TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

6 BÀI HỌC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN SAMSUNG

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Luôn linh hoạt và sáng tạo để thành công
  • 2. Tạo cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ nhân viên
  • 3. Samsung luôn cung cấp sản phẩm chất lượng nhất
  • 4. Nguyên tắc quản trị nhân sự “7 đến 4” độc đáo
  • 5. Linh hoạt thay đổi mục tiêu và cách quản lý theo từng giai đoạn
  • 6. Lắng nghe và quan tâm đến nhân sự 

Lee Kun Hee, Chủ tịch Tập đoàn Samsung, là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại và có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp công nghệ. Với tầm nhìn, sự kiên nhẫn và tinh thần đổi mới không ngừng, ông đã dẫn dắt Samsung trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới. Hãy cùng Trường doanh nhân HBR khám phá ngay 6 bài học về quản trị nhân sựquản trị kinh doanh của nhà quản trị Lee Kun Hee đại tài.

1. Luôn linh hoạt và sáng tạo để thành công

Sự linh hoạt và sáng tạo luôn đóng vai trò then chốt trong sự thành công của ông Lee Kun Hee và Samsung. Là một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã bao giờ bạn thắc mắc rằng, điều gì đã khiến Samsung không ngừng đổi mới và thành công như bây giờ không?

  • Khuyến khích sự học hỏi: Lee Kun Hee đã áp dụng một phong cách quản trị nhân sự độc đáo. Ông khuyến khích nhân viên tự làm, tự học và tự trau dồi. Điều này giúp nhân viên có nhiều ý tưởng mới, sáng tạo, giúp Samsung luôn duy trì sự cạnh tranh và không bao giờ bị tụt hậu. Bên cạnh đó, Samsung không ngừng mở rộng thị phần từ những sản phẩm phân khúc giá rẻ đến phân khúc cao cấp

  • Lãnh đạo làm gương: Ông Lee Kun Hee nổi tiếng là người có kỷ luật thép. Ông sẵn sàng bỏ đi hàng trăm nghìn sản phẩm không đáp ứng chỉ 1 trong những yêu cầu về sản phẩm của ông. Cho dù việc này có khiến Lee Kun Hee phải chịu những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên điều này khiến cho sản phẩm của Samsung luôn đáp ứng đủ 3 tiêu chí sang - bền - đẹp

  • Thưởng cho những đổi mới có giá trị: Hàng năm Samsung thường tổ chức chương trình "Great Contributors Program - Chương trình Đóng góp Tuyệt vời”. Trong chương trình này, các nhân viên có thể đề xuất ý tưởng mới, cải tiến hoặc dự án đột phá trong công ty. Nếu ý tưởng được chấp nhận, nhân viên sẽ được thưởng một khoản tiền lớn và nhận được sự công nhận từ ông Lee Kun Hee và ban lãnh đạo

Cách xây dựng văn hóa học tập, đổi mới không ngừng trong tổ chức
Cách xây dựng văn hóa học tập, đổi mới không ngừng trong tổ chức

>>> XEM THÊM: XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP TRONG DOANH NGHIỆP NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

2. Tạo cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ nhân viên

Ông Kun Hee luôn đề cao sự cạnh tranh công bằng, khuyến khích nhân viên phấn đấu để vượt qua giới hạn của bản thân. Một cách quản trị nhân sự độc đáo mà ông đã áp dụng là loại bỏ 5 - 10% nhân sự không đáp ứng được hiệu quả công việc, giáng chức 25 - 30% nhân viên có KPI chưa đạt yêu cầu và chỉ tập trung vào 5 - 10% nhân viên xuất sắc để đào tạo và phát triển họ thành lãnh đạo cấp cao.

Cách quản lý này đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong đội ngũ lãnh đạo của Samsung và đồng thời thúc đẩy hiệu suất làm việc hàng ngày của nhân viên. Để tiếp tục được bồi dưỡng và thăng tiến trong công việc, mỗi nhân sự cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và tạo ra kết quả theo cam kết.

Môi trường cạnh tranh lành mạnh được xem là phương pháp quản trị nhân sự hiệu quả trong tổ chức. Nhà quản trị có thể áp dụng những phương pháp như: 

  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Thiết lập mục tiêu rõ ràng và đo lường hiệu suất dựa trên các tiêu chí cụ thể. Cung cấp cho nhân viên sự hiểu biết rõ ràng về những gì được mong đợi từ họ và đặt ra các chỉ tiêu đo lường để đánh giá hiệu quả công việc.

  • Tạo ra cơ hội thăng tiến: Tạo ra các cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp cho nhân viên. Điều này có thể bao gồm việc xây dựng một hệ thống thăng tiến rõ ràng, cung cấp các chương trình đào tạo và định hướng sự nghiệp và khuyến khích nhân viên tham gia vào các dự án và nhiệm vụ mới.

  • Tạo môi trường làm việc tích cực: Xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác và sự giao tiếp mở. Tạo ra một văn hóa ủng hộ đội ngũ nhân viên và khuyến khích sự tương tác, chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau.

Cách quản trị nhân sự của Lee Kun Hee
Cách quản trị nhân sự của Lee Kun Hee

>>> XEM THÊM: 6 CÁCH QUẢN LÝ NHÂN VIÊN CỨNG ĐẦU HIỆU QUẢ KHÔNG NÊN BỎ LỠ

3. Samsung luôn cung cấp sản phẩm chất lượng nhất

Samsung luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và luôn cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng. Điều này đã trở thành một tâm niệm quan trọng mà tất cả nhân viên của Samsung phải luôn ghi nhớ.

Cách quản trị kinh doanh của chủ tịch Lee Kun Hee luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng và luôn hướng tới cải tiến chất lượng sản phẩm theo mong muốn của khách hàng. 

“Không bao giờ tự thỏa mãn và luôn hướng tới cải tiến chất lượng sản phẩm, chinh phục khách hàng toàn cầu” chính là văn hoá doanh nghiệp của Samsung.

Để thể hiện sự cam kết này, Samsung không ngại đưa ra các biện pháp nghiêm khắc khi phát hiện sai sót. Chủ tịch Lee Kun Hee đã yêu cầu phá huỷ toàn bộ 150 máy SH -700 trước mắt 2000 nhân viên sau khi phát hiện sai sót. Hành động này nhằm thể hiện quyết tâm của Samsung trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên trong quá trình sản xuất.

Qua việc tập trung vào chất lượng và không ngừng cải tiến, Samsung đã xây dựng được lòng tin và niềm tin từ khách hàng toàn cầu và trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, Samsung đầu tư mạnh mẽ vào R&D (Nghiên cứu và phát triển sản phẩm). Vào năm 2019, Samsung đã chính thức giới thiệu Galaxy Fold - một chiếc điện thoại thông minh có khả năng gập lại và mở rộng màn hình. Đây là một bước tiến lớn trong công nghệ di động, mang đến trải nghiệm mới cho người dùng và mở ra một tương lai tiềm năng cho thiết bị di động. Galaxy Fold là kết quả của các nghiên cứu sâu sắc về công nghệ màn hình linh hoạt, cơ cấu gập, pin linh hoạt và phần mềm tương thích.

Với thành công của Galaxy Fold, Samsung đã mở ra một xu hướng mới trong thiết kế điện thoại di động và đã tiếp tục phát triển và cải tiến các mô hình máy gập tiếp theo. Điều này cho thấy tầm nhìn dài hạn của Samsung và khả năng của họ để đầu tư vào R&D để tạo ra những sản phẩm đột phá và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

3 chân kiềng trong kinh doanh

4. Nguyên tắc quản trị nhân sự “7 đến 4” độc đáo

Khi tiếp quản Samsung, ông Lee Kun Hee đã quyết định thay đổi giờ làm việc của Samsung. Khung giờ truyền thống 9 giờ sáng đến 6 giờ tối được chuyển thành khung giờ mới là 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Dù ông gặp phản đối rất nhiều từ dư luận và đối tác  nhưng vị chủ tịch vẫn kiên quyết duy trì quyết định này.

Theo ông Lee Kun Hee, khung giờ làm việc mới sẽ giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ông nhận thức rằng cuộc sống hạnh phúc và sự vui vẻ sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt hơn, hiệu suất cao hơn. Ông cũng nhận thấy rằng, việc có thời gian dành cho hoạt động xã hội và gia đình sau 4 giờ chiều là rất quan trọng. Vì vậy, ông đã được sự ủng hộ nhiệt tình từ lãnh đạo Samsung để thực hiện quyết định này.

"Nhân viên hạnh phúc tạo nên khách hàng hạnh phúc và khách hàng hạnh phúc tạo nên thành công của tổ chức" - Tony Hsieh

>>> XEM THÊM: 7 BÍ QUYẾT QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỪ JACK MA

5. Linh hoạt thay đổi mục tiêu và cách quản lý theo từng giai đoạn

Trong giai đoạn đầu, mục tiêu của Samsung là xây dựng thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng, nhằm đưa công ty trở thành thương hiệu toàn cầu. Điều này đòi hỏi Samsung phải liên tục cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng và tạo ra những giải pháp công nghệ sáng tạo để thu hút sự quan tâm và lòng tin của khách hàng trên toàn cầu.

Sau khi xây dựng được sự quen thuộc và tín nhiệm từ người tiêu dùng, Samsung đã thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Mục tiêu của họ là đưa sản phẩm và dịch vụ tiến tiến của mình đến mọi nhà trên thế giới. Để đạt được điều này, Samsung không chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị.

Để nắm bắt xu hướng và thay đổi phương pháp quản trị nhân sự và quản trị kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp cần:

  • Đánh giá thường xuyên: Doanh nghiệp nên ứng dụng mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp điều chỉnh mục tiêu và phương pháp quản trị kinh doanh phù hợp.

  • Đào tạo và phát triển nhân viên: Để linh hoạt trong thay đổi mục tiêu và cách quản lý, doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên. Nhân viên cần được trang bị kiến thức, kỹ năng và khả năng thích ứng để đáp ứng với những thay đổi và yêu cầu mới.

  • Định hướng linh hoạt: Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống mục tiêu linh hoạt và có khả năng điều chỉnh trong từng giai đoạn. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong việc thiết lập mục tiêu cụ thể và phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu thị trường.

Cách doanh nghiệp thay đổi linh hoạt mục tiêu và cách quản lý
Cách doanh nghiệp thay đổi linh hoạt mục tiêu và cách quản lý

>>> XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU KINH DOANH DÀI HẠN, HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

6. Lắng nghe và quan tâm đến nhân sự 

Ông Lee Kun Hee rất tin tưởng vào nhóm nhân viên kì cựu - những người có kiến thức quản lý và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Ông và bạn lãnh đạo cấp cao thường tổ chức các cuộc gặp gỡ với nhóm nhân viên này, để hiểu rõ hơn về cách họ quản lý nhân sự và ghi nhận đóng góp của họ với sự phát triển của công ty.

Tuy nhiên, ông Lee Kun Hee cũng nhấn mạnh rằng, sự thay đổi của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất lớn vào toàn bộ cán bộ nhân viên. Ông nhận thức rằng, công nghệ và môi trường kinh doanh thay đổi liên tục. Do đó, công ty cần sự sáng tạo và đổi mới từ từng phòng ban để thích ứng với những thay đổi này. Chính vì vậy, nhân viên của Samsung luôn có những đãi ngộ tuyệt vời nhất như: được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, được thưởng lớn, được tận hưởng những chuyến nghỉ dưỡng chất lượng… 

Vào cuối mỗi quý hoặc mỗi năm, doanh nghiệp nên xây dựng một bảng khảo sát về mức độ hài lòng của nhân sự để từ đó cải tiến và giúp đỡ nhân sự nhiều hơn. Dưới đây là bảng khảo sát mẫu để thấu hiểu nhân sự.

Câu hỏi

Rất hài lòng

Hài lòng

Không chắc chắn

Không hài lòng

Rất không hài lòng

Bạn cảm thấy hài lòng với mức độ hỗ trợ và đào tạo mà bạn nhận được từ công ty?

         

Bạn cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc và văn hóa công ty?

         

Bạn có cảm thấy công việc của mình được công nhận và đánh giá đúng giá trị?

         

Bạn cảm thấy hài lòng với mức độ công bằng và công việc nhóm trong công ty?

         

Bạn cảm thấy hài lòng với cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong công ty ?

         

Bạn cảm thấy hài lòng với chế độ đãi ngộ và phúc lợi mà công ty chúng tôi cung cấp?

         

Tổng thể bạn có hài lòng với công ty không?

         

Quản trị doanh nghiệp hiệu quả chính là chìa khoá giúp tổ chức gặt hái được thành công, thế nhưng tại Việt Nam hơn 90% chủ doanh nghiệp đang kinh doanh theo bản năng bởi đi lên từ dân chuyên môn nên việc quản trị thường gặp rất nhiều khó khăn. Thấu hiểu điều này, Mr. Tony Dzung đã tổ chức chương trình TƯ VẤN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ giúp chủ doanh nghiệp tối ưu các hoạt động quản trị hiệu quả đưa tổ chức đi lên.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

Quản trị nhân sựquản trị kinh doanh là 2 nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết ở mỗi doanh nghiệp. Mong rằng với 6 nguyên tắc quản trị của nhà lãnh đạo tài ba Lee Kun Hee sẽ giúp bạn “bỏ túi” ngay những bài học ý nghĩa để đưa doanh nghiệp của mình đi lên phát triển thịnh vượng.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger