TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

RÈN LUYỆN 7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ GIÚP THAY ĐỔI CUỘC SỐNG

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Giới thiệu cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” của Stephen R. Covey
  • 2. 7 thói quen hiệu quả giúp nâng cao khả năng quản trị bản thân và tổ chức 
    • 2.1. Thói quen thứ nhất - Sống kiểu chủ động
    • 2.2. Thói quen thứ hai - Bắt đầu bằng đích đến
    • 2.3. Thói quen thứ ba - Ưu tiên điều quan trọng
    • 2.4. Thói quen thứ tư - Tư duy cùng thắng
    • 2.5. Thói quen thứ năm - Thấu hiểu trước khi được hiểu
    • 2.6. Thói quen thứ sáu - Hợp sức
    • 2.7. Thói quen thứ bảy - Rèn mới bản thân

7 thói quen hiệu quả là bí quyết thành công mà tác giả Stephen R. Covey đã giới thiệu trong cuốn sách cùng tên. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá những thói quen ấy là gì và cách rèn luyện chúng để thay đổi bản thân, thay đổi cuộc sống. 

1. Giới thiệu cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” của Stephen R. Covey

"7 thói quen hiệu quả" của tác giả Stephen R. Covey là một cuốn sách nổi tiếng toàn cầu, giúp người đọc phát triển những thói quen tích cực trong cuộc sống và công việc. Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 1989. Từ đó đến nay, nó đã trở thành một trong những tác phẩm về quản trị bản thân và tổ chức có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Cuốn sách “7 Thói quen hiệu quả” được xây dựng dựa trên niềm tin của tác giả rằng, cách chúng ta nhìn nhận thế giới phụ thuộc hoàn toàn vào những nhận thức cá nhân. Chính vì vậy, để thay đổi cách nhìn về cuộc sống, mỗi người cần thay đổi chính bản thân mình, bắt đầu từ việc thay đổi tư duy và nhận thức.

Trong cuốn sách này, Covey đã đưa ra 7 thói quen nhằm giúp mọi người khám phá ra “mô thức” để chuyển hóa bản thân và thay đổi cuộc sống. Trong đó

  • Thói quen 1, 2 và 3 nhấn mạnh việc kiểm soát bản thân và chuyển đổi từ sự phụ thuộc sang sự độc lập. 
  • Thói quen 4, 5 và 6 tập trung vào phát triển kỹ năng làm việc nhóm, chuyển từ sự độc lập sang sự tương hỗ.
  • Thói quen thứ 7 tập trung vào việc không ngừng phát triển và cải thiện bản thân, đồng thời là sự kết hợp của tất cả các thói quen trước đó.
Cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” của Stephen R. Covey
Cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” của Stephen R. Covey

2. 7 thói quen hiệu quả giúp nâng cao khả năng quản trị bản thân và tổ chức 

Dưới đây là 7 thói quen hiệu quả mà Stephen R. Covey tin rằng có thể giúp chuyển hóa bản thân và làm chủ cuộc sống.

7 thói quen hiệu quả giúp nâng cao khả năng quản trị
7 thói quen hiệu quả giúp nâng cao khả năng quản trị

2.1. Thói quen thứ nhất - Sống kiểu chủ động

Để có được thành công, con người phải chủ động trong cuộc sống. Theo đó, thói quen “sống kiểu chủ động" khuyến khích mọi người tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, chủ động thực hiện những điều có thể kiểm soát được thay vì tập trung vào những điều không thể.

Những người thụ động tin rằng thế giới bên ngoài đang kiểm soát họ. Họ cho rằng vấn đề nằm ở thế giới xung quanh. Nhưng thực chất, chính suy nghĩ này mới là vấn đề. Người thụ động tự tạo ra một viễn cảnh tiêu cực cho tương lai, tự cho mình là nạn nhân của hoàn cảnh và dần đánh mất quyền mất kiểm soát bản thân.

Ngược lại, những người chủ động tin rằng họ có trách nhiệm và có khả năng lựa chọn cách phản ứng trong bất kỳ tình huống nào. Do đó, họ không chỉ chủ động thay đổi bản thân để hành xử phù hợp với hoàn cảnh và cố gắng thích nghi với xu hướng mới mà còn biết tạo ra những điều tốt đẹp ở những nơi họ hiện diện. 

Cách rèn luyện thói quen thứ nhất:

  • Sử dụng ngôn ngữ chủ động thay vì thụ động. Thay vì nói “Tôi không thể làm gì trong tình huống này”, hãy nói “Tôi sẽ cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề này”
  • Biến các nhiệm vụ thụ động thành nhiệm vụ chủ động, tự chịu trách nhiệm và đề xuất giải pháp cho các tình huống trong cuộc sống
Cách rèn luyện thói quen thứ nhất - Sống theo kiểu chủ động
Cách rèn luyện thói quen thứ nhất - Sống theo kiểu chủ động

2.2. Thói quen thứ hai - Bắt đầu bằng đích đến

Nếu không cố gắng hình dung ra bản thân là ai và mục tiêu sống là gì thì chúng ta đang để cho người khác và hoàn cảnh quyết định cuộc sống của mình. Thói quen thứ hai nhấn mạnh rằng, trong mọi hành động, chúng ta cần bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng. Điều này đảm bảo rằng mọi hành động của chúng ta sẽ đi đúng hướng. 

Covey khuyên rằng chúng ta có thể sử dụng trí tưởng tượng để hình dung về những gì mình muốn trở thành và dùng trái tim để xác định những giá trị mà chúng ta cần theo đuổi. Hãy bắt đầu với một mục tiêu cụ thể và dùng sự chủ động để biến nó thành hiện thực. 

Cách rèn luyện thói quen thứ hai:

  • Hãy tưởng tượng những gì bạn muốn người khác nói về bạn tại đám tang của mình. Bạn muốn được khen ngợi vì những phẩm chất tốt đẹp nào? Hãy sống mỗi ngày sao cho bạn thể hiện những điều đó. Hoặc, nếu bạn chỉ còn 30 ngày để sống, bạn sẽ thay đổi tích cực như thế nào? Hãy sống phần đời còn lại với những thay đổi đó.
  • Hãy phân chia các vai trò khác nhau trong cuộc sống của bạn, ví dụ như trong công ty, trong gia đình và trong xã hội. Sau đó liệt kê khoảng 5 mục tiêu bạn muốn đạt được cho mỗi vai trò đó
  • Xác định những điều khiến bạn lo lắng và sợ hãi. Tưởng tượng tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra, sau đó hình dung cách bạn sẽ ứng phó với tình huống đó. Ghi chép chi tiết cách bạn dự định xử lý nó.
Thói quen thứ 2 -
Thói quen thứ 2 - Bắt đầu bằng đích đến

2.3. Thói quen thứ ba - Ưu tiên điều quan trọng

Với thói quen thứ ba, Covey khuyến nghị rằng chúng ta nên ưu tiên triển khai những nhiệm vụ quan trọng trước trong danh sách các công việc cần thực hiện. Theo thói quen này, mỗi người nên phân loại công việc dựa trên hai yếu tố: mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng từ cao xuống thấp. Cụ thể như sau:

  • Công việc quan trọng và khẩn cấp
  • Công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp
  • Công việc khẩn cấp nhưng không quan trọng
  • Công việc không khẩn cấp và không quan trọng

Chúng ta thường ưu tiên giải quyết những vấn đề khẩn cấp trước và dành thời gian cho những việc không thực sự quan trọng. Để giữ vững kỷ luật và tập trung vào mục tiêu đã đặt ra theo như thói quen 2, chúng ta cần có ý chí mạnh mẽ để thực hiện mọi việc theo kế hoạch ưu tiên, ngay cả khi không muốn làm.

Cách rèn luyện thói quen thứ ba:

  • Xác định những công việc quan trọng mà bạn đã bỏ sót vì nghĩ chúng không quá cấp bách. Ghi chúng ra và cam kết thực hiện ngay lập tức. Chẳng hạn như xây dựng thêm các mối quan hệ, viết bản tuyên ngôn cá nhân, lập kế hoạch cuộc đời
  • Xây dựng một ma trận quản lý thời gian để thực hiện các công việc ưu tiên
  • Đo lường thời gian bạn dành ra mỗi ngày để thực hiện những công việc quan trọng nhất 
Thói quen thứ ba -
Thói quen thứ ba - Ưu tiên điều quan trọng

2.4. Thói quen thứ tư - Tư duy cùng thắng

Trong cuốn 7 thói quen hiệu quả, Covey mô tả 6 mô hình tương tác giữa con người với nhau như sau:

  • Win-Win: “Cả tôi và bạn đều thắng”. Hai bên đều đạt được các thoả thuận có lợi và khiến cả hai hài lòng
  • Win-Lose: “Tôi thắng, bạn thua”. Lợi ích của một người đồng nghĩa với sự mất mát của người khác. Đây là cách tiếp cận cạnh tranh, trong đó một bên thắng và một bên thua
  • Lose-Win: “Tôi thua, bạn thắng”. Đặt nhu cầu và mong muốn của người khác lên trên nhu cầu của mình là cách tốt nhất để đạt được kết quả tích cực cho cả hai bên
  • Lose-Lose: “Tôi thua, bạn cũng thua”. Nếu cả hai bên đều có tư duy phải chiến thắng bằng mọi giá thì cái tôi của họ sẽ đối đầu, dẫn đến kết quả thất bại cho cả hai bên
  • Win: Những người có tâm lý chiến thắng không nhất thiết muốn người khác thua, điều quan trọng là họ đạt được những gì mình mong muốn
  • Win-Win hoặc No Deal: Nếu không đạt được kết quả làm hài lòng tất cả các bên thì tốt nhất không nên có thỏa thuận. Điều này khuyến khích hai bên tìm kiếm giải pháp có lợi cho tất cả hoặc bỏ qua thỏa thuận

Như vậy, Win-Win là mô hình lý tưởng nhất. Win-Lose hoặc Lose-Win có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu ngay lập tức nhưng kết quả cuối cùng sẽ khiến mối quan hệ giữa hai bên trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, để xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững, Stephen R. Covey khuyên chúng ta không nên đặt nặng vấn đề thắng thua trong cuộc sống.

Cách rèn luyện thói quen thứ tư:

  • Hình dung về một cuộc đàm phán sắp diễn ra. Hãy ghi lại những yêu cầu và mong muốn của đối phương, sau đó chuẩn bị các phương án mà bạn có thể đề xuất để đáp ứng những nhu cầu đó
  • Xác định 3 mối quan hệ quan trọng nhất và đánh giá xem các mối quan hệ đó có đang đạt sự cân bằng không? Bạn đang cho nhiều hơn hay nhận nhiều hơn từ đối phương? Hãy viết ra các cách mà bạn có thể làm để cho đối phương nhiều hơn những gì mình nhận được
  • Đánh giá các mô hình tương tác giữa bạn và mọi người xung quanh. Nếu đó là mô hình Win-Lose, hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó tới các mối quan hệ của bạn. Nếu ảnh hưởng là tiêu cực, hãy chuyển sang mô hình Win-Win
Cách rèn luyện thói quen thứ tư - Tư duy cùng thắng
Cách rèn luyện thói quen thứ tư - Tư duy cùng thắng

2.5. Thói quen thứ năm - Thấu hiểu trước khi được hiểu

Trong thói quen thứ năm, Covey khuyên rằng chúng ta nên lắng nghe để thấu hiểu người khác trước khi đưa ra ý kiến hoặc phán xét. Khi thực sự hiểu nhau, chúng ta sẽ dễ dàng hợp tác để tìm ra những giải pháp sáng tạo, Khi ấy, sự khác biệt giữa mỗi người sẽ không còn là rào cản trong giao tiếp mà là cơ hội để cùng nhau phát triển.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ nghe với mục đích phản hồi chứ không phải để thấu cảm. Chúng ta sẽ chuẩn bị phản hồi ngay lập tức khi chưa kịp thấu hiểu. Do đó, để rèn luyện khả năng thấu hiểu, chúng ta cần tránh 4 kiểu lắng nghe thụ động dưới đây:

  • Đánh giá: Đưa ra các đánh giá và phán xét, rồi sau đó đồng ý hoặc không đồng ý
  • Thăm dò: Đặt những câu hỏi từ góc nhìn cá nhân của mình
  • Cố vấn: Cung cấp lời khuyên và giải pháp dựa trên quan điểm chủ quan của bản thân
  • Phân tích: Căn cứ vào suy nghĩ của mình để phân tích suy nghĩ và hành vi của người khác
Cách rèn luyện thói quen thứ năm - Thấu hiểu rồi được hiểu
Cách rèn luyện thói quen thứ năm - Thấu hiểu rồi được hiểu

2.6. Thói quen thứ sáu - Hợp sức

Thói quen thứ sáu nhấn mạnh sự quan trọng và sức mạnh của việc cộng tác khi làm việc nhóm. Điểm chính của việc cộng tác là làm nổi bật giá trị khác biệt của từng người và khi kết hợp những điểm mạnh của mọi người với nhau sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn.

Bởi vì, mỗi người đều có những thế mạnh riêng và nếu khai thác những điểm mạnh này, nó có thể bù đắp cho những điểm yếu còn lại. Khi một đội ngũ làm việc cùng nhau với sự đồng thuận, họ sẽ biết đặt mình vào vị trí của nhau và tận dụng thế mạnh của từng người để tạo ra những kết quả vĩ đại.

Cách rèn luyện thói quen thứ sáu:

  • Xác định một người mà bạn cảm thấy khó hòa hợp và xem xét quan điểm của họ khác bạn như thế nào. Hãy đặt mình vào vị trí của họ trong một phút và cảm nhận mọi thứ từ góc nhìn của họ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về suy nghĩ và cảm nhận của họ
  • Xác định một người mà bạn cảm thấy hoà hợp. Chọn ra một trường hợp mà bạn và người đó đã làm việc cùng nhau hiệu quả. Hãy xem xét các yếu tố khiến hai bạn đạt được sự đồng thuận. Viết ra những phương án để duy trì sự đồng thuận này trong tương lai?
Cách rèn luyện thói quen thứ sáu - Hợp sức
Cách rèn luyện thói quen thứ sáu - Hợp sức

2.7. Thói quen thứ bảy - Rèn mới bản thân

Thói quen thứ bảy tập trung vào việc tự đổi mới hoặc rèn luyện bản thân. Nó bao gồm tất cả các thói quen khác, giúp mỗi thói quen trở nên thực tế và khả thi. 

Để phát triển 7 thói quen hiệu quả, chúng ta cần dành thời gian để làm mới bản thân về mặt thể chất, tinh thần, tâm hồn và đời sống xã hội. Thời gian này không chỉ giúp chúng ta cải thiện bản thân mà còn nâng cao khả năng thực hiện từng thói quen một cách tập trung hơn.

1 - Về mặt thể chất

Mục tiêu của việc cải thiện thể chất liên tục là rèn luyện cơ thể để nâng cao khả năng làm việc, thích ứng và tận hưởng cuộc sống. Để làm mới bản thân về mặt thể chất, bạn có thể:

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh
  • Nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức bền, sự dẻo dai và sức mạnh

2 - Về mặt tinh thần

Mục tiêu của việc làm mới sức mạnh tinh thần là nâng cao khả năng làm chủ cuộc sống và củng cố giá trị bản thân. Để cải thiện bản thân về mặt tinh thần, bạn có thể:

  • Thực hành thiền mỗi ngày
  • Sống hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên 
  • Khám phá văn học, âm nhạc, hội hoạ

3 - Về mặt tâm hồn

Mục tiêu của việc làm mới tâm hồn là mở rộng trí tuệ và cảm xúc. Để cải thiện bản thân về mặt tâm hồn, bạn có thể:

  • Đọc những tác phẩm văn học xuất sắc
  • Viết nhật ký để ghi lại suy nghĩ, kinh nghiệm và cảm xúc của bạn
  • Xem những chương trình giải trí có thể làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bạn

4 - Về mặt đời sống xã hội

Mục tiêu của việc cải thiện đời sống xã hội là xây dựng những mối quan hệ có ý nghĩa và bền vững. Để đạt được điều này, bạn có thể:

  • Dành thời gian lắng nghe và thấu hiểu sâu sắc về người khác
  • Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, ví dụ như hoạt động thiện nguyện để góp phần làm thay đổi cuộc sống của người khác 
  • Làm phong phú thêm trí tuệ của bản thân và truyền cảm hứng cho người khác
Cách rèn luyện thói quen thứ 7 - Rèn mới bản thân
Cách rèn luyện thói quen thứ 7 - Rèn mới bản thân

Như vậy, bài viết đã giới thiệu 7 thói quen hiệu quả mà tác giả Stephen R. Covey đã nghiên cứu trong cuốn sách cùng tên. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mỗi người thay đổi thói quen tích cực, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị bản thân và tổ chức. 

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger