TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

BÀI HỌC VỀ LƯƠNG THƯỞNG QUA CÂU CHUYỆN VUA THỎ VÀ CỦ CÀ RỐT

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Câu chuyện Vua Thỏ và Củ Cà Rốt
    • 1.1 - Tuỳ tiện khen thưởng, bất mãn nổi lên
    • 1.2 - Bầy thỏ học cách đóng kịch
    • 1.3 - Ban hành quy định khen thưởng
    • 1.4 - Chú ý cải cách chế độ khen thưởng
    • 1.5 - Sau khi quy củ bị phá hỏng
    • 1.6 - Cà rốt cũng mất tác dụng khen thưởng
  • 2. Bài học quản trị nhân sự bằng lương thưởng qua câu chuyện Vua Thỏ và Củ Cà Rốt
    • 2.1. Khen thưởng là công cụ hiệu quả trong quản trị nhân sự
    • 2.2. Cần xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch về chế độ lương thưởng 
    • 2.3. Không quá phụ thuộc vào lương thưởng mà phải biết cách xây dựng KPIs   
    • 2.4. Phải để đội ngũ nhân sự nhìn vào mục tiêu chung của tổ chức
    • 2.5. Lãnh đạo cần nhìn nhận được vấn đề đang diễn ra và nhanh chóng đề xuất giải pháp
  • 3. VIDEO cách tính lương thưởng cho phòng Marketing
  • 4. Lời kết 

Lương thưởng là một phần quan trọng trong quản trị nhân sự. Chính sách lương thưởng hiệu quả sẽ tạo động lực giúp nhân viên làm việc năng suất hơn. Tuy nhiên, không phải cứ khen thưởng hậu hĩnh là tốt. Trong một số trường hợp, điều này có thể gây tác dụng ngược dẫn đến việc nhân sự làm việc chống đối và chỉ thích hư vinh. Câu chuyện “Vua Thỏ và Củ Cà Rốt” sẽ đem lại cho các nhà lãnh đạo nhiều bài học giá trị về quản trị nhân sự qua lương thưởng.

1. Câu chuyện Vua Thỏ và Củ Cà Rốt

Có một bầy thỏ sinh sống ở dưới vách núi Nam Sơn đã từ lâu. Nhờ sự lãnh đạo tài tình của vua Thỏ mắt xanh, chúng có một cuộc sống luôn đầy đủ thức ăn và tràn đầy hạnh phúc. 

Tuy nhiên, vua thỏ nhận ra rằng thời gian gần đây lượng thức ăn bầy thỏ kiếm được ngày một ít đi. Để giải quyết tình trạng này, vua Thỏ đã điều tra nguyên nhân và phát hiện có một số con thỏ lười nhác làm ảnh hưởng việc kiếm ăn của cả đàn. 

Những cá nhân lười biếng này đã gây nên hiệu ứng dây chuyền, khiến những con thỏ chăm chỉ cũng không muốn làm việc. Bởi những con thỏ chăm chỉ cũng cho rằng, dù chúng làm nhiều hay ít cũng đều như nhau, vậy cần gì phải làm chăm chỉ? Do vậy, cả bầy thỏ đã rủ nhau không làm việc. 

Đứng trước tình huống như thế, vua Thỏ quyết định phải làm gì đó để thay đổi nếu không bầy thỏ sẽ chết đói: Ông tuyên bố con thỏ nào làm việc chăm chỉ sẽ giành được phần thưởng cà rốt đặc biệt.

1.1 - Tuỳ tiện khen thưởng, bất mãn nổi lên

Sau khi vua tuyên bố, một chú thỏ xám con đã giành được củ cà rốt khen thưởng đầu tiên của vua Thỏ. Sự việc này nhanh chóng đến tai các con thỏ khác và gây xôn xao vương quốc thỏ. Nhiều ý kiến trái chiều nổ ra mà trước đó Vua Thỏ không ngờ hiệu ứng lại mạnh như vậy. Vì đố kỵ, bất mãn nên một số vị thỏ cao niên đến gặp vua Thỏ. Chúng chỉ ra vô số những mặt không tốt của thỏ xám con, đồng thời chất vấn vua Thỏ đã dựa vào tiêu chuẩn nào để thưởng cho thỏ xám con? 

Vua Thỏ trả lời: Ta cho rằng, thỏ xám con đã làm việc rất chăm chỉ, nếu như các ngươi cũng như vậy, đương nhiên sẽ nhận được phần thưởng của ta.

1.2 - Bầy thỏ học cách đóng kịch

Sau câu nói này của nhà vua, cả bầy thỏ tin rằng bí quyết để được giải thưởng là cho nhà vua thấy rằng mình chăm chỉ. Chính vì vậy, khi nhà vua đi ngang qua chúng giả vờ như đang cố gắng làm việc hết sức. 

Ngược lại, một số chú thỏ thật thà không biết cách giả vờ và cũng không biết phải làm cách nào để lấy lòng vua Thỏ nên dù chăm chỉ nhưng luôn bị thiệt thòi. Lâu dần, hành vi này trở thành nếp làm việc của bầy thỏ. Chúng luôn làm việc gian dối, trước mặt vua thì chăm chỉ nhưng thực chất là lười nhác. 

Đám thỏ ranh mãnh tìm đủ mọi cách để lấy lòng vua Thỏ, thậm chí không từ mọi thủ đoạn. Sau một thời gian, phẩm chất trung thực và yêu lao động vốn có của bầy thỏ bị xói mòn thay vào đó là sự lười biếng, gian dối.

1.3 - Ban hành quy định khen thưởng

Vấn nạn trở nên ngày một nghiêm trọng, vua Thỏ nhờ sự giúp sức của các bậc thỏ cao niên để đưa ra cách thức. Vua Thỏ quyết định xây dựng và ban hành một bộ quy định khen thưởng trong vương quốc thỏ. 

Quy định nêu rõ, tất cả những thức ăn mà bầy thỏ đem về đều phải thông qua kiểm tra, sau đó sẽ tiến hành khen thưởng căn cứ theo số lượng hoàn thành. Trong một thời gian ngắn, năng suất lao động của bầy thỏ thay đổi hoàn toàn, lượng thức ăn dự trữ trong kho cũng nhiều lên.

1.4 - Chú ý cải cách chế độ khen thưởng

Thế nhưng không để vua Thỏ đắc trí lâu, năng suất lao động lại bắt đầu suy giảm sau một thời gian ngắn. Vua Thỏ thấy rất ngạc nhiên trước tình trạng này vì cho rằng chính sách của mình là tối ưu. Ông tiếp tục tiến hành điều tra và tìm ra nguyên nhân. Thì ra nguồn thức ăn gần chỗ bầy thỏ sinh sống đã sớm bị khai thác kiệt quệ, nhưng không con thỏ nào chịu đi tìm nguồn thức ăn mới.

Có một con thỏ trắng tai dài chỉ trích thuyết số lượng của vua Thỏ, chính thuyết này đã làm nảy sinh ra tư tưởng chủ nghĩa công lợi về hành vi trong một thời gian ngắn, không có lợi cho việc bồi dưỡng động cơ hành vi thực sự phát triển trong dài hạn của bầy thỏ. 

1.5 - Sau khi quy củ bị phá hỏng

Vua Thỏ xem xét lời góp ý của thỏ trắng tai dài và nhận thấy đó là lời có lý nên ông bắt đầu suy xét lại. Một hôm, thỏ xám con không tìm kiếm đủ số thức ăn của ngày hôm đó nên người bạn thân Đô Đô đã chủ động đưa nấm cho thỏ xám. 

Nghe được câu chuyện, vua Thỏ rất vui mừng và tán thưởng vì Đô Đô biết quan tâm, chia sẻ với người khác. Hai ngày sau, vua Thỏ tình cờ gặp Đô Đô ở cửa nhà kho, nhớ lại phẩm chất tốt đẹp của Đô Đô, nên đã chứng thưởng gấp đôi số cà rốt cho Đô Đô. 

Vì thưởng cho Đô Đô không theo kế hoạch, nên vua Thỏ đã khiến thái độ gian dối, trước mặt một kiểu sau lưng một kiểu thịnh hành trở lại. Bầy thỏ đều tìm cách lấy lòng vua Thỏ để được thưởng thêm, khiến vua Thỏ ăn không ngon, ngủ không yên. 

Có con thỏ thắc mắc: 

  • Tại sao thần làm nhiều như vậy nhưng lại nhận được ít phần thưởng hơn Đô Đô. Xin hỏi bệ hạ dựa vào đâu để đưa ra quyết định như vậy? 

Con khác thì lại chất vấn: 

  • Lần này thần kiếm được rất nhiều thức ăn, nhưng phần thưởng lại ít hơn lần trước, xin hỏi bệ hạ, công bằng ở đâu?

1.6 - Cà rốt cũng mất tác dụng khen thưởng

Càng ngày sự việc càng trở nên tồi tệ hơn. Không con nào chịu làm việc nếu không có phần thưởng nhiều. Vua thỏ đau đầu vì nếu không có ai làm việc, bầy thỏ sẽ ăn bằng gì? Ông cảm thấy bất lực. 

Vua thỏ tuyên bố, bất kỳ con thỏ nào đồng ý trở thành tình nguyện viên lập công cho bầy thỏ sẽ lập tức nhận được một giỏ cà rốt to. Lệnh vua vừa ban, con thỏ nào cũng tranh nhau để có thể ghi tên mình trong danh sách lập công. 

Vua Thỏ mừng thầm vì cho rằng chiêu trọng thưởng quả nhiên phát huy tác dụng. Nhưng đâu ngờ, những con thỏ được thưởng hậu hĩnh vì tình nguyện ghi tên vào danh sách lập công không con nào hoàn thành nhiệm vụ. Vua Thỏ giận run người, chạy đi tìm chúng để khiển trách. Nhưng vua Thỏ không ngờ, tất cả đám thỏ đồng thanh phản bác.

  • Thưa bệ hạ, chuyện này không thể trách chúng thần được. Xin hỏi bệ hạ, cà rốt đã có trong tay rồi ai còn có tâm trạng đi làm việc nữa đây?

Tóm tắt câu chuyện vua thỏ và củ cà rốt
Tóm tắt câu chuyện vua thỏ và củ cà rốt

2. Bài học quản trị nhân sự bằng lương thưởng qua câu chuyện Vua Thỏ và Củ Cà Rốt

Vương quốc của bầy thỏ giống như một tổ chức mà ở đó vua thỏ là người lãnh đạo. Mọi quyết định vua thỏ đưa ra đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc tìm kiếm lương thực của những chú thỏ khác. Thông qua câu chuyện này, chủ doanh nghiệp có thể rút ra được 4 bài học quý giá có thể áp dụng cho tổ chức về quản trị nhân sự thông qua lương thương.  

2.1. Khen thưởng là công cụ hiệu quả trong quản trị nhân sự

Trong câu chuyện, ngay khi vua thỏ thực hiện khen thưởng đã đem lại hiệu quả tức thì. Tình trạng những con thỏ lười biếng được giải quyết vì chúng nhận thấy rằng chỉ khi làm việc chăm chỉ mới được nhận quà hậu hĩnh. 

Tương tự, trong doanh nghiệp, nếu nhân sự không được thưởng cho những thành tựu trong công việc họ mất đi động lực cố gắng. Khi những nỗ lực của mình không được công nhận, nhân sự sẽ trở nên chán chường và không chuyên tâm vào nhiệm vụ được giao.

Khen thưởng là tất yếu trong quản trị nhân sự
Khen thưởng là tất yếu trong quản trị nhân sự

>>> XEM THÊM: “BỎ TÚI” 6 BÀI HỌC QUẢN TRỊ ĐỈNH CAO CỦA CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN SAMSUNG LEE KUN HEE

2.2. Cần xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch về chế độ lương thưởng 

Vua thỏ tặng củ cà rốt đặc biệt cho thỏ xám một cách ngẫu hứng và không có thông báo chính thức đã gây nên sự bất mãn của những con thỏ cao niên. Không chỉ vậy, vì không thiết lập tiêu chuẩn rõ ràng khiến bầy thỏ hiểu lầm chỉ cần lấy lòng vua thỏ sẽ được thưởng. Trong khi đó, năng suất làm việc thực sự lại không hề tăng. 

Từ đó, nhà lãnh đạo có thể rút ra bài học để có chế độ lương thưởng hiệu quả, cần phải có tiêu chuẩn rõ ràng, công bằng và khách quan. Tiêu chuẩn khen thưởng cần phải được xây dựng dựa trên các tiêu chí cụ thể, đo lường được và phù hợp với mục tiêu chiến lược của tổ chức. 

Lãnh đạo có nhiệm vụ công bố quy định khen thưởng rộng rãi và minh bạch cho tất cả nhân viên. Điều này giúp nhân sự biết được những gì mình cần làm để được khen thưởng và những gì mình sẽ nhận được khi làm tốt. Người quản lý cần tránh tình trạng khen thưởng ngẫu hứng, không theo kế hoạch vì điều này có thể gây ra tranh cãi giữa các nhân viên.

Nhằm giúp chủ doanh nghiệp và quản lý nâng tầm năng lực lãnh đạo, từ đó xây dựng cho mình đội ngũ cốt lõi xuất chúng, mở rộng doanh nghiệp x5 x10 lần, Trường Doanh Nhân HBR đã nghiên cứu và phát triển khóa học chuyên sâu XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM.

XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO & PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

2.3. Không quá phụ thuộc vào lương thưởng mà phải biết cách xây dựng KPIs   

Trong câu chuyện “Vua Thỏ và Củ Cà Rốt”, vì quá phụ thuộc vào lương thưởng, vua thỏ đã phải đối mặt với tình trạng đàn thỏ từ chối làm việc khi không được thưởng. Vì vậy, chủ doanh nghiệp không nên coi lương thưởng là yếu tố cốt lõi thúc đẩy hiệu quả việc làm mà cần có kế hoạch KPIs (chỉ số hiệu quả công việc) cụ thể. 

KPIs là công cụ giúp lãnh đạo có thể theo dõi được tiến độ, kết quả và hiệu suất của từng nhân sự nói riêng và doanh nghiệp nói chung. KPIs trở thành chìa khóa tạo ra sự cam kết, trách nhiệm và áp lực hoàn thành công việc nhất định cho nhân sự. 

Không quá phụ thuộc vào lương thưởng khi quản trị nhân sự
Không quá phụ thuộc vào lương thưởng khi quản trị nhân sự

>>> XEM THÊM: BÀI HỌC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TỪ BÀN CỜ VUA, CỜ TƯỚNG

2.4. Phải để đội ngũ nhân sự nhìn vào mục tiêu chung của tổ chức

Những củ cà rốt cũng giống như lương thưởng chỉ có thể tạo động lực tức thời cho những chú thỏ. Động lực làm việc sẽ nhanh chóng biến mất khi chúng không được trao phần thưởng liên tục và tăng lên theo thời gian. 

Vì thế, với vai trò là chủ doanh nghiệp, bạn cần truyền thông liên tục về tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức cho nhân sự. Đây là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp chạm đến được những mục tiêu dài hạn.

>>> XEM THÊM: ÁP DỤNG BÀI HỌC QUẢ TÁO THỐI ĐỂ NHÂN SỰ ĐOÀN KẾT, HỖ TRỢ NHAU PHÁT TRIỂN 

2.5. Lãnh đạo cần nhìn nhận được vấn đề đang diễn ra và nhanh chóng đề xuất giải pháp

Khi đưa ra những quyết định lương thưởng, vua thỏ đã không tìm hiểu rõ nguyên cốt lõi của vấn đề. Điều này dẫn đến việc hệ lụy ngày càng nghiêm trọng. Việc áp dụng quy tắc khen thưởng theo số lượng khiến nguồn thức ăn cạn kiệt. Bên cạnh đó đàn thỏ không có sự chỉ dẫn, định hướng nên không biết tiếp tục tìm thức ăn ở đâu. Vua thỏ đã không linh động trong việc nhìn ra vấn đề ngoại cảnh tác động đến hiệu suất làm việc để kịp thời đối phó. 

Thông qua đó, chủ doanh nghiệp không chỉ đưa ra phần thưởng rồi ngồi đợi thành quả mà phải đưa ra được định hướng, mục tiêu rõ ràng cho nhân sự. Đồng thời, lãnh đạo phải luôn theo sát quá trình để khắc phúc khi có vấn đề phát sinh. 

Lãnh đạo cần nhanh chóng nhìn ra vấn đề và kịp thời giải quyết
Lãnh đạo cần nhanh chóng nhìn ra vấn đề và kịp thời giải quyết

3. VIDEO cách tính lương thưởng cho phòng Marketing

Tính lương thưởng phòng Marketing | Q&A Mr. Tony Dzung

4. Lời kết 

Từ câu chuyện “Vua Thỏ và Củ Cà Rốt”, chủ doanh nghiệp có thể thấy được rằng việc quản lý nhân sự thông qua lương thưởng không hề dễ dàng. Khen hay chê, thưởng hay phạt đều phải cân nhắc kỹ càng. Nếu không giống như vua thỏ việc sử dụng củ cà rốt thì chẳng những không khích lệ nhân viên chăm chỉ làm việc, mà ngược lại còn dẫn đến sự suy vong của một tổ chức. 

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger