TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ BÀI HỌC

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Khủng hoảng kinh tế là gì?
  • 2. Bản chất của khủng hoảng kinh tế
  • 3. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế
  • 3. Hậu quả để lại sau các cuộc khủng hoảng kinh tế
  • 4. 17 bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế
  • 5. Một số giải pháp vượt qua khủng hoảng kinh tế
  • 6. Một số cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ thế kỷ 20 đến nay
    • 6.1. Đại suy thoái 1929 - 1933
    • 6.2. Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
    • 6.3. Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
    • 6.4. Đại dịch COVID-19
  • 7. Câu hỏi thường gặp về khủng hoảng kinh tế
    • 7.1. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm là gì?
    • 7.2. Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến người lao động như thế nào?
    • 7.3. Công ty có được cắt giảm người lao động khi xảy ra khủng hoảng kinh tế hay không?

Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng là gì? Nó để lại hậu quả như thế nào đối với người lao động, doanh nghiệp và xã hội? Các quốc gia và doanh nghiệp cần làm gì để vượt qua các cuộc khủng hoảng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế, thường kéo dài và gây ra nhiều tác động tiêu cực. Trong giai đoạn này, các hoạt động kinh tế như sản xuất, tiêu dùng, đầu tư sụt giảm mạnh, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, giá cả biến động bất thường và nhiều hệ lụy xã hội khác.

Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là gì?

Để hiểu rõ khái niệm của khủng hoảng kinh tế, chúng ta cần tìm hiểu về chu kỳ kinh tế. 

​​Chu kỳ kinh tế là sự biến động tuần hoàn của hoạt động kinh tế. Chu kỳ kinh tế gồm có 4 giai đoạn như sau:

  • Suy thoái: Đây là giai đoạn hoạt động kinh tế bắt đầu giảm sút. Sản xuất giảm, việc làm giảm, và tiêu dùng cũng giảm theo
  • Khủng hoảng: Đây là giai đoạn trầm trọng nhất của chu kỳ, khi mà hoạt động kinh tế suy giảm mạnh mẽ, thất nghiệp tăng cao, và giá cả có thể biến động bất thường
  • Phục hồi: Sau giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Sản xuất dần tăng trở lại, việc làm tăng lên, và niềm tin của người dân cũng được cải thiện
  • Hưng thịnh: Đây là giai đoạn nền kinh tế đạt đến đỉnh cao, hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh, việc làm đầy đủ
4 giai đoạn của một chu kỳ kinh tế
4 giai đoạn của một chu kỳ kinh tế

Như vậy, khủng hoảng nền kinh tế là một phần không thể thiếu của chu kỳ kinh tế. Nó thường xảy ra ở giai đoạn cuối của chu kỳ, sau giai đoạn phồn vinh.

>>> XEM THÊM: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG GREINER ĐỂ XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

2. Bản chất của khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế đánh dấu bằng sự sụt giảm mạnh mẽ và kéo dài của các hoạt động kinh tế. Nhưng bản chất sâu xa của nó là gì?

Bản chất của khủng hoảng nền kinh tế nằm ở sự mất cân bằng nghiêm trọng trong hệ thống kinh tế. Điều này có thể biểu hiện qua nhiều khía cạnh:

Bản chất của cuộc khủng hoảng
Bản chất của cuộc khủng hoảng
  • Mất cân bằng cung - cầu: Sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến hàng hóa tồn kho, doanh nghiệp thua lỗ, buộc phải cắt giảm sản xuất và lao động.
  • Mất cân bằng tài chính: Nợ công quá lớn, bong bóng tài sản vỡ, các ngân hàng gặp khó khăn… gây ra bất ổn hệ thống tài chính.
  • Mất cân bằng phân phối: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, làm suy yếu sức mua của đại đa số người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
  • Mất cân bằng trong cơ cấu kinh tế: Cấu trúc kinh tế lạc hậu, phụ thuộc quá nhiều vào một vài ngành, dễ bị tác động bởi các biến động bên ngoài.

Khủng hoảng nền kinh tế không chỉ là một hiện tượng kinh tế đơn thuần, mà còn là kết quả của sự phức tạp tương tác giữa các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội.

Khủng hoảng kinh tế không phải là điều xấu hoàn toàn. Nó có thể được xem như một cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, để vượt qua khủng hoảng, đòi hỏi sự nỗ lực của cả xã hội, từ chính phủ, doanh nghiệp đến người dân.

3. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế rất phức tạp, thường sẽ có nhiều yếu tố khác nhau tác động chồng chéo. Dựa trên các nghiên cứu và phân tích từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử, các chuyên gia kinh tế có thể đưa ra một số nguyên nhân chính sau đây:

Những nguyên nhân gây nên khủng hoảng
Những nguyên nhân gây nên khủng hoảng

1 - Bong bóng tài sản

Bong bóng tài sản xảy ra khi giá trị của một loại tài sản nào đó (như bất động sản, chứng khoán) tăng quá nhanh so với giá trị thực của nó. Khi bong bóng vỡ, giá trị tài sản sụt giảm mạnh, gây ra tổn thất lớn cho các nhà đầu tư và làm suy yếu niềm tin vào nền kinh tế.

2 - Lạm phát tăng cao

Lạm phát quá cao khiến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, làm giảm sức mua của người dân. Khi chi phí sinh hoạt tăng cao, người dân sẽ giảm tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất, dẫn đến suy thoái kinh tế.

3 - Tình trạng nợ nần chồng chất

Khi các hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc chính phủ vay quá nhiều tiền mà không có khả năng trả, gánh nặng nợ sẽ ngày càng lớn. Điều này có thể dẫn đến phá sản, làm suy yếu hệ thống ngân hàng và gây ra khủng hoảng tài chính.

4 - Nền kinh tế mất cân bằng

Mất cân bằng kinh tế có thể xảy ra khi một số ngành kinh tế phát triển quá nhanh so với các ngành khác, hoặc khi nền kinh tế quá phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu. Sự mất cân bằng này khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài và khó phục hồi khi xảy ra khủng hoảng.

5 - Các sự kiện bất ngờ

Các sự kiện bất ngờ như thiên tai, chiến tranh, khủng hoảng chính trị, hoặc dịch bệnh có thể gây ra gián đoạn lớn trong sản xuất, tiêu dùng và đầu tư, làm suy yếu nền kinh tế.

6 - Niềm tin người tiêu dùng hạ thấp

Niềm tin của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi người dân lo ngại về tương lai kinh tế, họ sẽ giảm chi tiêu. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ sụt giảm nhanh và gây ra áp lực lên các doanh nghiệp.

3. Hậu quả để lại sau các cuộc khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế để lại những hậu quả sâu rộng và lâu dài trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Cụ thể như sau:

1 - Đối với kinh tế:

  • Suy giảm tăng trưởng: Hoạt động sản xuất đình trệ, đầu tư giảm sút, dẫn đến tăng trưởng kinh tế âm
  • Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao: Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để giảm chi phí, gây ra tình trạng mất việc làm hàng loạt
  • Giá cả biến động mạnh: Lạm phát có thể tăng cao hoặc giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến sức mua của người dân
  • Hệ thống tài chính bất ổn: Các ngân hàng, thị trường chứng khoán gặp khó khăn, nguy cơ vỡ nợ tăng cao
  • Suy giảm đầu tư: Doanh nghiệp và nhà đầu tư giảm đầu tư vào các dự án mới, làm chậm quá trình hiện đại hóa và nâng cao năng suất
Hậu quả đối với kinh tế
Hậu quả đối với kinh tế

2 - Đối với xã hội:

  • Giảm sút mức sống: Thu nhập của người dân giảm, chi tiêu hạn chế, chất lượng cuộc sống giảm sút
  • Tăng bất bình đẳng xã hội: Khủng hoảng kinh tế thường ảnh hưởng nặng nề đến các nhóm yếu thế trong xã hội, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo
  • Tăng tội phạm: Do tình trạng thất nghiệp cao, khó khăn kinh tế, tội phạm có thể gia tăng
  • Di cư: Người dân có thể di cư đến các khu vực khác hoặc các quốc gia khác để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn
Hậu quả đối với xã hội
Hậu quả đối với xã hội

3 - Đối với chính trị:

  • Mất ổn định chính trị: Khủng hoảng kinh tế có thể gây ra bất ổn chính trị, thậm chí là các cuộc biểu tình, bạo loạn
  • Thay đổi chính sách: Chính phủ có thể thay đổi chính sách kinh tế và xã hội để đối phó với khủng hoảng, nhưng những thay đổi này có thể không luôn mang lại hiệu quả mong muốn
  • Mất niềm tin vào chính phủ: Nếu chính phủ không có những biện pháp ứng phó hiệu quả, người dân sẽ mất niềm tin vào chính phủ
Hậu quả đối với chính trị
Hậu quả đối với chính trị

4 - Đối với đời sống người dân:

  • Áp lực tâm lý: Mất việc làm, thu nhập giảm, cuộc sống khó khăn gây ra áp lực tâm lý lớn cho người dân
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí bị hạn chế
  • Gia tăng các vấn đề xã hội: Tỷ lệ tự tử, nghiện ngập, bạo lực gia đình có thể tăng lên
Hậu quả đối với con ngươi
Hậu quả đối với con ngươi

5 - Hệ luỵ lâu dài:

  • Thay đổi cơ cấu kinh tế: Khủng hoảng kinh tế có thể buộc các nền kinh tế phải tái cấu trúc, chuyển đổi sang các ngành công nghiệp mới và các mô hình kinh doanh mới
  • Thay đổi quan hệ quốc tế: Khủng hoảng nền kinh tế có thể làm thay đổi cán cân lực lượng giữa các quốc gia và ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác quốc tế
  • Mất niềm tin vào nền kinh tế: Khủng hoảng cũng có thể làm giảm niềm tin của người dân và nhà đầu tư vào nền kinh tế, gây khó khăn cho quá trình phục hồi
Hệ luỵ lâu dài
Hệ luỵ lâu dài

4. 17 bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế

Sau mỗi cuộc khủng hoảng luôn có những bài học mà các doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ rút ra được. Sau đâu là 17 bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế:

17 bài học rút ra từ khủng hoảng
17 bài học rút ra từ khủng hoảng

1 - Tích lũy quỹ dự phòng: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua những khó khăn bất ngờ như mất việc, chi phí y tế...

2 - Tránh nợ xấu: Nợ xấu sẽ gây áp lực tài chính lớn và hạn chế khả năng linh hoạt của bạn

3 - Lập kế hoạch tài chính: Một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng và đạt được mục tiêu tài chính

4 - Giáo dục tài chính: Hiểu biết về tài chính là nền tảng để bạn đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn

5 - Tiết kiệm và đầu tư: Luôn có quỹ tiết kiệm và kế hoạch đầu tư thông minh

6 - Quản lý rủi ro: Nhận biết và quản lý rủi ro giúp bạn giảm thiểu thiệt hại

7 - Đa dạng hóa đầu tư: Áp dụng nguyên tắt vàng trong đầu tư “đừng đặt tất cả trứng vào một giỏ”. Đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giúp giảm thiểu rủi ro

8 - Rèn luyện khả năng linh hoạt: Khả năng thích nghi với những thay đổi là rất quan trọng trong thời kỳ bất ổn

9 - Kiên nhẫn: Phục hồi sau khủng hoảng cần thời gian

10 - Học cách tìm hiểu về thị trường: Kiến thức về thị trường giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn

11 - Xây dựng khả năng phục hồi: Khả năng phục hồi giúp bạn nhanh chóng đứng dậy sau thất bại

12 - Tinh thần lạc quan nhưng thực tế: Lạc quan giúp bạn vượt qua khó khăn, nhưng thực tế giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn

13 - Luôn có kế hoạch cho tình huống xấu nhất: Chuẩn bị trước cho những tình huống không mong muốn

14 - Tránh các cạm bẫy tâm lý: Điều này đặc biệt quan trọng khi đầu tư

15 - Tầm quan trọng của lưới an toàn xã hội: Để giúp giảm bớt hậu quả của khủng hoảng đối với người dân, chính phủ nên xây dựng hệ thống an sinh xã hội

16 - Trang bị các kỹ năng mềm: Các kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, thích ứng rất quan trọng, nhưng có thể được rèn luyện dần theo thời gian

17 - Trau dồi phong cách lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán: Đây là kỹ năng cần thiết cho những người ở vị trí lãnh đạo

5. Một số giải pháp vượt qua khủng hoảng kinh tế

Sau đây là một số giải pháp để chính phủ và các doanh nghiệp vượt qua hậu quả cuộc khủng hoảng:

Các giải pháp vượt qua khủng hoảng
Các giải pháp vượt qua khủng hoảng
  • Kích thích tăng trưởng kinh tế: Để đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, các chính phủ thường áp dụng các biện pháp kích cầu như giảm thuế, tăng chi tiêu công. Điều này giúp tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, tạo ra vòng luân chuyển mới cho nền kinh tế
  • Ổn định thị trường tài chính: Một thị trường tài chính ổn định là nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Chính phủ cần có những biện pháp như giám sát chặt chẽ các ngân hàng, doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch của thị trường để tránh các bong bóng tài chính, giảm thiểu rủi ro hệ thống
  • Bảo đảm an sinh xã hội: Trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều người mất việc làm, đời sống gặp khó khăn. Vì vậy, việc bảo đảm an sinh xã hội là vô cùng quan trọng. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ người thất nghiệp, người có thu nhập thấp, đảm bảo mọi người có cuộc sống ổn định
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Để vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững, nền kinh tế cần phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất lao động. Điều này có thể đạt được thông qua việc đầu tư vào giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cao
  • Tăng cường hợp tác quốc tế: Không một quốc gia nào có thể tự mình vượt qua khủng hoảng. Hợp tác quốc tế giúp các nước chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tìm ra giải pháp
  • Làm giàu từ khủng hoảng kinh tế bằng cách đầu tư thông minh: Khủng hoảng nền kinh tế cũng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, để thành công, nhà đầu tư cần có kiến thức, kinh nghiệm và sự thận trọng. Họ nên đầu tư vào các lĩnh vực có triển vọng, các doanh nghiệp có nền tảng vững chắc và có khả năng phục hồi nhanh

6. Một số cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ thế kỷ 20 đến nay

Trường Doanh nhân HBR chia sẻ thông tin về một số cuộc khủng hoảng lớn trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Gồm có:

Một số cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới
Một số cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới

6.1. Đại suy thoái 1929 - 1933

Nguyên nhân: Bong bóng chứng khoán vỡ, phân phối thu nhập bất bình đẳng, chính sách tiền tệ sai lầm.

Hậu quả: Sản xuất sụt giảm, thất nghiệp tăng cao, ngân hàng phá sản hàng loạt, dẫn đến suy thoái toàn cầu:

  • Sản xuất công nghiệp giảm 45%: Đây là mức giảm sản xuất công nghiệp kỷ lục, cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng của nền kinh tế
  • 5000 ngân hàng phá sản: Con số này cho thấy sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống tài chính
  • 50 triệu người thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, gây ra cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng

Hệ lụy: Gây ra Thế chiến II, sự trỗi dậy của các chế độ độc tài, và sự ra đời của thuyết Keynes - nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong việc ổn định kinh tế.

6.2. Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997

Nguyên nhân: Bong bóng bất động sản, nợ xấu, đầu cơ tấn công.

Hậu quả: Đồng nội tệ mất giá, thị trường chứng khoán sụp đổ, tăng trưởng kinh tế chậm lại:

  • Đồng nội tệ của một số nước mất giá tới 50%: Sự mất giá mạnh của đồng nội tệ đã gây ra lạm phát và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế
  • Thị trường chứng khoán giảm trung bình 50%: Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã làm cho nhiều nhà đầu tư mất trắng

Hệ lụy: Các nước châu Á tăng cường cải cách hệ thống tài chính, hợp tác khu vực.

6.3. Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Nguyên nhân: Bong bóng bất động sản Mỹ, sản phẩm tài chính phức tạp, rủi ro hệ thống.

Hậu quả: Suy thoái toàn cầu, ngân hàng phá sản, nợ công tăng:

  • GDP toàn cầu giảm 0,1%: Đây là mức giảm GDP toàn cầu đầu tiên kể từ Thế chiến II
  • Thị trường chứng khoán Mỹ mất hơn 50% giá trị: Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ đã kéo theo sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán khác trên thế giới
  • Hơn 8 triệu việc làm bị mất tại Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ Đại suy thoái

Hệ lụy: Cải cách quy định tài chính, tăng cường vai trò của nhà nước.

6.4. Đại dịch COVID-19

Nguyên nhân: Đại dịch toàn cầu gây gián đoạn sản xuất và tiêu dùng.

Hậu quả: Suy giảm sản xuất, thất nghiệp tăng, nợ công tăng:

  • GDP toàn cầu giảm 3,3%: Đây là mức giảm GDP toàn cầu lớn nhất kể từ sau Thế chiến II
  • Hơn 100 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu: Đại dịch đã gây ra làn sóng mất việc làm chưa từng có

Hệ lụy: Thúc đẩy chuyển đổi số, bất bình đẳng gia tăng.

7. Câu hỏi thường gặp về khủng hoảng kinh tế

Một số câu hỏi về khủng hoảng và giải đáp:

7.1. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm là gì?

Khái niệm "chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm" là một quan niệm phổ biến, lịch sử đã ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng nền kinh tế xảy ra theo chu kỳ.

Nguyên nhân của quan niệm này:

  • Các cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ: Những cuộc khủng hoảng kinh tế nổi tiếng như Đại suy thoái 1929, khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970 và khủng hoảng tài chính 2008 dường như diễn ra theo một chu kỳ nhất định
  • Tâm lý đám đông: Khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, người ta thường lo lắng rằng sẽ có một cuộc khủng hoảng khác xảy ra trong tương lai gần

7.2. Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến người lao động như thế nào?

Khủng hoảng nền kinh tế gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến người lao động:

  • Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao: Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để giảm chi phí, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt
  • Giảm lương: Để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm lương hoặc đóng băng tăng lương
  • Giảm phúc lợi: Các phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có thể bị cắt giảm hoặc hạn chế
  • Không ổn định việc làm: Người lao động phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm thường xuyên và không có sự ổn định trong công việc
  • Áp lực công việc tăng: Để duy trì hoạt động, người lao động còn lại phải làm việc nhiều hơn với mức lương ít ỏi
Tác động của khủng hoảng đến người lao động
Tác động của khủng hoảng đến người lao động

7.3. Công ty có được cắt giảm người lao động khi xảy ra khủng hoảng kinh tế hay không?

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, việc này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật lao động Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Lao động 2019: Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh quan hệ lao động tại Việt Nam. Luật này quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp được phép chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp do lý do kinh tế
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Nghị định này hướng dẫn chi tiết việc thực hiện một số điều của Luật Lao động, bao gồm cả quy trình và thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Điều kiện để doanh nghiệp được cắt giảm nhân sự:

  • Có lý do chính đáng: Doanh nghiệp phải chứng minh được rằng việc cắt giảm nhân sự là cần thiết để duy trì hoạt động, chẳng hạn như giảm sản lượng, khó khăn về tài chính, thay đổi cơ cấu tổ chức
  • Thực hiện đúng quy trình: Doanh nghiệp phải thông báo trước cho người lao động theo quy định, đền bù đầy đủ các khoản mà người lao động có quyền lợi, và tuân thủ các thủ tục hành chính

Tóm lại, khủng hoảng kinh tế là một thách thức lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của nó là bước đầu tiên để xây dựng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả. Trường Doanh nhân HBR mong ra những nội dung trong bài viết sẽ giúp quý doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin để ứng dụng vào các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

khủng hoảng kinh tế là gì

Khủng hoảng kinh tế là một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế, thường kéo dài và gây ra nhiều tác động tiêu cực

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger