TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CÔNG THỨC PAS LÀ GÌ? CÁCH VIẾT NỘI DUNG THU HÚT VỚI CÔNG THỨC PAS

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Định nghĩa công thức PAS là gì?
  • 2. Tại sao nên áp dụng công thức PAS thay vì các công thức khác?
  • 3. Phân tích các yếu tố trong công thức PAS
    • 3.1. Problem (Vấn đề)
    • 3.2. Agitate (Khuấy động cảm xúc)
    • 3.3. Solution (Giải pháp)
  • 4. Các bước áp dụng công thức PAS hiệu quả
    • 4.1. Bước 1: Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
    • 4.2. Bước 2: Tạo nội dung thực sự kích thích cảm xúc
    • 4.3. Bước 3: Giới thiệu giải pháp một cách thuyết phục
    • 4.4. Bước 4: Sử dụng PAS trên các kênh phân phối khác nhau
    • 4.5. Bước 5: Đo lường và tối ưu
  • 5. Ứng dụng công thức PAS vào các loại nội dung khác nhau
    • 5.1. Ứng dụng trong bài viết quảng cáo
    • 5.2. Áp dụng trong email Marketing
    • 5.3. Áp dụng trong viết blog và bài SEO
  • 6. Các lưu ý khi sử dụng công thức PAS
  • 7. Sự khác nhau giữa công thức PAS với công thức AIDA
  • 8. Câu hỏi thường gặp về công thức PAS

Công thức PAS là một trong những phương pháp viết nội dung hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong Content Marketing. Phương pháp này giúp người viết nắm bắt được cảm xúc của khách hàng, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu chi tiết công thức PAS là gì, tại sao nó lại hiệu quả và cách áp dụng để tối ưu hóa nội dung tiếp thị.

1. Định nghĩa công thức PAS là gì?

Công thức PAS là một trong những công thức viết content hiệu quả, được viết tắt từ ba yếu tố chính: Problem (Vấn đề) – Agitate (Kích thích) – Solution (Giải pháp)

PAS hoạt động dựa trên nguyên tắc tâm lý học, giúp khách hàng nhận ra vấn đề, tăng cường cảm giác cần thiết phải hành động và cuối cùng là thuyết phục họ lựa chọn giải pháp từ doanh nghiệp. 

Áp dụng công thức PAS trong Content Marketing, giúp thu hút và thuyết phục khách hàng thông qua ba bước cụ thể:

  • Problem (Vấn đề): Trình bày rõ ràng vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
  • Agitate (Kích thích): Kích thích cảm xúc của khách hàng bằng cách nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề, và miêu tả hậu quả nếu vấn đề không được giải quyết.
  • Solution (Giải pháp): Đưa ra giải pháp để khắc phục vấn đề, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, nhấn mạnh USP (Unique Selling Point) – điểm đặc biệt của sản phẩm.

Công thức PAS không chỉ giúp tạo ra nội dung “chạm tới nỗi đau” của khách hàng mà còn tăng cường hiệu quả tiếp thị và tỷ lệ chuyển đổi. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại nội dung như quảng cáo, bài đăng trên mạng xã hội, email Marketing, website và các trang landing page. 

Định nghĩa khái niệm công thức PAS là gì
Định nghĩa khái niệm công thức PAS là gì

2. Tại sao nên áp dụng công thức PAS thay vì các công thức khác?

Áp dụng công thức PAS trong Content Marketing mang lại hiệu quả cao nhờ vào việc khai thác tâm lý và hành vi tự nhiên của con người. 

Theo lý thuyết của nhà tâm lý học Sigmund Freud, con người có xu hướng hành động theo hai động lực chính: thỏa mãn niềm vui hoặc tránh xa nỗi đau. Điều này giải thích tại sao chúng ta thường chi tiêu nhiều hơn để giải quyết các vấn đề đau đớn hoặc khó khăn, như khi mua thuốc chữa bệnh thay vì sử dụng thực phẩm chức năng để phòng ngừa.

Công thức PAS tập trung vào yếu tố thứ hai – tránh xa nỗi đau. Bằng cách nêu ra vấn đề (Problem) mà khách hàng đang gặp phải:

  • Đầu tiên, PAS tạo ra sự đồng cảm và kết nối ngay lập tức với người đọc, khiến họ cảm thấy được thấu hiểu. 
  • Sau đó, khi khuấy động cảm xúc, công thức này làm tăng sự lo lắng và khẩn cấp, khiến khách hàng mong muốn tìm kiếm giải pháp ngay lập tức. 
  • Cuối cùng, khi đưa ra giải pháp, PAS không chỉ giải quyết vấn đề mà còn mang lại cảm giác nhẹ nhõm và thúc đẩy hành động của khách hàng.

Ngoài ra, PAS khai thác sâu vào cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, và bất an, giúp khách hàng nhận ra vấn đề của mình một cách rõ ràng hơn, từ đó tạo ra động lực để hành động. Điều này khiến nội dung không chỉ thu hút mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, đặc biệt là trong các chiến dịch tiếp thị và bán hàng.

Công thức PAS trong Content Marketing mang lại hiệu quả cao
Công thức PAS trong Content Marketing mang lại hiệu quả cao

6 DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CẦN NÂNG CẤP HỆ THỐNG CONTENT MARKETING NGAY LẬP TỨC:

  • Sở hữu sản phẩm tốt nhưng doanh thu vẫn tụt lùi trước đối thủ có lợi thế về content, chiếm được sự thu hút của khách hàng mục tiêu
  • Nỗ lực tạo trend viral nhưng vẫn "flop", hoặc nhiều content triệu view nhưng không tạo ra chuyển đổi và doanh thu như kỳ vọng
  • Không thể hoặc không biết cách gọi tên chính xác nỗi đau, mong muốn của khách hàng mục tiêu để xây dựng hệ thống content xoáy sâu trong tâm trí khách hàng
  • Liên tục “đốt tiền” vào những content kém hiệu quả trong khi chi phí quảng cáo ngày một tăng cao do thiếu hiểu biết về tiêu chí đánh giá content
  • Đánh mất cơ hội được "bình đẳng hóa" với các tập đoàn lớn trên thương trường do không bắt kịp xu hướng AI trong content marketing
  • Doanh nghiệp không có bộ tiêu chí rõ ràng để tuyển dụng nhân sự content phù hợp. Dẫn đến không thể tuyển được nhân sự content chất lượng, lãng phí nguồn lực doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang đau đầu không biết cách triển khai hệ thống content marketing sao cho hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong khóa học XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG AI CONTENT MARKETING & BÁN HÀNG HIỆU QUẢ cho các trưởng nhóm/ trưởng phòng marketing, lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.

Tham khảo ngay!

KHÓA HỌC AI CONTENT MARKETING
KHÓA HỌC AI CONTENT MARKETING

KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG AI CONTENT MARKETING

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

3. Phân tích các yếu tố trong công thức PAS

Công thức PAS (Problem – Agitate – Solution) là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong Content Marketing, nhắm đến việc nắm bắt tâm lý của khách hàng bằng cách xác định vấn đề, kích thích cảm xúc và đưa ra giải pháp hoàn hảo.

Các yếu tố trong công thức PAS
Các yếu tố trong công thức PAS

3.1. Problem (Vấn đề)

Problem là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong công thức PAS. Xác định đúng và rõ ràng vấn đề của khách hàng không chỉ giúp thu hút sự chú ý mà còn tạo sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ. Để làm điều này hiệu quả, cần thực hiện:

  • Xác định nỗi đau của khách hàng: Sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, và nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin chi tiết về nỗi đau và thách thức mà khách hàng đang gặp phải.
  • Customer Persona (Chân dung khách hàng): Xây dựng chân dung khách hàng cụ thể giúp hiểu rõ hơn về các vấn đề mà đối tượng mục tiêu đang đối diện. Điều này sẽ giúp nội dung dễ dàng "chạm" đến đúng tâm lý của khách hàng.

Hầu hết khách hàng sẽ lướt qua thông tin một cách nhanh chóng, vì vậy bạn cần thu hút sự khách hàng ngay lập tức bằng cách "chạm" đến vấn đề mà họ quan tâm. Việc nêu rõ vấn đề ngay từ đầu là yếu tố quyết định để thu hút sự chú ý của khách hàng. Khi khách hàng nhận ra rằng bạn đang nói đến vấn đề của họ, họ sẽ cảm thấy bạn hiểu họ, tạo nên sự kết nối và tiếp tục đọc.

Ví dụ: Trong một chiến dịch quảng cáo sản phẩm phần mềm quản lý công việc, vấn đề có thể là “Bạn thường xuyên bị quá tải công việc, không thể sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý và hay bỏ lỡ các deadline quan trọng?”

Xác định đúng và rõ ràng vấn đề của khách hàng là chìa khóa để thu hút sự chú ý
Xác định đúng và rõ ràng vấn đề của khách hàng là chìa khóa để thu hút sự chú ý

3.2. Agitate (Khuấy động cảm xúc)

Sau khi xác định được vấn đề, yếu tố Agitate có vai trò làm tăng cảm giác lo lắng và khẩn cấp của người đọc. Đây là giai đoạn mà nội dung khuấy động cảm xúc của khách hàng, giúp họ thấy được tầm quan trọng và sự cấp bách của vấn đề mà họ đang gặp phải. Bạn có thể làm điều này bằng cách:

  • Chỉ ra mức độ tồi tệ mà vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của khách hàng, từ đó khơi gợi cảm giác lo lắng, khó chịu.
  • Thấu hiểu và chia sẻ với khách hàng về những khó khăn hàng ngày mà họ gặp phải
  • Nhấn mạnh rằng khách hàng không thể bỏ qua vấn đề này.
  • Mô tả cuộc sống của khách hàng sẽ thay đổi ra sao khi vấn đề được giải quyết.
  • Khẳng định rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Tạo sự khẩn cấp để thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức.

Để tăng cường sự kết nối cảm xúc, hãy sử dụng ngôn ngữ gần gũi, đồng cảm và hiểu biết về vấn đề của khách hàng. Việc bạn tỏ ra quan tâm và cảm thông với nỗi đau của họ sẽ khiến họ cảm thấy được thấu hiểu, từ đó tăng cường niềm tin. Bằng cách nhấn mạnh các tác động tiêu cực, yếu tố Agitate làm tăng thêm cảm giác căng thẳng và khẩn cấp, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp nhận giải pháp hơn.

Ví dụ: Một trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: “Nếu sức khỏe không được chăm sóc đúng cách, những triệu chứng nhỏ như đau mỏi cổ và vai gáy có thể phát triển thành các vấn đề mãn tính như thoái hóa đốt sống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.”

Agitate có vai trò làm tăng cảm giác lo lắng và khẩn cấp của người đọc
Agitate có vai trò làm tăng cảm giác lo lắng và khẩn cấp của người đọc

3.3. Solution (Giải pháp)

Ở bước này, bạn cần đưa ra giải pháp rõ ràng và thuyết phục để giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Giải pháp nên cụ thể, đơn giản và dễ tiếp cận, giúp khách hàng thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thực sự có thể khắc phục vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Điều này bao gồm:

  • Đưa ra giải pháp rõ ràng và hiệu quả: Trình bày sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như một giải pháp tối ưu giúp khách hàng giải quyết triệt để vấn đề mà họ đang gặp phải.
  • Cá nhân hóa giải pháp: Mỗi nhóm khách hàng có những nỗi đau khác nhau, vì vậy giải pháp của bạn nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
  • Tạo sự tin tưởng: Sử dụng các chứng thực từ khách hàng trước đây để tăng cường uy tín và thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng giải pháp của bạn là tốt nhất.
  • Tập trung vào lợi ích, không chỉ đặc điểm: Thay vì liệt kê các tính năng, hãy cho khách hàng thấy họ sẽ nhận được những gì khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều này sẽ giúp khách hàng hình dung ra giá trị mà họ sẽ nhận được.

Ví dụ: Sản phẩm chăm sóc da: “Sữa dưỡng ẩm XYZ với công thức dưỡng sâu từ thiên nhiên giúp phục hồi làn da khô chỉ sau 7 ngày sử dụng. Không còn lo lắng về da khô nứt nẻ, bạn sẽ tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh. Đặt hàng ngay hôm nay để được giao hàng miễn phí và nhận thêm quà tặng đặc biệt!”

Trong ví dụ trên, giải pháp không chỉ được đưa ra một cách rõ ràng, mà còn đi kèm với một CTA mạnh mẽ như "Liên hệ ngay" hoặc "Đặt hàng ngay hôm nay" để thúc đẩy hành động tức thì.

>>> XEM THÊM: CTA LÀ GÌ?

Giải pháp nên cụ thể, đơn giản và dễ tiếp cận với khách hàng
Giải pháp nên cụ thể, đơn giản và dễ tiếp cận với khách hàng

4. Các bước áp dụng công thức PAS hiệu quả

5 bước áp dụng công thức PAS hiệu quả
5 bước áp dụng công thức PAS hiệu quả

4.1. Bước 1: Thấu hiểu khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt đầu áp dụng công thức PAS, việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu là bước không thể thiếu. Đây là nền tảng giúp bạn xác định chính xác vấn đề mà khách hàng đang đối mặt, từ đó xây dựng nội dung phù hợp.

  • Đầu tiên, bạn cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như phản hồi khách hàng trên mạng xã hội, khảo sát trực tuyến, Google Analytics, CRM.
  • Từ các thông tin thu thập được, hãy phân tích để hiểu rõ khó khăn, nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
  • Sau đó, bạn xác định điểm đau (pain point) quan trọng, có tác động trực tiếp đến cuộc sống hoặc công việc của khách hàng. Việc xác định đúng vấn đề không chỉ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn tạo nền tảng cho toàn bộ chiến dịch nội dung.

Ví dụ: Nếu khách hàng của bạn là các doanh nghiệp nhỏ, một vấn đề phổ biến có thể là họ gặp khó khăn trong việc tăng trưởng doanh thu do thiếu nguồn lực và chiến lược Marketing hiệu quả.

4.2. Bước 2: Tạo nội dung thực sự kích thích cảm xúc

Sau khi xác định vấn đề, bước tiếp theo là khuấy động cảm xúc của khách hàng. Đây là bước quan trọng để khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn trong tâm trí của họ. Để khuấy động cảm xúc của khách hàng và tạo nội dung thực sự kích thích, bạn cần:

  • Mô tả vấn đề một cách chi tiết, làm cho nó trở nên gần gũi và quan trọng đối với khách hàng. Cách diễn đạt phải làm cho khách hàng cảm thấy rằng vấn đề này ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống hoặc công việc của họ. Điều này có thể được thực hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, văn phong lôi cuốn và các ví dụ thực tế.
  • Khơi dậy cảm giác cấp bách trong lòng khách hàng, cho họ thấy hậu quả nếu không hành động kịp thời. Bằng cách sử dụng các yếu tố cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, hoặc thất bại tiềm tàng, nội dung sẽ dễ dàng kích thích sự quan tâm của người đọc.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp nhỏ không có chiến lược Marketing đúng đắn, họ có thể tiếp tục mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh, hoặc lãng phí ngân sách quảng cáo mà không đạt được kết quả mong muốn.

Khuấy động cảm xúc của khách hàng và tạo nội dung thực sự kích thích
Khuấy động cảm xúc của khách hàng và tạo nội dung thực sự kích thích

4.3. Bước 3: Giới thiệu giải pháp một cách thuyết phục

Khi cảm xúc đã được kích thích, đây là thời điểm để đưa ra giải pháp. Giải pháp phải được trình bày một cách rõ ràng, thuyết phục và dễ hiểu, giúp khách hàng cảm thấy rằng vấn đề của họ có thể được giải quyết một cách triệt để. Để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn, giải pháp của bạn phải: 

  • Nhắm đúng vào vấn đề đã được nêu ra và phải dễ dàng thực hiện.
  • Được trình bày một cách chi tiết, làm rõ cách nó hoạt động và lợi ích mà nó mang lại.

Để tăng tính thuyết phục, bạn có thể sử dụng các bằng chứng thực tế, như đánh giá từ khách hàng trước, số liệu thống kê, hoặc ví dụ cụ thể. Việc này giúp khách hàng tin tưởng rằng giải pháp của bạn không chỉ là một ý tưởng mà đã được chứng minh là hiệu quả.

Ví dụ: “Sử dụng dịch vụ Marketing của chúng tôi, bạn sẽ có chiến lược cụ thể giúp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo, tăng trưởng doanh thu và mở rộng tệp khách hàng mục tiêu mà không cần tăng chi phí.”

4.4. Bước 4: Sử dụng PAS trên các kênh phân phối khác nhau

Công thức PAS có thể được áp dụng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Và mỗi kênh truyền thông có cách tiếp cận cùng với yêu cầu riêng. Ví dụ, trên mạng xã hội, nội dung phải ngắn gọn, thu hút ngay từ câu đầu tiên; trong khi đó, trên website hoặc blog, bạn có thể viết chi tiết hơn.

Dù bạn sử dụng nhiều kênh khác nhau (email Marketing, social media, blog, website), thông điệp chính cần đồng nhất. Điều này giúp tăng tính nhất quán của thương hiệu và giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và hiểu giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng PAS trong bài đăng Facebook để nhấn mạnh vấn đề, gợi mở giải pháp và dẫn khách hàng đến một trang landing page chi tiết hơn.

Công thức PAS có thể được áp dụng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau
Công thức PAS có thể được áp dụng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau

4.5. Bước 5: Đo lường và tối ưu

Cuối cùng, sau khi đã triển khai công thức PAS trên nhiều kênh, bạn cần đo lường hiệu quả để xác định xem chiến lược có đạt được mục tiêu hay không. Bạn có thể sử dụng các chỉ số như tỷ lệ nhấp (CTR), tỷ lệ chuyển đổi, thời gian trung bình trên trang, hoặc lượt tương tác trên các nền tảng mạng xã hội để đánh giá mức độ hiệu quả của nội dung PAS. Những số liệu này giúp bạn hiểu rõ phần nào của chiến lược hoạt động tốt và phần nào cần cải thiện.

Dựa trên kết quả đo lường, bạn có thể điều chỉnh nội dung và chiến lược để cải thiện hiệu quả. Ví dụ, nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp, bạn có thể thử thay đổi phần "giải pháp" để rõ ràng hơn hoặc điều chỉnh CTA để kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn. Quá trình tối ưu hóa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo chiến lược Content Marketing của bạn luôn hoạt động hiệu quả.

5. Ứng dụng công thức PAS vào các loại nội dung khác nhau

5.1. Ứng dụng trong bài viết quảng cáo

Bài PR theo công thức PAS trên các nền tảng như Facebook hoặc Google Ads có khả năng thu hút sự chú ý ngay từ những dòng đầu tiên, kích thích cảm xúc và thúc đẩy hành động nhanh chóng.

Ví dụ về công thức PAS trong quảng cáo Facebook: 

  • Problem (Vấn đề): "Bạn mệt mỏi vì không thể quản lý công việc hiệu quả và luôn bỏ lỡ deadline?"
  • Agitate (Kích thích): "Đừng để công việc quá tải khiến bạn căng thẳng và ảnh hưởng đến sự nghiệp!"
  • Solution (Giải pháp): "Hãy thử ngay phần mềm quản lý công việc ABC, giúp bạn sắp xếp công việc thông minh và hoàn thành đúng hạn."
Ví dụ về công thức PAS trong quảng cáo Facebook
Ví dụ về công thức PAS trong quảng cáo Facebook

5.2. Áp dụng trong email Marketing

Email Marketing đòi hỏi nội dung phải ngắn gọn nhưng ấn tượng, đồng thời thúc đẩy người nhận email thực hiện hành động ngay sau khi mở. Công thức PAS rất phù hợp vì nó giúp xây dựng nội dung dễ hiểu, lôi cuốn và có khả năng kích thích hành động hiệu quả.

Ví dụ về công thức PAS trong email Marketing:

  • Tiêu đề email: “Bạn có đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân?”
  • Problem (Vấn đề): “Nhiều người rơi vào tình trạng không đủ tiền tiết kiệm hoặc đầu tư không hiệu quả, dẫn đến việc gặp khó khăn khi có tình huống khẩn cấp.”
  • Agitate (Kích thích): “Nếu bạn không lập kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ, bạn có thể đối mặt với những rủi ro lớn trong tương lai, từ chi phí y tế bất ngờ đến không có quỹ hưu trí.”
  • Solution (Giải pháp): “Hãy để chuyên gia tài chính của chúng tôi giúp bạn tạo ra một kế hoạch tài chính an toàn. Đăng ký tư vấn miễn phí ngay hôm nay và bắt đầu bảo vệ tương lai tài chính của bạn.”

5.3. Áp dụng trong viết blog và bài SEO

Viết blog và bài SEO đòi hỏi nội dung phải vừa giá trị, vừa hấp dẫn, đồng thời tối ưu hóa để thu hút lượt truy cập và tương tác. Công thức PAS có thể giúp bài viết nhắm đúng vào nhu cầu của độc giả, đồng thời khơi dậy cảm xúc và hướng đến giải pháp cụ thể, tăng khả năng giữ chân người đọc lâu hơn trên trang.

Ví dụ về công thức PAS trong viết blog và bài SEO:

  • Problem (Vấn đề): “Làm thế nào để tăng năng suất công việc trong khi bạn cảm thấy mình đang kiệt sức?”
  • Agitate (Khuấy động cảm xúc): “Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu không tìm ra cách quản lý công việc và thời gian hợp lý, bạn có thể gặp tình trạng kiệt quệ, giảm hiệu suất và thậm chí dẫn đến stress lâu dài, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và công việc của bạn.”
  • Solution (Giải pháp): “Một trong những cách hiệu quả để tăng năng suất là sử dụng phần mềm quản lý công việc XYZ. Với các tính năng hỗ trợ lập kế hoạch, theo dõi tiến độ và quản lý thời gian, phần mềm này giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn và giảm thiểu stress. Đăng ký ngay hôm nay để dùng thử miễn phí trong 30 ngày.”
Ví dụ về công thức PAS trong viết blog và bài SEO
Ví dụ về công thức PAS trong viết blog và bài SEO

6. Các lưu ý khi sử dụng công thức PAS

Khi sử dụng công thức PAS, có một số điều quan trọng cần lưu ý để tối ưu hóa hiệu quả và tránh các sai sót thường gặp. Dưới đây là các điểm cần nắm rõ:

  • Tránh lạm dụng quá nhiều yếu tố kích động để không gây áp lực cho người đọc.
  • Đảm bảo giải pháp đưa ra cụ thể và có giá trị thực sự với khách hàng.
  • Tập trung vào vấn đề chính mà người dùng gặp phải, liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Kích thích sự quan tâm và lo lắng về vấn đề để tạo sự chú ý đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ như một giải pháp phù hợp cho vấn đề của khách hàng, tạo liên kết cảm xúc mạnh mẽ.
  • Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và chính xác để xây dựng hình ảnh đáng tin cậy cho công ty.

7. Sự khác nhau giữa công thức PAS với công thức AIDA

Công thức PAS (Problem – Agitate – Solution) và AIDA (Attention – Interest – Desire – Action) đều là hai phương pháp phổ biến trong Content Marketing, nhưng chúng có cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh giữa hai công thức này:

Tiêu chí

Công thức PAS

Công thức AIDA

Ý nghĩa tên gọi

Problem (Vấn đề) – Agitate (Kích thích) – Solution (Giải pháp)

Attention (Thu hút) – Interest (Hứng thú) – Desire (Khao khát) – Action (Hành động)Attention (Thu hút) – Interest (Hứng thú) – Desire (Khao khát) – Action (Hành động)

Cách tiếp cận

Tác động vào cảm xúc, nỗi đau của khách hàng

Tạo sự hứng thú, khao khát sản phẩm

Mục tiêu chính

Đánh vào nỗi đau của khách hàng và cung cấp giải pháp

Tạo hứng thú và khuyến khích khách hàng mong muốn sản phẩm/dịch vụ

Hiệu quả

Tạo ra sự cấp bách mạnh mẽ, khuyến khích khách hàng hành động ngay lập tức

Tạo hứng thú và dẫn dắt khách hàng từng bước đến hành động mua hàng

Ưu điểm

Tạo cảm giác cấp bách và thúc đẩy hành động nhanh chóng

Thu hút sự chú ý và xây dựng sự khao khát qua nhiều giai đoạn

Nhược điểm

Có thể gây khó chịu nếu lạm dụng

Ít tạo động lực mua hàng ngay lập tức

Tóm lại, công thức PAS phù hợp hơn khi bạn muốn thúc đẩy cảm xúc mạnh mẽ và tạo sự cấp bách, trong khi công thức AIDA thiên về việc tạo sự hứng thú. Tuy nhiên, kết hợp cả hai công thức có thể giúp bạn vừa thu hút sự chú ý, vừa thúc đẩy hành động mạnh mẽ hơn.

8. Câu hỏi thường gặp về công thức PAS

1 - Công thức PAS có phù hợp với tất cả các ngành hàng không?

PAS có thể áp dụng linh hoạt cho hầu hết các ngành hàng, miễn là bạn có thể xác định đúng vấn đề của khách hàng.

2 - Làm thế nào để biết vấn đề mình đang đề cập có thực sự quan trọng với khách hàng?

Nghiên cứu khách hàng kỹ lưỡng thông qua khảo sát, phỏng vấn và phản hồi là cách tốt nhất để xác định vấn đề của họ.

3 - Có cần tuân thủ công thức PAS một cách cứng nhắc?

Không cần tuân thủ PAS một cách cứng nhắc. Bạn có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp  với từng loại nội dung và khách hàng mục tiêu.

4 - Công thức PAS có thể áp dụng cho cả PR, quảng cáo và bán hàng không?

PAS hoàn toàn có thể áp dụng trong các chiến dịch PR, quảng cáo và bán hàng để tối ưu hóa hiệu quả nội dung.

Tóm lại, công thức PAS là một phương pháp không thể thiếu trong chiến lược Content Marketing hiện đại, đặc biệt khi bạn cần tạo ra nội dung hấp dẫn và hiệu quả. Hãy thử áp dụng công thức PAS vào các chiến dịch tiếp thị của bạn để thấy rõ sự khác biệt trong hiệu quả tiếp cận và tương tác với khách hàng.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger