Trường doanh nhân HBR ×

TRIỂN KHAI MARKETING ĐA KÊNH GIÚP TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ CHẠY QUẢNG CÁO

Nội dung [Hiện]

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ kinh doanh dựa trên một nền tảng bán hàng duy nhất. Điều này khiến doanh nghiệp đối mắt với rủi ro doanh thu bị ngắt quãng khi kênh gặp trục trặc và chi phí quảng cáo ngày càng tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược Marketing đa kênh để tối ưu hóa tiềm năng và doanh thu bán hàng. Tìm hiểu ngay 5 bước triển khai chiến lược Marketing đa kênh bài bản cùng Trường Doanh Nhân HBR trong bài viết dưới đây!

1. Thực trạng nhiều doanh nghiệp đang tiêu tốn nhiều tiền chạy quảng cáo

Hiện nay, chạy quảng cáo là một trong những cách tiếp thị mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đặc biệt, với các doanh nghiệp mới còn non trẻ chưa có tệp khách hàng ổn định thì đây là cách tiếp cận đối tượng mục tiêu đơn giản nhất. 

Theo VSS Corp, với những ngành nội thất và Spa, ngân sách dành cho việc chạy quảng cáo có thể lên đến 500.000.000 VNĐ/tháng. Trong khi đó, chi phí chạy quảng cáo cho ngành thời trang được ước tính khoảng 50.000.000 VNĐ/tháng.

Tuy nhiên, không phải cứ chi nhiều tiền chạy quảng cáo sẽ mang đến doanh thu khủng. Theo báo cáo của Mega Digital đầu năm 2023, có đến 19% doanh nghiệp nói rằng, ROI (Return on Investment - Lợi tức đầu tư) khi chạy quảng cáo Google đạt mức thấp và 24% doanh nghiệp khẳng định lợi nhuận thu về chỉ ở mức trung bình.

2. Lợi ích khi thực hiện chiến lược Marketing đa kênh

Xây dựng chiến lược Marketing đa kênh đang là xu thế và lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tiếp thị đa kênh này:

  • Cải thiện lòng tin của khách hàng: Khi doanh nghiệp có mặt ở nhiều kênh truyền thông khác nhau sẽ tăng cường sự hiện diện và uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.

  • Thu thập được nhiều dữ liệu giá trị về khách hàng: Khi sử dụng nhiều kênh truyền thông, doanh nghiệp có thể phân tích và hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Đây là cơ sở để doanh nghiệp vẽ chân dung khách hàng hoàn chỉnh và chuẩn xác nhất. Điều này rất có lợi khi doanh nghiệp thực hiện phát triển sản phẩm, chiến lược Marketing và kế hoạch bán hàng.

  • Tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng rãi hơn: Tiếp cận khách hàng trên nhiều nền tảng giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi điểm chạm với khách hàng mục tiêu.

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Khi có mặt ở nhiều kênh truyền thông, doanh nghiệp có thể tăng cường sự nhận biết và ghi nhớ của khách hàng về thương hiệu. Doanh nghiệp có thể tận dụng sức lan tỏa của các kênh truyền thông xã hội để tạo nên sự chia sẻ và truyền miệng về thương hiệu.

  • Xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài: Khi doanh nghiệp có nhiều kênh tiếp cận khách hàng, điểm chạm sẽ gia tăng, doanh nghiệp có thể gửi những thông tin, ưu đãi, lời cảm ơn và lời chúc đến khách hàng. Thương hiệu cũng có thể lắng nghe và tiếp thu những ý kiến phản hồi và góp ý của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo ra sự hài lòng và trung thành từ họ.

  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Khi áp dụng chiến lược Marketing đa kênh, doanh nghiệp sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ không làm được điều này với tệp khách hàng rộng lớn, độ phủ thương hiệu cao…

6 lợi ích của việc thực hiện chiến lược Marketing đa kênh
6 lợi ích của việc thực hiện chiến lược Marketing đa kênh

3. Cách triển khai chiến lược Marketing đa kênh hiệu quả

Xây dựng chiến lược Marketing đa kênh là một thách thức với nhiều doanh nghiệp đặc biệt với các thương hiệu còn non trẻ. Dưới đây là 5 bước giúp doanh nghiệp có được kế hoạch Marketing đa nền tảng bài bản, hiệu quả, hứa hẹn đem về doanh thu cao. 

Tóm tắt 5 bước xây dựng chiến lược Marketing đa kênh
Tóm tắt 5 bước xây dựng chiến lược Marketing đa kênh

3.1. Xác định khách hàng mục tiêu

Trước khi thực hiện bất kỳ chiến lược Marketing đa kênh nào, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ đối tượng mình đang hướng đến là ai và họ có đặc điểm gì. Doanh nghiệp dựa trên 3 nguồn thông tin chính: tệp khách hàng cũ của doanh nghiệp, xu hướng thị trường và tệp khách hàng của đối thủ để phân chia khách hàng thành các phân khúc khác nhau. Có 4 kiểu phân loại khách hàng mục tiêu phổ biến, bao gồm:

  • Phân khúc nhân khẩu học: Đây là phân khúc dựa trên các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, số thành viên trong gia đình... Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng và cách họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Phân khúc tâm lý học: Đây là phân khúc dựa trên các yếu tố như tính cách, thái độ, giá trị, lợi ích, sở thích, động lực... Các yếu tố này ảnh hưởng đến cảm xúc và thái độ của khách hàng đối với thương hiệu và cách họ trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Phân khúc hành vi: Đây là phân khúc dựa trên các yếu tố như cách thức mua hàng, sử dụng sản phẩm và phản ứng với các chiến dịch tiếp thị của khách hàng… 

  • Phân khúc theo địa lý: Đây là phân khúc dựa trên các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, văn hóa, ngôn ngữ... Các yếu tố này ảnh hưởng đến nhu cầu và thói quen mua hàng của khách hàng theo khu vực

4 phân khúc khách hàng phổ biến
4 phân khúc khách hàng phổ biến

Sau khi phân khúc được khách hàng, doanh nghiệp cần lựa chọn đối tượng mục tiêu của mình. Tệp khách hàng tiềm năng hấp dẫn phải đáp ứng được 3 tiêu chí sau: 

  • Có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp

  • Số lượng khách hàng đủ lớn để duy trì và phát triển 

  • Khả năng quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ cao

  • Khách hàng là KOL, KOC, người của công chúng

3.2. Xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng

Bước tiếp theo khi thực hiện Marketing đa kênh là phải xây dựng được hành trình trải nghiệm khách hàng. Hành trình trải nghiệm khách hàng sẽ được chia làm 7 giai đoạn: Nhận thức → Cân nhắc → Đánh giá → Lựa chọn →  Sử dụng → Quyết định mua → Ủng hộ. 

Doanh nghiệp có thể tiến hành phỏng vấn khách hàng cũ hoặc tiến hành khảo sát trên diện rộng. Kết quả thu về cần giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi: 

  • Khách hàng biết đến doanh nghiệp qua đâu?

  • Khách hàng yêu thích doanh nghiệp vì điều gì? 

  • Tại sao khách hàng quyết định mua hàng hay không mua hàng của doanh nghiệp? 

  • Lý do khách hàng quay lại hoặc không quay lại mua hàng

Từ đó, doanh nghiệp sẽ vẽ được hành trình trải nghiệm khách hàng, thấu hiểu nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ ở từng điểm chạm trên hành trình này. Đồng thời, doanh nghiệp cũng biết được khách hàng thường tiếp xúc với mình qua kênh nào ở từng giai đoạn. Đây là tiền đề để có những hoạt động Marketing phù hợp.

Gợi ý của Trường Doanh Nhân HBR về các kênh truyền thông có thể triển khai ở mỗi giai đoạn: 

Hành trình khách hàng và các điểm chạm
Hành trình khách hàng và các điểm chạm

3.3. Tìm hiểu các kênh truyền thông

Yếu tố then chốt khi xây dựng Marketing đa kênh là chủ doanh nghiệp phải có kiến thức đầy đủ về từng nền tảng. Doanh nghiệp cần biết dạng nội dung nào được ưu tiên trên kênh truyền thông mình lựa chọn. Ví dụ:

  • Facebook: Text ngắn, video ngắn, video dài, hình ảnh độc đáo và livestream là những dạng nội dung được ưa chuộng trên Facebook. Doanh nghiệp cũng nên tận dụng các tính năng mới như Stories, Reels hay Groups để tạo ra nội dung phong phú và hấp dẫn

  • Instagram: Instagram là kênh chuyên về hình ảnh và video. Nên doanh nghiệp nên tập trung vào việc tạo ra nội dung đẹp mắt, sáng tạo và thể hiện được cá tính của thương hiệu. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các dạng nội dung như Stories, Reels, IGTV hay Carousel để thể hiện được nhiều khía cạnh nội dung muốn truyền đạt

  • YouTube: YouTube là kênh video lớn nhất thế giới. Nên doanh nghiệp cần có một chiến lược nội dung video rõ ràng và chuyên nghiệp. Hãy chọn một chủ đề cụ thể cho kênh của bạn, tạo ra các video chất lượng cao, có tiêu đề và mô tả hấp dẫn, sử dụng các thẻ từ khóa phù hợp và tối ưu hóa SEO cho video

  • TikTok: TikTok là kênh video ngắn đang rất hot hiện nay. Doanh nghiệp nên theo dõi các xu hướng, hashtag và challenge trên TikTok để tạo ra các video phù hợp và thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Khi sử dụng Marketing đa kênh, chính sách cộng động là một trong những điều quan trọng mà nhà tiếp thị cần quan tâm. Kênh truyền thông triệu follow có thể bị khoá hoặc xoá do vi phạm một số điều như: 

  • Sử dụng hình ảnh, âm thanh, video vi phạm bản quyền, chưa có sự cho phép của chủ sở hữu 

  • Vi phạm quyền riêng tư: Lộ thông tin cá nhân của bản thân hoặc người khác như địa chỉ, tài khoản ngân hàng, số điện thoại… khi chưa được phép

  • Đăng tải hình ảnh/video có nội dung nhạy cảm, bạo lực hoặc có tính chất phản động, phân biệt chủng tộc

  • Sử dụng những từ ngữ thuộc lĩnh vực y tế, tài chính như bệnh tật, tiền ảo… 

  • Nội dung spam: Tạo ra nội dung lặp đi lặp lại, không có giá trị hoặc nhằm mục đích quảng cáo hoặc lừa đảo

>>> XEM THÊM: HIỂU CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

3.4. Lên kế hoạch nội dung trên từng kênh Marketing

Theo một nghiên cứu của Content Marketing Institute, 62% nhà tiếp thị nói rằng, Content Marketing là thứ đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp của họ. Con số này chứng minh tầm quan trọng của chất lượng nội dung khi xây dựng chiến lược Marketing đa kênh. 

Hai dạng content cơ bản và quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp cần triển khai trên các nền tảng của mình là content trồng trọt và content săn bắn: 

  • Content trồng trọt: Những bài viết nuôi dưỡng sự yêu mến của khách hàng với thương hiệu như những bài chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức hoặc giải thưởng, thành tích mà doanh nghiệp đạt được

  • Content săn bắn: Những bài viết giúp tạo ra doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp như những bài viết quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ…

Theo nhiều năm thử nghiệm và thực hiện, Trường Doanh Nhân HBR khuyến khích chủ doanh nghiệp đăng tải 2 dạng content theo tỷ lệ 3:1. Nghĩa là, cứ 3 bài viết trồng trọt sẽ có 1 bài content săn bắn. Tỷ lệ này sẽ giúp tối ưu hóa chất lượng nội dung trên các kênh truyền thông, không gây khó chịu cho người dùng bởi quá nhiều bài viết bán hàng. 

Hai kiểu content nên xây dựng trong chiến lược Marketing đa kênh
Hai kiểu content nên xây dựng trong chiến lược Marketing đa kênh

3.5. Theo dõi, đánh giá tiến độ và kết quả thường xuyên

Theo dõi và đánh giá kết quả là một trong những bước quan trọng khi xây dựng chiến lược Marketing đa kênh. Tình hình phát triển của từng kênh cần được cập nhật theo từng ngày để kịp thời điều chỉnh và khắc phục khi gặp sự cố. 

Doanh nghiệp cũng nên yêu cầu các phòng ban báo cáo tiến độ theo tuần. Đây là cách để các kênh truyền thông được cải tiến liên tục, bắt kịp được xu hướng và sự thay đổi nhanh chóng trong sở thích khách hàng. Một số chỉ số doanh nghiệp cần quan tâm khi tiến hành đánh giá là:

  • Tương tác: Đây là chỉ số thể hiện mức độ quan tâm và hứng thú của khách hàng với nội dung Marketing của bạn trên các kênh khác nhau. Doanh nghiệp có thể theo dõi số lượt xem, lượt like, lượt comment, lượt share, thời gian trung bình xem video,...

  • Tỷ lệ chuyển đổi: Đây là chỉ số thể hiện mức độ thành công trong việc chuyển đổi khách hàng từ các kênh Marketing sang các hành động mong muốn, như đăng ký nhận tin, tải ứng dụng, mua hàng,...

  • Chi phí cho mỗi đơn hàng (CPO): Chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của chiến lược Marketing đa kênh về mặt chi phí. Anh chị có thể tính CPO bằng cách chia tổng chi phí Marketing cho số lượng đơn hàng trong một khoảng thời gian nhất định

  • Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer retention rate): Chỉ số thể hiện mức độ trung thành và hài lòng của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ.. Customer retention rate được tính bằng cách chia số lượng khách hàng quay lại mua hàng trong một khoảng thời gian nhất định cho số lượng khách hàng ban đầu

  • Return on Ad Spend (ROAS): Chỉ số thể hiện mức độ sinh lời của chiến lược Marketing đa kênh. Có thể tính ROAS bằng cách chia doanh thu thu được từ quảng cáo cho chi phí quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Customer Lifetime Value (CLV): Chỉ số thể hiện giá trị tổng cộng mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp của bạn trong suốt quá trình hợp tác. CLV được tính bằng cách nhân giá trị trung bình của một giao dịch cho số lần giao dịch trung bình trong một khoảng thời gian nhất định cho Customer retention rate

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC MARKETING HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

4. Kết luận

Xây dựng Marketing đa kênh là điều tất yếu trong thời đại 4.0 khi các nền tảng online là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hạn chế việc có số lượng nhưng không đem về chất lượng, doanh nghiệp cần bám sát 5 bước xây dựng chiến lược Marketing đa kênh mà Trường Doanh Nhân HBR đã giới thiệu trong bài viết trên. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger