chung khi đời sống vật chất được đáp ứng. Không chỉ thế, sự minh bạch trong chính sách cũng một phần thể hiện sự uy tín đáng tin cậy của môi trường làm việc.
Bên cạnh đó, lương thưởng cạnh tranh cùng lộ trình tăng lương rõ ràng không chỉ là yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài mà còn thúc đẩy nhân sự hiện tại không ngừng cố gắng. Có thể nói, mức lương và chế độ phúc lợi sẽ phản ánh trực tiếp tiềm lực công ty và mức độ coi trọng nhân sự của doanh nghiệp đó.
>>> XEM THÊM: NHỮNG CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ CẦN CÓ ĐỂ THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN SỰ GIỎI
3.2. Cấp trên tin tưởng, tôn trọng, tạo điều kiện
Lãnh đạo chính là hiện thân cho văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ cần nhìn vào người sếp, bạn sẽ biết được đây có phải môi trường làm việc lý tưởng với mình hay không. Một nhà lãnh đạo quan tâm nhân sự và lấy con người làm trung tâm sẽ luôn nỗ lực tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội phát triển về kỹ năng và tư duy.
Mr. Tony Dzung từng nói rằng: “Người sếp tồi là người sếp không đầu tư cho sự phát triển của nhân viên”. Nói đi đôi với làm, trong doanh nghiệp của mình HBR Holdings, anh Tony Dzung cố gắng mang đến chương trình đào tạo chuyên sâu và chất lượng cho nhân sự. Nhân viên HBR được tham gia miễn phí toàn bộ khoá học của Trường Doanh Nhân HBR, được nhận ưu đãi khi học tiếng anh tại Langmaster, được tham gia đào tạo nội bộ theo tháng…
Ngược lại, ở một nơi có cấp trên áp đạt và không coi trọng quan điểm của nhân sự sẽ tạo nên nên môi trường ngột ngạt, tù túng. Nhân sự bị bào mòn sự sáng tạo do không có cơ hội cọ sát và thử sức, gây nên sự chán chường, rời bỏ tổ chức.
>>> XEM THÊM: 21 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM
3.3. Đồng nghiệp cởi mở, chân thành, nhiệt tình hỗ trợ
Theo khảo sát của Globoforce, chúng ta làm việc từ 30 tới 50 giờ trên một tuần và thời gian chúng ta dành cho đồng nghiệp nhiều hơn so với dành cho gia đình. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng chúng ta cần tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng với đồng nghiệp cởi mở, chân thành và nhiệt tình hỗ trợ.
Khi bạn làm việc cùng những người có tư duy tiến bộ và trình độ chuyên môn cao sẽ trở thành cơ hội để bạn học tập và phát triển bản thân. Không chỉ vậy, sự đoàn kết của tập thể còn tạo nên sức mạnh đưa đội nhóm nhanh chóng chạm tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Trong khi đó, một môi trường đáng báo động là môi trường không đoàn kết, ma cũ bắt nạt ma mới hay thiếu sự giúp đỡ trong công việc. Làm việc ở nơi như vậy sẽ khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng tiêu cực. Lâu dần, đây chính là nguyên nhân khiến chất lượng công việc và sự phát triển cá nhân của bạn đi xuống đáng kể.
3.4. Không gian làm việc xanh, đầy đủ tiện ích
Viettel đã đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc. Cụ thể, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các khu vực sinh hoạt, giải trí, thể dục thể thao tại các đơn vị của mình, tạo ra môi trường làm việc thân thiện, tạo động lực cho cán bộ nhân viên. Ngoài ra, Viettel cũng chú trọng đầu tư vào các phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả quản lý. Vậy tại sao cần một khoản đầu tư lớn như vậy vào không gian làm việc? Bởi đội ngũ lãnh đạo Viettel hiểu rằng không gian làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và mức độ hài lòng của nhân sự.
Ví dụ, một không gian mở sẽ được khuyến khích với công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tần suất hoạt động đội nhóm cao. Ngược lại, với công việc yêu cầu sự tập trung thì đòi hỏi không gian yên tĩnh, ít bị làm phiền. Không chỉ vậy, nhân viên cũng không thể đẩy nhanh hiệu quả và tiến độ công việc khi thiếu đi sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.
3.4. Quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và công bằng
Một môi trường làm việc lý tưởng là một môi trường nơi mọi người đều được đối xử công bằng và tôn trọng, không phân biệt giới tính, tuổi tác, chủng tộc, tôn giáo hay bất kỳ yếu tố nào khác. Doanh nghiệp đó phải là nơi mọi người đều có cơ hội phát triển năng lực, sáng tạo và đóng góp cho sự thành công của tổ chức. Các cá nhân phải được khuyến khích và đánh giá dựa trên hiệu quả công việc, không phải dựa trên thành kiến hay thiên vị.
Nhắc đến công bằng, bình đẳng giới là một trong những chính sách cần được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp hiện nay, khi lao động nữ chiếm đến gần 50% lực lượng lao động. Đảm bảo được bình đẳng giới sẽ là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của tổ chức.
3.6. Doanh nghiệp có văn hoá, bản sắc riêng đáng tự hào
Văn hóa doanh nghiệp sẽ định hình phong cách và thái độ làm việc từ lãnh đạo đến nhân viên. Vì thế, muốn có một môi trường làm việc lý tưởng đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có văn hóa và bản sắc tích cực riêng. Khi nhìn vào bức tranh tổng thể về đường lối phát triển, phương hướng chiến lược, bạn thấy phù hợp với mục tiêu và giá trị của bản thân thì đó là môi trường phù hợp với bạn.
Để hiểu rõ hơn về tiêu chí này hãy lấy Trường Danh Nhân HBR làm ví dụ. Tại đây, văn hóa nổi bật và được đề cao nhất là văn hóa học tập suốt đời. Nhân viên luôn được đòi hỏi không ngừng cải thiện kỹ năng và tư duy thông qua việc học. Để đẩy mạnh văn hóa này, anh Tony Dzung cung cấp thời gian và tài chính để cung cấp khóa học cũng như tổ chức chương trình đào tạo định kỳ cho nhân viên. Vậy nhân viên phù hợp với môi trường này phải là người chủ động, thích ứng nhanh và ham học hỏi.
Chị Nguyễn Thái Hà – Bộ phận Tuyển dụng tại HBR chia sẻ: “Mình đã từng làm việc tại vài công ty trước khi đầu quân cho HBR Holdings, tuy nhiên phải thừa nhận rằng HBR Holdings là công ty dành nhiều tài chính và thời gian để đào tạo nhân sự nhất. Ngoài tham gia các khóa học “của nhà trồng được” hàng tháng, chúng mình cũng được chính CEO của công ty đào tạo, huấn luyện, chia sẻ kiến thức liên tục từ chính trải nghiệm kinh doanh của anh cũng như “thừa kế” những kiến thức của các chuyên gia từ network quan hệ siêu chất lượng của anh Tony Dzung”.
Văn hoá doanh nghiệp không chỉ giúp thu hút và tuyển dụng nhân sự mà đây còn là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp giữ chân được người tài phục vụ quá trình phát triển tổ chức. Hiểu được điều này, Trường Doanh Nhân HBR kết hợp cùng Tony Dzung tổ chức chương trình "thu hút và giữ chân nhân tài bằng văn hoá doanh nghiệp".
4. Cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho doanh nghiệp
Một môi trường làm việc lý tưởng không chỉ giúp thu hút và giữ chân nhân tài mà còn thúc đẩy hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên. Dưới đây là các bước chi tiết để xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho doanh nghiệp hiệu quả:
4.1. Tạo không gian làm việc thoải mái và sáng tạo
Thiết kế văn phòng hiện đại
- Không gian mở: Thiết kế văn phòng với không gian mở để thúc đẩy sự giao tiếp và hợp tác giữa các nhân viên
- Màu sắc và ánh sáng: Sử dụng màu sắc tươi sáng và đảm bảo văn phòng có đủ ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên giúp cải thiện tâm trạng và năng suất làm việc
- Nội thất tiện nghi: Trang bị nội thất tiện nghi với ghế ngồi thoải mái, bàn làm việc điều chỉnh được độ cao và các tiện ích khác như cây xanh và tranh nghệ thuật để tạo cảm giác thư giãn và sáng tạo
Khu vực nghỉ ngơi và giải trí
- Phòng nghỉ: Tạo ra các khu vực nghỉ ngơi với ghế sofa, bàn cà phê, và máy pha cà phê. Đây là nơi để nhân viên có thể thư giãn và giao lưu
- Khu vui chơi: Bố trí các khu vực giải trí với bàn bi-da, trò chơi điện tử hoặc sách báo để nhân viên có thể giải tỏa căng thẳng và tái tạo năng lượng sau thời gian dài làm việc căng thẳng
4.2. Khuyến khích văn hoá làm việc tích cực
Giao tiếp mở
- Buổi họp mở: Tổ chức các buổi họp mở để nhân viên có thể chia sẻ ý kiến, phản hồi và đề xuất cải tiến
- Giao tiếp hai chiều: Khuyến khích sự giao tiếp hai chiều giữa lãnh đạo và nhân viên để đảm bảo mọi người đều cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng
Tinh thần đồng đội
- Team building: Tổ chức các hoạt động team building thường xuyên để tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ
- Dự án nhóm: Khuyến khích các dự án nhóm và hợp tác liên phòng ban để thúc đẩy sự phối hợp, tinh thần đồng đội
4.3. Cung cấp cơ hội học tập và thăng tiến
Chương trình đào tạo
- Đào tạo nội bộ: Cung cấp các khóa đào tạo nội bộ về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm
- Học bổng và tài trợ học tập: Tài trợ cho nhân viên tham gia các khóa học và hội thảo bên ngoài để nâng cao kiến thức và kỹ năng
Lộ trình thăng tiến rõ ràng
- Đánh giá hiệu suất định kỳ: Thực hiện đánh giá hiệu suất định kỳ và cung cấp phản hồi xây dựng cho nhân viên
- Kế hoạch phát triển cá nhân: Thiết lập kế hoạch phát triển cá nhân cho mỗi nhân viên, bao gồm các mục tiêu thăng tiến và các bước cần thiết để đạt được chúng
4.4. Đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động
Môi trường làm việc an toàn
- Tuân thủ quy định: Đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn lao động và cung cấp các thiết bị bảo hộ khi cần thiết
- Đánh giá rủi ro: Thực hiện đánh giá rủi ro thường xuyên và cập nhật các biện pháp an toàn để giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động
Chăm sóc sức khỏe nhân viên
- Chương trình chăm sóc sức khỏe: Cung cấp bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ và các chương trình chăm sóc sức khỏe khác
- Khuyến khích lối sống lành mạnh: Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và cung cấp các bữa ăn nhẹ lành mạnh tại văn phòng
4.5. Khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Chính sách làm việc linh hoạt
- Làm việc từ xa: Cho phép nhân viên làm việc từ xa khi cần thiết để họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân
- Giờ làm việc linh hoạt: Cung cấp lựa chọn giờ làm việc linh hoạt để nhân viên có thể tự quản lý thời gian làm việc của mình
Ngày nghỉ và phúc lợi
- Ngày nghỉ phép: Cung cấp đủ ngày nghỉ phép hàng năm và khuyến khích nhân viên sử dụng để nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng
- Phúc lợi bổ sung: Cung cấp các phúc lợi bổ sung như nghỉ thai sản, nghỉ chăm sóc gia đình và các phúc lợi khác phù hợp với nhu cầu của nhân viên
4.6. Công nhận và khen thưởng thành tích
Khen thưởng kịp thời
- Thưởng thành tích: Khen thưởng những nhân viên có thành tích xuất sắc kịp thời bằng các phần thưởng tài chính hoặc các hình thức công nhận khác
- Ghi nhận công khai: Công khai ghi nhận những đóng góp của nhân viên trong các buổi họp toàn công ty hoặc trên các bảng tin nội bộ
Chương trình thưởng và công nhận
- Chương trình thưởng định kỳ: Xây dựng các chương trình thưởng định kỳ như thưởng quý, thưởng năm để động viên nhân viên
- Giải thưởng và danh hiệu: Tạo ra các giải thưởng và danh hiệu để tôn vinh những nhân viên có đóng góp nổi bật
5. Tham khảo môi trường làm việc lý tưởng của Coca - Cola Beverages VietNam
Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã không còn là cái tên xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Coca-Cola Việt Nam không chỉ được biết đến với những sản phẩm chất lượng mà họ còn tự hào là doanh nghiệp có môi trường làm việc lý tưởng hàng đầu cả nước. Năm 2017, Coca-Cola tự hào được vinh danh là “Top 5 nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam” bởi Công ty Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage Việt Nam. Vậy nếu là một nhân viên của Coca - Cola Việt Nam, bạn sẽ được làm việc trong môi trường như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Trường Doanh Nhân HBR nhé.
5.1. Chính sách lương thưởng và phúc lợi hấp dẫn
Trước hết, Coca-Cola thể hiện sự quan tâm tới quyền lợi của nhân sự ngay trong chế độ lương thưởng và phúc lợi. Bên cạnh những quyền lợi cơ bản như lương cứng, lương tháng 13, BHXH - BHYT, thưởng hàng năm… doanh nghiệp còn mang đến cho nhân viên một số chính sách hấp dẫn như:
-
Phiếu giảm giá từ 10 - 30% khi mua bất kỳ sản phẩm nào của doanh nghiệp.
-
Nước uống ướp lạnh miễn phí được bố trí khắp nhà máy, văn phòng để nhân viên dễ dàng thấy và sử dụng.
-
Các lớp tập yoga miễn phí để nâng cao sức khỏe thể chất.
-
Miễn phí cơm trưa cho toàn bộ nhân viên. Đặc biệt, Coca-Cola còn chuẩn bị thực đơn riêng cho người ăn chay.
-
Có xe đưa đón cán bộ công nhân viên ở xa nơi làm việc.
-
Cho phép nhân viên nghỉ phép 18 ngày/năm, và sẽ tăng thêm một ngày đối với nhân sự có thâm niên từ 5 năm trở lên.
-
Nhân viên được thưởng nếu có thành tích tốt hoặc doanh số bán hàng hiệu quả.
5.2. Không gian làm việc hiện đại và thoải mái
Với mong muốn mang đến một môi trường làm việc lý tưởng nhất cho nhân viên, Coca-Cola đã xây dựng nên không gian làm việc hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh những phòng làm việc cơ bản, doanh nghiệp còn cùng cấp nhiều khu tiện ích để tạo cảm giác thoải mái cho nhân sự.
Đặc biệt, khẩu phần ăn của nhân viên là một trong những sự quan tâm hàng đầu của công ty này. Coca-Cola nỗ lực kiểm soát chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến tỷ lệ dinh dưỡng từng bữa ăn của nhân sự.
5.3. Văn hóa học tập, trao quyền và truyền cảm hứng
Coca - Cola tạo cho mình bản sắc riêng qua văn hóa doanh nghiệp được hình thành rõ nét. Theo đó, văn hóa nổi bật giúp Coca - Cola trở thành môi trường làm việc lý tưởng là văn hóa học tập, văn hóa trao quyền và truyền cảm hứng.
-
Văn hóa học tập: Đến với Coca - Cola bạn sẽ được đào tạo bài bản và đầy đủ về chuyên môn công việc của mình. Bạn sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ sếp, và từ đồng nghiệp. Đồng thời, bạn sẽ có nhiều cơ hội để học tập để khai phá tiềm năng và phát triển kỹ năng.
-
Văn hóa trao quyền và truyền cảm hứng: Coca-Cola coi một nhân sự đều là một viên ngọc với nhiều tiềm năng phát triển. Vì thế họ nỗ lực tạo ra môi trường năng động, sáng tạo và chứa nhiều thử thách. Từ đó, họ để nhân viên có nhiều “đất diễn” để phân tích, phán đoán, đưa ra quyết định và học hỏi từ chính những sai lầm mắc phải. Doanh nghiệp nhấn mạnh vào việc truyền cảm hứng cho nhân viên, để họ liên tục suy nghĩ, đưa ra ý tưởng và xử lý công việc nhanh chóng.
Coca-Cola Việt Nam luôn lấy con người là trung tâm của mọi hành động và không ngừng nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc lý tưởng nhất cho nhân sự. Coca-Cola khẳng định rằng: “Không chỉ được trải nghiệm để phát triển năng lực chuyên môn, Coker còn được phát triển đời sống tinh thần và kết nối, gặp gỡ nhiều người và hiểu thêm về văn hóa vùng miền”.
>>> XEM THÊM: XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP TRONG DOANH NGHIỆP NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Như vậy, Trường Doanh Nhân HBR đã điểm qua 6 tiêu chí quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng cho doanh nghiệp. Môi trường tốt không chỉ giúp thu hút và giữ chân nhân sự, mà còn tăng cường hiệu quả làm việc, nâng cao năng lực và động lực của nhân sự. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư vào việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc lý tưởng, để tạo ra một đội ngũ nhân sự chất lượng, sáng tạo và gắn bó với tổ chức.