Mô hình kinh doanh Canvas không còn xa lạ với các Tập đoàn hàng đầu thế giới như Facebook, Google, P&G, GE,… Business Model Canvas (BMC) trở thành công cụ mạnh mẽ không chỉ giúp các startup mà cả doanh nghiệp lâu năm hình thành những chiến lược thông minh, cụ thể và hiệu quả. Tại Việt Nam, BMC được không ít các doanh nghiệp áp dụng để phân tích tình hình doanh nghiệp và tìm ra phương thức tạo lợi nhuận tối ưu.
Mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas) được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thụy Điển Alexander Osterwalder và Yves Pigneur người Bỉ. BMC là cách thể hiện thông tin về các nhân tố đầu vào tạo nên chuỗi giá trị của một doanh nghiệp dưới dạng hình ảnh được sử dụng rộng rãi trong quá trình xây dựng, hoạch định một doanh nghiệp mới bằng việc đơn giản hóa các bản kế hoạch kinh doanh dày cộp theo một cách trực quan và dễ nắm bắt.
Ngoài ra mô hình này còn được sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của công ty. Hiện tại Business Model Canvas được hưởng ứng rộng rãi trong giới kinh doanh vì lợi ích và hiệu quả mà nó đem lại. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng mô hình kinh doanh Canvas để phân tích tình hình doanh nghiệp và tìm ra phương thức tạo lợi nhuận tối ưu.
Trong cuốn sách Business Model Generation, hai ông Alexander Osterwalder và Yves Pigneur đã mô tả đây là một mô hình kinh doanh bao gồm 9 thành tố tương ứng với 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một công ty. Mục đích chính của nó là hỗ trợ doanh nghiệp hợp nhất các hoạt động kinh doanh bằng cách minh họa các tiêu chí đánh đổi tiềm năng. 9 trụ cột được nhắc đến gồm có: Đối tác chính, Hoạt động kinh doanh trọng yếu, Nguồn lực chủ chốt, Giải pháp giá trị, Quan hệ khách hàng, Kênh thông tin và Phân phối, Phân khúc khách hàng, Cơ cấu chi phí và Dòng doanh thu.
- Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS): Một tổ chức có thể phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau nên việc phân khúc khách hàng là cần thiết. Nhóm khách hàng này có thể thuộc thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market). Việc xác định khách hàng thuộc phân khúc nào sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng cụ thể. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn và có thể quay lại mua hàng lần sau => củng cố giá trị thặng dư cho khách hàng.
- Giải pháp giá trị - Value Propositions (VP): Chính là các giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho các nhóm khách hàng mục tiêu. Hay nói cách khác giải pháp giá trị chính là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty đối thủ.
- Các kênh thông tin và phân phối - Channels: các kênh thông tin và phân phối chính là cầu nối kết nối khách hàng và doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm sản phẩm và tùy vào đối tượng khách hàng của doanh nghiệp bạn là ai mà lựa chọn kênh thông tin và phân phối phù hợp. Cách tốt nhất để tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể, các kênh của doanh nghiệp nên kết hợp giữa các kênh offline (cửa hàng) và trực tuyến (website bán hàng).
- Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR): tạo dựng mối quan hệ với khách hàng chính là việc gián tiếp duy trì sự tồn tại và mở rộng sự phát triển của doanh nghiệp. Giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới đều rất quan trọng.
- Dòng doanh thu - Revenue Streams (RS): thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó. Dòng doanh thu chính là yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.
- Nguồn lực chủ chốt - Key Resources (KR): chính là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Các nguồn lực đầu vào sẽ quyết định sản phẩm đầu ra như thế nào. Các nguồn lực này có thể được phân loại thành: nguồn lực vật chất, trí tuệ, tài chính và nhân lực. Nguồn lực vật chất có thể bao gồm các tài sản như các trang thiết bị phục vụ kinh doanh. Nguồn lực trí tuệ bao gồm từ kiến thức, thương hiệu đến các bằng sáng chế. Các nguồn lực tài chính liên quan đến dòng vốn, nguồn thu nhập và nguồn nhân lực bao gồm các khía cạnh về nhân sự.
- Hoạt động kinh doanh trọng yếu – Key Activities (KA): là các hoạt động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để tiếp tục công việc kinh doanh của mình. Nói theo cách phân tích của mô hình kinh doanh Canvas, hoạt động kinh doanh trọng yếu (KA) sẽ sử dụng nguồn lực (KR) để tạo các giải pháp giá trị (VP) từ đó thu được lợi nhuận (RS).
- Đối tác chính – Key Partnerships (KP): Dù với doanh nghiệp startup hay doanh nghiệp đã thành lập lâu năm thì việc tạo dựng liên minh với các đối tác là điều rất quan trọng. 4 kiểu đối tác chính của doanh nghiệp sẽ là: đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, đối tác cùng đầu tư, đối tác trong quan hệ kinh doanh mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty.
- Cơ cấu chi phí - Cost Structure (CS): Nhìn vào cơ cấu chi phí, doanh nghiệp sẽ biết doanh thu tối thiểu phải có để tạo ra lợi nhuận là bao nhiêu. Nếu thông qua cơ cấu chi phí, doanh nghiệp thấy rằng mình đang đầu tư nhiều hơn so với mức doanh thu mà nó đang tự tạo ra thì nghiễm nhiên là chủ doanh nghiệp sẽ nhìn thấy là họ cần phải thay đổi về kết cấu của chi phí. Thường thì nếu chuyện này xảy ra thì công ty sẽ quay lại yếu tố nguồn lực để cơ cấu lại và giảm thiểu một loạt các yếu tố trong đó nhằm điều chỉnh lại dòng thu và dòng chi.
Mô hình kinh doanh Canvas giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và hoạt động kinh doanh hiệu quả, khoa học hơn. Về cơ bản mô hình này gồm 3 ưu điểm chính.
- Tập trung: Bằng cách phác thảo mô hình lên các tờ giấy lớn, các thành viên trong doanh nghiệp sẽ cùng nhau suy nghĩ và đưa ra những ý kiến. Điều này sẽ tạo ra một cái nhìn chung về doanh nghiệp giữa ban giám đốc, cái nhìn này vừa khách quan vừa tạo điều kiện cho những ý tưởng mới có thể được thảo luận. Hiện nay, ngày càng nhiều các công ty nổi tiếng trên thế giới sử dụng BMC để làm rõ và tập trung vào những gì thúc đẩy công việc kinh doanh của họ.
- Linh hoạt: Dễ dàng thay đổi, điều chỉnh mô hình (từ góc độ lập kế hoạch) vì tất cả mọi thứ đều nằm cùng một trang.
- Rõ ràng: 9 yếu tố là 9 trụ cột của mô hình kinh doanh Canvas đều được trình bày trên cùng một trang giấy nên việc theo dõi và tiếp cận từ mọi cấp độ nhân viên và nhà quản lý đều rõ ràng và mất ít thời gian hơn.
KINH DOANH THÀNH CÔNG VỚI LỰA CHỌN MÔ HÌNH KINH DOANH PHÙ HỢP VỚI SẢN PHẨM VÀ KHÁCH HÀNG
Khóa học “Xây dựng chiến lược và lựa chọn mô hình kinh doanh” - Tony Dzung - Founder & Chairman Langmaster Group sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo/ quản lý những kiến thức nền tảng thực chiến & bài bản nhất, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn doanh nghiệp! Một chiến lược đúng đắn & mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ là kim chỉ nam định rõ hướng đi & sự ưu tiên cho doanh nghiệp, những công việc cần phải tập trung làm, những công việc sẽ không làm, tác động của chúng với sự phát triển của tổ chức.
Thông tin chi tiết xem tại: http://bit.ly/MoHinhKinhDoanh6
- “Nếu bạn dành 1 phút để lập kế hoạch, bạn sẽ tiết kiệm được 5 phút hành động" - Brian Tracy. Và quan trọng hơn, bạn phải biết làm ĐÚNG từ đầu.
LỰA CHỌN QUAN TRỌNG HƠN CỐ GẮNG!