Mục lục [Ẩn]
- 1. Kỷ luật tự giác là gì?
- 2. 5 yếu tố cốt lõi để xây dựng kỷ luật tự giác
- 2.1. Sự hy sinh
- 2.2. Sự cam kết
- 2.3. Sự tập trung
- 2.4. Sự kiên trì
- 2.5. Tạo cho mình niềm tin
- 2.6. Hành động quyết liệt
- 3. TOP 2 cuốn sách nên đọc để xây dựng kỷ luật tự giác
- 4. VIDEO Từ tốt đến vĩ đại dành cho lãnh đạo và CEO
Kỷ luật tự giác là thói quen để tạo ra sự khác biệt và thành công trong cuộc sống và kinh doanh. Vậy kỷ luật tự giác là gì và đâu là những yếu tố cốt lõi để xây dựng kỷ luật tự giác thành công? Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Kỷ luật tự giác là gì?
Kỷ luật tự giác (self-discipline) là việc tuân thủ nguyên tắc, tinh thần làm việc, học tập chủ động mà không cần sự ép buộc bởi các quy định nào khác. Khi hình thành thói quen tự giác, tất cả mọi người có thể chinh phục, hoàn thành mọi nhiệm vụ với hiệu suất tốt nhất.
Trong doanh nghiệp, kỷ luật tự giác là cách tiếp cận tích cực trong quản lý lao động, là việc mọi thành viên trong tổ chức đều tự nguyện tuân thủ mọi quy tắc và chuẩn mực chung. Từ đó, kỷ luật tự giác của mỗi người sẽ góp phần tạo nên văn hóa làm việc có trách nhiệm, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả. Kỷ luật tự giác đem lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp.
Với cá nhân
-
Kỷ luật tự giác giúp mỗi người hình thành thói quen làm việc, học tập chủ động, tích cực, đem lại hiệu quả cao.
-
Tạo được uy tín thương hiệu cá nhân vì mức độ trách nhiệm với công việc.
Với doanh nghiệp
-
Tạo sự tự tin và đồng lòng trong tổ chức giúp toàn doanh nghiệp đoàn kết và có sự tin tưởng lẫn nhau.
-
Nâng cao hiệu suất làm việc: kỷ luật tự giác giúp tất cả mọi người làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm và đạt được hiệu suất cao trong công việc chung.
-
Xây dựng nên môi trường, văn hóa làm việc tích cực.
>>> XEM THÊM: KỶ LUẬT HAY LÀ CHẾT - CẦU NỐI GIỮA MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ
2. 5 yếu tố cốt lõi để xây dựng kỷ luật tự giác
Kỷ luật tự giác là yếu tố quan trọng đối với mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Chính vì thế, tất cả mọi người cần chủ động rèn luyện mỗi ngày. Dưới đây là 5 yếu tố cốt lõi để xây dựng kỷ luật tự giác mà chúng ta cần lưu ý để rèn luyện nhé!
2.1. Sự hy sinh
Sự hy sinh ở đây không phải là hy sinh cho người khác mà là sự hy sinh lợi ích trước mắt cho những mục tiêu lâu dài. Bạn cần hy sinh thời gian của bản thân để học tập, rèn luyện thay vì buông xõa chơi bời, tham gia vào những cuộc vui vô bổ.
Một ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng hình dung về sự hy sinh trong kỷ luật tự giác đó là: Mục tiêu của bạn là được làm việc cho công ty nước ngoài. Vậy bạn cần tích lũy khả năng ngoại ngữ. Để đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ cần hy sinh thời gian ngủ, đi chơi để chăm chỉ học tiếng Anh mỗi ngày. Bạn cần chủ động dành thời gian học tập để chạm gần hơn tới mục tiêu của bản thân. Đó chính là sự hy sinh và cũng là yếu tố mà những người thành công đã sử dụng khi đưa ra bất cứ quyết định nào cho bản thân của họ.
Đi kèm với sự hy sinh, bạn cần phải biết cách điều tiết cảm xúc (feelings) và sự tùy hứng (impulse) để điều chỉnh hành động, việc làm của bản thân. Nói tóm lại, sự hy sinh ở đây là hy sinh sự thoải mái, nhàn hạ của bản thân ở thời điểm hiện tại cho những hành động đem lại lợi ích lâu dài.
2.2. Sự cam kết
Để đạt được mục tiêu nào đó, bạn cần phải tập trung năng lượng bao gồm cả thể lực (physical energy) và tinh thần (emotional energy). Bạn cần có sự cam kết vững chắc và quyết tâm thực hiện nó 100%. Sự cam kết này cũng chính là cơ sở giúp lời nói của bạn có trọng lượng hơn trong công việc, đặc biệt là khi bạn làm việc trong một tập thể. Sự cam kết chắc chắn là động lực giúp bạn nỗ lực hết mình để đạt được thành quả.
Ví dụ, bạn cam kết với sếp sẽ đạt được 100% KPI công việc trong tháng. Điều này thôi thúc bạn phải nỗ lực hết mình hằng ngày để hoàn thành công việc, nó giúp bạn tự giác, chủ động lên kế hoạch thực hiện để đảm bảo đúng cam kết đã đưa ra.
2.3. Sự tập trung
Sự tập trung (focus) là yếu tố rất khó thực hiện trong thời đại hiện nay. Sự tập trung chính là sức mạnh tạo nên thành công. Tập trung cao độ sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian làm việc, học tập, đồng thời có thể tăng hiệu suất công việc cao hơn.
Để có thể cải thiện sự tập trung, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau:
-
Cân bằng giấc ngủ: hãy đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và hình thành khung giờ ngủ khoa học.
-
Áp dụng các phương pháp tăng cường sự tập trung pomodoro (phương pháp quả cà chua): làm việc, học tập tập trung 25 phút, sau đó nghỉ ngắn 5 phút rồi tiếp tục phiên tập trung 25 phút…
-
Nghe nhạc sóng não tăng cường sự tập trung khi làm việc.
-
Cân bằng chế độ ăn uống tốt cho não bộ.
2.4. Sự kiên trì
Sự kiên trì chính là động lực lớn, không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu cuối cùng. Để duy trì được sự kiên trì, mỗi người cần có sự cam kết và kỷ luật lâu dài. Duy trì sự kiên trì sẽ chúng chúng ta có thể chinh phục được mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, không sợ thất bại. Từ đó, chúng ta sẽ duy trì và tăng cường sự tự tin, bền bỉ theo đuổi mục tiêu cho tới cùng.
Trong công việc hay học tập, sự kiên trì đều là chìa khóa quyết định sự thành công. Dù khó khăn, dù có nhiều thách thức, chỉ cần không từ bỏ, chắc chắn chúng ta sẽ có cơ hội chạm tới thành công.
>>> XEM THÊM: TONY DZUNG - LÃNH ĐẠO PHẢI TIÊN PHONG HỌC TẬP VÀ THỰC HIỆN KỶ LUẬT
2.5. Tạo cho mình niềm tin
Niềm tin chính là sự tin tưởng vào bản thân và tin vào những điều tốt đẹp. Điều này giúp tăng cường sự quyết tâm, sự nỗ lực không ngừng để theo đuổi ước mơ. Khi con người ta có niềm tin, suy nghĩ sẽ tích cực hơn, hướng đến những điều tốt đẹp và nỗ lực hết mình để biến mục tiêu thành hiện thực.
Niềm tin vào bản thân có giá trị vô cùng mạnh mẽ bởi nó giúp chúng ta có động lực tự thân bền bỉ, không từ bỏ ước mơ, không bị khuất phục trước những khó khăn. Không những thế, nó còn giúp mỗi người khám phá thêm sức mạnh nội tại của bản thân, khám phá những khả năng tiềm ẩn bên trong mình.
Một ví dụ điển hình trong công việc, khi được giao một nhiệm vụ mới mà trước đó bạn chưa từng thực hiện, bạn sẵn sàng nhận và sẵn sàng nỗ lực hết mình, tin rằng bản thân sẽ làm được. Lúc đó, bạn sẽ khám phá ra khả năng mà trước kia mình chưa từng biết đến.
2.6. Hành động quyết liệt
Action - hành động là yếu tố quan trọng trong kỷ luật tự giác. Khi bạn có niềm tin, có kế hoạch, bạn cần bắt tay vào thực hiện mục tiêu đã đề ra đó. Hành động ngay, hành động quyết liệu, quyết tâm cao độ mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực. Kế hoạch sẽ chỉ là kế hoạch đơn thuần nếu như bạn không bắt tay vào thực hiện. Kẻ thù lớn nhất của kỷ luật chính là sự trì hoãn. Nếu không hành động ngay, bạn sẽ rơi vào cạm bẫy trì hoãn!
Hãy luôn ghi nhớ những câu nói thúc đẩy hành động của bản thân: “Việc hôm nay chớ để ngày mai.” “Nếu bạn không thử, bạn sẽ không bao giờ biết được bạn có thể làm được những gì.”
Kỷ luật là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công trong quá trình quản lý và vận hành tổ chức của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công ngoài kỷ luật, lãnh đạo cần phải trau dồi thêm rất nhiều năng lực và kỹ năng khác. Nhằm giúp chủ doanh nghiệp và quản lý nâng tầm năng lực lãnh đạo, từ đó xây dựng cho mình đội ngũ cốt lõi xuất chúng, mở rộng doanh nghiệp x5 x10 lần, Trường Doanh Nhân HBR đã nghiên cứu và phát triển khóa học chuyên sâu XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM.
3. TOP 2 cuốn sách nên đọc để xây dựng kỷ luật tự giác
Đọc sách kỷ luật tự giác, đặc biệt là sách được viết bởi những người thành công sẽ giúp người đọc hiểu sâu và biết cách rèn luyện thói quen tốt này hiệu quả hơn. Dưới đây là top 2 cuốn sách nên đọc để xây dựng kỷ luật tự giác, hãy cùng xem qua nội dung chính của sách nhé!
1 - Kỷ luật tự giác thói quen của người thành công (Brian Tracy)
Đây là cuốn sách của tác giả Brian Tracy - ông được mệnh danh là “ông vua bán hàng” và là tác giả của nhiều cuốn sách kinh điển trên thế giới. Cuốn “kỷ luật tự giác - thói quen của người thành công” gồm có 7 chương, là 7 bài học hành động giúp chúng ta vận dụng vào thực tiễn để rèn luyện thói quen tự giác hiệu quả bao gồm: nền tảng của sự tự tin, mục đích và sức mạnh cá nhân, có năng lực có tự chủ, cuộc chơi nội tại của tự tin, tận dụng ưu điểm của bạn, chiến thắng trong nghịch cảnh, tự tin trong hành động.
Nội dung trong sách giúp người đọc có thêm động lực, niềm tin để vượt qua khó khăn và hành động, theo đuổi mục tiêu. Mỗi bài học đều vận dụng vào thực tiễn giúp người đọc hiểu sâu, hiểu rõ giá trị thực tế của kỷ luật tự giác.
2 - Kỷ luật tự giác của tác giả Tiểu Dã
Trong cuốn sách này, tác giả có viết: “Kỷ luật tự giác là trao cho mình quyền đặt ra quy tắc trò chơi, còn lười biếng là trao quyền đặt quy tắc cho người khác.” Cuốn sách đưa ra những lập luận giúp người đọc hiểu được lý do tại sao lối sống tự giác quan trọng và định hình cho chúng ta cách xây dựng lối sống tự giác hiệu quả. Đây là cuốn sách bổ ích cho những ai đang tìm kiếm sự thay đổi, mục tiêu sống tích cực. Tuy nhiên đây là dòng sách self-help vì thế người đọc phải tự chủ động chiêm nghiệm và rút ra bài học, cách ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
4. VIDEO Từ tốt đến vĩ đại dành cho lãnh đạo và CEO
Kỷ luật tự giác là chìa khóa của sự thành công, là thói quen mà tất cả chúng ta cần rèn luyện, đặc biệt là trong thời đại số nhiều yếu tố gây “nhiễu” và cám dỗ hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của HBR, tất cả chúng ta có thể rút ra bài học bổ ích và rèn luyện tính tự giác thành công!