TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CHUYỆN LẠ: HỌC KINH DOANH TỪ NGƯỜI ĂN MÀY TRÊN PHỐ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Quan sát tỉ mỉ và áp dụng thông minh mô hình SWOT
  • 2. Xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu 
  • 3. Không bám đuổi một cách vô ích
  • 4. Luôn giữ thái độ tích cực

Người ăn mày trong câu chuyện dưới đây đã kiếm được số tiền nhiều hơn cả một công nhân lao động nhờ 2 yếu tố quan trọng: "Ăn mày cũng cần phải có phương pháp khoa học" và "Tri thức quyết định tất cả". Những nguyên tắc này đã giúp anh ta tận dụng tối đa tiềm năng và tạo ra hiệu suất công việc cao đáng kể. Cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu câu chuyện đằng sau và bài học kinh doanh áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.

1. Quan sát tỉ mỉ và áp dụng thông minh mô hình SWOT

Một người đàn ông vừa bước ra khỏi một Plaza với một túi đồ Levi’s mới mua. Bỗng một người ăn mày xuất hiện trước mặt anh ta và nói: 

- Anh cho tôi xin ít tiền được không?

Người đàn ông tiện tay vứt cho người ăn mày 2 đồng tiền rồi bắt chuyện. Người ăn mày rất hứng thú và bắt đầu kể lể.

- Tôi hàng ngày chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Chỉ cần lướt qua tôi đã biết anh là người nhiều tiền.

- Hả? Ông cũng hiểu biết phết nhỉ! - người đàn ông ngạc nhiên.

Người đàn ông  ngẫm nghĩ một lát, thấy tò mò bèn hỏi:

- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?

Người đàn ông nhìn kỹ người ăn xin, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.

- Người ăn xin nói: Ai chẳng sợ và ghét ăn mày nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những người ăn mày khác.

Người đàn ông gật đầu đồng ý, đúng là anh ta không ghét người ăn mày, nên mới nói chuyện lâu như vậy.

-Người ăn xin nói: Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. So với những người ăn mày khác, ưu thế của tôi là sạch sẽ, không làm người ta cảm thấy phản cảm, xa lánh. Cơ hội và nguy cơ thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, do cảnh sát đuổi, do thời tiết và các yếu tố khác. 

Phân tích SWOT cung cấp cơ sở thông tin quan trọng để định hình chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bằng cách phân tích tỉ mỉ, bạn có thể tạo ra một bản đồ chiến lược rõ ràng dựa trên những ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt.

Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp hiểu mình, hiểu đối thủ

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH SWOT  LÀ GÌ? CÁCH PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

2. Xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu 

- Người ăn xin tiếp lời: Tôi đã từng tính toán rất cụ thể và tỉ mỉ rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, Mỗi ngày trung bình khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Chỉ cần mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng thì mỗi tháng thu nhập của tôi phải được 300 triệu đồng. Nhưng trên thực tế, đâu phải ai cũng sẵn lòng cho người ăn mày như tôi. Vì thế, tôi phải phân tích ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.

Người ăn mày nói tiếp: - Ở khu Plaza sầm uất này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công tới 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỷ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.

- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Người đàn ông tò mò

- Trước tiên là khách hàng mục tiêu nhé. Tôi sẽ chọn những thanh niên trẻ như anh, có thu nhập nên tiêu tiền thoải mái hơn. Bên cạnh đó còn có các cặp đôi tình nhân, họ sợ mất mặt với những người bạn khác phái nên phải ra tay hào phóng.

- Thế còn khách hàng tiềm năng?

Sẽ là những cô gái xinh đẹp đi một mình, họ rất sợ bị lẽo đẽo theo sau nên bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Cả khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của tôi đều thuộc tầm tuổi 20 - 30. Còn những đối tượng khác tôi thường bỏ qua.

- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?

- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 400 - 500 nghìn đồng.

Xác định khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng cụ thể mà họ muốn nhắm đến. Bằng cách nắm bắt nhu cầu, mong muốn, quan tâm và đặc điểm của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị phù hợp để thu hút và phục vụ khách hàng tốt nhất.

Bài học từ người ăn xin trên phố về xác định khách hàng mục tiêu bằng STP
Bài học từ người ăn xin trên phố về xác định khách hàng mục tiêu bằng STP

3. Không bám đuổi một cách vô ích

Thấy người đàn ông không tin, người ăn xin giải thích thêm: 

- Buổi sáng từ 11h đến 19h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Thường một phút tôi xin được một đồng 1 nghìn. 8 tiếng tôi xin được 480 đồng 1 nghìn, tỷ lệ thành công 60% thì tôi được khoảng 300 nghìn đồng. 

Người ăn mày nói tiếp:

- Chiến lược ăn mày của tôi là không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu không được cho tiền ngay, tôi sẽ không bám theo họ. Tôi không muốn lãng phí thời gian và năng lượng của mình trên những người không chịu cho tiền. Thay vào đó, tôi sẽ tìm mục tiêu khác để tiếp cận.

Người đàn ông giàu có thốt lên:

- Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc Marketing vậy.

- Người ăn mày tiếp lời: Một lần có người cho tôi 50 nghìn đồng để tôi gào 100 lần dưới cửa sổ “Anh yêu em”. Tuy nhiên, tôi tính toán thấy lợi nhuận nhận được chỉ là 500 đồng, ít hơn so với việc đi ăn mày một lần 1000 đồng nên tôi từ chối luôn.

"Mục tiêu không phải là chỉ số đo của thành công, mà là hướng dẫn để chúng ta tìm ra con đường đến thành công" - John C. Maxwell

5 bước theo đuổi mục tiêu tới cùng từ bài học người ăn xin trên phố
5 bước theo đuổi mục tiêu tới cùng từ bài học người ăn xin trên phố

>>> XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU KINH DOANH DÀI HẠN, HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

4. Luôn giữ thái độ tích cực

- Người ăn mày nhẹ giọng tâm sự: Tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Tôi cho rằng như vậy. Những người ăn mày khác vui vì xin được nhiều tiền. Nhưng với tôi vui vẻ thì mới xin được tiền.

- Người ăn mày đáp tiếp: Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, tôi luôn hiểu được niềm vui mà công việc của mình mang lại. Khi trời mưa ít người, những người ăn mày khác sẽ ngủ hoặc ủ rũ oán trách. Còn tôi về đưa vợ con lên phố chơi, đi ăn, đi chơi. Mỗi khi gặp đồng nghiệp tôi cũng vứt cho họ một đồng xu như với chính mình.

- Ối ông cũng có vợ con? - Người nhà giàu thắc mắc

- Vợ tôi ở nhà bếp núc, con tôi đi học. Căn nhà tôi đang ở là tôi vay tiền ngân hàng mua, trả nợ trong vòng 10 năm. Tôi vẫn phải nỗ lực kiếm tiền hết mình để nuôi con tôi học hành. Sau này tôi sẽ cho nó học quản trị kinh doanh hoặc Marketing để cố vấn cho tôi xin được nhiều tiền hơn haha.

Thái độ tích cực giúp bạn duy trì động lực và kiên nhẫn trong công việc kinh doanh. Khi bạn tin tưởng vào khả năng của mình và tạo ra một tâm lý lạc quan, bạn sẽ có thể vượt qua khó khăn và trở ngại trên con đường thành công.

Kinh doanh là khoa học và nghệ thuật của sự lựa chọn mà muốn có lựa chọn đúng thì bắt buộc phải có trí tuệ. Khóa học chuyên sâu XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH chính là giải pháp trọn gói cung cấp cho Ban Lãnh đạo mọi kiến thức nền tảng và mô hình chiến lược hiệu quả nhất để thiết kế, triển khai, lựa chọn và tối ưu chiến lược kinh doanh.

XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Vậy chúng ta có thể học được gì từ gã ăn mày trên phố? Chúng ta học được rằng sự quan tâm đến khách hàng, tích cực và lạc quan, cùng với tầm nhìn và mục tiêu, là những yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta có thể áp dụng những bài học này vào công việc của mình và đạt được sự thành công mà chúng ta mong muốn. Chúc các bạn thành công trong kinh doanh cũng như cuộc sống từ bài học thú vị trên.

Thông tin tác giả
Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger