Mục lục [Ẩn]
- 1. Bài học về tư duy lãnh đạo
- 2. Bài học về tư duy dùng người
- 3. Bài học về tư duy chủ động
- 4. Bài học về tư duy hỗ trợ
- 5. Bài học về tư duy bình đẳng – trọng dụng người tài
- 6. Bài học về tư duy tôn trọng nữ quyền
Bạn có biết rằng bạn có thể học được nhiều bài học quản trị nhân sự từ bàn cờ vua, cờ tướng không? Trong bài viết này của Trường Doanh Nhân HBR, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những bài học quản trị nhân sự thú vị và cách áp dụng chúng vào thực tế doanh nghiệp.
1. Bài học về tư duy lãnh đạo
Trong bộ cờ tướng, quyền lực của quân vua thường bị giới hạn do chúng chỉ có thể di chuyển trong một phạm vi hẹp. Do đó, quân vua luôn luôn được các quân sĩ bảo vệ an toàn trong suốt cả ván cờ.
Quân vua chính là đại diện cho hình ảnh những nhà lãnh đạo hèn nhát, quan liêu, không có tầm nhìn và thiếu quyết đoán. Những người lãnh đạo kiểu này thường có năng lực và kinh nghiệm yếu kém. Họ chỉ ngồi yên một chỗ, chỉ tay năm ngón chỉ đạo và thường lợi dụng quyền lực của bản thân để sai khiến hoặc ép buộc người khác phải tuân theo ý mình. Quyền lực chính là vũ khí chính của những người lãnh đạo này.
Ngược lại, quân Vua trong bàn cờ Vua chính là một leader tài ba, luôn chủ động trong mọi việc. Quân cờ này chính là đại diện cho hình ảnh của những nhà quản trị nhân sự xuất sắc, linh hoạt, quyết đoán và có tầm nhìn rộng. Họ là những cá nhân có khả năng điều hành, dẫn lối doanh nghiệp đi đến thành công.
>>> XEM THÊM: NẮM CHẮC 15 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ GIỎI
2. Bài học về tư duy dùng người
Quân tốt trên cả 2 bàn cờ Tướng và Vua đều có thể di chuyển một ô về phía trước và được phép biến thành quân hậu nếu vượt đến ranh giới của bàn cờ. Quân tốt đại diện cho những người lao động làm công ăn lương, luôn cống hiến và hy sinh sức lực của mình vì lợi ích của doanh nghiệp.
Trong cờ Tướng, quân tốt sau khi tham chiến, vượt qua muôn vàn khó khăn và nguy hiểm để đi đến cuối bàn cờ. Chúng liền trở nên vô dụng, không còn giá trị và hiển nhiên bị loại bỏ một cách không thương tiếc. Điều này là minh chứng cho lối suy nghĩ của những nhà lãnh đạo chỉ biết “vắt chanh bỏ vỏ”, không biết trọng dụng người tài. Họ sẵn sàng thí mạng cấp dưới để đạt mục tiêu bản thân hoặc sử dụng họ cho đến khi không còn giá trị lợi dụng. Đã có nhiều trường hợp cấp dưới bị đưa ra để chịu trách nhiệm thay cho lỗi lầm của lãnh đạo.
Ngược lại, trong cờ Vua, quân tốt khi cống hiến hết mình để đạt tới đích đến cuối bàn cờ, nó lại được tôn vinh công trạng và thăng quyền thành bất kỳ quân cờ khác, ngoại trừ vua. Đây là hình ảnh tượng trưng những cá nhân tài năng, có cống hiến và nỗ lực hết mình cho doanh nghiệp sẽ được trọng dụng và được nhận đãi ngộ xứng đáng. Hình ảnh này còn là minh chứng cho văn hóa doanh nghiệp trọng dụng và xem trọng nhân tài, doanh nghiệp sẵn lòng tạo điều kiện giúp nhân viên học hỏi và phát huy năng lực bản thân
Bài học quản trị nhân sự ở đây là nhà lãnh đạo cần phải có tầm nhìn tốt để có thể nhìn nhận đúng giá trị và trọng dụng đúng những nhân tài có năng lực. Không những vậy, nhà quản trị cũng cần tạo ra môi trường làm việc thú vị, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh. Thông qua đó, nhân viên có thể phát huy năng lực và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
>>> XEM THÊM: QUY TẮC MẮT XÍCH YẾU - SẾP CẦN BIẾT ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ CHUYỂN HOÁ NHỮNG NHÂN SỰ YẾU KÉM
3. Bài học về tư duy chủ động
Trong cờ tướng, các quân cờ như pháo, tượng và mã đều có những hạn chế nhất định trong việc di chuyển. Ví dụ, quân tượng không thể qua sông, quân pháo cần có ngòi nổ mới ăn được đối thủ, quân mã chỉ được di chuyển ở một số vị trí nhất định. Hạn chế của những quân cờ này tượng trưng cho những rào cản, những quy tắc và khuôn khổ mà nhân viên có thể gặp phải trong một tổ chức do tư duy hạn hẹp của nhà lãnh đạo.
Ngược lại, trên bàn cờ vua, các quân cờ đó lại được di chuyển linh hoạt hơn. Quân tượng có thể di chuyển khắp mọi hướng trên bàn cờ, quân mã có thể có thể nhảy bước đến bất kỳ vị trí nào. Đây là minh chứng cho việc các nhân viên tại nhiều doanh nghiệp hiện nay được tự do chủ động trong công việc. Hơn nữa, họ còn được doanh nghiệp tạo điều kiện cũng như cơ hội để học tập và phát huy năng lực làm việc của bản thân.
4. Bài học về tư duy hỗ trợ
Trong cờ tướng, quân tốt thường bị bỏ rơi, không được bảo vệ bởi các quân tướng lãnh đạo phía sau. Trong số tất cả các quân tốt, chỉ có hai quân tốt may mắn được hai quân xe bảo vệ. Các con tốt còn lại đều phải tự bảo vệ mình và những quân tướng phía sau.
Hình ảnh các quân tốt chính là đại diện sự phân biệt và bất bình đẳng trong doanh nghiệp. Những người làm việc hiệu quả không được thừa hưởng mức lương và các chế độ đãi ngộ tương xứng với năng lực của bản thân. Những người ở vị trí càng cao, lương thưởng lẫn phúc lợi mà họ nhận được sẽ càng cao và ngược lại.
Nhưng trong cờ vua, tất cả các con tốt đều được hỗ trợ và bảo vệ bởi các quân tướng lãnh từ phía sau. Chúng đều có giá trị tương đương nhau và đều nhận được quyền lợi công bằng như nhau.
Qua đó có thể thấy, một doanh nghiệp cần phải xây dựng một môi trường làm việc công bằng và bình đẳng. Nhà lãnh đạo giữ được sự khách quan, không phân biệt vị trí hay chức vụ khi giúp đỡ, hỗ trợ các nhân sự. Từ đó giúp nhân viên sẽ có thêm niềm tin, động lực làm việc và mong muốn trung thành với doanh nghiệp.
Thấu hiểu những nỗi đau và khó khăn của lãnh đạo trong quá trình quản trị nhân sự. Chương trình TƯ VẤN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ sâu xuyên suốt 2 năm cùng Mr.Tony Dzung ra đời nhằm giúp chủ doanh nghiệp giải quyết tận gốc vấn đề cốt lõi nhất trong tổ chức là "tìm người phù hợp", "nâng cao năng lực thực thi của nhân viên" và "phát triển đội ngũ nhân sự kế cận" để biến mọi ý tưởng của Sếp thành lợi nhuận.
5. Bài học về tư duy bình đẳng – trọng dụng người tài
Nhiệm vụ của hai con sĩ đứng cạnh quân vua trong bàn cờ tướng chỉ có bám sát và bảo vệ vua khỏi những quân cờ đối thủ. Nhờ vậy, hai quân sĩ hiển nhiên trở thành tay chân thân tín của người lãnh đạo. Tương tự như hình ảnh những nhân viên thích xu nịnh, không có thực lực, chỉ biết nói lời hay ý ngọt cho người lãnh đạo nghe.
Trái lại, trên bàn cờ vua, quân hậu được đứng bên cạnh quân vua. Đây là quân cờ mạnh nhất bởi nó có khả năng di chuyển theo mọi hướng trên bàn cờ vua. Chính khả năng này, quân Hậu được xem là một trong những quân cờ chủ chốt góp phần làm nên chiến thắng cho nhiều trận đấu cờ vua.
Quân Hậu chính là đại diện cho hình mẫu một nhân viên có năng lực cao, được lãnh đạo trọng dụng và giao phó những nhiệm vụ quan trọng. Họ là những cánh tay phải đắc lực giúp lãnh đạo hoàn thành mọi mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
Bài học quản trị nhân sự được rút ra là một người lãnh đạo giỏi phải biết nhận diện, đánh giá đúng tài năng của nhân viên. Đồng thời cũng cần phải biết trọng dụng, sắp xếp nhân viên vào đúng các vị trí phù hợp với năng lực làm việc của họ. Nhờ vào phương thức quản trị nhân sự tài tình này, nhà lãnh đạo có thể tạo dựng ra được một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, vững vàng cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm.
>>> XEM THÊM: BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT 5 BÍ QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI NĂNG
6. Bài học về tư duy tôn trọng nữ quyền
Trong bàn cờ vua, quân hậu là đại diện cho phái nữ, là biểu tượng của sức mạnh và tài năng nữ giới. Quân hậu là quân mạnh nhất, có khả năng linh hoạt di chuyển tới bất kỳ vị trí nào trên bàn cờ vua. Năng lực của quân Hậu tượng trưng cho khả năng đảm nhận các vị trí khác nhau, khẳng định tài năng và vị thế của phụ nữ trong môi trường làm việc và trong xã hội hiện đại.
Nhà lãnh đạo cần có tư duy chiến lược và sẵn sàng thay đổi để bắt kịp xu hướng hiện đại. Đồng thời, họ cũng cần biết trọng dụng nhân tài bất kể mọi giới tính để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại công nghiệp 4.0.
Bàn cờ vua, cờ tướng là những trò chơi giải trí hấp dẫn nhưng cũng mang đến những bài học về quản trị nhân sự. Hy vọng bài viết trên của Trường Doanh Nhân HBR đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về quản trị nhân sự và giúp bạn áp dụng vào thực tế doanh nghiệp thành công để xây dựng một đội ngũ nhân sự vững mạnh.