TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH LÀ GÌ? 5 CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Đạo đức kinh doanh là gì?
  • 2. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp
  • 3. Phân loại đạo đức kinh doanh?
    • 3.1. Trách nhiệm cá nhân
    • 3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp
    • 3.3. Trách nhiệm xã hội
  • 4. Các nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
    • 4.1. Nguyên tắc trung thực và minh bạch
    • 4.2. Nguyên tắc tôn trọng và công bằng
    • 4.3. Nguyên tắc trách nhiệm với xã hội và môi trường
    • 4.4. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
    • 4.5. Nguyên tắc bảo mật và riêng tư
  • 5. Ví dụ về đạo đức kinh doanh của một thương hiệu lớn 
  • 6. Ví dụ về hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh
  • 7. Đạo đức kinh doanh và pháp luật kinh doanh có gì khác nhau?
  • 8. Cách áp dụng đạo đức kinh doanh hiệu quả trong doanh nghiệp?

Đạo đức kinh doanh được xem là khuôn khổ để điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của các chủ thể trong kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu đạo đức kinh doanh là gì và các chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh. 

1. Đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức được xây dựng dựa trên các nguyên tắc như trung thực, tôn trọng, công bằng… nhằm hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các đối tượng trong kinh doanh.

Ngoài ra, đạo đức kinh doanh cũng phản ánh cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng, nhân viên, đối tác, cộng đồng và chính phủ.

Đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức kinh doanh là gì?

2. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và thành công lâu dài của doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò nổi bật của đạo đức kinh doanh:

  • Điều chỉnh hành vi: Định hướng, kiểm soát và điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp để tránh làm những việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội
  • Xây dựng uy tín thương hiệu: Doanh nghiệp tuân thủ các đạo đức trong kinh doanh sẽ tạo dựng được lòng tin từ khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng giúp xây dựng uy tín thương hiệu
  • Thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội: Doanh nghiệp có trách nhiệm đạo đức không chỉ mang lại lợi ích cho chính mình mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Đồng thời, góp phần xây dựng xã hội văn minh bằng cách loại bỏ những tệ nạn xã hội
  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Tuân thủ đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý, từ đó giảm thiểu các chi phí liên quan đến kiện tụng hay vi phạm pháp luật
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh giúp định hình các giá trị và chuẩn mực đạo đức, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực. Điều này cũng thúc đẩy hiệu quả làm việc và sự gắn bó của nhân viên với tổ chức
Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp

3. Phân loại đạo đức kinh doanh?

Đạo đức kinh doanh có  thể được phân chia thành trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội. 

3.1. Trách nhiệm cá nhân

Trách nhiệm cá nhân yêu cầu mọi thành viên trong tổ chức phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm về hành vi của mình và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức. Chẳng hạn như trung thực trong công việc và biết nhận lỗi khi phạm sai lầm.

3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tôn trọng lợi ích và chịu trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan, bao gồm nhân viên, đối tác và khách hàng. Những lợi ích này có thể bao gồm việc thực hiện đúng hợp đồng, giữ đúng cam kết, tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý.

3.3. Trách nhiệm xã hội

Ngoài khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Doanh nghiệp cần đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật và chuẩn mực của xã hội. Đồng thời đóng góp vào việc xây dựng xã hội, vì lợi ích cộng đồng, chẳng hạn bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động thiện nguyện…

Phân loại 3 hình thức đạo đức kinh doanh
Phân loại 3 hình thức đạo đức kinh doanh

4. Các nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

5 nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
5 nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

4.1. Nguyên tắc trung thực và minh bạch

Doanh nghiệp cần hành động trung thực và minh bạch trong tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm các giao dịch, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho các bên liên quan. Sự trung thực và minh bạch giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin và củng cố các mối quan hệ bền vững với các bên liên quan.

Sự trung thực và minh bạch được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

  • Đảm bảo các báo cáo tài chính được trình bày rõ ràng, chính xác, không che giấu hoặc làm giả bất kỳ thông tin quan trọng nào
  • Khi xảy ra sai phạm, doanh nghiệp cần công khai nhận trách nhiệm và thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời thay vì cố gắng giấu giếm hoặc làm ngơ 
  • Cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách đầy đủ, khách quan và chính xác, tránh gây hiểu lầm cho khách hàng
  • Không sản xuất hàng giả, kém chất lượng, không ăn cắp bản quyền sản phẩm
  • Không triển khai các chương trình khuyến mại giả 
  • Không thực hiện các hoạt động bán phá giá

4.2. Nguyên tắc tôn trọng và công bằng

Doanh nghiệp cần tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả các bên liên quan, bao gồm nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Sự tôn trọng và công bằng được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

  • Đối với nhân viên: Tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân viên, tôn năng lực và sự khác biệt của nhân viên. Đảm bảo tất cả nhân viên đều được đối xử công bằng, không phân biệt độ tuổi, giới tính, tôn giáo…
  • Đối với khách hàng: Tôn trọng quyền lợi, nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng. Đối xử công bằng với tất cả các khách hàng, giải quyết các vấn đề, khiếu nại của khách hàng một cách chuyên nghiệp
  • Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng quyền và lợi ích của đối thủ cạnh tranh. Kinh doanh trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh
Nguyên tắc tôn trọng và công bằng
Nguyên tắc tôn trọng và công bằng

4.3. Nguyên tắc trách nhiệm với xã hội và môi trường

Doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội và môi trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững. Nguyên tắc này được thể hiện qua một số khía cạnh sau: 

  • Trách nhiệm với môi trường: Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến môi trường, ví dụ như sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững
  • Trách nhiệm với cộng đồng: Tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động từ thiện, ủng hộ các dự án xã hội nhằm phát triển cộng đồng

>>> XEM THÊM: CSR LÀ GÌ? CÁC XU HƯỚNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

4.4. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguyên tắc này được thể hiện qua một số khía cạnh sau: 

  • Tuân thủ các quy định: Đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh đều tuân thủ các quy định pháp luật, ví dụ như quy định về lao động, quy định về thuế và thương mại, quy định về bảo vệ môi trường…
  • Đào tạo nhân viên: Liên tục cập nhật và phổ biến với nhân viên về các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn đạo đức
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

4.5. Nguyên tắc bảo mật và riêng tư

Doanh nghiệp cần tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật tuyệt đối các thông tin cá nhân của nhân viên, khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác. Nguyên tắc này được thể hiện qua một số khía cạnh sau: 

  • Bảo mật thông tin: Thực hiện các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu của khách hàng và thông tin nội bộ
  • Quyền riêng tư: Tuân thủ các chính sách về quyền riêng tư, đảm bảo thông tin cá nhân được thu thập và xử lý một cách hợp pháp 

    🔴Bạn là chủ doanh nghiệp nhưng đang cảm thấy bất lực vì doanh thu chững lại? Mỗi ngày phải đưa ra quyết định bằng cảm tính, chỉ dựa vào quảng cáo mà không có chiến lược dài hạn? Thậm chí, sản phẩm của bạn đang mất dần lợi thế cạnh tranh vì không có sự khác biệt và liên tục giảm giá để tồn tại?

    Càng mở rộng doanh nghiệp, bạn lại càng thua lỗ, không thể quản lý quy trình hiệu quả và cảm giác như mình đang đi vào ngõ cụt?

    Hãy ngừng kinh doanh theo bản năng và bước vào nhóm 10% doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với chiến lược kinh doanh bài bản. Khóa học XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH của Trường Doanh Nhân HBR sẽ giúp các lãnh đạo/chủ doanh nghiệp:

    • Xây dựng chiến lược thông minh, ra quyết định chuẩn xác: Biết cách chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu một cách thông minh dựa trên dữ liệu rõ ràng
    • Vượt qua đối thủ với sự khác biệt: Xây dựng USP (Unique Selling Proposition) cho sản phẩm, tạo ra sự khác biệt rõ nét, khó bị sao chép để không còn phải cạnh tranh về giá.
    • Mở rộng kinh doanh, giảm rủi ro: Chuẩn hóa quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô mà vẫn kiểm soát được chi phí và duy trì lợi nhuận ổn định.
    • Tối ưu lợi nhuận từ khách hàng hiện tại: Nắm vững công thức kéo dài vòng đời khách hàng, giúp tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng mà không cần phải chi quá nhiều cho quảng cáo.
    • Thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng: Thành thạo các phương pháp nghiên cứu insights khách hàng, liên tục cập nhật để luôn đón đầu những xu hướng mới của thị trường, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
    • Tạo dựng tương lai dài hạn vững chắc: Với công cụ McKinsey Horizons, bạn sẽ không chỉ tối ưu hoạt động hiện tại mà còn xây dựng tầm nhìn chiến lược cho 3-5 năm tới, đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá trong tương lai.

    Đăng ký tham gia ngay – Hành động sớm, và tận dụng mọi cơ hội để doanh nghiệp của bạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

    KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH
    KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

    XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

    Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
    Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
    Loading...
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    5. Ví dụ về đạo đức kinh doanh của một thương hiệu lớn 

    Vinamilk là một trong những tập đoàn sữa hàng đầu Việt Nam, được người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích. Trong đó, việc tuân thủ các đạo đức kinh doanh là một  yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của Vinamilk. Dưới đây là một số khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh của tập đoàn Vinamilk.

    Đạo đức kinh doanh của Vinamilk
    Đạo đức kinh doanh của Vinamilk

    1 - Trung thực và minh bạch

    Vinamilk coi yếu tố trung thực và minh bạch là nền tảng cơ bản để đạt được lợi ích lâu dài. Theo đó, công ty luôn duy trì sự minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, bao gồm công khai thông tin tài chính, quy trình sản xuất và các chính sách công ty. 

    Ngoài ra, công ty còn cung cấp thông tin đầy đủ về nguồn gốc, thành phần và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vinamilk cam kết các quảng cáo luôn nói đúng sự thật về sản phẩm. 

    2 - Trách nhiệm với xã hội

    Vinamilk luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững và xây dựng một cộng đồng văn minh. Công ty thể hiện điều này qua các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường và hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. 

    Tiêu biểu là chương trình “Sữa học đường” với mục tiêu cung cấp sữa miễn phí cho học sinh tiểu học ở các vùng khó khăn. Ngoài ra, Vinamilk là công ty đầu tiên tại Việt Nam có cả nhà máy và trang trại đạt chứng nhận trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014.PAS2060:2014. 

    3 - Tôn trọng và công bằng

    • Đối với nhân viên: Vinamilk tôn trọng quyền con người và phẩm giá của tất cả nhân viên. Đồng thời, cung cấp cơ hội phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì một môi trường làm việc an toàn, thân thiện và cởi mở
    • Đối với đối tác: Vinamilk cam kết tôn trọng và bảo vệ lợi ích của các đối tác, bảo vệ tài sản và nhân lực khi tham gia hợp tác
    • Đối với nhà đầu tư: Vinamilk cung cấp các cơ hội đầu tư công bằng cho tất cả các nhà đầu tư, đảm bảo việc trao đổi và tiết lộ thông tin được thực hiện minh bạch, công khai quy trình lựa chọn nhà đầu tư
    • Đối với khách hàng: Công ty luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng, tạo ra môi trường thân thiện, thoải mái để trao đổi thông tin với khách hàng. Đồng thời cam kết sẽ giải quyết kịp thời các khiếu nại của khách hàng 

    4 - Tôn trọng và tuân thủ pháp luật

    VINAMILK tôn trọng và cam kết tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật, ví dụ như luật bảo vệ môi trường, luật cạnh tranh, luật lao động, luật chứng khoán. Công ty cũng cam kết chịu trách nhiệm về bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật của mình. Bên cạnh đó, Vinamilk còn khẳng định là một công ty chính trực trong tất cả các quan hệ với cơ quan Nhà nước. 

    6. Ví dụ về hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh

    Dưới đây là một số ví dụ về hành vi phi đạo đức trong kinh doanh:

    • Trốn thuế: Doanh nghiệp sử dụng các thủ thuật kế toán để che giấu doanh thu hoặc giảm thu nhập chịu thuế một cách bất hợp pháp nhằm giảm số tiền thuế phải nộp
    • Sản xuất hàng giả, hàng nhái: Công ty sản xuất, phân phối hàng hóa kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng nhằm thu lợi nhuận bất chính
    • Lạm dụng lao động: Sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức, không đảm bảo điều kiện an toàn trong môi trường làm việc kém, trả lương thấp trong khi bóc lột sức lao động
    • Quảng cáo sai sự thật: Đưa ra các tuyên bố không chính xác hoặc phóng đại về sản phẩm hoặc dịch vụ để lừa dối khách hàng, gây hiểu lầm về chất lượng của sản phẩm
    • Phân biệt đối xử với nhân viên: Thực hiện chính sách hoặc hành vi phân biệt đối xử với nhân viên dựa trên các yếu tố như chủng tộc, giới tính, tôn giáo...Tuyển dụng và đãi ngộ không công bằng
    • Vi phạm quyền lợi của khách hàng: Từ chối bảo hành, không xử lý khiếu nại, cung cấp dịch vụ kém chất lượng, để rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng 
    • Thao túng thị trường: Giảm giá bán cực thấp để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, tạo ra thế độc quyền, gây biến động thị trường
    Một số hành động vi phạm đạo đức kinh doanh
    Một số hành động vi phạm đạo đức kinh doanh

    7. Đạo đức kinh doanh và pháp luật kinh doanh có gì khác nhau?

    Dưới đây là những tiêu chí phân biệt đạo đức kinh doanh và pháp luật kinh doanh.

    Đặc điểm

    Đạo đức kinh doanh

    Pháp luật kinh doanh

    Nền tảng

    Căn cứ vào các giá trị, thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức

    Căn cứ vào hệ thống các quy định của pháp luật

    Mục tiêu

    Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp, tạo dựng lòng tin với khách hàng, đối tác và đóng góp tích cực cho xã hội

    Đảm bảo sự ổn định trong môi trường kinh doanh

    Tính chất

    Mang tính tinh thần

    Mang tính hình thức

    Quản lý

    Tự quản lý dựa trên các giá trị cốt lõi, quy tắc ứng xử, tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp

    Quản lý bắt buộc bằng các quy định của pháp luật

    Trách 

    Tự có ý thức trách nhiệm với môi trường, xã hội

    Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh

    Tuân thủ

    Tuân thủ các quy tắc đạo đức của doanh nghiệp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung

    Tuân thủ các quy tắc, quy định của 

    8. Cách áp dụng đạo đức kinh doanh hiệu quả trong doanh nghiệp?

    Dưới đây là một số phương pháp áp dụng đạo đức kinh doanh hiệu quả trong doanh nghiệp:

    • Xây dựng bộ quy tắc ứng xử (bao gồm các tiêu chuẩn ứng xử phù hợp với đạo đức kinh doanh), hướng dẫn nhân viên cách thực hiện và tuân thủ các quy tắc này
    • Các nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao cần thể hiện sự cam kết cao đối với các quy tắc trong công ty, ứng xử theo các quy tắc đạo đức đã đề ra để làm gương cho nhân viên
    • Theo dõi và đánh giá việc thực hiện các quy tắc đạo đức trong doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo nhân viên luôn tuân thủ các quy định
    • Áp dụng các hình phạt nghiêm khắc nhưng công bằng, khách quan đối với các trường hợp vi phạm quy tắc đạo đức trong công ty
    • Động viên và khen thưởng những cá nhân hoặc nhóm thực hiện tốt các quy định đạo đức kinh doanh
    • Tăng cường nhận thức và phổ biến giáo dục về đạo đức kinh doanh cho các thành viên trong công ty 
    • Thúc đẩy vai trò của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền trong việc rà soát và ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh
    Cách áp dụng đạo đức kinh doanh hiệu quả trong doanh nghiệp
    Cách áp dụng đạo đức kinh doanh hiệu quả trong doanh nghiệp

    Như vậy, bài viết đã chỉ ra khái niệm đạo đức kinh doanh là gì và các nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp doanh nghiệp ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ đạo đức kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội.

    Thông tin tác giả

    Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    Đăng ký ngay
    Hotline
    Zalo
    Facebook messenger