TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

RETARGETING LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC RETARGETING PHỔ BIẾN

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Retargeting là gì? 
  • 2. Các hình thức phổ biến của Retargeting là gì? 
    • 2.1. Site Retargeting
    • 2.2. Search Retargeting
    • 2.3. Email Retargeting
    • 2.4. Social Media Retargeting
    • 2.5. Dynamic Retargeting
    • 2.6. Video Retargeting
  • 3. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng Retargeting
  • 4. Cách hoạt động của Retargeting là gì?
  • 5. Hướng dẫn tạo một chiến dịch Retargeting hiệu quả 
    • 5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu của bạn
    • 5.2. Bước 2: Xác định phân khúc đối tượng mục tiêu
    • 5.3. Bước 3: Kênh tiếp thị cho chiến dịch Retargeting là gì?
    • 5.4. Bước 4: Lập kế hoạch theo trình tự 
    • 5.5. Bước 5:  Xác định thời gian và tần suất 
    • 5.6.  Bước 6: Thiết kế và phát triển nội dung
    • 5.7. Bước 7: Giám sát và tối ưu hóa chiến dịch Retargeting
  • 6. Sự khác biệt Remarketing và Retargeting là gì? 

Bạn có từng thắc mắc tại sao sau khi truy cập một website bán hàng, bạn lại thường xuyên nhìn thấy quảng cáo về sản phẩm đó trên các trang web khác? Đó chính là nhờ vào chiến lược Retargeting. Vậy Retargeting là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về Retargeting, cùng khám phá các hình thức Retargeting phổ biến hiện nay và cách thức hoạt động hiệu quả của nó.

1. Retargeting là gì? 

Retargeting là một hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép các doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến những khách hàng đã từng tương tác với website hoặc nội dung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những khách hàng này chưa thực hiện hành động mà doanh nghiệp mong muốn như mua hàng, đăng ký dịch vụ, điển biểu mẫu…Vì vậy Retargeting đóng vai trò thực hiện hiển thị lại các quảng cáo liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng từng quan tâm đến. 

Retargeting là hình thức nhắm mục tiêu lại trong doanh nghiệp
Retargeting là hình thức nhắm mục tiêu lại trong doanh nghiệp

2. Các hình thức phổ biến của Retargeting là gì? 

Vậy có bao nhiêu hình thức Remarketing, cách các hình thức hoạt động như nào thế? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Các hình thức retargeting phổ biến hiện nay
Các hình thức retargeting phổ biến hiện nay

2.1. Site Retargeting

Site Retargeting là hình thức Retargeting phổ biến nhất, nhắm đến những người dùng đã truy cập trang web của bạn nhưng chưa hoàn thành một hành động cụ thể (chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ). 

Khi người dùng truy cập trang web của bạn, một cookie sẽ được đặt trên trình duyệt của họ. Sau đó, khi họ truy cập các trang web khác, retargeting ads sẽ được hiển thị lại cho họ.

Khoan hãy xem lợi ích của Site Retargeting, trước tiên bạn cần hiểu retargeting ads là gì? Retargeting Ads là quy trình tiếp thị trong đó bạn nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng trước đây đã tương tác với trang web hoặc nền tảng truyền thông xã hội của bạn và chưa chuyển đổi thành bán hàng.

Khi bạn hiểu được Retargeting Ads là gì, bạn có thể hiểu được lợi ích khi bạn sử dụng Site Retargeting, đó là giúp tăng khả năng chuyển đổi từ những người đã quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhưng chưa thực hiện hành động mong muốn.

2.2. Search Retargeting

Search Retargeting nhắm đến người dùng dựa trên các từ khóa mà họ đã tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google. Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ được thêm vào danh sách retargeting của bạn. Sau đó, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị cho họ khi họ duyệt web.

2.3. Email Retargeting

Email Retargeting sử dụng dữ liệu từ các chiến dịch email marketing để nhắm đến người dùng đã mở hoặc tương tác với email của bạn nhưng chưa thực hiện hành động mong muốn.

Khi người dùng mở email của bạn, họ sẽ được thêm vào danh sách retargeting. Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị lại cho họ khi họ duyệt web hoặc trên các nền tảng mạng xã hội.

2.4. Social Media Retargeting

Social Media Retargeting nhắm đến người dùng đã tương tác với trang web hoặc nội dung của bạn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter…

Khi người dùng tương tác với nội dung của bạn trên mạng xã hội hoặc truy cập trang web của bạn từ các nền tảng này, họ sẽ được thêm vào danh sách retargeting của bạn. Quảng cáo của bạn sau đó sẽ được hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội này.

2.5. Dynamic Retargeting

Dynamic Retargeting hiển thị quảng cáo tùy chỉnh dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ mà người dùng đã xem trên trang web của bạn. Khi người dùng duyệt web và xem các sản phẩm cụ thể trên trang web của bạn, quảng cáo tùy chỉnh về các sản phẩm đó sẽ được hiển thị lại cho họ trên các trang web khác.

Khi người dùng xem video quảng cáo của bạn, họ sẽ được thêm vào danh sách retargeting. Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị lại cho họ trên các trang web hoặc nền tảng video khác.

2.6. Video Retargeting

Video Retargeting nhắm đến người dùng đã xem video quảng cáo của bạn trên các nền tảng như YouTube hoặc các trang web khác. Khi người dùng xem video quảng cáo của bạn, họ sẽ được thêm vào danh sách retargeting. Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị lại cho họ trên các trang web hoặc nền tảng video khác.

Khoá đào tạo chuyên sâu 2 ngày về Marketing cùng Mr. Tony Dzung với chủ đề XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP sẽ giúp chủ doanh nghiệp biết cách áp dụng các mô hình và công cụ (Mô hình 4P - 4C - 4E, mô hình IMC, ma trận BCG, mô hình tài sản thương hiệu...) để xây dựng kế hoạch tiếp thị hiệu quả. 

Cùng học Marketing cùng Mr. Tony Dzung
Cùng học Marketing cùng Mr. Tony Dzung

3. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng Retargeting

Retargeting là một chiến lược dài hạn, vì vậy để sử dụng Retargeting một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xem các yếu tố sau trước khi quyết định Retargeting. 

Doanh nghiệp nên bắt đầu một kế hoạch retargeting khi có những đặc điểm
Doanh nghiệp nên bắt đầu một kế hoạch retargeting khi có những đặc điểm
  • Khi có lượng truy cập trang web cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp: Nếu doanh nghiệp nhận thấy có nhiều người truy cập vào trang web nhưng ít người thực hiện các hành động mong muốn
  • Khi muốn tăng cường nhận diện thương hiệu: Bằng cách hiển thị lại quảng cáo cho những người đã từng truy cập trang web hoặc tương tác với nội dung của bạn, doanh nghiệp có thể củng cố nhận diện thương hiệu và tạo ấn tượng lâu dài.
  • Khi có các sản phẩm hoặc dịch vụ phức tạp: Đối với những sản phẩm hoặc dịch vụ yêu cầu thời gian và sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua, Retargeting là công cụ hiệu quả để nhắc nhở khách hàng tiềm năng quay lại và hoàn thành giao dịch. Điều này đặc biệt hữu ích cho các ngành như công nghệ, tài chính, và các sản phẩm cao cấp.
  • Khi muốn tái kích hoạt khách hàng cũ: Doanh nghiệp sử dụng Retargeting để tái kích hoạt những khách hàng cũ, những người đã từng mua hàng nhưng đã lâu không quay lại.

4. Cách hoạt động của Retargeting là gì?

Retargeting hoạt động dựa trên việc theo dõi hành vi của người dùng khi họ tương tác với trang web của bạn và sau đó hiển thị lại quảng cáo cho họ khi họ duyệt web hoặc sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác. Đây là cách mà retargeting hoạt động.

  • Sử dụng Cookies: Khi người dùng truy cập vào trang web của bạn, một cookie sẽ được lưu trên trình duyệt của họ. Cookie này sẽ thu thập thông tin về hành vi của người dùng trên trang web.
  • Tạo danh sách Retargeting: Dựa trên thông tin thu thập được từ cookies, bạn có thể tạo ra các danh sách người dùng để nhắm lại mục tiêu.
  • Hiển thị quảng cáo tùy chỉnh: Retargeting thường được triển khai thông qua các nền tảng quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads và các mạng lưới quảng cáo khác.
  • Đo lường thông qua các công cụ phân tích: Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics để theo dõi hiệu suất của các chiến dịch Retargeting.
Cách retargeting hoạt động
Cách retargeting hoạt động

5. Hướng dẫn tạo một chiến dịch Retargeting hiệu quả 

Bạn hiểu được nguyên tắc hoạt động của Retargeting rồi đúng không? Vậy giờ hãy cùng tìm hiểu xem cách để tạo ra chiến dịch này hiệu quả thì cần làm những gì. 

Hướng dẫn cách tạo một chiến dịch retargeting
Hướng dẫn cách tạo một chiến dịch retargeting

5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu của bạn

Khi bạn làm bất cứ một chiến dịch nào trước hết cần các định mục tiêu. Ở đây bạn cần hiểu được mục tiêu của chiến dịch Remarketing là gì? Là nâng cao nhận thức thương hiệu hay thu hút khách hàng để làm gì?...

Tùy thuộc vào việc bạn muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu, khôi phục giỏ hàng bị bỏ rơi hay tăng đăng ký email, chỉ số thành công của chiến dịch của bạn sẽ được đo lường khác nhau. 

5.2. Bước 2: Xác định phân khúc đối tượng mục tiêu

Thay vì áp dụng chiến lược nhắm mục tiêu lại thống nhất cho tất cả người mua sắm, bạn nên xác định đối tượng mục tiêu của bạn trong chiến dịch Retargeting này. Để xác định được bạn nên trả lời được những câu hỏi sau: 

  • Bạn đang cố gắng tiếp cận ai? 
  • Khách hàng hiện tại hay tiềm năng? 
  • Họ dành thời gian ở đâu? 
  • Điều gì thúc đẩy họ?

Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi này bạn cũng cần phân loại khách hàng mục tiêu theo các tiêu chí cụ thể để tăng khả năng thành công của chiến dịch. Dưới đây là một số tiêu chí chúng tôi gợi ý cho bạn : 

  • Hành vi (họ đã nhấp vào trang nào trên trang web của bạn hoặc liệu họ có tương tác với thương hiệu của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội hay không)
  • Giá trị ước tính trọn đời của khách hàng
  • Vị trí trong kênh tiếp thị
  • Trạng thái giỏ hàng (giỏ hàng trống so với giỏ hàng bị bỏ rơi)
  • Sản phẩm được quan tâm
  • Các giao dịch mua trước đó
  • Dân số
  • Vị trí địa lý

>>> XEM THÊM: 4 CÁCH PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT CHO DOANH NGHIỆP

5.3. Bước 3: Kênh tiếp thị cho chiến dịch Retargeting là gì?

Để lựa chọn được kênh bạn thực hiện chiến dịch này, bạn cần cân nhắc rất nhiều yếu tố từ ngân sách, nguồn lực và đặc biệt là khách hàng của bạn họ hoạt động ở đâu. Một gợi ý nhỏ cho bạn, hãy cân nhắc việc sử dụng nền tảng tiếp thị (nền tảng quản lý tất cả các khía cạnh của chiến dịch trên nhiều kênh khác nhau). Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc rất nhiều. 

5.4. Bước 4: Lập kế hoạch theo trình tự 

Không có gì bực bội hơn là liên tục xem cùng một quảng cáo hoặc nhận được email giống hệt nhau. Để giải quyết vấn đề này, hãy sử dụng trình tự, tức là bạn tạo ra nhiều phiên bản quảng cáo khác nhau với nội dung độc đáo và xoay vòng chúng. Một số ý tưởng để bắt đầu Retargeting: 

  • Cung cấp phiếu giảm giá giao hàng miễn phí
  • Giảm giá 15% hoặc các ưu đãi khác
  • Người mua sắm bán chéo hoặc bán thêm vừa thanh toán
  • Chia sẻ câu chuyện thương hiệu của bạn với các giá trị và lời hứa
  • Bày tỏ lòng biết ơn đối với khách hàng hiện tại vì sự hỗ trợ và lòng trung thành của họ
Một số gợi ý để bắt đầu một retargeting
Một số gợi ý để bắt đầu một retargeting

5.5. Bước 5:  Xác định thời gian và tần suất 

Bạn đã bao giờ cảm thấy sợ hãi bởi những quảng cáo theo bạn ở khắp mọi nơi? Nếu không có giới hạn tần suất, quảng cáo nhắm mục tiêu lại có thể nhanh chóng trở lên thất bại. 

Vì vậy bạn nên giới hạn cùng một nội dung quảng cáo không quá 2 lần. Hãy kết hợp danh sách quảng cáo nhắm mục tiêu lại của bạn với các kết hợp hình ảnh, bản sao và thông điệp khác nhau để giữ cho mọi thứ hấp dẫn.

Nếu bạn đang sử dụng email nhắm mục tiêu lại để khôi phục giỏ hàng bị bỏ rơi, bạn nên gửi email ngay sau khi người mua sắm rời khỏi trang web của bạn (tốt nhất là trong vòng 1 giờ). Theo một cuộc khảo sát từ BI Intelligence, các email nhắm mục tiêu lại được gửi trong vòng ba giờ sau khi từ bỏ giỏ hàng có tỷ lệ mở 40% và CTR 20%.

5.6.  Bước 6: Thiết kế và phát triển nội dung

Nội dung hấp dẫn là chìa khóa để thúc đẩy hành động và tương tác khi tạo ra quảng cáo cho chiến dịch Retargeting. Hãy lưu ý một vài nguyên tắc để tạo được Retargeting thành công. 

  • Giới hạn số lượng phông chữ, màu sắc và các yếu tố đồ họa để duy trì giao diện gắn kết
  • Đảm bảo hình ảnh của bạn có chất lượng cao
  • Làm nổi bật CTA của bạn 
  • Xác nhận rằng tỷ lệ hình ảnh chính xác cho thiết bị di động
  • Thay đổi kích thước hình ảnh nếu cần và tiến hành thử nghiệm A/B để so sánh các vị trí quảng cáo khác nhau
Một vài nguyên tắc để giúp retargeting hiệu quả
Một vài nguyên tắc để giúp retargeting hiệu quả

5.7. Bước 7: Giám sát và tối ưu hóa chiến dịch Retargeting

Khi chuẩn bị hết các bước và chạy chiến dịch, bạn cần liên tục xem xét dữ liệu của mình, kiểm tra A / B phân phối và tối ưu hóa dựa trên xu hướng và thông tin chi tiết. Nếu một yếu tố nào đó không hiệu quả hãy loại bỏ và tối ưu chúng nếu cần thiết. 

6. Sự khác biệt Remarketing và Retargeting là gì? 

Mặc dù cả Remarketing và Retargeting đều nhằm mục đích tái kết nối với khách hàng đã từng tương tác với doanh nghiệp, chúng có một số khác biệt về cách thức thực hiện và phạm vi áp dụng.

Đặc điểm

Remarketing

Retargeting

Định nghĩa

Nhắc nhở khách hàng về sản phẩm/dịch vụ đã quan tâm

Nhắm mục tiêu những người đã tương tác với website/thương hiệu

Mục tiêu

Kích thích hoàn thành hành động dang dở

Tăng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng

Dữ liệu sử dụng

Dữ liệu do khách hàng cung cấp (first-party data)

Nhiều nguồn dữ liệu: cookie, first-party data, third-party data

Kênh sử dụng

Email, thông báo đẩy ứng dụng, tin nhắn SMS

Quảng cáo hiển thị, quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo mạng xã hội, quảng cáo video

Ví dụ

Gửi email về sản phẩm đã xem

Hiển thị quảng cáo khóa học dang dở

Retargeting đã và đang trở thành một công cụ marketing không thể thiếu cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Nhờ khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách thông minh và hiệu quả, Retargeting giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Để tối ưu hóa hiệu quả Retargeting, doanh nghiệp hiểu được Retargeting là gì, có các hình thức retargeting nào và làm cách nào để xây dựng chiến lược bài bản để chiến dịch và đạt được kết quả tốt nhất.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger