Mục lục [Ẩn]
- 1.1. Định vị thương hiệu KFC
- 1.2. Khách hàng mục tiêu của KFC
- 2. Phân tích SWOT của KFC
- 2.1. Điểm mạnh của KFC
- 2.2. Điểm yếu của KFC
- 2.3. Cơ hội của KFC
- 2.4. Thách thức của KFC
- 3. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của KFC
- 3.1. Chiến lược Marketing của KFC về sản phẩm
- 3.2. Chiến lược Marketing của KFC về giá
- 3.3. Chiến lược Marketing của KFC về hệ thống phân phối
- 3.4. Chiến lược Marketing của KFC về xúc tiến thương mại
- 4. Kết luận
Không thể phủ nhận rằng KFC đã đạt được một vị trí đặc biệt trong lĩnh vực ngành công nghiệp thực phẩm nhanh từ lâu. Thành công đó không chỉ đến từ những món ăn hấp dẫn mà còn là kết quả của một chiến lược marketing đa dạng và khéo léo. Cùng nghiên cứu và phân tích bí quyết trong chiến lược marketing của KFC ngay với bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu tổng quan về KFC
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, KFC đã duy trì vị thế của mình thông qua định vị thương hiệu cũng như xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu.
1.1. Định vị thương hiệu KFC
Chiến lược marketing của KFC là định vị thương hiệu không phân biệt. Tất cả các sản phẩm của KFC phục vụ tất cả mọi người trên toàn cầu. Với nguyên tắc ẩm thực độc đáo "Nguyên tắc 11 làn da", KFC đã tạo ra một loạt món ăn độc quyền mang lại hương vị tinh tế mà không đối thủ nào có thể sao chép được.
Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cùng việc duy trì chất lượng sản phẩm giúp KFC định hình như một biểu tượng của hương vị đích thực mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho tất cả mọi người trên toàn cầu.
1.2. Khách hàng mục tiêu của KFC
Với định vị thương hiệu không phân biệt, KFC hướng tới mọi nhóm khách hàng. KFC hướng đến một phạm vi rộng lớn khách hàng với sự đa dạng về độ tuổi, phong cách sống và sở thích ẩm thực. Từ những người yêu thích đồ ăn nhanh đến những gia đình và nhóm bạn, KFC cố gắng cung cấp một trải nghiệm ẩm thực thoải mái và ngon miệng cho mọi người.
Tuy nhiên, đối tượng người trẻ tuổi là nhóm khách hàng được KFC hướng đến. Bởi người trẻ tuổi thường yêu thích phong cách ẩm thực phương Tây và đặc biệt yêu thích các món được chế biến từ gà.
KFC hướng đến những người có lối sống năng động, thích thưởng thức các món ăn nhanh mà không tốn nhiều thời gian. Khách hàng KFC thường tìm kiếm sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc lựa chọn bữa ăn. Ngoài ra, KFC còn hướng đến các gia đình, hội nhóm. Họ mong muốn có một bữa ăn ngon lành và phong phú mà không cần phải nấu nướng tại nhà.
>>> XEM THÊM: XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP
2. Phân tích SWOT của KFC
Quá trình phân tích SWOT là một công cụ quan trọng giúp đánh giá tổng quan về tình hình của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Áp dụng vào KFC - một tập đoàn thức ăn nhanh quốc tế nổi tiếng, phân tích SWOT sẽ tiếp cận các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển trên thị trường.
2.1. Điểm mạnh của KFC
KFC có những yếu tố mạnh đặc biệt giúp duy trì thương hiệu và tăng cường vị thế của mình như:
-
Nhận diện thương hiệu mạnh mẽ: Theo Statista, KFC là thương hiệu lớn thứ 2 trong thị trường đồ ăn nhanh. Cùng với logo đặc trưng của KFC đã giúp KFC xây dựng một thương hiệu quốc tế mạnh mẽ và dễ nhận biết.
-
Chất lượng thực phẩm ổn định: Quy trình nấu ăn và pha chế chất lượng đã được tối ưu hóa qua thời gian, giữ cho các sản phẩm KFC có hương vị và chất lượng nhất định. Đặc biệt KFC là thương hiệu đạt chuẩn quốc tế theo đánh giá của tập đoàn Yum! Brand Inc.
-
Mạng lưới quốc tế rộng lớn: Với hơn 27.000 cửa hàng ở hơn 149 quốc gia (Năm 2021) thì KFC có một mạng lưới phân phối và tiếp thị mạnh mẽ. Tại Việt Nam, KFC cũng phủ sóng rộng rãi với 153 cửa hàng trên 36 tỉnh thành.
-
Địa điểm phân bố cửa hàng: Với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, các cửa hàng của KFC thường được đặt ở các vị trí đông dân cư, trung tâm thành phố.
2.2. Điểm yếu của KFC
Tuy KFC có những điểm mạnh lớn nhưng cũng tồn tại những điểm yếu cần được xem xét:
-
Phản hồi tiêu cực về dinh dưỡng: Có ý kiến cho rằng một số sản phẩm của KFC có thể gây ra vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe do sử dụng gà công nghiệp và đồ chiên dầu mỡ.
-
Phụ thuộc vào thị trường phương Tây: Mặc dù có sự mở rộng toàn cầu, KFC vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các thị trường phương Tây. KFC có thể đối mặt với rủi ro trong trường hợp thị trường này bị suy thoái kinh tế.
-
Hệ thống nhân sự không ổn định: Nhân sự của KFC có vòng đời tương đối ngắn làm mất thời gian đào tạo và tuyển dụng.
>>> XEM THÊM: ĐIỂM LẠI 20 CHIẾN LƯỢC MARKETING NỔI TIẾNG TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU LỚN
2.3. Cơ hội của KFC
-
Mở rộng vào thị trường mới: KFC có thể tận dụng cơ hội mở rộng vào các thị trường mới đặc biệt là trong các khu vực đang phát triển nhanh như Châu Á, Đông Nam Á.
-
Nhu cầu cuộc sống tăng cao: Thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia phát triển và đang phát triển như Việt Nam đang tăng dần. Từ đó, gia tăng nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh.
-
Chính sách hỗ trợ: Tại thị trường Việt Nam, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các tập đoàn nước ngoài như KFC. Tạo cơ hội cho KFC mở rộng nhiều cửa hàng hơn.
2.4. Thách thức của KFC
-
Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường thức ăn nhanh có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn khác như McDonald's, Burger King, Lotteria, Jollibee…
-
Thay đổi thị hiếu khách hàng: Sự thay đổi trong thị hiếu của khách hàng và yêu cầu về dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến lựa chọn và doanh số bán hàng của KFC.
-
An toàn sức khỏe: Thực phẩm thức ăn nhanh được đánh giá là thiếu an toàn và không đảm bảo sức khỏe.
3. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của KFC
Quá trình phân tích chi tiết chiến lược Marketing của KFC sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu được cách KFC tiếp cận thị trường và tạo dựng thương hiệu.
3.1. Chiến lược Marketing của KFC về sản phẩm
1 - Luôn đảm bảo đồng nhất về chất lượng sản phẩm
KFC luôn đứng vững trong việc đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm trên toàn thế giới. Từ khi thành lập, một trong những cam kết hàng đầu của KFC chính là đảm bảo cung cấp những món ăn ngon và an toàn cho khách hàng. Thương hiệu này đã xây dựng một quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng thực phẩm cẩn thận để đảm bảo mọi sản phẩm mang đến sự nhất quán về chất lượng.
Sự đồng nhất về chất lượng không chỉ tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng mà còn tạo ra sự nhận diện và khẳng định thương hiệu trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng sẽ luôn lựa chọn những thương hiệu có thể đảm bảo rằng họ sẽ nhận được một trải nghiệm đồng nhất và đáng tin cậy mỗi khi mua sản phẩm.
2 - “Bản địa hóa” sản phẩm
Trong quá trình mở rộng thị trường tại Việt Nam, KFC đã áp dụng chiến lược "bản địa hóa" để tạo sự tương thích với văn hóa và khẩu vị địa phương. Điều này đã giúp họ tạo ra một sự khác biệt so với các đối thủ như Lotteria và Jollibee và thu hút sự quan tâm và ủng hộ của người tiêu dùng Việt.
Một số cách KFC đã thực hiện "bản địa hóa" sản phẩm ở Việt Nam khác biệt so với Lotteria và Jollibee:
-
Thực đơn đa dạng: Ngoài những sản phẩm truyền thống như gà rán, hamburger thì KFC Việt Nam còn có cơm gà, salad bắp cải,... Trong khi Lotteria và Jollibee tập trung vào thực đơn gà rán , burger, mì Ý.
-
Bản địa hóa: KFC chú trọng đến việc bản địa hóa sản phẩm và trải nghiệm. Tại Việt Nam thì người dân thích ăn những món ăn có độ giòn và đậm đặc để có thể kết hợp với những cơm và đồ uống có cồn.
Để thành công trên thị trường quốc tế, việc "bản địa hóa" sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp cần tùy chỉnh sản phẩm dịch vụ và chiến lược tiếp thị để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng địa phương.
3 - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Chiến lược marketing của KFC về sản phẩm chính là đặt sự hài lòng và niềm tin của khách hàng lên hàng đầu. Thương hiệu KFC hiểu rằng sự đổi mới và cải tiến liên tục là chìa khóa để duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành thực phẩm nhanh. KFC không ngừng tìm kiếm cách để đổi mới và cải tiến thực đơn. Việc này không chỉ giữ cho thực đơn luôn tươi mới mà còn thu hút sự chú ý của khách hàng đang tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ.
Vào tháng 5/2022, thương hiệu KFC tại Việt Nam đã cho ra mắt món ăn có tên “Gà Que Kem”. Món ăn là sự kết hợp giữa miếng gà rán rút xương được tẩm loại sốt chua ngọt trên một que kem. Hình dạng món ăn gây ấn tượng và tạo sự tò mò cho khách hàng.
Sự đổi mới và nâng cao liên tục giúp doanh nghiệp duy trì sự hài lòng của khách hàng, tạo dựng sự tin tưởng, và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
4 - Chú trọng sức khỏe khách hàng toàn cầu
KFC hiểu rằng là một thương hiệu chuyên về đồ ăn nhanh thì sức khỏe khách hàng là quan trọng nhất. Thấu hiểu tầm quan trọng của việc duy trì lối sống lành mạnh và dinh dưỡng cân đối, KFC đã đưa ra nhiều biện pháp để đảm bảo rằng khách hàng có thể tận hưởng bữa ăn ngon mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bằng cách lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong thực đơn; cam kết giảm thiểu chất béo trong món ăn.
Điển hình là vào năm 2007, KFC đã đổi sang sử dụng dầu đậu nành ở 5500 cửa hàng KFC trên thế giới. Dầu đậu nành giúp hạn chế chất béo, đảm bảo an toàn đến sức khỏe người tiêu dùng. Sự thay đổi này vừa giúp KFC gia tăng lượng khách hàng vừa góp phần giảm thiểu tình trạng béo phì ở thanh thiếu niên.
Sức khỏe khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có giá trị dinh dưỡng tốt và an toàn sẽ giúp xây dựng lòng tin và trung thành từ phía khách hàng. Quan tâm đến sức khỏe khách hàng không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn tạo nên lợi thế cạnh tranh và giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
3.2. Chiến lược Marketing của KFC về giá
1 - Chiến lược định giá theo địa lý
Chiến lược marketing của KFC về giá đó là định giá theo địa lý. KFC đã tùy chỉnh chiến lược giá cả theo từng quốc gia và khu vực để đáp ứng điều kiện phù hợp của địa phương. Trong việc định giá theo địa lý, KFC xem xét các yếu tố như: Khả năng chi trả của người dân địa phương; đặc điểm của khu vực và những yếu tố kinh doanh về thuế, mặt bằng, chi phí vận hành…
2 - Chiến lược giá hớt váng
Chiến lược giá hớt váng của KFC là một phần quan trọng trong việc tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng và đồng thời duy trì vị thế của thương hiệu trên thị trường thực phẩm nhanh. Thương hiệu này đã áp dụng một số chiến lược giá hớt váng linh hoạt để thu hút sự quan tâm và tạo ra giá trị cho khách hàng.
-
Giá trị combo: KFC thường cung cấp các combo và gói ăn có giá trị vượt trội so với việc mua các món ăn riêng lẻ. Ví dụ: Combo gà rán của KFC có giá 87.000 VNĐ - Mức giá hợp lý hơn khi mua từng món ăn, đồ uống riêng lẻ.
-
Khuyến mãi và ưu đãi: KFC thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi và ưu đãi như giảm giá, tặng kèm, hoặc tích điểm đổi quà. Điều này kích thích sự mua sắm và tạo ra cơ hội để khách hàng tiết kiệm chi phí trong việc thưởng thức sản phẩm của họ.
-
Chiến lược giá cho các mục tiêu đặc biệt: KFC cũng có những chiến lược giá dành riêng cho các mục tiêu đặc biệt như học sinh, sinh viên hoặc người cao tuổi. Điều này giúp tạo sự hỗ trợ và thân thiện với các đối tượng khách hàng đặc thù.
3 - Chiến lược giá thâm nhập
Khi KFC mở rộng sang các thị trường mới hoặc cạnh tranh trong môi trường có nhiều hãng thức ăn nhanh, thương hiệu nãy đã sử dụng chiến lược giá thâm nhập để tạo sự thu hút và tạo ra một vị thế mạnh mẽ trong ngành thực phẩm nhanh. Bằng cách áp dụng mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh để tạo ra sự hấp dẫn và kích thích sự quan tâm từ phía khách hàng. Giá thấp có thể làm cho sản phẩm của họ trở nên cạnh tranh và có khả năng thu hút nhiều đối tượng khách hàng.
Chiến lược giá không chỉ là về việc định mức tiền mà còn liên quan đến việc tạo ra giá trị, đáp ứng nhu cầu đa dạng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
3.3. Chiến lược Marketing của KFC về hệ thống phân phối
Chiến lược marketing của KFC đã áp dụng một số chiến lược để xây dựng hệ thống phân phối mạnh mẽ và đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
-
Mạng lưới cửa hàng đa dạng: KFC đã xây dựng mạng lưới cửa hàng đa dạng có mặt trong các thành phố lớn, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và cả các vùng nông thôn. Cụ thể hiện tại KFC đã có mặt ở 149 quốc gia với khoảng 27.000 cửa hàng.
-
Dịch vụ giao hàng và đặt hàng trực tuyến: KFC đã mở rộng dịch vụ giao hàng và đặt hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ thống phân phối trực tuyến của KFC bao gồm: Website, Fanpage chính thức của KFC Việt Nam; Các dịch vụ giao hàng lớn như: Shopeefood, Baemin, Grabfood.
Xây dựng hệ thống phân phối linh hoạt và đa dạng là chìa khóa quan trọng trong quá trình mở rộng mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kết hợp phân phối bằng các cửa hàng, dịch vụ trực tuyến và hợp tác với đối tác giao hàng giúp tạo sự tiếp cận rộng rãi.
3.4. Chiến lược Marketing của KFC về xúc tiến thương mại
1 - Ứng dụng công nghệ để bắt kịp thời đại
KFC đã rất nhạy bén trong việc ứng dụng công nghệ với sự phát triển nhanh chóng của thời đại. Từ việc cung cấp ứng dụng đặt hàng và giao hàng trực tuyến, sử dụng kiosks tự động tại cửa hàng đến việc tận dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua công nghệ. KFC đã không ngừng tiến xa trong việc kết nối với khách hàng thông qua sự tiện ích và sáng tạo của công nghệ.
Điển hình trong chiến lược marketing của KFC đó chính là: Năm 2019, KFC đã ứng dụng công nghệ CGI để mô phỏng hình ảnh Đại tá Sanders. Chiến dịch này đã xây dựng và mở rộng độ nhận diện thương hiệu thành công cho KFC. Đặc biệt, KFC đã thu hút hàng triệu người dùng mạng xã hội bằng cách tạo ra “bạn gái ảo” đi cùng nhân vật Đại tá Sanders. Chiến dịch này đã lan tỏa thương hiệu rộng rãi đến người tiêu dùng toàn cầu đồng thời khẳng định sự nhạy bén của KFC trong việc ứng dụng công nghệ để quảng bá thương hiệu.
🔥🔥🔥Đại sự kiện AI Marketing năm 2024 đang đến gần! AI MARKETING: AFFILIATE, SOCIAL, ECOM & AUTOMATION là cơ hội không thể bỏ qua để bạn tiếp cận những xu hướng AI mới nhất và học cách tự động hoá quy trình marketing từ A đến Z.
Hãy tham gia để trải nghiệm những chiến lược đột phá và công nghệ tiên tiến, giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng mạnh mẽ, tối ưu chi phí và bứt phá doanh thu. Sự kiện này sẽ thay đổi cách bạn làm marketing mãi mãi!
2 - Hợp tác cùng các thương hiệu khác tạo biển quảng cáo ấn tượng
Tháng 8/2021, sự hợp tác tạo thành công giữa KFC và IKEA đã gây ấn tượng mạnh trong giới truyền thông sáng tạo. Cụ thể, KFC đã giả danh IKEA và dựng lên bảng quảng cáo ở đảo Majorca, Tây Ban Nha có khẩu hiệu là: Ya sabes donde estamos (Tạm dịch: Bạn biết cửa hàng của chúng tôi ở đâu rồi đấy). Điểm đặc biệt là khu vực này được người dân gọi là “Nơi có IKEA”. Điều này đã gây thu hút sự tò mò và chú ý của người dân địa phương. Trên mạng xã hội Twitter, KFC Tây Ban Nha đã chia sẻ bảng quảng cáo giả dạng IKEA. Bài viết đã tạo ra cuộc bàn tán sôi nổi, tạo ra hàng loạt lượt nhắc và bình luận đến từ người dùng.
Chiến lược marketing của KFC thể hiện sự đột phá và sáng tạo trong chiến dịch tiếp thị khi hợp tác cùng thương hiệu mỹ phẩm Dear Me Beauty để giới thiệu bộ sản phẩm chăm sóc da "KFC Collection". Đây là một bước đi đầy táo bạo và độc đáo, tạo ra một kết nối không ngờ giữa ngành thực phẩm và ngành mỹ phẩm. Bộ sưu tập bao gồm: Kem dưỡng ẩm, mặt nạ, kem lót kiêm kem chống nắng… Bộ sản phẩm tạo sự hứng thú với thiết kế bao bì bắt mắt kết hợp giữa chi tiết gà rán và hình ảnh Đại tá Sanders sử dụng mặt nạ dưỡng da.
3 - Khuyến mại
KFC luôn nổi tiếng với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm của họ với giá ưu đãi. Một số ví dụ về các chương trình khuyến mãi trong chiến lược marketing của KFC:
-
Chương trình Combo ưu đãi: KFC thường xuyên giới thiệu các combo ưu đãi với giá cả phải chăng kết hợp nhiều món ăn khác nhau để khách hàng có thể thưởng thức một bữa ăn đầy đủ và tiết kiệm hơn.
-
Ngày hội giảm giá: KFC thường tổ chức các ngày hội giảm giá đặc biệt, như "Ngày hội giá rẻ" hay "Thứ 4 Đặc Biệt" với giá ưu đãi cho một số món hoặc phần ăn cụ thể.
-
Chương trình tích điểm: KFC có chương trình tích điểm cho phép khách hàng tích lũy điểm qua mỗi giao dịch và đổi điểm này lấy các ưu đãi hoặc quà tặng trong tương lai.
-
Chương trình mùa lễ: KFC thường tổ chức các chương trình khuyến mãi đặc biệt trong các dịp lễ như Giáng sinh, Tết Nguyên Đán, Halloween, và nhiều dịp khác. Điều này giúp họ tạo sự kết nối với khách hàng trong các dịp đặc biệt và mang đến không gian thú vị cho trải nghiệm ẩm thực.
-
Hợp tác với đối tác khác: KFC cũng thường hợp tác với các đối tác khác như ứng dụng giao hàng để mang đến ưu đãi đặc biệt cho khách hàng thông qua các nền tảng này.
>>> XEM THÊM: TOP 10 CHIẾN LƯỢC KHUYẾN MÃI MÀ CÁC DOANH NGHIỆP KHÔNG NÊN BỎ QUA
4 - TVC quảng cáo
KFC đã tạo nên một loạt TVC quảng cáo nổi bật, gắn liền với sự độc đáo và tinh thần thương hiệu của họ. Từ những hình ảnh ngon lành đến thông điệp sáng tạo, các chiến dịch quảng cáo của KFC đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
Một TVC quảng cáo điển hình của KFC đó chính là Chiến dịch quảng cáo "Finger Lickin' Good" - Một trong những chiến dịch quảng cáo kinh điển và nổi tiếng của thương hiệu. Chiến dịch này tập trung vào thông điệp "Finger Lickin' Good" (Vị ngon trên từng ngón tay) thể hiện sự ngon miệng và độc đáo của món ăn gà rán KFC. Khởi đầu từ những năm 1970s, chiến dịch "Finger Lickin' Good" đã chinh phục hàng triệu trái tim của khách hàng. Những TVC và tài liệu quảng cáo được tạo ra đều tập trung vào hình ảnh người thưởng thức món gà rán KFC và hành động "licking fingers" - liếm ngón tay sau khi ăn xong để không bỏ lỡ bất kỳ một giọt nào. Thông điệp này tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa món ăn và cảm giác hài lòng.
4. Kết luận
Chiến lược marketing của KFC đã tạo nên một hành trình thành công đáng chú ý trong ngành thực phẩm nhanh. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa chất lượng sản phẩm, tận dụng công nghệ, và khả năng "bản địa hóa" thông điệp thương hiệu, KFC đã đạt được vị trí dẫn đầu và tạo nên một tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Với tiếng vang lớn trong lĩnh vực thức ăn nhanh, chiến lược marketing của KFC chính là một trong những bài học đắt giá mà bất kỳ doanh nghiệp F&B nào ở Việt Nam cũng cần phải học hỏi. Trường Doanh Nhân HBR mong rằng với những bước phân tích chi tiết trên sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các đơn vị start-up.