Trường doanh nhân HBR ×

ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP FPT - BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG ĐÁNG HỌC HỎI

Nội dung [Hiện]

Văn hoá doanh nghiệp FPT là bí quyết làm nên sự thành công của tập đoàn trong suốt chiều dài phát triển. Hiện nay, FPT là tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam và có sức ảnh hướng lớn trong khu vực. Bên cạnh những thành tích kinh doanh nổi bật, văn hoá doanh nghiệp là yếu tố khiến FPT trở thành tấm gương mà nhiều doanh nghiệp muốn học hỏi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường doanh nhân HBR khám phá những yếu tố làm nên sự khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp FPT. 

1. Giới thiệu 3 cấp độ văn hoá doanh nghiệp FPT

Là một tập đoàn có tầm ảnh hưởng lớn, văn hoá doanh nghiệp là yếu tố mà FPT luôn chú trọng gìn giữ và phát huy. Trong đó, FPT luôn nêu cao tinh thần xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo, khác biệt. Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp FPT được chia thành 3 cấp độ chính: 

  • Cấp độ cá nhân: Cấp độ này chính là nền tảng cốt lõi tạo nên văn hoá doanh nghiệp FPT. Theo đó, tập đoàn này luôn ưu tiên đặt việc xây dựng các giá trị và phẩm chất đạo đức của từng thành viên lên hàng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc mọi nhân viên trong FPT đều được khuyến khích phát triển và nâng cấp bản thân thông qua học hỏi và tích luỹ kiến thức
  • Cấp độ nhóm: Cấp độ này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thân thiện. FPT chú trọng đào tạo một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc đồng đều với kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả. Để gắn kết tinh thần đồng đội, FPT cũng tích cực tổ chức các hoạt động tập thể như teambuilding, thể thao, từ thiện...
  • Cấp độ tổ chức: Cấp độ này là một yếu tố không thể thiếu trong văn hoá doanh nghiệp FPT. FPT đã xây dựng một tổ chức linh hoạt và truyền cảm hứng, luôn khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới không ngừng ở mọi cấp bậc trong công ty
3 cấp độ văn hoá doanh nghiệp FPT
3 cấp độ văn hoá doanh nghiệp FPT

XEM THÊM: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? 5 YẾU TỐ “VÀNG” ĐỂ XÂY DỰNG VĂN HÓA THÀNH CÔNG

2. 3 yếu tố nổi bật tạo nên văn hóa doanh nghiệp FPT

Văn hoá doanh nghiệp của FPT không hình thành chỉ sau một đêm mà trải qua một hành trình dài xây dựng và phát triển. Trong đó, có 3 yếu tố then chốt tạo nên văn hoá doanh nghiệp đáng học hỏi của FPT, bao gồm tinh thần sáng tạo, tính dân chủ và tinh thần đồng đội. 

2.1. Không ngừng sáng tạo và đổi mới - STICO

Tinh thần sáng tạo là một trong những đặc điểm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp FPT, góp phần tạo nên những thành tựu nổi bật. Với triết lý nền tảng: “Sâu, Sáng, Tuyệt, Thông, Phong”, FPT luôn thúc đẩy sự phát triển liên tục trong công ty. 

5 triết lý “Sâu, Sáng, Tuyệt, Thông, Phong” giúp lý giải văn hóa “Sáng tạo không ngừng” của FPT một cách đầy đủ  nhất. Trong đó, “Sâu” có nghĩa là “Sâu sắc trong suy nghĩ”, “Sáng” nghĩa là “Sáng suốt trong công tác lãnh đạo và quản lý”, “Tuyệt” nghĩa là “Chất lượng tuyệt vời”, “Thông” nghĩa là “Thông suốt về việc chọn lọc thông tin” và “Phong” nghĩa là “Phong phú và đa dạng trong thiết kế sản phẩm”. 

Văn hoá không ngừng sáng tạo của FPT
Văn hoá không ngừng sáng tạo của FPT

Nói về văn hóa sáng tạo của FPT, không thể không nhắc đến văn hóa sáng tạo các bài hát - STICO. FPT có một truyền thống thống đặc biệt, đó là khuyến khích nhân viên sáng tác các bài hát và lưu truyền nội bộ trong công ty. Những bài hát đều ẩn chứa triết lý về quản trị, tinh thần đoàn kết và khát vọng cống hiến vì một cuộc sống tốt đẹp. Vì vậy, STICO là niềm tự hào của toàn thể đội ngũ nhân viên nơi đây. Để thúc đẩy tinh thần sáng tạo của nhân viên, FPT thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, thành lập đội nhóm, câu lạc bộ văn nghệ…Hoạt động này không chỉ phát huy sức sáng tạo của nhân viên mà còn giúp nhân viên FPT lấy lại năng lượng tích cực.

Nhằm hưởng ứng chiến dịch "FPT Play League - Làm điều không tưởng” để kỷ niệm sinh nhật FPT 35 tuổi, tập đoàn đã tổ chức cuộc thi ca hát mang tên “Karabamê”. Theo đó, FPT khuyến khích cán bộ nhân viên gửi bài dự thi về ban tổ chức dưới  hình thức một video hát karaoke. Thí sinh có thể hát một bài hát yêu thích hoặc tự sáng tác bài hát. Đây là những món quà ý nghĩa mà thành viên FPT dành tặng sinh nhật thứ 35 của tập đoàn.

Cuộc thi “Karabamê” do FPT tổ chức
Cuộc thi “Karabamê” do FPT tổ chức

2.2. Đề cao tinh thần dân chủ

Trong văn hóa doanh nghiệp FPT, tính dân chủ đặc biệt được coi trọng. Trên tinh thần ấy, mọi ý kiến và đóng góp từ nhân viên trong công ty đều bình đẳng và được lãnh đạo tôn trọng. Bất kể giữ vị trí nào trong FPT, mọi người đều được khuyến khích thể hiện ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình trên tinh thần đoàn kết. Khi xảy ra xung đột ý kiến, chính văn hoá doanh nghiệp của FPT sẽ làm dịu tình hình và tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.

XEM THÊM: 4 MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, CÁCH LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÙ HỢP ĐỂ BỨT PHÁ

2.3. Chú trọng tinh thần đoàn kết

Để tạo nên văn hoá doanh nghiệp FPT vững mạnh, không thể không nhắc đến tinh thần đoàn kết. Ban lãnh đạo tập đoàn nhận thức rõ sức mạnh và tầm quan trọng của đoàn kết nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể nhằm gắn kết nhân viên trong công ty. Các sự kiện thường niên như teambuilding, các buổi kickoff, liên hoan văn nghệ…là cơ hội để tập thể nhân viên trở nên thân thiết và gắn bó hơn. Từ đó, khối đại đoàn kết trong doanh nghiệp được củng cố vững chắc. 

Nhân dịp kỷ niệm Đại lễ “FPT 30 năm tiên phong”, FPT đã tổ chức chương trình Kick-off dành cho 45 cán bộ văn hóa từ các đơn vị thuộc tập đoàn tại khu cắm trại Kdard La Tente, Changhaon, Campuchia. Thông qua các trò chơi đầy thử thách trong chương trình, nhân viên FPT đã được trải nghiệm cảm giác bung xõa hết mình cùng đồng đội.  

Chương trình Kick-off trong Đại lễ “FPT 30 năm tiên phong”
Chương trình Kick-off trong Đại lễ “FPT 30 năm tiên phong”

Theo thống kê của trường Đại học Harvard, một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh sẽ đem lại thu nhập ròng gấp 756 lần so với doanh nghiệp có văn hóa kém. Trên thực tế, mỗi công ty đều có sẵn văn hóa nhưng không phải văn hóa nào cũng giúp doanh nghiệp tập trung vào việc gia tăng giá trị cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Hiểu được điều đó, Trường Doanh nhân HBR kết hợp cùng Mr. Tony Dzung tổ chức khóa học: THU HÚT & GIỮ CHÂN NGƯỜI TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 

3. Các giá trị cốt lõi trong văn hoá doanh nghiệp FPT

Xuyên suốt hơn 35 năm qua, văn hoá doanh nghiệp FPT luôn bám sát tôn chỉ “Tôn - Đổi - Đồng - Chí - Gương - Sáng”. Đây là 6 giá trị cốt lõi mà mọi thành viên FPT đều ghi nhớ và xem đó như kim chỉ nam để phát triển tại tập đoàn.

3.1. Tôn - đổi - đồng

Trong văn hóa doanh nghiệp FPT, “Tôn - Đổi - Đồng” mang ý nghĩa “Tôn trọng cá nhân - Tinh thần đổi mới - Tinh thần đồng đội”. 

3 giá trị “Tôn -  Đổi - Đồng” trong văn hoá doanh nghiệp FPT
3 giá trị “Tôn -  Đổi - Đồng” trong văn hoá doanh nghiệp FPT
  • Tôn trọng: Trong quá trình làm việc tại FPT, không có sự phân biệt cao thấp hay sự ưu tiên đối với những quan hệ thân thiết. Nhân viên luôn được khuyến khích thể hiện ý kiến cá nhân và phản biện trực tiếp với cấp trên. Ngoài ra, FPT cũng tôn trọng và chấp nhận bản sắc cá nhân, sẵn sàng hỗ trợ nhân viên vượt qua khó khăn để phát triển tốt hơn. Ban lãnh đạo luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên nâng cao kỹ năng chuyên môn
  • Đổi mới: Suy nghĩ theo lối mòn hay dậm chân tại chỗ là điều tối kỵ trong văn hoá doanh nghiệp của FPT. Do vậy, văn hóa doanh nghiệp FPT định hướng nhân viên liên tục học hỏi từ đồng nghiệp, khách hàng và đối tác
  • Đồng đội: Nhân viên FPT luôn phải đồng tâm hợp sức để chinh phục những mục tiêu chung. Đối đãi chân tình, lá lành đùm lá rách là những biểu hiện nổi bật trong tập thể nhân viên FPT

3.2. Chí - gương - sáng

Bên cạnh “Tôn - Đổi - Đồng”, “Chí - Gương - Sáng” là 3 giá trị mà nhân viên FPT luôn ghi nhớ. “Chí - Gương - Sáng” được hiểu là “Chí công - Gương mẫu - Sáng suốt”. Nó gợi mở những phẩm chất mà một nhà quản trị doanh nghiệp tại FPT cần phải có. 

3 giá trị “Chí - Gương - Sáng” trong văn hoá doanh nghiệp FPT
3 giá trị “Chí - Gương - Sáng” trong văn hoá doanh nghiệp FPT
  • Chí công: Để lãnh đạo nhân sự hiệu quả, nhà quản lý phải xây dựng niềm tin với nhân viên thông qua sự công bằng, minh bạch và liêm chính
  • Gương mẫu: Văn hoá doanh nghiệp xuất phát từ người lãnh đạo. Vì vậy, người lãnh đạo phải trở thành tấm gương sáng để nhân viên noi theo. Tại FPT, nhà quản trị phải phải nắm vững tinh thần “Tôn - Đổi - Đồng” và quan tâm đến việc xây dựng nguyên tắc ứng xử nhằm củng cố văn hóa doanh nghiệp 
  • Sáng suốt: Sự quyết đoán kết hợp với tầm nhìn xa sẽ giúp nhà lãnh đạo rất nhiều trong việc củng cố và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp tại doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản trị FPT phải là người sở hữu cái đầu lạnh và nhạy bén

XEM THÊM

4. 5 khía cạnh giúp định hình văn hóa doanh nghiệp

Cha đẻ của quản trị hiện đại - Peter Ferdinand Drucker từng nói rằng: “Văn hoá nuốt chửng chiến lược như một bữa sáng”. Còn theo Alok Bharadwaj - Phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược Canon châu Á: “Lãnh đạo nuốt chửng văn hoá như một bữa trưa”. Như vậy, có thể thấy, văn hoá tự nhiên như hơi thở nhưng cũng có sức mạnh nhấn chìm doanh nghiệp như một cơn bão. Đặc biệt, lãnh đạo là người có sức ảnh hưởng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của văn hóa doanh nghiệp. 

Theo Mr. Tony Dzung - CEO Trường doanh nhân HBR, văn hoá là gốc rễ của mọi vấn đề và nó xuất phát từ chính nhà lãnh đạo. Văn hoá được hiểu đơn giản là niềm tin, thói quen của toàn bộ đội ngũ nhân sự, từ ban lãnh đạo đến các cấp dưới. Nếu lãnh đạo có niềm tin và thói quen tốt thì nhân viên sẽ sao chép và lan tỏa một cách mạnh mẽ trong công ty. Ví dụ, nếu người lãnh đạo có thói quen học hỏi không ngừng thì doanh nghiệp cũng sẽ hình thành thói quen đó. Để xây dựng văn hóa tích cực, theo Mr. Tony Dzung, doanh nghiệp cần căn cứ vào 5 khía cạnh sau:

5 khía cạnh định hình văn hoá doanh nghiệp
5 khía cạnh định hình văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp phải tạo ra giá trị khác biệt cho khách hàng

Văn hóa doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị khác biệt cho khách hàng thông qua việc cung cấp những trải nghiệm đồng bộ, độc đáo. Đó là bởi khi áp dụng các giá trị cốt lõi và tôn chỉ của doanh nghiệp vào phương thức phục vụ và giao tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra ấn tượng sâu sắc, khác biệt. Khi khách hàng cảm thấy doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn và giá trị mà họ mong đợi, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và ủng hộ doanh nghiệp 

Văn hoá doanh nghiệp phải tạo ra giá trị cho nhân viên

Không chỉ là giá trị vật chất, văn hoá doanh nghiệp còn mang tới những giá trị tinh thần cho nhân viên. Văn hoá doanh nghiệp giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và xây dựng một cộng đồng đoàn kết. Đặc biệt, văn hóa doanh nghiệp còn khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Đây là những giá trị cốt lõi khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và say mê công việc. Khi nhận được những giá trị ấy, nhân viên sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp phải tạo ra lợi thế cạnh tranh

Văn hoá doanh nghiệp khuyến khích sự đổi mới và cải tiến. Đây là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Liên tục đổi mới, doanh nghiệp sẽ thể hiện được sự linh hoạt và tiên phong trong ngành, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ 

Văn hóa doanh nghiệp phải giúp nâng cao hiệu suất làm việc

Mục tiêu chung và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng qua văn hóa doanh nghiệp. Khi nhân viên nắm rõ mục tiêu chung và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, họ sẽ biết mình cần làm gì và làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ đó, hiệu suất làm việc sẽ gia tăng đáng kể. Vì vậy, có thể nói văn hoá doanh nghiệp là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc và cống hiến 

Văn hóa doanh nghiệp phải tạo ra giá trị cho cộng đồng và nhà đầu tư

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện giá trị cốt lõi, niềm tin, mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố định hướng hoạt động kinh doanh, bao gồm cả cách tiếp cận cộng đồng và nhà đầu tư. Ví dụ, căn cứ vào 5 giá trị cốt lõi, bao gồm “Chính trực, Tôn trọng, Công bằng, Đạo đức, Tuân thủ”, Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng hàng đầu bằng chính tình yêu và trách nhiệm với con người, xã hội

Vậy làm thế nào để có thể định hình và xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp tích cực, mời độc giả theo dõi bài viết 6 BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỂ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH NHẤT

5. Kết luận

Trên cơ sở phân tích những yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp FPT, các nhà lãnh đạo có thể học hỏi nhằm nâng cao văn hoá doanh nghiệp mình. Hy vọng rằng, với những thông tin hữu ích mà Trường doanh nhân HBR cung cấp trong bài viết, doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển văn hoá nội bộ xuất sắc. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger