Mục lục [Ẩn]
- 1. Phát triển bản thân là gì?
- 2. Lợi ích của việc phát triển bản thân
- 2.1. Khám phá và yêu quý bản thân mình hơn
- 2.2. Cải thiện chất lượng cuộc sống
- 2.3. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người
- 3. 4 yếu tố cốt lõi để phát triển bản thân
- 3.1. Nền tảng giá trị tích cực
- 3.2. Kiến thức
- 3.3. Thái độ
- 3.4. Kỹ năng
- 4. 9 kỹ năng quan trọng để phát triển bản thân vượt bậc
- 4.1. Kỹ năng giao tiếp
- 4.2. Kỹ năng quản lý thời gian
- 4.3. Kỹ năng quan sát
- 4.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
- 4.5. Kỹ năng quản lý tài chính
- 4.6. Kỹ năng lãnh đạo
- 4.7. Kỹ năng phản biện
- 4.8. Suy nghĩ và sống tích cực
- 4.9. Học tập và sáng tạo suốt đời
- 5. Lộ trình phát triển bản thân
- 5.1. Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của bản thân
- 5.2. Xác định mục đích và mục tiêu sống rõ ràng
- 5.3. Kế hoạch phát triển bản thân
- 5.4. Kỷ luật và thói quen tích cực
- 6. Các cuốn sách phát triển bản thân nên đọc
- 7. VIDEO Phát triển bản thân để thành công
Bạn có biết rằng việc không phát triển bản thân và hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) có mối quan hệ nhân quả với nhau? Theo một nghiên cứu của TrustPulse, hơn một nửa số người sử dụng mạng xã hội mắc hội chứng FOMO và điều này bắt nguồn từ cảm xúc tự ti và lo sợ bị thua thiệt với người khác. Thực chất, đây chỉ là một trong số ít những biểu hiện của người không tập trung năng lượng vào chính mình mà quá quan tâm đến ánh nhìn của người khác. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu rõ hơn tầm quan trọng của phát triển bản thân trong xã hội biến đổi không ngừng hiện nay.
1. Phát triển bản thân là gì?
Phát triển bản thân là quá trình tự nâng cao và phát triển kiến thức, kỹ năng và tư duy của bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn. Đây là tiền đề để một người đạt được ước mơ và mục tiêu trong cuộc sống. Phát triển bản thân là một quá trình liên tục và có thể diễn ra trong nhiều khía cạnh, bao gồm cả khía cạnh cá nhân và nghề nghiệp. Trong hành trình này, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực cũng như kiên trì của cá nhân.
2. Lợi ích của việc phát triển bản thân
Chúng ta nghe được rất nhiều lời thúc giục hãy không ngừng phát triển bản thân nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi rằng phát triển bản thân để làm gì? Đây là 6 lợi ích của việc cải tiến bản thân sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
2.1. Khám phá và yêu quý bản thân mình hơn
Phát triển chính mình là quá trình khám phá và hiểu rõ hơn về bản thân. Qua đó, bạn biết được những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, giá trị, mục tiêu và động cơ của mình. Việc hiểu được cả về tiềm năng lẫn điều mình cần cải thiện sẽ khiến bạn trở nên tự tin, tự tôn và tự trọng hơn.
Hiểu được mình là bước đầu để bạn xây dựng một cuộc sống có định hướng. Bạn biết được đích đến của mình nên sẽ có kế hoạch cụ thể phù hợp với bản thân, hoàn cảnh để đạt được nó.
Việc định hướng cuộc sống sẽ giúp bạn có được sự tập trung, kiên trì và quyết tâm để theo đuổi ước mơ của mình. Hơn nữa, việc phát triển bản thân là quá trình bạn không ngừng học hỏi, rèn luyện và tìm kiếm cho mình những cơ hội cũng như thử thách mới. Đó là lúc bạn bước ra khỏi vùng an toàn, mở rộng kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn và không ngừng khao khát phá vỡ giới hạn của bản thân.
2.2. Cải thiện chất lượng cuộc sống
Tác giả của cuốn sách Fearless Soul từng viết rằng: “Người không thể thay đổi tâm trí của bản thân thì sẽ không thể thay đổi bất kỳ điều gì”. Thực chất, phát triển bản thân cũng đồng nghĩa bạn nuôi dưỡng mình tư duy đến hành động, điều này cải thiện sự tin về bản thân cũng như hài lòng với những gì mình đang có. Hơn thế, việc không ngừng gia tăng giá trị chính mình là tiền đề để bạn đạt được thành tựu ngày một lớn hơn trong cuộc sống.
Trong một thế giới phát triển không ngừng, việc bạn trì hoãn nâng cấp mình dễ khiến bản thân choáng ngợp, hoang mang và mất phương hướng. Nhưng khi kiến thức liên tục được cập nhật, tư duy đổi mới sẽ tạo cho bạn hành trang vững chắc để thích ứng với những thay đổi trước những biến động.
2.3. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người
Trong quá trình nâng cấp bản thân, bạn sẽ gặp được những người “cùng tần số” - người có cùng hệ giá trị và quan điểm sống với mình. Đồng thời, những người không cùng chung tư tưởng, mục đích sống sẽ dần rời xa vòng tròn xã hội của bạn. Điều này giúp bạn tạo được mạng lưới quan hệ tốt đẹp, có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học hỏi và phát triển của mình.
Việc phát triển bản thân không chỉ ảnh hưởng tích cực đến chính bạn, mà còn đến những người xung quanh bạn. Khi bạn có được sự tự tin, tự tôn và tự trọng, bạn sẽ dễ dàng giao tiếp, kết nối và hợp tác với người khác. Bạn sẽ biết cách lắng nghe, hiểu và tôn trọng quan điểm và cảm xúc của người khác. Bạn sẽ biết cách xây dựng và duy trì những mối quan hệ chất lượng, bền vững và hạnh phúc.
3. 4 yếu tố cốt lõi để phát triển bản thân
Để phát triển bản thân, một cá nhân cần cải thiện toàn diện 4 yếu tố cốt lõi là nền tảng giá trị, thái độ, kiến thức và kỹ năng. Cụ thể về từng yếu tố sẽ được Trường Doanh Nhân HBR giải thích dưới đây.
3.1. Nền tảng giá trị tích cực
Nền tảng giá trị là những nguyên tắc mà một cá nhân tin tưởng và sẽ định hình cách người đó nhìn vào cuộc sống. Vì thế, xây dựng cho mình một nền tảng giá trị tích cực sẽ tạo nên mục đích sống và hành động tốt đẹp.
Để xây dựng nền tảng giá trị, bạn cần phải tự nhận thức được những gì mình quan tâm, trân trọng và xem xét tính thực của nó. Hãy đảm bảo hành động và quyết định của mình phản ánh giá trị mà bạn đã đặt ra. Đừng thỏa hiệp với sự thoải mái nhất thời mà buông bỏ giá trị của mình.
3.2. Kiến thức
“Knowledge is power - Kiến thức là sức mạnh” là câu nói được truyền tai nhau từ lâu và cho đến tận bây giờ vẫn mang một sức ảnh hưởng to lớn. Kiến thức là nguồn tài nguyên quý giá và vô tận để chúng ta hiện thực hóa những mục tiêu nằm trên giấy. Do đó, muốn phát triển bản thân hãy giữ tư duy học cả đời, không bao bao giờ dừng lại.
3.3. Thái độ
Phát triển bản thân là hành trình vô cùng khó khăn, trắc trở nên nếu bạn mang trên mình hành trang là thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề thì rất có thể hành trình của bạn sẽ sớm dừng lại. Một thái độ tích cực và linh hoạt sẽ là chìa khóa để bạn đối mặt với thử thách và rút ra bài học từ nó.
Cách bạn nhìn nhận vấn đề sẽ quyết định kết quả mà bạn nhận được. Vì thế, hãy học cách chấp nhận chướng ngại vật mình gặp phải, sau đó tìm ra điểm sáng của nó để thôi thúc bản thân tiếp tục nỗ lực và vượt qua.
3.4. Kỹ năng
Kỹ năng sẽ bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng giúp bạn giải quyết công việc chuyên môn hiệu quả. Kỹ năng mềm là công cụ để quá trình ấy trở nên nhanh gọn và trơn tru hơn.
Hai nhóm kỹ năng này đều quan trọng và sẽ bổ trợ cho nhau trong suốt quá trình phát triển bản thân. Hãy xác định các kỹ năng cần thiết cho mục tiêu của mình và cải thiện chúng thông qua việc thực hành, rèn luyện.
>>> XEM THÊM: LÃNH ĐẠO BẢN THÂN - GỐC RỄ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ DOANH NGHIỆP
4. 9 kỹ năng quan trọng để phát triển bản thân vượt bậc
Kỹ năng phát triển triển bản thân là những phẩm chất và năng lực giúp bạn cải thiện về nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ đó nuôi dưỡng những giấc mơ của mình. Và 9 kỹ năng được liệt kê dưới đây chính là những kỹ năng giúp bạn phát triển vượt bậc trong tương lai.
4.1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng hàng đầu khi bạn muốn phát triển bản thân. Kỹ năng này quyết định việc thông điệp bạn truyền đạt có rõ ràng và cô đọng hay không. Bạn sẽ dễ dàng gây ra tranh cãi hoặc hiểu lầm nếu kỹ năng này không tốt. Ngược lại, một người giỏi giao tiếp sẽ dễ dàng kết nối với mọi người dù trong công việc hay cuộc sống.
Để cải thiện kỹ năng này bạn hãy học cách lắng nghe và đối phương. Hãy sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng ánh mặt để thể hiện sự đồng cảm. Bên cạnh đó, đừng quên luyện tập bằng cách nói trước gương để kiểm soát hành động và lời nói của mình. Hãy tập bỏ đi những từ ngữ không cần thiết để câu nói dễ hiểu và súc tích. Những cuốn sách hoặc workshop về chủ đề này cũng là lựa chọn tốt để bạn học hỏi nhiều tips hay trong giao tiếp.
>>> XEM THÊM: KỸ NĂNG GIAO TIẾP LÀ GÌ? 10 CÁCH GIAO TIẾP ĐỂ KHÉO LÉO TRONG CUỘC SỐNG VÀ KINH DOANH
4.2. Kỹ năng quản lý thời gian
Quỹ thời gian của mỗi người là giống nhau nhưng người có kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ biết tối ưu hóa thời gian mình có. Bạn cần ưu tiên nhiệm vụ quan trọng, không để thời gian gian chết và tập nói “không” với những yêu cầu vô lý.
Để lập cho mình một kế hoạch việc làm hiệu quả bạn có thể sử dụng mô hình 5A. Mô hình tuân thủ 5 quy tắc sau: Aware (nhận biết), Analyse (phân tích), Attack (loại bỏ yếu tố ảnh hưởng), Assign (lập thứ tự ưu tiên) và Arrange (sắp xếp).
-
Aware: Với mô hình này, bạn cần bắt đầu với việc xác định các nhiệm vụ cũng như mục tiêu cần đạt được trong khoảng thời gian nhất định.
-
Analyse: Bước tiếp theo hãy phân tích để hoàn thành công việc cần khoảng bao nhiêu thời gian, quy trình như thế nào và cần những gì. Sau đó, đối chiếu với những tài nguyên mình đang có cũng như yếu tố ngoại cảnh nào có thể tác động đến nhiệm vụ.
-
Attack: Sau khi bạn đã nhận biết và phân tích, hãy tập trung vào loại bỏ hoặc giảm thiểu các yếu tố gây gián đoạn quá trình hoàn thành nhiệm vụ.
-
Assign: Đặt ưu tiên cho các nhiệm vụ và hoạt động dựa trên tầm quan trọng và tính khẩn cấp. Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên để bạn biết được nhiệm vụ nào cần hoàn thành trước và nhiệm vụ nào có thể hoàn thành sau.
-
Arrange: Cuối cùng, hãy sắp xếp lịch làm việc hoặc kế hoạch thời gian cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động theo thứ tự ưu tiên. Đảm bảo rằng bạn tuân thủ mốc thời gian hoàn thành mà mình đã đặt ra trong quá trình làm việc.
>>> XEM THÊM: 9 CÁCH GIÚP CHỦ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
4.3. Kỹ năng quan sát
Trong hành trình phát triển bản thân, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng quan sát nhạy bén. Khả năng quan sát tốt sẽ cho bạn những góc nhìn có chiều sâu về các sự kiện và con người quanh mình. Nhờ đó, khả năng phán đoán, đưa ra quyết định và giao tiếp hiệu quả được cải thiện đáng kể. Để tăng khả năng quan sát, hãy duy trì một số thói quen:
-
Thực hành mindfulness (tĩnh tâm): Mindfulness là kỹ thuật thiền giúp bạn tập trung hoàn toàn vào hiện tại. Phương pháp này có thể giúp bạn quan sát tốt hơn nhờ thu hút ý thức về những điều diễn ra xung quanh.
-
Tập trung vào chi tiết nhỏ và khác biệt: Khi quan sát một người, một sự vật đừng chỉ nhìn nó với ánh mắt thờ ơ, hãy để ý đến những chi tiết nhỏ như màu sắc, hình dạng, âm thanh… Hoặc khám phá điểm độc đáo và khác biệt. Thói quen này có thể giúp bạn khám phá những điều mới mẻ mà trước đây chưa từng biết tới.
-
Tạo thói quen đặt câu hỏi: Hãy luôn tự hỏi về những gì bạn thấy và quan sát. Câu hỏi giúp bạn đi sâu hơn vào chi tiết và tạo ra cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề hoặc tình huống.
-
Để ý vào ngôn ngữ cơ thể: Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của người khác khi họ nói chuyện. Sự biểu đạt khuôn mặt, cử chỉ tay, và tư duy cơ thể có thể tiết lộ nhiều thông tin về tâm trạng và ý định của họ.
4.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một phần trong quá trình phát triển bản thân. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng hiệu suất và chất lượng công việc, cũng như xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
Muốn vậy, khi đứng trước vấn đề đừng bồng bột đưa ra quyết định, hãy phân tích nguyên nhân sâu xa của nó rồi lựa chọn giải pháp hợp lý nhất. Điều quan trọng sau mỗi là giải quyết vấn đề là bạn cần đánh giá được kết quả và học hỏi kinh nghiệm từ đó.
>>> XEM THÊM: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT HIỆU QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP
4.5. Kỹ năng quản lý tài chính
Nhà báo Sunday Adelaja nói rằng “Bạn sẽ không để đạt được sự thịnh vượng về tài chính nếu không có kế hoạch quản lý tiền bạc.” Khi có thu nhập nhất định hãy học cách lập kế hoạch ngân sách, theo dõi thu chi để biết cách cân bằng sao cho hợp lý.
Kỹ năng này sẽ giúp bạn duy trì được mức sống thoải mái, có dự trù cho những khoản chi tiêu lớn hoặc khẩn cấp. Bên cạnh đó, bạn sẽ hạn chế được việc chi tiêu lãng phí cũng như có những khoản đầu tư phát triển bản thân thông minh.
4.6. Kỹ năng lãnh đạo
Nhiều người nghĩ rằng chỉ ai làm quản lý mới cần có kỹ năng lãnh đạo bản thân nhưng thực chất ai cũng cần có kỹ năng này. Bởi để phát triển bản thân thứ tiên quyết chúng ta cần là lãnh đạo chính mình. Kỹ năng này giúp bạn có tầm nhìn xa và ổn định, điều hướng bản thân đi đúng và luôn tự đốc thúc chính mình để về đích.
Kỹ năng lãnh đạo giúp bạn tạo ra sự khác biệt, không chỉ giúp bản thân phát triển mà còn ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Đây cũng là điều kiện cần để cánh cửa sự nghiệp của bạn ngày một rộng mở.
4.7. Kỹ năng phản biện
Theo Báo có Nghề Nghiệp tương lai của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum), kỹ năng phản biện là một trong ba kỹ năng quan trọng nhất trong tương lai, đặc biệt với những người trong vai trò lãnh đạo. Kỹ năng này giúp bạn tránh mắc sai lầm hoặc bị ảnh hưởng bởi những định kiến hay tư duy theo đám đông. Kỹ năng phản biện cũng giúp bạn có những quyết định hợp lý với lập trường vững chắc và lý lẽ thuyết phục.
Để cải thiện tư duy phản biện trong quá trình phát triển bản thân hãy tham khảo các phương pháp sau:
-
Thường xuyên đặt câu hỏi: Đừng xấu hổ với những thứ mình chưa biết, hãy đặt câu hỏi để đào sâu vào vấn đề mình đang tìm tòi nghiên cứu. Nhưng đừng đặt câu hỏi “thừa” mà hãy hỏi sao cho đúng trọng trọng tâm với công thức 5W1H (What - When - Where - Why - Who - How) và kỹ thuật Coaching (câu hỏi mở).
-
Quan sát để có góc nhìn sâu sắc và đa chiều từ thực tiễn: Bạn không nên chỉ áp dụng một cách máy móc kiến thức sách vở, hãy quan sát những thứ diễn ra xung quanh nhiều hơn để thấy được nhiều khía cạnh thực tế hơn.
-
Luyện tập đưa ra lập luận thuyết phục: Khi đưa ra một luận điểm hãy kèm theo những dẫn chứng logic, sắc bén để thuyết phục người nghe.
-
Thể hiện chính kiến của bản thân: Hãy xây dựng cho mình những lập trường quan điểm riêng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bảo thủ với nó, bạn nên thường xuyên đối chiếu quan điểm của mình xem quan điểm ấy còn phù hợp hay không.
4.8. Suy nghĩ và sống tích cực
Suy nghĩ và sống tích cực là khả năng nhìn nhận mặt tốt của mọi việc, kể cả khi gặp khó khăn hay thất bại. Suy nghĩ và sống tích cực không có nghĩa là bỏ qua những vấn đề hay những điểm yếu của bản thân, mà là biết cách tận dụng những cơ hội, những thế mạnh và những nguồn lực có sẵn để vượt qua những thử thách. Suy nghĩ và sống tích cực giúp bạn giảm căng thẳng, tăng tự tin, tạo ra niềm vui và hạnh phúc cho bản thân và người xung quanh.
4.9. Học tập và sáng tạo suốt đời
Phát triển bản thân chắc chắn phải gắn liền với học tập và sáng tạo suốt đời bởi “Kiến thức có đầu nhưng không có cuối” (Geeta S.Lyengar). Ngay thời điểm bản cảm thấy mình đủ giỏi và ngừng tìm tòi, khám phá là khi bạn bắt đầu bị xã hội bỏ lại phía sau. Học tập và sáng tạo giúp bạn nâng cao kỹ năng, khám phá những tiềm năng mới và luôn luôn thay đổi kịp với thời với thời đại.
5. Lộ trình phát triển bản thân
Phát triển bản thân là quá trình liên tục cải thiện kỹ năng, kiến thức, tư duy và thái độ của bản thân để có thể đối mặt với những thách thức và cơ hội trong cuộc sống. Để phát triển bản thân, bạn cần có một lộ trình rõ ràng, bao gồm những bước sau:
5.1. Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của bản thân
Điểm xuất phát của quá trình phát triển bản thân phải là việc đánh giá khách quan về chính mình. Bạn cần biết điểm mạnh để phát huy, điểm yếu cần cải thiện cũng như những gì mình thích và không thích.
Một số phương thức nhiều người sử dụng hiện này là bài kiểm tra tính cách MBTI hay phân tích SWOT. Sau khi thực hiện, bạn hãy vẽ nên một chân dung hoàn thiện về bản thân để có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất về mình.
5.2. Xác định mục đích và mục tiêu sống rõ ràng
Hiểu rõ bản thân và những giá trị mình theo đuổi sẽ là yếu tố quan trọng để bạn có một mục tiêu sống rõ ràng. Hãy đặt ra câu hỏi về sứ mệnh của bản thân và mục tiêu lớn mình muốn đạt tới. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, mục tiêu ấy phải phù hợp với giá trị của xã hội, bản thân và có tính thực tế.
5.3. Kế hoạch phát triển bản thân
Sau khi đã có mục tiêu cho mình, hãy lên một kế hoạch phát triển bản thân rõ ràng và cụ thể. Một mô hình rất hay hỗ trợ bạn xây dựng kế hoạch dễ dàng hơn đó chính là mô hình GROW. Theo đó, bạn cần xác định được 4 yếu tố trong kế hoạch của mình.
-
G (Goal): Đích đến của bạn là gì? Mục tiêu dài hạn, ngắn hạn như thế nào?
-
R (Reality): Vị trí hiện tại của bạn là ở đâu? Vị trí đó còn cách đích đến bao xa? Bạn cần thời gian bao lâu để hoàn thành từng mục tiêu mình đề ra? Bạn có những nguồn lực nào trong tay?
-
O (Options/Obstacle): Bạn có những hướng đi nào để hoàn thành mục tiêu của mình? Trên hành trình ấy bạn có thể gặp những trở ngại gì?
-
W (Will): Cách để duy trì động lực trong suốt hành trình phát triển là gì? Bạn đánh giá tiến trình và tạo ra thay đổi khi cần thiết ra sao?
5.4. Kỷ luật và thói quen tích cực
Một kế hoạch hoàn hảo cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không nghiêm túc thực hiện nó. Bạn cần kiểm soát và tuân theo kế hoạch phát triển bản thân đã đề ra. Tuyệt đối không để sự lười biếng, trì hoãn ảnh hưởng tới quá trình rèn luyện của mình.
Thói quen tích cực không tự nhiên xuất hiện mà nó là thành quả của việc lặp đi lặp lại những việc làm tốt cho sức khỏe và tinh thần. Hãy luôn ghi nhớ rằng “Khả năng kỷ luật bản thân để trì hoãn sự hài lòng trong ngắn hạn để được hưởng những phần thưởng lớn hơn trong dài hạn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để thành công” - Maxwell Maltz - Nhà văn.
Phát triển bản thân không chỉ là cách giúp mỗi người được hạnh phúc và đây cũng là yếu tố giúp một chủ doanh nghiệp nâng cao năng lực lãnh đạo mỗi ngày để phát triển tổ chức. Nhằm giúp chủ doanh nghiệp và quản lý nâng tầm năng lực lãnh đạo, từ đó xây dựng cho mình đội ngũ cốt lõi xuất chúng, mở rộng doanh nghiệp x5 x10 lần, Trường Doanh Nhân HBR đã nghiên cứu và phát triển khóa học chuyên sâu XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM.
6. Các cuốn sách phát triển bản thân nên đọc
Đọc sách là cách phát triển bản thân mà nhiều người lựa chọn vì nguồn tri thức khổng lồ mà nó có thể mang lại. Dưới đây là gợi ý về 3 cuốn sách giúp phát triển bản thân toàn diện mà ai cũng nên đọc một lần.
1 - Sức mạnh của thói quen (The Power of Habit) của Charles Duhigg
Cuốn sách được ra mắt vào năm 2012 và trở thành tựa sách bán chạy nhất Thời báo New York. Cuốn sách mang đến cái nhìn tổng quan về những thói quen tốt và xấu, và làm thế nào để thay đổi chúng. Sách được chia làm ba phần rõ ràng bao gồm thói quen cá nhân, thói quen của tổ chức và thói quen của cộng đồng. Tác giả sử dụng các nghiên cứu khoa học và các câu chuyện thực tế để minh họa cho vai trò của thói quen trong cuộc sống cá nhân và tổ chức. Đọc cuốn sách này, bạn sẽ hiểu được cách tạo ra những thói quen mới tích cực, củng cố những thói quen có ích và loại bỏ những thói quen có hại.
2 - Đắc nhân tâm (How to Win Friends and Influence People) của Dale Carnegie
Trong suốt gần 90 năm kể từ năm 1936, mặc cho sự ra đời của hàng ngàn cuốn sách khác, Đắc nhân tâm vẫn khẳng định nó là cuốn sách hàng đầu về kỹ năng giao tiếp và đọc vị nhân loại. Tác giả chia sẻ những nguyên tắc và kinh nghiệm để giúp bạn trở thành một người bạn tốt, một người lãnh đạo hiệu quả và một người có ảnh hưởng tích cực trong xã hội. Đọc cuốn sách này, bạn sẽ biết được cách làm cho người khác yêu mến bạn, cách thuyết phục người khác đồng ý với bạn và cách xử lý các xung đột và khó khăn trong giao tiếp.
3 - Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh (Master Your Mind Design Your Destiny) của Adam Khoo
Được chia thành 11 chương, cuốn sách không hề cao siêu khó hiểu mà được viết bằng thứ ngôn ngữ gần gũi, dễ tiếp cận. Cuốn sách mang đến cho bạn những kiến thức sâu sắc về khả năng mở khóa niềm tin, làm chủ cảm xúc và giải phóng tư duy của bản thân. Xuyên suốt cuốn sách là hành trình gỡ rối, đưa ra giải pháp và giúp bạn tự thiết kế vận mệnh riêng cho mình.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng để chọn được cuốn sách phù hợp với bản thân bạn cần biết được điều mình muốn học hoặc muốn cải thiện. Thay vì, lựa chọn sách dựa trên độ “hot”, hãy lựa chọn sách dựa trên nhu cầu của mình. Ví dụ, bạn cần cải thiện kỹ năng phản biện thì thứ bạn cần tìm không phải “Nhà lãnh đạo 4.0” hay “Thuật lãnh đạo khởi nghiệp” mà là những cuốn sách như “Nghệ thuật tư duy phản biện” hay “Tư duy nhanh và chậm.”
7. VIDEO Phát triển bản thân để thành công
Phát triển bản thân là hành trình dài và xuyên suốt vì thế bạn cần kiên trì, nhẫn nại để thấy được quả ngọt cho riêng mình. Hy vọng qua bài viết của Trường Doanh Nhân HBR, bạn đã rút ra được những sai lầm trong quá trình nâng cấp bản thân để xây dựng được một lộ trình phát triển mới cụ thể và rõ ràng hơn.