Trường doanh nhân HBR ×

LỰA CHỌN HƠN NỖ LỰC - CHIẾN LƯỢC KINH DOANH KHÔN NGOAN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nội dung [Hiện]

Việc đưa ra lựa chọn đúng đắn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. “Lựa chọn hơn nỗ lực” không chỉ là một câu nói triết lý sống, mà còn là bài học xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả để doanh nghiệp phát triển bền vững. Bài viết sau đây của Trường Doanh Nhân HBR giải thích tại sao việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn lại quan trọng hơn việc nỗ lực không ngừng.

1. Câu chuyện chú chó bơi qua sông

Câu chuyện kể về một chú chó sống bên dòng sông, cách đó có hai ngôi đình thuộc hai xã tả ngạn và hữu ngạn. Chú chó rất thông minh bởi mỗi lần hai làng có tổ chức lễ hội, chú chó sẽ bơi đến để tham gia vì nghĩ rằng mình cũng có phần. 

Một ngày nọ, chú chó nghe trống đình bên tả ngạn vang lớn nên hí hửng bơi sang nhập hội. Nhưng khi đang bơi giữa chừng, chú chó đột nhiên nghe thấy tiếng trống bên hữu ngạn vang lên to hơn. Sau một hồi lưỡng lự và băn khoăn, chú chó liền quyết định quay sang bơi về phía ngược lại. 

Bơi được một lúc, chú chó lại nghe thấy tiếng trống đình tả ngạn vang lên lớn hơn. Một lần nữa, chú liền tặc lưỡi và quay đầu bơi hướng về hướng tả ngạn. Cứ tiếp tục như thế, trống đình phía bên nào vang to hơn, chú chó lại ngoắc đuôi bơi về phía bên đó. Chú chó ngây ngô không biết, ngày hôm đó cả hai đình đều tổ chức lễ hội và đua nhau thúc trống. Cuối cùng, chú chó tội nghiệp mệt lả và đuối sức, chìm dần xuống dòng sông.

Câu chuyện chú chó bơi qua sông
Câu chuyện chú chó bơi qua sông

2. Lựa chọn hơn nỗ lực - Bài học rút ra từ câu chuyện chú chó bơi qua sông

Câu chuyện về chú chó sống bên dòng sông nhỏ là một bài học quý giá về việc “lựa chọn hơn nỗ lực”. Chú chó trong câu chuyện là một chú chó thông minh, nhưng lại thiếu quyết đoán trong việc lựa chọn. 

Bị tiếng trống đình mê hoặc, chú chó liền quên mất đi mục đích ban đầu của mình là đến tham gia lễ hội làng tả ngạn, mà thay vào đó ngây ngô lao vào cuộc đua giữa hai ngôi đình và phải bỏ mạng. Nếu ngay từ đầu, chú chó quyết định bơi sang một trong hai ngôi đình và kiên định với lựa chọn của mình, thì đã không gặp kết cuộc đau lòng trên. 

Trong cuộc sống, đôi lúc bạn cũng sẽ gặp phải những tình huống tương tự như chú chó tội nghiệp trên. Khi phải quyết định giữa nhiều lựa chọn, bạn thường rơi vào trạng thái phân vân và do dự. Thêm vào đó, nếu chưa xác định được mục tiêu để lựa chọn, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định sai lầm, khiến có những nổ lực bạn bỏ ra trở nên lãng phí.

Trong tâm lý học, có một định luật gọi là định luật 2:8, mang ý nghĩa là 20% nỗ lực thực hiện, bạn vẫn có thể đạt được 80% kết quả thành công một cách dễ dàng. Và 20% nỗ lực ấy cũng xuất phát từ chính những lựa chọn mà bạn định đoạt. Định luật này đã cho thấy những lựa chọn mà bạn đưa ra có thể có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời mỗi người. 

Từ câu chuyện chú chó sang sông đã cho ta nhận ra được ý nghĩa sâu sắc từ câu nói “lựa chọn tốt hơn nỗ lực”. Việc đưa ra những lựa chọn và quyết định đúng đắn dựa trên mục tiêu bản thân quan trọng hơn việc chỉ nỗ lực một cách mù quáng mà không có hướng đi rõ ràng. 

Hãy hướng tới những lựa chọn mang tính chiều sâu, có tầm nhìn và có khả năng phát triển trong tương lai. Đồng thời, học cách suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn để tránh bản thân bị cảm xúc chi phối, dẫn đến việc đưa ra những lựa chọn sai lầm. Nếu lựa chọn sai lầm, bạn sẽ khiến cho nỗ lực của chính mình trở nên vô ích, thậm chí còn mang đến những kết quả không mong muốn như chó rên.

Bài học rút ra từ câu chuyện chú chó bơi qua sông
Bài học rút ra từ câu chuyện chú chó bơi qua sông

XEM THÊM: 7 BÀI HỌC KINH DOANH XƯƠNG MÁU ĐỂ KINH DOANH BỨT PHÁ

2.1. Làm kinh doanh, đừng nên đầu tư dàn trải

Việc nhiều doanh nghiệp chọn đầu tư dàn trải và kinh doanh nhiều lĩnh vực đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan ngại. Mặc dù có thể mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc áp dụng chiến lược này. Nếu không được thực hiện một cách cẩn trọng và quản lý chặt chẽ, vấn đề đầu tư này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp. 

Thực tế cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp lâm vào trình trạng phá sản do đầu tư dàn trải và kinh doanh nhiều lĩnh vực. Theo báo cáo của Cục Thống kê Quốc gia, trong năm 2022, có 12.000 doanh nghiệp phá sản, tăng 9,6% so với năm 2021. Trong số đó, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, du lịch, giáo dục, y tế, nông nghiệp….

Sự thất bại của các doanh nghiệp khi đầu tư dàn trải là do không có chiến lược thực hiện hiệu quả và thiếu kiến thức chuyên môn. Một số doanh nghiệp chỉ đơn giản muốn mở rộng đầu tư kinh doanh, mà không chú trọng xem xét về tiềm năng phát triển doanh nghiệp như như nguồn tài chính, kỹ năng và kiến thức chuyên môn..

Do đó, doanh nghiệp không thể triển khai chiến lược đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh được hiệu quả, dẫn đến việc doanh nghiệp bị phân tán nguồn lực và gặp khó khăn trong vấn đề quản lý. Và để khắc phục thực trạng này, các doanh nghiệp cần tập trung kinh doanh dựa trên năng lực cốt lõi, chỉ nên phát triển một hoặc vài lĩnh vực kinh doanh mà họ có lợi thế cạnh tranh và có đủ nguồn lực và kỹ năng để phát triển.

Làm kinh doanh, đừng nên đầu tư dàn trải
Làm kinh doanh, đừng nên đầu tư dàn trải

2.2. Tập trung kinh doanh dựa trên năng lực lõi

Với thị trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều cần phải sở hữu những điểm khác biệt, giúp làm nổi bật hình ảnh và giá trị doanh nghiệp trong lòng thị chúng. Những bản sắc đó được gọi là năng lực cốt lõi (core competencies). 

Năng lực cốt lõi là những khả năng hoặc lợi thế đặc trưng, đặc biệt và khó sao chép giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ. Chúng thường là những sản phẩm, dịch vụ, năng lực, kiến thức, công nghệ hay văn hóa mà doanh nghiệp sở hữu hoặc đang trong quá trình nghiên cứu phát triển. Năng lực cốt lõi cần đáp ứng ba tiêu chí quan trọng là có giá trị, hiếm có và khó bắt chước.

Để xác định năng lực lõi, các doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ VRIO (Value, Rarity, Imitability, Organization) đánh giá xem những yếu tố nào quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

  • Giá trị (Value): Năng lực cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho khách hàng.

  • Hiếm có (Rarity): Năng lực lõi là những ưu thế độc quyền và ít doanh nghiệp sở hữu được

  • Khó sao chép (Imitability): Năng lực lõi là những nguồn lực khó bị đối thủ sao chép và bắt chước một cách dễ dàng

  • Được tổ chức (Organization): Năng lực lõi phải được doanh nghiệp sử dụng và quản lý một cách có hệ thống và hiệu quả.

Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp tập trung vào năng lực lõi là là trường hợp của Starbucks. Starbucks là chuỗi quán cà phê lớn nhất thế giới với cà phê rang xay, đồ uống espresso, đồ uống pha lạnh và các loại bánh ngọt. Năng lực lõi của Starbucks được đánh giá theo khung VRIO với từng bước như sau:

Bước 1: Liệt kê các nguồn lực hữu hình và vô hình sở hữu của Starbucks. Đánh giá nguồn lực nào thuộc V, R, I và O.

Bước 2: Tìm ra năng lực cốt lõi dựa trên từng tiêu chí V, R, I, O. Năng lực cốt lõi sẽ đáp ứng tất cả các tiêu chí V,R,I,O. Hãy quan sát khung đánh giá và tìm các ra nguồn lực thỏa mãn các tiêu chí trên.

Khung VRIO của Starbucks
Khung VRIO của Starbucks

Năng lực cốt lõi của Starbucks được xác định qua khung VRIO bao gồm các nguồn lực: Lợi ích cho nhân viên, Thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, Lãnh đạo có một tầm nhìn rộng lớn, Sự đổi mới liên tục.

Starbucks đã tận dụng chúng vào các việc triển khai các chiến dịch và hoạt động phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, đội ngũ nhân sự và doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Lợi ích cho nhân viên: Starbucks cung cấp chế độ lương thưởng, trợ cấp và phúc lợi minh bạch, bình đẳng cho đội ngũ nhân sự. Theo báo cáo tài chính của Starbucks, mức lương trung bình của nhân viên tại Hoa Kỳ là 12,25 USD/ giờ. Bên cạnh đó, Starbucks tạo dựng một môi trường khuyến khích học tập và phát triển khi cho tổ chức nhiều chương trình đào tạo và phát triển nhân viên toàn diện, giúp nhân viên phát triển kỹ năng và kiến thức để thăng tiến trong công việc. Theo khảo sát của Fortune, Starbucks đứng thứ 10 trong danh sách "100 nơi làm việc tốt nhất" năm 2023.

  • Thương hiệu nổi tiếng trên thị trường: Nhờ sử dụng hình ảnh thương hiệu của bản thân, Starbucks đã mở rộng thị trường sang các khu vực mới, bao gồm Trung Đông, Đông Nam Á và châu Phi. Starbucks đã mở thêm 328 cửa hàng mới trong quý I, nâng tổng số cửa hàng lên 32.9431

  • Lãnh đạo có một tầm nhìn rộng lớn: Tính cho đến hiện tại năm 2023, Starbucks được điều hành và quản lý từ các lãnh đạo tài năng như Giám đốc điều hành Laxman Narasimhan, Chủ tịch và Giám đốc tài chính Patrick Grismer, Các phó chủ tịch Cliff Burrows, Rosalind Brewer, Kris Engstrom, Julie Brewer,...

  • Sự đổi mới liên tục: Starbucks đã giới thiệu một số sản phẩm mới trong năm 2023, bao gồm cà phê cold brew mới, các loại cà phê espresso mới và một dòng đồ uống từ trái cây. Starbucks cũng đã bắt đầu bán cà phê hạt Starbucks Vietnam Đà Lạt tại các cửa hàng ở Việt Nam vào tháng 6 năm 2023.

3. VIDEO Lựa chọn hơn nỗ lực trong chiến lược kinh doanh

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhiều doanh nghiệp có xu hướng đầu tư dàn trải nhưng lại không ý thức được những bất lợi của việc làm này. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá nội dung hữu ích trong video "Đầu tư dàn trải, mất tập trung" của Trường Doanh Nhân HBR.

ĐẦU TƯ DÀN TRẢI, MẤT TẬP TRUNG - Căn bệnh ĐỐT TIỀN của Doanh nghiệp!

4. Kết luận

Lựa chọn hơn nỗ lực là chìa khóa xây dựng chiến lược khôn ngoan để phát triển bền vững trong kinh doanh. Việc đưa ra lựa chọn đúng hướng góp phần giúp những nỗ lực của bạn thêm phần hiệu quả. Hy vọng bài viết trên của Trường Doanh Nhân HBR sẽ mang đến cho độc giả nhiều bài học hữu ích.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger