Trường doanh nhân HBR ×

8 BƯỚC XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

Nội dung [Hiện]

Câu chuyện thương hiệu là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp? Làm thế nào để xây dựng một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, độc đáo và gây ấn tượng với khách hàng? Trong bài viết này, Trường Doanh Nhân HBR sẽ giới thiệu cho bạn các bước cơ bản để tạo ra một câu chuyện thương hiệu hiệu quả, cùng với một số ví dụ thực tế từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

1. Câu chuyện thương hiệu là gì?

Câu chuyện thương hiệu là những câu chuyện kể về hành trình của thương hiệu, từ khi mới thành lập cho đến khi đạt được thành tựu. Những câu chuyện không chỉ thu hút sự chú ý và gây ấn tượng với khách hàng, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về bản sắc và giá trị của thương hiệu. Quan trọng nhất là những câu chuyện này tạo nên sự gắn kết và cảm thông giữa khách hàng và thương hiệu, như những người bạn tâm giao.

Ví dụ: câu chuyện thương hiệu của thời trang Việt Nam IVY moda kể về hành trình tạo nên thương hiệu của hai nhà sáng lập. Từ những ngày đầu khởi nghiệp đầy khó khăn đến khi xây dựng thành công một thương hiệu thời trang uy tín, được yêu thích bởi nhiều khách hàng. Câu chuyện này đã truyền cảm hứng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng, giúp IVY moda trở thành một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu tại Việt Nam.

XEM THÊM: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN THÀNH CÔNG

2. Tầm quan trọng của việc kể câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu có nhiều vai trò và mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu, cụ thể như sau:

2.1. Giúp thương hiệu kết nối mạnh mẽ với khách hàng

Câu chuyện thương hiệu không chỉ là cách mà thương hiệu giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, mà còn giúp thương hiệu gắn kết với khách hàng. Khi khách hàng biết về câu chuyện của một thương hiệu, họ sẽ dễ dàng nhận ra thương hiệu đó hơn trong tương lai. 

Từ đó, khách hàng ấn tượng về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu, khiến họ muốn trở lại và tiếp tục sử dụng. Vì vậy, câu chuyện thương hiệu là một yếu tố then chốt trong việc xây dựng một thương hiệu thành công và gắn kết với khách hàng. 

2.2. Xây dựng lòng tin và lòng trung thành

Câu chuyện thương hiệu cũng phản ánh và truyền tải các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Việc chia sẻ câu chuyện của thương hiệu giúp khách hàng nhận thức được giá trị và sứ mệnh của thương hiệu đó. Khi khách hàng thấu hiểu được điều đó, họ sẽ có sự tin tưởng và trung thành với thương hiệu hơn. 

Khi khách hàng thấu hiểu được bản sắc thương hiệu, họ sẽ có sự tin tưởng và trung thành với thương hiệu hơn.
Khi khách hàng thấu hiểu được bản sắc thương hiệu, họ sẽ có sự tin tưởng và trung thành với thương hiệu hơn.

2.3. Khác biệt hóa thương hiệu của bạn với đối thủ

Thêm vào đó, câu chuyện thương hiệu cũng giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt trong thị trường đầy cạnh tranh. Những thương hiệu thành công thường có những câu chuyện thương hiệu đặc sắc và cuốn hút, giúp thu hút và giữ chân được khách hàng. Chính vì thế, kể câu chuyện thương hiệu là một cách vô cùng hiệu quả giúp tạo dấu ấn với khách hàng, làm thương hiệu nổi bật trong thị trường cạnh tranh.

3. 7 bước để kể câu chuyện thương hiệu cuốn hút

7 bước trong quy trình xây dựng câu chuyện thương hiệu được cụ thể qua nội dung sau đây:

3.1. Xác định lý do xây dựng câu chuyện thương hiệu

Bước đầu tiên để xây dựng một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, doanh nghiệp cần giải đáp cho câu hỏi: Tại sao thương hiệu của tôi tồn tại? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp xác định lý do tại sao doanh nghiệp muốn kể câu chuyện thương hiệu của mình. Hãy tự hỏi bản thân:

  • Doanh nghiệp coi trọng điều gì?

  • Nhiệm vụ của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, nhân viên, xã hội là gì?

  • Động lực nào khiến chủ doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh

  • Doanh nghiệp muốn truyền tải thông điệp gì?

  • Doanh nghiệp muốn khách hàng hiểu gì về thương hiệu của doanh nghiệp?

  • Doanh nghiệp muốn tạo ra cảm xúc gì ở khách hàng?

Đáp án của những câu hỏi này cũng chính là nền tảng thông tin vững chắc để xây dựng câu chuyện thương hiệu của mình.

3.2. Hiểu rõ bản sắc của thương hiệu

Doanh nghiệp cần phải nắm rõ bản sắc của thương hiệu mình. Bản sắc thương hiệu là tập hợp các yếu tố và đặc điểm đặc trưng của một thương hiệu mục tiêu, triết lý, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Những yếu tố và đặc điểm này giúp thương hiệu đó nổi bật và tạo sự khác biệt so với các thương hiệu khác. Để hiểu được bản sắc của thương hiệu, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Tên gọi và logo của thương hiệu là gì? 

  • Màu sắc và hình ảnh của thương hiệu là gì? 

  • Thông điệp và giá trị của thương hiệu là gì? 

  • Tôn chỉ và văn hóa của thương hiệu là gì? 

4 bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp | Trường doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung

Việc hiểu rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ giúp câu chuyện thương hiệu gần gũi hơn với độc giả

3.3. Tìm hiểu về khách hàng 

Khách hàng là trung tâm của mọi chiến lược kinh doanh và marketing. Vì vậy, để tạo ra một câu chuyện thương hiệu ấn tượng và gắn kết với khách hàng, doanh nghiệp cần phải lắng nghe để thấu hiểu những gì khách hàng mong muốn, quan tâm và yêu thích. 

Một cách hiệu quả để xác định đối tượng mục tiêu là tạo ra những chân dung khách hàng mục tiêu (personas). Nhờ đó, doanh nghiệp có được một cái nhìn rõ nét về tệp khách hàng tiềm năng để doanh nghiệp có thể bắt đầu xây dựng câu chuyện thương hiệu phù hợp với họ. 

Một số câu hỏi để thấu hiểu khán giả của bạn:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

  • Chân dung khách hàng mục tiêu: mong muốn, nỗi đau và việc cần làm. Hãy áp dụng mô hình Canvas để nắm rõ đặc điểm của nhóm khách hàng này.

XEM THÊM: BẬT MÍ CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU BÁCH PHÁT BÁCH TRÚNG 

3.4. Hiểu sản phẩm mà bạn đang muốn bán

Hiểu sản phẩm mà bạn đang muốn bán là một trong những yếu tố quan trọng nhất để viết content hiệu quả. Bạn cần hiểu rõ về sản phẩm của mình, bao gồm:

  • Chức năng: Sản phẩm của bạn có tác dụng gì? Nó giúp giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?

  • Đối tượng khách hàng: Sản phẩm của bạn phù hợp với những ai? Họ có nhu cầu và mong muốn gì?

  • Câu chuyện sản phẩm: Sản phẩm của bạn có câu chuyện gì đằng sau? Nó được ra đời như thế nào?

Khi bạn hiểu rõ sản phẩm của mình, bạn sẽ biết cách truyền tải thông tin một cách chính xác, hấp dẫn và thuyết phục hơn. Bạn sẽ biết cách nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, khiến họ cảm thấy sản phẩm của bạn là giải pháp hoàn hảo cho nhu cầu của họ.

XEM THÊM: USP LÀ GÌ? CÁCH TÌM ĐIỂM KHÁC BIỆT ĐỘC NHẤT CHO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

3.5. Tạo nội dung câu chuyện thương hiệu

Nội dung câu chuyện thương hiệu có thể khác nhau tùy theo mục đích và đối tượng mà thương hiệu muốn nhắm đến. Những nội dung này có thể dựa trên nhiều nguồn cảm hứng khác nhau. Một trong những nội dung phổ biến là câu chuyện về nguồn gốc lịch sử, sứ mệnh, định hướng, giá trị triết lý và thành tựu phát triển của thương hiệu. 

Quá trình tạo ra nội dung câu chuyện thương hiệu thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Nhân vật: Nhân vật trong câu chuyện thương hiệu có thể là một cá nhân, một nhóm người, hoặc thậm chí là một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhân vật này đại diện cho giá trị và mục đích của thương hiệu.

  • Tình huống: Tình huống trong câu chuyện thương hiệu là bối cảnh mà nhân vật gặp phải một vấn đề hoặc một thử thách. Tình huống này phải có ý nghĩa và nếu được nó nên liên hệ được với khách hàng

  • Giải pháp: Giải pháp được đưa ra trong câu chuyện thương hiệu chính là cách giúp nhân vật giải quyết vấn đề hoặc thử thách. Những giải pháp này phải có sự nổi bật, hợp lý và mang tính hiệu quả

Nội dung câu chuyện thương hiệu có thể khác nhau tùy theo mục đích và đối tượng mà thương hiệu muốn nhắm đến
Nội dung câu chuyện thương hiệu có thể khác nhau tùy theo mục đích và đối tượng mà thương hiệu muốn nhắm đến

3.6. Tập trung làm nổi bật những nút thắt  

Để làm cho câu chuyện thương hiệu thật sự cuốn hút và gây ấn tượng, người làm truyền thông cần phải tạo ra những nút thắt trong câu chuyện. Nút thắt là những tình tiết bất ngờ, thay đổi hướng đi của câu chuyện, đồng thời làm tăng sự kịch tính, cao trào và cảm xúc cho khách hàng.

Nút thắt cũng giúp cho câu chuyện thương hiệu có thể khơi gợi sự tò mò, thích thú và kích thích hành vi khách hàng. 

Tuy nhiên, việc tạo ra những nút thắt trong câu chuyện thương hiệu cần phải có sự tinh tế và hợp lý, không nên quá phóng đại, vô lý hoặc có nhiều mâu thuẫn. Bên cạnh đó, những nút thắt cũng cần được đặt ở những điểm then chốt của câu chuyện, để dẫn dắt khách hàng theo dõi và tham gia vào câu chuyện thương hiệu.

3.7. Truyền tải câu chuyện thương hiệu đến khách hàng 

Không dừng lại ở việc tạo ra nội dung câu chuyện hay và giá trị, doanh nghiệp còn phải biết cách truyền tải câu chuyện đến khách hàng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau như trang web, mạng xã hội, email marketing, video để truyền tải câu chuyện thương hiệu. 

Mỗi kênh truyền thông cũng có những đặc điểm riêng, phù hợp với những đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích và lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với mục tiêu và ngân sách của mình. Bên cạnh đó, để tăng tính hiệu quả của việc truyền tải, doanh nghiệp còn cần phải duy trì thông điệp nhất quán trên tất cả các kênh, để khách hàng có thể nhận ra và nhớ đến câu chuyện thương hiệu của mình. 

XEM THÊM: THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU? 5 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO

3.8. Theo dõi và tinh chỉnh câu chuyện

Câu chuyện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu không phải là cố định, mà là biến động theo thời gian và nhu cầu của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần có những cách thức để theo dõi và đánh giá hiệu quả của câu chuyện thương hiệu trên các kênh truyền thông. 

Nếu có những điểm chưa phù hợp hoặc cần cải thiện, doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện các điều chỉnh phù hợp. Qua đó giúp doanh nghiệp duy trì được sự tương thích và độc đáo của câu chuyện thương hiệu trong mắt khách hàng.

8 bước xây dựng câu chuyện thương hiệu hiệu quả
8 bước xây dựng câu chuyện thương hiệu hiệu quả

XEM THÊM: [HƯỚNG DẪN A - Z] CÁCH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHỈ VỚI 5 BƯỚC

4. 7 tips xây dựng câu chuyện thương hiệu ấn tượng 

Trường Doanh Nhân HBR xin chia sẻ 5 tips để xây dựng câu chuyện thương hiệu ấn tượng, cụ thể gồm:

4.1. Đảm bảo sự nhất quán

Câu chuyện thương hiệu sẽ không có tác động sâu sắc đến khách hàng nếu doanh nghiệp không biết cách truyền tải thông điệp một cách nhất quán qua mọi kênh tiếp xúc với họ. Khi thông điệp của doanh nghiệp nhất quán trên tất cả các kênh, khách hàng sẽ dễ dàng hiểu được giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp.

Để đảm bảo thông điệp thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh, doanh nghiệp cần có một kế hoạch rõ ràng. Kế hoạch này nên xác định các giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp, cũng như cách thức các kênh khác nhau sẽ được sử dụng để truyền tải thông điệp này.

4.2. Chân thực, đúng sự thật

Doanh nghiệp không nên nói dối hay cường điệu hóa những gì mà thương hiệu đã làm được. Thay vào đó, doanh nghiệp hãy kể lại những thước phim, con chữ chân thực phản ánh đúng sứ mệnh và giá trị tinh thần của thương hiệu. 

Nếu phát hiện câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp có nhiều chi tiết bịa đặt, không có thật, khách hàng có thể mất đi sự tin tưởng và tôn trọng với doanh nghiệp vì cảm thấy bị lừa dối. Khi bạn trao đi sự thật, bạn mới nhận lại được những giá trị thật. Vì vậy, khi xây dựng câu chuyện thương hiệu, doanh nghiệp cần phải đảm bảo mọi thông tin trong câu chuyện đều có cơ sở và minh chứng rõ ràng. 

4.3. Câu chuyện phải có ý nghĩa

Khi xây dựng câu chuyện thương hiệu, doanh nghiệp cần chú ý đến ba yếu tố chính: ý nghĩa, mục đích và cảm xúc. Mỗi câu chuyện thương hiệu đều phải có ý nghĩa riêng, có mục đích và thông điệp rõ ràng, không bị trùng lặp. 

Doanh nghiệp nên sử dụng những sự kiện có thật về hành trình phát triển của doanh nghiệp để tạo câu chuyện thương hiệu thu hút khách hàng. Những câu chuyện thương hiệu đó mới có nhiều thông điệp ý nghĩa, có thể tạo ra sự khác biệt và tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

4.4. Gần gũi với khách hàng

Doanh nghiệp cần xây dựng một câu chuyện thương hiệu có nội dung gần gũi với khách hàng - một câu chuyện mà khách hàng có thể nhìn thấy chính mình trong đó. Câu chuyện đó phải phản ánh được những giá trị, mong muốn và nhu cầu của khách hàng và kết nối chúng với mục tiêu của thương hiệu. 

Hoặc là một câu chuyện có nội dung hài hước, truyền cảm hứng hoặc bổ ích cho khách hàng và gắn kết chúng với những quan tâm hoặc mong ước của khách hàng. Một câu chuyện mang tính gần gũi với khách hàng chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và họ, là cách để doanh nghiệp nói với họ rằng: “Tôi hiểu bạn, tôi quan tâm đến bạn và tôi có thể giúp bạn”.

4.5. Lay động cảm xúc người nghe

Một câu chuyện thương hiệu tốt không chỉ là gần gũi với khách hàng, mà còn phải làm rung động trái tim họ. Mỗi tình tiết trong câu chuyện đều phải tạo ra những cung bậc cảm xúc, để khách hàng có thể cảm nhận được giá trị mà thương hiệu mang lại. Dù không thuộc đối tượng mục tiêu, nhưng khách hàng vẫn có thể bị cuốn hút và thấu hiểu câu chuyện của thương hiệu.

4.6. Đơn giản và ngắn gọn

Câu chuyện thương hiệu không cần phải dài dòng hay phức tạp, mà chỉ đơn thuần đơn giản và ngắn gọn cũng đủ làm nên sức hấp dẫn và nổi bật của câu chuyện. Hãy nhớ rằng, khách hàng là những người bình thường, không phải là chuyên gia. Do đó, doanh nghiệp nên biết chắt lọc và đơn giản hóa nội dung để khách hàng dễ dàng hiểu, hình dung và tiếp nhận thông điệp từ câu chuyện hơn.

4.7. Trao quyền cho người khác kể câu chuyện thương hiệu của bạn

Các doanh nghiệp có thể trao cơ hội cho nhân viên của mình để họ có thể chia sẻ câu chuyện về thương hiệu với khách hàng. Khi nhân viên cảm thấy liên kết với câu chuyện của thương hiệu, họ sẽ trở thành những người truyền đạt câu chuyện một cách hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp tìm kiếm những nhân tố phù hợp với văn hóa của công ty. 

Khách hàng là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất, vì vậy hãy khích lệ họ chia sẻ trải nghiệm của họ với thương hiệu. Sau đó, bạn cần ghi nhận và phân tích cách họ kể câu chuyện thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Cuối cùng, hãy sử dụng nội dung này để tạo ra các chiến dịch tiếp thị sáng tạo và thực tế.

7 tips để doanh nghiệp xây dựng câu chuyện thương hiệu ấn tượng
7 tips để doanh nghiệp xây dựng câu chuyện thương hiệu ấn tượng

5. Học hỏi cách xây dựng câu chuyện thương hiệu đầy cảm hứng của Starbucks

Starbucks xây dựng câu chuyện thương hiệu của mình với lý do là muốn tạo ra một không gian thứ ba giữa nhà và nơi làm việc, nơi mọi người có thể thư giãn, giao lưu và kết nối với nhau qua những tách cà phê chất lượng cao. Và để làm được điều đó, Starbucks đã tìm hiểu và chắt lọc những đặc điểm nổi bật để sáng tạo những câu chuyện thương hiệu độc đáo, hấp dẫn.

Starbucks có bản sắc thương hiệu rất đặc trưng và nhất quán.

  • Tên Starbucks: Được lấy cảm hứng từ nhân vật Starbuck trong tiểu thuyết Moby-Dick, gợi lên sự lãng mạn của biển cả và truyền thống đi biển của những người buôn bán cà phê thuở ban đầu. 

  • Logo: Là hình ảnh của nàng tiên cá hai đuôi, biểu tượng cho sự quyến rũ, bí ẩn và tự do. 

  • Slogan: Là “The best coffee for the best you”, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến khách hàng. 

  • Màu sắc chủ đạo: Là xanh lá cây, mang ý nghĩa của sự tươi mới, tự nhiên và bền vững. Màu xanh lá cũng gợi nhớ đến màu của lá cà phê và biểu tượng cho sự tôn trọng và bảo vệ môi trường. 

  • Hình ảnh: Starbucks sử dụng nhiều hình ảnh liên quan đến cà phê để nhấn mạnh vào chất lượng và chuyên môn của mình. 

  • Âm nhạc: Starbucks cũng có nhãn hiệu âm nhạc riêng của mình, là Hear Music, để phát hành các album và bài hát do chính thương hiệu lựa chọn và sản xuất. 

  • Cách giao tiếp và cách phục vụ: Là thân thiện, chân thành và tạo cảm giác gần gũi.

Bên cạnh đó, Starbucks đã nghiên cứu và phân tích thị trường để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là những người trẻ tuổi, có thu nhập cao, có học vấn và nghề nghiệp tốt, thích sự mới mẻ và đa dạng, quan tâm đến môi trường và xã hội.

Starbucks chú trọng đến chất lượng của cà phê, bằng cách sử dụng những loại cà phê hạt Arabica tốt nhất, rang cà phê theo phương pháp độc đáo và pha chế cà phê bằng tay. Starbucks cũng đa dạng hóa sản phẩm của mình, bằng cách tạo ra nhiều loại cà phê khác nhau. Starbucks cũng không chỉ bán cà phê, mà còn bán những sản phẩm khác như trà, bánh ngọt, sandwich, salad và những phụ kiện liên quan đến cà phê. 

Dựa trên những đặc điểm nổi bật trên của thương hiệu, Starbucks đã sáng tạo những nội dung câu chuyện thương hiệu của Starbucks đều xoay quanh:

  • Lịch sử hình thành và phát triển của Starbucks. Ví dụ như câu chuyện về ba người bạn Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker, những người có niềm đam mê cà phê đã mở cửa hàng Starbucks đầu tiên vào năm 1971 tại Seattle, Washington.

  • Sự đam mê cà phê của những người sáng lập và nhân viên Starbucks. Ví dụ như câu chuyện về Howard Schultz, người đã say mê cà phê từ khi còn nhỏ và khao khát mang đến cho mọi người những trải nghiệm cà phê tuyệt vời.

  • Những nỗ lực không ngừng của Starbucks trong việc mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao

  • Những câu chuyện về khách hàng của Starbucks

XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA STARBUCKS - BÀI HỌC NÀO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH CAFE

Câu chuyện thương hiệu là một công cụ quan trọng để tạo dựng niềm tin khách hàng và giá trị thương hiệu doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này của Trường Doanh Nhân HBR, độc giả đã có được những kiến thức bổ ích về xây dựng câu chuyện thương hiệu. Hãy áp dụng những bước xây dựng câu chuyện thương hiệu vào thực tế để tạo ra những câu chuyện ấn tượng và độc đáo cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger