Mục lục [Ẩn]
- 1. Phong cách lãnh đạo tự do là gì?
- 2. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do
- 3. Bí quyết áp dụng phong cách lãnh đạo tự do cho chủ doanh nghiệp
- 3.1. Xây dựng đội ngũ có tư duy tự quản lý mạnh mẽ
- 3.2. Đặt ra mục tiêu rõ ràng và hướng đi cụ thể
- 3.3. Thúc đẩy môi trường sáng tạo và tự do thể hiện
- 3.4. Luôn trong tâm thế hỗ trợ tận tình
- 3.5. Đưa ra phản hồi và ghi nhận
- 4. Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do
- 4.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do
- 4.2. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do
- 5. Ví dụ về phong cách lãnh đạo tự do
- 6. Các câu hỏi thường gặp
- 6.1. Phong cách lãnh đạo tự do phù hợp với ngành nghề nào?
- 6.2. Khi nào nên áp dụng phong cách lãnh đạo tự do?
Phong cách lãnh đạo tự do là hình thức quản lý cho phép nhân viên được toàn quyền quyết định trong công việc. Nghĩa là, nhà lãnh đạo sẽ tạo điều kiện để nhân viên tự tiến hành phần việc của mình và đảm đương hoàn toàn trách nhiệm để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Vậy làm cách nào để áp dụng phong cách lãnh đạo tự do hiệu quả nhất cho chủ doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Phong cách lãnh đạo tự do là gì?
Phong cách lãnh đạo tự do (Laissez-faire leadership) là phương pháp quản lý trong đó các nhà lãnh đạo trao quyền quản lý và quyết định cho các thành viên trong nhóm. Tức là, thay vì can thiệp vào quá trình làm việc của nhân viên, cấp lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho họ tự do triển khai và chịu trách nhiệm trong cho quyết định của bản thân.
Phong cách lãnh đạo tự do bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế, triết lý giáo dục và các lý thuyết tâm lý học. Vào những năm 1930, Lewin áp dụng phong cách này vào trong quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp. Ông đã nghiên cứu và phân loại phong cách lãnh đạo này cùng với các phong cách lãnh đạo độc đoán và lãnh đạo dân chủ.
2. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do thường sẽ có 4 đặc trưng nổi bật như sau:
- Quyền tự quyết: Nhân viên có quyền tự đưa ra quyết định liên quan đến công việc của mình mà không cần sự phê duyệt liên tục từ cấp trên. Điều này có nghĩa là nhân viên sẽ phải tự phân bổ thời gian làm việc, chủ động giải quyết vấn đề phát sinh và chịu trách nhiệm hoàn thành mục tiêu đã được giao
- Không can thiệp, chỉ hỗ trợ: Cấp lãnh đạo sẽ không can thiệp sâu vào quá trình làm việc của nhân viên. Họ chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết hoặc khi nhân viên yêu cầu hỗ trợ
- Đặt niềm tin: Đây là phong cách đề cao niềm tin của cấp lãnh đạo vào năng lực và chuyên môn của cấp dưới. Nhà lãnh đạo tin rằng nhân viên có thể tự quản lý công việc của mình hiệu quả và đạt được kết quả tốt mà không cần sự giám sát chặt chẽ
- Tiếp cận tự do: Nhân viên sẽ được tự do giải quyết công việc theo cách riêng của họ. Điều này tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, nơi nhân viên cảm thấy thoải mái thử nghiệm và áp dụng các phương pháp mới
>>> XEM THÊM: 9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT
3. Bí quyết áp dụng phong cách lãnh đạo tự do cho chủ doanh nghiệp
Để áp dụng hiệu quả nhất phong cách lãnh đạo tự do vào trong kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần biết 5 bí quyết sau đây:
3.1. Xây dựng đội ngũ có tư duy tự quản lý mạnh mẽ
Phương pháp lãnh đạo tự do sẽ mang lại kết quả ấn tượng đối với một đội ngũ có ý thức tự quản lý bản thân mạnh mẽ. Khi mỗi cá nhân đều có tư duy cầu tiến và thúc đẩy bản thân đi lên, chắc chắn cả đội nhóm sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để xây dựng đội ngũ có ý thức trách nhiệm, chủ doanh nghiệp hãy chú trọng những điểm sau:
- Ưu tiên những ứng viên thể hiện kỹ năng tự quản lý bản thân trong quá trình phỏng vấn và ứng tuyển
- Chọn ra các nhân viên có sự chủ động trong công việc, những người có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng tự học hỏi
- Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng tự quản lý trong công việc cho nhân viên
>>> XEM THÊM: 5 TƯ DUY LÃNH ĐẠO ĐỂ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI ĐƯỢC NHÂN SỰ NGƯỠNG MỘ
3.2. Đặt ra mục tiêu rõ ràng và hướng đi cụ thể
Vì đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do là trao toàn quyền cho nhân viên, nên mục tiêu đặt ra phải rõ ràng và cụ thể. Đây là yếu tố đảm bảo nhân viên sẽ không đi chệch hướng trong công việc. Để xác lập ra mục tiêu chuẩn chỉnh, các chủ doanh nghiệp cần thực hiện những hoạt động chính sau:
- Xác định mục tiêu theo mô hình SMART: Đảm bảo rằng các mục tiêu đặt ra phải cụ thể (Specific), đo lường được (Measurable), có tính khả năng (Achievable), có liên quan (Relevant) và đề ra thời hạn (Time-bound). Mô hình SMART giúp cho mục tiêu được đưa ra được rõ ràng và cụ thể nhất có thể
- Phác thảo kế hoạch hành động: Hãy vạch đoạn đầu “đường đi” cho nhân viên, còn việc họ đi như thế nào sẽ là câu chuyện sau này. Điều này giúp nhân viên hình dung được cách thức thực hiện trong giai đoạn đầu nhận việc
- Thông báo mục tiêu rõ ràng: Hãy tổ chức cuộc họp hoặc gửi email thông báo minh bạch đến nhân viên để đảm bảo họ nắm rõ mục tiêu. Tránh giao việc một cách mơ hồ khiến họ bị mất định hướng
- Nhấn mạnh tầm quan trọng: Giải trình cho nhân viên biết mục tiêu này quan trọng và liên quan đến sự thành công của công ty như thế nào. Đây là cách giúp cho họ nhận ra rõ ý nghĩa công việc và động lực hoàn thành mục tiêu
3.3. Thúc đẩy môi trường sáng tạo và tự do thể hiện
Doanh nghiệp cần tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, nơi nhân viên có thể tự do sáng tạo và thể hiện ý tưởng. Để xây dựng một môi trường như vậy, chủ doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược sau:
- Tạo dựng không gian cho ý tưởng mới: Đảm bảo không gian làm việc thoải mái, thúc đẩy sự sáng tạo như các khu vực làm việc mở, phòng nghỉ ngơi sáng tạo hoặc không gian làm việc nhóm
- Đầu tư các công cụ cần thiết: Cung cấp các công cụ và tài nguyên cần thiết để hỗ trợ quá trình sáng tạo. Ví dụ như các phần mềm thiết kế, công nghệ A.I, các khóa đào tạo về kỹ năng sáng tạo
- Hỗ trợ tài chính: Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các dự án sáng tạo được đề ra có đủ nguồn lực tài chính để thử nghiệm và phát triển
- Xây dựng văn hóa tôn trọng ý kiến: Hãy tạo lập văn hóa ra một văn hóa tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến. Điều này giúp nhân viên cảm thấy tự tin hơn khi chia sẻ ý tưởng của mình
>>> XEM THÊM: 6 BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỂ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH NHẤT
3.4. Luôn trong tâm thế hỗ trợ tận tình
Quản lý theo phong cách lãnh đạo tự do không đồng nghĩa với việc buông lỏng hoàn toàn cho nhân viên “tự bơi”. Ngược lại, nhà lãnh đạo cần phải luôn sẵn sàng hỗ trợ cấp dưới của mình trong các trường hợp cần thiết. Cách để nhà lãnh đạo nhận ra được tín hiệu “cầu cứu” của nhân viên như sau:
- Giao tiếp thường xuyên: Hãy tạo lập thói quen tương tác với nhân viên mỗi ngày, không hẳn là phải giao tiếp về công việc. Đây là cách thức giúp người lãnh đạo nhận ra sự trợ giúp
- Hỗ trợ khi nhân viên yêu cầu: Trong quá trình tiến hành công việc, nhân viên chắc chắn sẽ gặp phải những trắc trở nhất định. Lúc này, các nhà lãnh đạo cần đưa ra lời khuyên và đóng góp ý kiến để nhân viên có thể tháo gỡ khó khăn, tiếp tục tiến hành công việc
>>> XEM THÊM: 5 VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO - YẾU TỐ THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH BẠI CỦA DOANH NGHIỆP
3.5. Đưa ra phản hồi và ghi nhận
Việc đưa ra phản hồi và ghi nhận thành tích đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì động lực trong đội ngũ. Bằng những cách dưới đây, chủ doanh nghiệp có thể thực hiện việc này một cách hiệu quả:
- Thường xuyên phản hồi: Mặc dù phong cách tự do không nhấn mạnh vào sự giám sát chặt chẽ, nhưng việc cung cấp phản hồi thường xuyên sẽ giúp nhân viên hiểu họ đang làm tốt ở đâu và cần cải thiện những gì. Hãy đảm bảo rằng phản hồi của bạn là cụ thể, mang tính xây dựng và kịp thời
- Đánh giá dựa trên kết quả: Hãy đánh giá nhân viên dựa trên kết quả đạt được, không phải chỉ dựa trên quá trình làm việc. Điề̀u này phù hợp với tinh thần của phong cách lãnh đạo tự do, nơi trọng tâm là thành quả cuối cùng hơn là các bước đi chi tiết
- Ghi nhận công sức: Dù trong một môi trường làm việc tự do, việc ghi nhận công sức của nhân viên là rất quan trọng. Hãy cho họ thấy nếu bản thân làm tốt, thì sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Đây là cách tạo động lực mạnh mẽ nhất cho họ trong khi tiến hành công việc
Lãnh đạo giữ vai trò quan trọng vừa như móng nhà lại vừa như trần nhà. Tốc độ phát triển của tổ chức sẽ không thể nào “vượt quá” tốc độ phát triển của nhà lãnh đạo hay nói cách khác NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO QUYẾT ĐỊNH GIỚI HẠN CỦA TỔ CHỨC. Lãnh đạo hạng A thu hút nhân sự hạng A, lãnh đạo hạng B thì thu hút nhân sự hạng B.
Nhằm giúp chủ doanh nghiệp và quản lý nâng tầm năng lực lãnh đạo, từ đó xây dựng cho mình đội ngũ cốt lõi xuất chúng, mở rộng doanh nghiệp x5 x10 lần, Trường Doanh Nhân HBR đã nghiên cứu và phát triển khóa học chuyên sâu XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM, đăng ký ngay form bên dưới để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
4. Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do có nhiều ưu và nhược điểm phụ thuộc vào cách thức áp dụng vào môi trường làm việc của mỗi cá nhân. Dưới đây là một số điểm mạnh và điểm yếu của phong cách lãnh đạo tự do:
4.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Việc áp dụng phong cách lãnh đạo tự do vào trong mô hình quản lý sẽ mang lại những ưu điểm sau:
- Khuyến khích sáng tạo: Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên được tự do suy nghĩ và hành động theo ý muốn. Từ đó nâng cao các ý tưởng mới mẻ và quá trình sáng tạo không bị giới hạn bởi các quy định nghiêm ngặt
- Tạo động lực làm việc: Khi nhân sự cảm thấy mình được trao quyền và có giá trị khi được tự chủ trong công việc sẽ dần có động lực phát triển đi lên trong công việc hơn
- Phát triển kỹ năng: Việc tự chủ trong công việc khiến nhân viên phải học cách quản lý thời gian, xử lý xung đột và giải quyết vấn đề. Từ đó, họ có cơ hội phát triển các kỹ năng quản lý cho bản thân
4.2. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phong cách lãnh đạo tự do còn tồn tại một số nhược điểm đáng lưu ý. Nếu nhà lãnh đạo không biết cách áp dụng khéo léo và thông minh rất dễ dẫn tới các tình trạng như:
- Mất kiểm soát: Không phải tổ chức nào nhân viên cũng có hiệu suất làm việc đúng chuẩn mục tiêu. Điều này đôi khi sẽ làm cho tiến độ công việc bị trì trệ, không thực hiện đúng thời gian
- Nguy cơ lạc hướng: Nếu nhân viên thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, họ có thể dễ dàng lạc hướng khi làm việc. Việc này nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể dẫn đến kết quả không như mong đợi
- Áp lực lớn cho nhân viên: Đa phần nhân viên sẽ cảm thấy áp lực khi phải gánh vác trách nhiệm quyết định mọi thứ. Sự tự do quá mức đôi khi có thể khiến họ cảm thấy “ngột ngạt” và thiếu cảm giác tổ chức
>>> XEM THÊM: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ LÀ GÌ? BÍ KÍP ÁP DỤNG THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP
5. Ví dụ về phong cách lãnh đạo tự do
Warren Buffett, chủ tịch & CEO của Berkshire Hathaway, là một ví dụ điển hình trong việc áp dụng phong cách lãnh đạo tự do vào kinh doanh. Ông được biết đến với cách tiếp cận “Hands-off - phong cách không can thiệp” trong quá trình quản lý các công ty thuộc sở hữu của Berkshire Hathaway, cụ thể như sau:
Warren Buffett sẽ trao quyền cho các CEO của các công ty con một hạn mức tự do rất lớn khi điều hành doanh nghiệp. Ông hầu như không can thiệp vào các quyết định, miễn là các công ty này vẫn tiếp tục hoạt động hiệu quả và sinh lời. Warren đặt niềm tin vào năng lực của các nhà quản lý mà ông đã chọn và cho họ quyền tự chủ cao để đưa ra quyết định. Đặc biệt, Warren Buffett nổi tiếng với cái nhìn dài hạn trong đầu tư và quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, ông thường khuyến khích nhân viên của mình tập trung vào sự phát triển bền vững và giá trị lâu dài thay vì ngắn hạn. Bên cạnh đó, ông cực kỳ đề cao sự sáng tạo, thử nghiệm và đổi mới trong công việc mà không quá chú tâm vào các quy định nghiêm ngặt.
Phong cách lãnh đạo tự do của Warren Buffett đã cho thấy sự hiệu quả trong việc phát huy tối đa tiềm năng của các cá nhân. Phong cách này đã giúp ông xây dựng và điều hành Công ty đa quốc gia Berkshire Hathaway vững mạnh như hiện nay. Hơn hết, với tôn chỉ đầu tư vào giá trị, Warren Buffett trở thành tỷ phú giàu thứ 5 trên thế giới với khối tài sản là 118 tỷ USD.
6. Các câu hỏi thường gặp
Một số thắc mắc thường gặp về phong cách lãnh đạo tự do từ các chủ doanh nghiệp:
6.1. Phong cách lãnh đạo tự do phù hợp với ngành nghề nào?
Phong cách lãnh đạo tự do sẽ rất phù hợp với các lĩnh vực nghiêng về sáng tạo và thường xuyên đổi mới. Một số ngành nơi phong cách lãnh đạo tự do có thể phát huy tốt nhất:
- Lĩnh vực công nghệ và phần mềm: Đây là ngành nghề thường xuyên có sự đổi mới và đòi hỏi thời gian phát triển sản phẩm nhanh chóng. Vì vậy, phong cách lãnh đạo tự do có xu hướng nghiêng về sự thoải mái, tự do sẽ phù hợp với lĩnh vực này
- Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển: Môi trường nghiên cứu đòi hỏi sự sáng tạo và tập trung cao độ. Phương pháp lãnh đạo tự do sẽ khích lệ các nhà nghiên cứu khám phá ra các ý tưởng mới hiệu quả hơn là kiểm soát gò bó
- Quảng cáo và truyền thông sáng tạo: Ngành quảng cáo tuyệt nhiên rất cần không gian để phát triển ý tưởng mới lạ. Vì vậy, sự tự do giúp nhân viên có cơ hội phát huy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình
- Nghệ thuật và thiết kế: Các nghệ sĩ và nhà thiết kế thường cần không gian để phát triển ý tưởng, sự sáng tạo mà không bị hạn chế bởi các quy định chặt chẽ
6.2. Khi nào nên áp dụng phong cách lãnh đạo tự do?
Phong cách lãnh đạo tự do sẽ phát huy tốt trong một môi trường có đầy đủ yếu tố thuận lợi. Vì vậy, hãy áp dụng phong cách này khi doanh nghiệp của bạn đáp ứng được các điểm sau:
- Nhân viên có trình độ cao và khả năng làm việc độc lập hiệu quả
- Tính chất công việc yêu cầu sức sáng tạo mạnh mẽ
- Không quá gò bó về thời gian
Phong cách lãnh đạo tự do đề cao sự tin tưởng của cấp lãnh đạo vào năng lực và chuyên môn của cấp dưới. Họ sẽ không giám sát chặt chẽ mà chỉ giao việc để nhân viên chủ động thực hiện. Hơn hết, nhà lãnh đạo sẽ cung cấp thông tin và tài nguyên thiết yếu, hỗ trợ “gỡ khó” khi nhân viên gặp vấn đề. Bằng cách tôn trọng cá tính làm việc và khuyến khích sự tự chủ, các chủ doanh nghiệp có thể áp dụng phong cách lãnh đạo này một cách hiệu quả để phát triển một cách bền vững. Nên nhớ rằng, phong cách lãnh đạo tự do không chỉ là cách quản lý mà còn là sự cam kết đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và cả một doanh nghiệp.