Trường doanh nhân HBR ×

MARKETING 4P LÀ GÌ? PHÂN TÍCH CHI TIẾT 4P VÀ 6 BƯỚC XÂY DỰNG MARKETING 4P

Nội dung [Hiện]

Marketing 4P là gì? Marketing 4P gồm 4 yếu tố: sản phẩm, giá, điểm bán và xúc tiến thương mại. Bài viết dưới đây, Trường Doanh Nhân HBR sẽ phân tích chi tiết 4 yếu tố trên và đưa ra 6 bước căn bản để xây dựng chiến lược Marketing 4P hiệu quả. 

1. Marketing 4P là gì? 

Marketing 4P là gì? Marketing 4P là một khung công cụ toàn diện giúp doanh nghiệp xác định đúng sản phẩm, định giá phù hợp, chọn lựa kênh phân phối tối ưu và thực hiện chiến dịch quảng cáo tối đa, đảm bảo sự thành công và tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. 

Theo Philip Kotler, cha đẻ của Marketing hiện đại cho rằng “Marketing mix là tập hợp các công cụ tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi các mục tiêu tiếp thị của mình trên thị trường mục tiêu.”  

Mô hình Marketing 4P tập trung vào bốn yếu tố cơ bản của chiến lược marketing: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), và Quảng bá (Promotion).

Các yếu tố trong mô hình Marketing 4P
Các yếu tố trong mô hình Marketing 4P

1.1. Product (Sản Phẩm)

Sản phẩm (Product) đề cập đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Nó bao gồm tính năng, chất lượng, kiểu dáng, thương hiệu và giá trị mà sản phẩm mang lại. 

Một sản phẩm được cấu thành ở bốn mức độ: Sản phẩm cốt lõi (Core Product), sản phẩm cụ thể (Actual Product), sản phẩm gia tăng (Augmented Product) và sản phẩm tiềm năng (Potential Product).

Để tìm ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Các nhà quản trị có thể áp dụng Hồ sơ Canvas được phát triển bởi Alexander Osterwalder. Hồ sơ Canvas gồm 2 phần: hồ sơ khách hàng (việc cần làm, nỗi đau của khách hàng và những lợi ích mà khách hàng mong muốn) và giải pháp giá trị (doanh nghiệp đưa ra thuốc chữa những nỗi đau, đưa ra sản phẩm thỏa mãn việc cần làm và mong muốn của khách hàng mục tiêu).

Ví dụ cách áp dụng hồ sơ Canvas vào tìm kiếm sản phẩm phù hợp
Ví dụ cách áp dụng hồ sơ Canvas vào tìm kiếm sản phẩm phù hợp

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS - BUSINESS MODEL CANVAS

Trong chiến lược Marketing 4p là gì, sản phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu để tạo ra doanh số cho một công ty. Các doanh nghiệp cần hiểu rất rõ vòng đời của sản phẩm. Sản phẩm rất tốt và rất độc đáo cũng trải qua 4 giai đoạn: giới thiệu, phát triển, trưởng thành và suy giảm. Hiểu được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm để tối ưu các tính năng của sản phẩm hoặc sáng tạo những sản phẩm mới. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững. 

Khi xây dựng một sản phẩm mới trong chiến lược Marketing 4P, doanh nghiệp cần chú trọng đến 5 yếu tố sau:

  • Đặc điểm và tính năng của sản phẩm: Là những đặc điểm nổi bật và tính năng độc đáo của sản phẩm, giúp nó nổi bật so với đối thủ trên thị trường và tạo giá trị cho khách hàng.

  • Chất lượng và đáng tin cậy: Chất lượng là yếu tố quan trọng để đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng. Sản phẩm cần được sản xuất và cung cấp với chất lượng cao không chỉ trong quá trình thiết kế và sản xuất, mà còn trong quá trình sử dụng và bảo hành.

  • Thương hiệu và giá trị mang lại: Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng. 

  • Bao bì và thiết kế sản phẩm: Bao bì và thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp dẫn và nhận thức của khách hàng. Thiết kế sản phẩm cần tối ưu hóa tính năng, tiện ích và trải nghiệm người dùng.

  • Dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ khách hàng: Bao gồm dịch vụ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật, sửa chữa và cung cấp thông tin hữu ích để khách hàng có thể tận hưởng sản phẩm một cách tốt nhất.

Các yếu tố về sản phẩm doanh nghiệp cần lưu ý
Các yếu tố về sản phẩm doanh nghiệp cần lưu ý

1.2. Price (Giá thành)

Giá trong Marketing Mix đề cập đến chi phí của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc xác định giá ảnh hưởng lớn đến kế hoạch Marketing của một công ty. 

Nếu sản phẩm được định giá quá cao so với khách hàng mục tiêu, thì sẽ ít người có khả năng mua sản phẩm đó. Ngược lại, nếu sản phẩm được định giá quá thấp, một số khách hàng có thể không tin tưởng vào chất lượng và bỏ qua. Điều này có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp.

Để lên chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng mục tiêu (công việc, thu nhập, thói quen mua sắm, sở thích…). Một số câu hỏi sau đây có thể giúp bạn xem xét giá của sản phẩm:

  • Mức giá của các đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm của bạn là bao nhiêu?

  • Mức giá mà đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn có thể chấp nhận là bao nhiêu?

  • Mức giá nào được coi là quá cao hoặc quá thấp đối với đối tượng khách hàng của bạn?

  • Mức giá nào phù hợp nhất với thị trường mục tiêu của bạn?

Hiện nay, có rất nhiều chiến lược giá marketing 4P được đặt ra sao cho phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh của doanh nghiệp hay cá nhân. Tuy nhiên, 5 chiến lược mà HBR giới thiệu dưới đây được sử dụng phổ biến hơn cả.

1 - Chiến lược giá xâm nhập

Định giá thâm nhập là một chiến lược tiếp thị được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn trong lần chào bán ban đầu. Giá thấp hơn giúp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng từ xa đối thủ cạnh tranh. Định giá thâm nhập thị trường dựa trên chiến lược sử dụng giá thấp ban đầu để làm cho nhiều khách hàng biết đến một sản phẩm mới.

2 - Chiến lược giá hớt váng

Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming Strategy) là chiến lược định giá cao nhất cho một sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Sau đó sẽ dần hạ xuống theo thời gian khi thị trường bão hòa hoặc công ty đã thu được lợi nhuận mong muốn.Chiến lược giá hớt váng được xây dựng theo quy mô kim tự tháp, mức giá cao sẽ phục vụ một số nhóm khách hàng nhất định. Sau đó sẽ giảm dần đến các phân khúc phổ thông dễ tiếp cận hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ sản phẩm, dịch vụ.

Chiến lược giá hớt váng của Iphone
Chiến lược giá hớt váng của Iphone

3 - Chiến lược giá theo dòng sản phẩm

Chiến lược này liên quan đến việc định giá các sản phẩm trong một dòng sản phẩm khác nhau với mức giá khác nhau. Các sản phẩm có tính năng và giá trị cao hơn thường được định giá cao hơn, trong khi các sản phẩm có tính năng và giá trị thấp hơn được định giá thấp hơn.

4 - Chiến lược giá bán kèm

Chiến lược này liên quan đến việc định giá sản phẩm chủ yếu ở mức thấp hoặc gần bằng với giá thành, nhưng tạo ra lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm phụ, dịch vụ bổ sung hoặc phụ kiện liên quan. Mục tiêu là tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm bổ sung.

Chiến lược giá bán kèm của CGV
Chiến lược giá bán kèm của CGV

5 - Chiến lược giá tâm lý

Chiến lược này dựa trên tâm lý và cảm xúc của khách hàng đối với giá. Ví dụ, đặt giá 9,99 đô la thay vì 10 đô la để tạo ra ấn tượng giá thấp hơn. Chiến lược này tận dụng những thói quen và kỹ thuật tâm lý của khách hàng để tạo ra sự hấp dẫn và thu hút hơn.

Nhằm tối ưu hóa chi phí và tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, các nhà quản trị có thể tham khảo 10 thủ thuật giúp tăng doanh thu trong chiến lược Marketing Mix: 

  • Hiệu ứng chim mồi (Bait and Hook): Sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá cả hấp dẫn để thu hút khách hàng, sau đó tận dụng cơ hội để bán thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ khác có giá trị cao hơn.

  • Chiến dịch giảm giá và khuyến mãi: Tạo ra các chương trình giảm giá và khuyến mãi đặc biệt để kích thích khách hàng mua hàng và tăng cường doanh thu. Ví dụ: giảm giá theo phần trăm, mua một tặng một, giảm giá cho khách hàng thân thiết.

  • Chiến dịch đấu giá ngược (Reverse Auction): Tổ chức một cuộc đấu giá ngược, trong đó giá bắt đầu từ mức cao nhất và giảm dần. Khách hàng sẽ cạnh tranh giảm giá để mua sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo sự hứng thú và khuyến khích mua sắm.

  • Chiến dịch tăng giá giai đoạn: Thay vì tăng giá một lần duy nhất, tăng giá theo từng giai đoạn nhất định. Điều này giúp tạo sự kỳ vọng và khẩn khục từ phía khách hàng, khuyến khích họ mua hàng sớm hơn để tránh tăng giá.

  • Chiến dịch gói sản phẩm: Tạo ra các gói sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị kết hợp với mức giá hấp dẫn hơn so với việc mua từng mặt hàng riêng lẻ. Điều này khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn và tăng doanh thu tổng thể.

  • Chiến dịch bán hàng theo thời gian giới hạn: Giới hạn thời gian cho một chương trình giảm giá đặc biệt, tạo sự kích thích và áp lực đối với khách hàng để mua hàng sớm hơn.

  • Chiến dịch phân loại giá: Tạo ra nhiều mức giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, từ cơ bản đến cao cấp. Điều này cho phép khách hàng lựa chọn theo nhu cầu và khả năng tài chính của họ, tăng khả năng chuyển đổi và doanh thu.

  • Chiến dịch tặng phẩm miễn phí: Cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nhỏ miễn phí cho khách hàng khi họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ chính. Điều này tạo sự hứng thú và khuyến khích mua hàng.

  • Chiến dịch định giá động (Dynamic Pricing): Sử dụng chiến lược định giá linh hoạt, dựa trên yếu tố như ngày và giờ mua hàng, tình trạng cạnh tranh và nhu cầu khách hàng để tối ưu hóa doanh thu.

  • Chiến dịch giá giỏ hàng (Cart Abandonment): Gửi email nhắc nhở và cung cấp ưu đãi đặc biệt cho khách hàng đã bỏ giỏ hàng mà chưa hoàn tất giao dịch. Điều này giúp khuyến khích khách hàng quay lại và hoàn tất giao dịch, tăng doanh thu.

>>> XEM THÊM: HIỆU ỨNG CHIM MỒI - NHỮNG MÁNH KHÓE TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING

1.3. Place (Hệ thống phân phối)

Trong Marketing 4P, phân phối (Place) là một trong bốn yếu tố cơ bản để xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Phân phối đề cập đến các hoạt động liên quan đến việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Nó tập trung vào việc tạo ra các kênh phân phối hiệu quả để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa đến đúng đối tượng khách hàng.

Vai trò của Place trong Marketing 4P
Vai trò của Place trong Marketing 4P

Kênh phân phối được xem là trung gian để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, với 5 kênh phân phối phổ biến dưới đây

1 - Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất trực tiếp đến khách hàng mà không thông qua bất kỳ bên thứ ba nào. Trong kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có hoàn toàn quyền kiểm soát quá trình phân phối và tương tác trực tiếp với khách hàng.

Ưu và nhược điểm của Kênh phân phối trực tiếp
Ưu và nhược điểm của Kênh phân phối trực tiếp

2 - Kênh mạng lưới phân phối

Kênh mạng lưới phân phối (network distribution channel) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua một mạng lưới các đối tác độc lập như: đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối và các bên liên quan khác. Trong kênh mạng lưới phân phối, sản phẩm được chuyển giao từ nhà sản xuất qua các đối tác trung gian trước khi đến tay khách hàng cuối cùng.

Ưu và nhược điểm của Kênh mạng lưới phân phối
Ưu và nhược điểm của Kênh mạng lưới phân phối

3 - Kênh bán sỉ

Kênh bán sỉ (wholesale channel) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến các đại lý bán sỉ, người mua hàng với số lượng lớn để tiếp tục phân phối cho các khách hàng cuối cùng.

Ưu và nhược điểm của Kênh bán sỉ
Ưu và nhược điểm của Kênh bán sỉ

4 - Kênh chuyên ngành

Kênh chuyên ngành (specialty channel) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ tập trung vào một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp cụ thể. Thông qua kênh này, sản phẩm được phân phối đến các đại lý chuyên ngành, những người có hiểu biết sâu về lĩnh vực đó và có khả năng cung cấp tư vấn chuyên môn cho khách hàng.

Ưu và nhược điểm của Kênh chuyên ngành
Ưu và nhược điểm của Kênh chuyên ngành

5 - Kênh thương mại điện tử

Kênh thương mại điện tử (e-commerce channel) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua Internet và các nền tảng trực tuyến. Thông qua kênh này, khách hàng có thể mua hàng trực tuyến và giao dịch qua các trang web, ứng dụng di động, hoặc các nền tảng thương mại điện tử khác.

Ưu và nhược điểm của Kênh thương mại điện tử
Ưu và nhược điểm của Kênh thương mại điện tử

>>> XEM THÊM: PERFORMANCE MARKETING LÀ GÌ? BẬT MÍ CÁCH TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ

1.4. Promotion (Xúc tiến thương mại)

Xúc tiến thương mại (promotion) là một phần quan trọng trong chiến lược marketing 4P của một doanh nghiệp. Promotion có tên gọi Tiếng Việt là quảng bá, chiêu thị, xúc tiến thương mại, truyền thông Marketing. Đây cũng là chữ P cuối cùng trong 4P Marketing mix. 

Xúc tiến bán giúp tạo nhận diện thương hiệu, tăng cường tiếp cận khách hàng, tạo động lực mua hàng và xây dựng quan hệ khách hàng lâu dài. Qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ sau bán hàng, doanh nghiệp có thể tạo sự tương tác, tin tưởng và lòng trung thành từ khách hàng.

Để tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần vào tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp, các nhà quản trị nên hiểu rõ 6 loại hình xúc tiến thương mại dưới đây để áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

  • Quảng cáo: Bao gồm truyền hình, quảng cáo trên mạng, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên mạng xã hội (Fanpage), tài liệu nội bộ, tài trợ chương trình truyền hình. Quảng cáo giúp thông báo về sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo sự nhận biết và tạo hứng thú mua hàng.

  • Quan hệ công chúng: Bao gồm sự kiện, từ thiện, phát ngôn, công tác truyền thông và xây dựng hình ảnh công ty. Quan hệ công chúng giúp xây dựng và quản lý hình ảnh, tạo độ tin cậy và tạo sự quan tâm của công chúng.

  • Khuyến mãi: Bao gồm giảm giá, phiếu giảm giá, mua một tặng một, chương trình khuyến mại, quà tặng kèm sản phẩm. Khuyến mãi giúp tạo động lực mua hàng, tăng doanh số và tạo sự hài lòng cho khách hàng.

  • Truyền thông trực tuyến: Bao gồm email marketing, quảng cáo trực tuyến, marketing trên mạng xã hội, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), marketing nội dung. Truyền thông trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua Internet và các nền tảng trực tuyến.

  • Quảng cáo truyền thông đa phương tiện: Bao gồm quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí, tạp chí và các phương tiện truyền thông truyền thống khác. Quảng cáo truyền thông đa phương tiện giúp đưa thông điệp quảng cáo đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng và tạo sự nhận diện thương hiệu.

  • Marketing trực tiếp: Bao gồm telesales, gửi thư trực tiếp, telemarketing, quảng cáo trực tiếp qua email. Marketing trực tiếp giúp tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng, tạo ra sự cá nhân hóa và tăng cường tương tác.

Các hình thức xúc tiến thương mại phổ biến hiện nay
Các hình thức xúc tiến thương mại phổ biến hiện nay

Chiến lược Marketing hiện đại còn có thêm 3P nữa là: People (Con người), Process (Quy trình) và Philosophy (Triết lý). Xem thêm bài viết Marketing Mix là gì? để có cái nhìn tổng quan về Marketing 7P. 

2. Tầm quan trọng của Marketing 4P là gì trong chiến lược Marketing

Marketing 4P là một khái niệm quan trọng trong chiến lược marketing, đại diện cho bốn yếu tố cốt lõi trong quá trình tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Marketing 4P sẽ mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp. 

2.1. Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng

Yếu tố sản phẩm (Product) đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để thành công, doanh nghiệp cần tạo ra sản phẩm mới, độc đáo và chất lượng để cung cấp giá trị và tạo sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.

2.2. Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu (brand value) và uy tín doanh nghiệp (company reputation) là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tạo sự ưu ái của khách hàng. Chiến lược giá cả (Price) và xúc tiến (Promotion) phải được thiết kế sao cho phù hợp với giá trị thương hiệu và mang lại lợi ích cho khách hàng, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

2.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng

Tầm quan trọng của yếu tố sự phân phối (Place) trong Marketing 4P là tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối phù hợp để sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiếp cận khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả. Đồng thời, phải đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, không vi phạm quy định và đạo đức kinh doanh.

2.4. Mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng

Marketing 4P được thiết kế để đáp ứng và tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng. Qua việc tạo ra sản phẩm chất lượng, định giá hợp lý, sử dụng kênh phân phối thuận tiện và thực hiện các hoạt động xúc tiến hiệu quả, doanh nghiệp tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu và tạo sự hài lòng.

Tầm quan trọng của Marketing 4P là gì trong chiến lược Marketing
Tầm quan trọng của Marketing 4P là gì trong chiến lược Marketing

3. 6 bước phát triển 4P trong chiến lược Marketing 4P là gì?

Để xây dựng và phát triển mô hình Marketing 4P phù hợp, các nhà quản trị cần hiểu và thực hiện 6 bước dưới đây.

3.1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên là nắm bắt và thấu hiểu khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn, thói quen mua hàng và những yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng. Thông qua việc nghiên cứu thị trường và khảo sát, doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng mục tiêu và các yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu của họ.

>>> XEM THÊM: BẬT MÍ CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU BÁCH PHÁT BÁCH TRÚNG

3.2. Xác định và phân tích đối thủ

Bước tiếp theo là xác định và phân tích cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về các đối thủ trong ngành, cách thức hoạt động của họ, sản phẩm/dịch vụ và chiến lược Marketing 4P mà họ đang sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị trí của mình trong thị trường và tạo ra các phương án cạnh tranh hiệu quả.

3.3. Xác định điểm bán hàng độc nhất USP

Điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition - USP) là yếu tố đặc biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang lại và không có đối thủ nào có thể cung cấp tương tự. Bước này yêu cầu doanh nghiệp xác định và tập trung phát triển những điểm mạnh độc đáo của mình để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.

>>> XEM THÊM: USP LÀ GÌ? CÁCH TÌM ĐIỂM KHÁC BIỆT ĐỘC NHẤT CHO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

3.4. Xác định và đánh giá các kênh phân phối

Yếu tố sự phân phối (Place) trong Marketing 4P đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định và đánh giá các kênh phân phối có sẵn, bao gồm cả kênh truyền thống và kênh trực tuyến, để lựa chọn những kênh phù hợp nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

3.5. Phát triển chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông (Promotion) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng ý thức và nhận diện thương hiệu, cũng như tạo sự quan tâm và thu hút khách hàng. Bước này bao gồm việc lựa chọn các công cụ và phương thức truyền thông phù hợp như quảng cáo, PR (quảng bá công chúng), tiếp thị trực tuyến, hoạt động truyền thông xã hội, v.v. để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.

3.6. Theo dõi và đánh giá liên tục 

Bước cuối cùng là theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing 4P. Doanh nghiệp cần theo dõi sự phản hồi của khách hàng, đánh giá sự thành công của các hoạt động marketing và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Việc theo dõi và đánh giá liên tục giúp đảm bảo rằng các yếu tố sản phẩm, giá cả, sự phân phối và xúc tiến vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường và mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp.

6 bước phát triển 4P trong chiến lược Marketing 4P là gì?
6 bước phát triển 4P trong chiến lược Marketing 4P là gì?

4. CASE STUDY: Chiến lược Marketing 4P của Vinamilk

Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Vinamilk đã xây dựng được một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín trong ngành công nghiệp sữa. Chiến lược Marketing 4P của Vinamilk đã góp một phần to lớn vào sự thành công của doanh nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu về điểm độc đáo, nổi bật của chiến lược Marketing 4P của Vinamilk dưới đây.

Đánh giá chiến lược Marketing 4P của Vinamilk
Đánh giá chiến lược Marketing 4P của Vinamilk

4.1. Chiến lược Marketing của Vinamilk về sản phẩm

1 - Vinamilk luôn nỗ lực mở rộng danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm của Vinamilk đa dạng về các dòng sữa dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của các khách hàng tiềm năng. Một số dòng sản phẩm chính của Vinamilk phải kể đến.

  • Sữa tươi: Vinamilk Fresh, Vinamilk Sugar Free.

  • Sữa đặc: Sữa đặc có đường, Sữa đặc không đường.

  • Sữa chua: Sữa chua truyền thống, Sữa chua trái cây, Sữa chua đậu nành.

  • Sữa bột: Sữa bột cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi, Sữa bột cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Sữa bột cho trẻ từ 3 - 12 tuổi, Sữa bột cho người lớn.

  • Bơ sữa: Bơ sữa tươi, Bơ sữa không đường.

  • Sữa tăng cân:Vinamilk Weight Gain Plus.

2 - Cung cấp sản phẩm chất lượng cho mọi khách hàng

Vinamilk đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cũng đã đầu tư đáng kể vào việc nuôi bò sữa Organic, tự trồng cỏ, xây dựng chuồng, và chuẩn bị dinh dưỡng cho bò để tạo ra nguồn sữa thơm ngon tự nhiên nhất. Trang trại bò Tây Ninh quy mô hơn 400 ha đã được Vinamilk đầu tư xây dựng, cung cấp nguyên liệu chất lượng. 

3 - Bao bì bắt mắt, thân thiện với môi trường

Vinamilk đã thực hiện chiến dịch Re-Branding mang tên "Vươn tầm thế giới" với thiết kế mới và ngôn ngữ thương hiệu cân bằng giữa giá trị truyền thống và khát vọng vươn tới toàn cầu. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk mang phong cách hiện đại và đa dạng sắc màu, nhằm thu hút lứa tuổi thanh thiếu niên năng động và đổi mới. Bên cạnh đó, Vinamilk tiếp tục sử dụng bao bì bằng giấy dễ phân hủy và tái chế, nhằm thể hiện cam kết phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

4.2. Chiến lược Marketing của Vinamilk về giá

Vinamilk áp dụng chiến lược định giá cạnh tranh trong thị trường sữa bột bằng cách giảm giá sản phẩm và tạo ra các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng. Điều này giúp tạo ra một lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng trong khi cạnh tranh với các đối thủ như Dutch Lady, TH True Milk và FrieslandCampina. Các chương trình khuyến mại tặng kèm và gói giá trị có thể giúp tăng doanh số bán hàng và tạo lợi thế trong thị trường sữa bột. 

4.3. Chiến lược Marketing của Vinamilk về hệ thống phân phối

Vinamilk có một hệ thống phân phối nội địa rộng lớn, bao gồm phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp, phân phối qua sàn thương mại điện tử và xuất khẩu nước ngoài. Họ sử dụng các kênh phân phối như cửa hàng phân phối chính, siêu thị, kênh VMS và trang web thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, Vinamilk đã đầu tư mở rộng hệ thống tủ đông, tủ mát và xe lạnh để đảm bảo việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng.

4.4. Chiến lược Marketing của Vinamilk về xúc tiến thương mại

Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như quảng cáo trên fanpage, quảng cáo trên truyền hình, các chiến dịch PR, quảng cáo ngoài trời, phát triển video trên YouTube… Một trong những TVC nổi tiếng nhất của Vinamilk đó là “SỮA TƯƠI VINAMILK 100% - BÒ VUI THẬT, SỮA NGON THẬT”. TVC có sự xuất hiện của những chú bò được chăm sóc tận tình, vui tươi nhảy múa trên cánh đồng cỏ bao la cùng câu hát “Bò được chăm lo, thế nên bò vui…” Câu hát này nhằm khẳng định cam kết của Vinamilk trong việc đầu tư cho nguồn sữa sạch, đưa những ly sữa tươi đầy dinh dưỡng đến người dùng Việt Nam và trên toàn thế giới. TVC đã thu hút 31 triệu lượt xem trên nền tảng Youtube với nhiều bình luận tích cực từ cộng đồng mạng.

Chiến lược marketing 4P dẫn đầu thị trường của Vinamilk

>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAMILK - ĐIỀU LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT

Trên đây là khái niệm Marketing 4P là gì và 6 bước xây dựng chiến lược Marketing 4P cho doanh nghiệp. Mong rằng với bài viết này các nhà quản trị sẽ tìm ra cho doanh nghiệp mình một bộ chiến lược Marketing mix phù hợp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger