TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

BẬT MÍ 8 PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO HIỆU QUẢ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Kỹ năng tư duy sáng tạo là gì?
  • 2. Bật mí 8 phương pháp phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả
    • 2.1. Thực hành kỹ thuật Brainstorming
    • 2.2. Sử dụng chiến lược sáu chiếc mũ tư duy
    • 2.3. Thực hành phương pháp tư duy SCAMPER 
    • 2.4. Thực hành tư duy đa chiều
    • 2.5. Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap
    • 2.6. Phá vỡ các nguyên tắc và giới hạn
    • 2.7. Sáng tạo nội dung (Viết nhật ký, blog)
    • 2.8. Cân bằng giữa sáng tạo và thực tế
  • 3. Một số kỹ năng tư duy sáng tạo quan trọng nhất
  • 4. Vai trò và lợi ích của kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng tư duy sáng tạo là khả năng phát triển những ý tưởng mới mẻ, độc đáo để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống và tạo ra những giá trị mới. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu 8 phương pháp phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, giúp cá nhân và tổ chức đạt được những thành tựu đột phá.  

1. Kỹ năng tư duy sáng tạo là gì?

Kỹ năng tư duy sáng tạo là khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo và có giá trị. Quá trình này bao gồm nhiều bước, từ việc xác định vấn đề, thu thập và phân tích thông tin, phát triển ý tưởng, đến thử nghiệm cũng như đánh giá chúng.

Kỹ năng tư duy sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, giúp con người giải quyết được các vấn đề phức tạp, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đóng góp những giá trị mới cho xã hội.

Kỹ năng tư duy sáng tạo là gì?
Kỹ năng tư duy sáng tạo là gì?

2. Bật mí 8 phương pháp phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả

Vậy làm thế nào để rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo? Dưới đây là 8 phương pháp giúp phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả. 

2.1. Thực hành kỹ thuật Brainstorming

Kỹ thuật brainstorming là một phương pháp được sử dụng để tạo ra một số lượng lớn ý tưởng hoặc giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Brainstorming khuyến khích mọi người tự do đưa ra những ý tưởng đột phá mà không sợ bị phán xét hay bị ràng buộc bởi các giới hạn ban đầu. 

Theo đó, quản lý có thể tổ chức các cuộc họp và các buổi thảo luận nhóm để tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm thực hành kỹ thuật brainstorming. Quy trình này diễn ra theo các bước cơ bản sau: 

  • Xác định vấn đề: Xác định vấn đề cụ thể cần giải quyết là gì?
  • Thống nhất các quy định brainstorming: Xác định trưởng nhóm, người ghi chép thông tin và các thành viên tham gia. Đặt ra các quy tắc để đảm bảo trật tự và hiệu quả trong quá trình brainstorming
  • Trình bày và ghi chép lại các ý tưởng: Không bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào, ghi chép lại cẩn thận các ý tưởng, ngay cả các ý tưởng phi thực tế nhất. Đồng thời khuyến khích mọi người tự do chia sẻ ý kiến của mình 
  • Sàng lọc các ý tưởng: Đánh giá và lựa chọn các ý tưởng tiềm năng nhất. Trước khi loại bỏ bất kỳ ý tưởng nào, hãy xem xét thật kỹ lưỡng và đảm bảo đồng thuận của tất cả thành viên
  • Đánh giá, đưa ra kết luận: Lúc này, trưởng nhóm đóng vai trò quan trọng khi phải đưa ra kết luận một cách khách quan và chính xác nhằm lựa chọn ý tưởng tối ưu nhất trong số những ý tưởng đã được đề xuất
Thực hành kỹ thuật Brainstorming
Thực hành kỹ thuật Brainstorming

2.2. Sử dụng chiến lược sáu chiếc mũ tư duy

Đây là một kỹ thuật tư duy sử dụng hình ảnh của 6 chiếc mũ ẩn dụ, mỗi chiếc mũ tượng trưng cho một khía cạnh khác nhau trong việc tiếp cận vấn đề. Phương pháp này giúp đánh giá toàn diện các khía cạnh khác nhau của vấn đề, từ đó phát hiện ra các giải pháp mới mẻ.

  • Mũ trắng (Objective): Mũ trắng ẩn dụ cho lối suy nghĩ khách quan. Theo đó, vấn đề sẽ được đánh giá dựa trên các thông tin, số liệu cụ thể và các sự kiện có thật
  • Mũ đỏ (Intuitive): Mũ đỏ đại diện cho trực giác và cảm xúc. Các ý kiến sẽ được đưa ra dựa trên trực giác và cảm xúc cá nhân mà không phải dựa vào lập luận logic
  • Mũ đen (Negative): Mũ đen đại diện cho suy nghĩ cẩn trọng và sâu sắc nhằm nhận diện những điểm tiêu cực cần được giải quyết. Từ đó chuẩn bị các phương án dự phòng để ngăn chặn hoặc ứng phó kịp thời với các rủi ro 
  • Mũ vàng (Positive): Mũ vàng đại diện cho các khía cạnh tích cực, lạc quan và điểm mạnh trong việc giải quyết vấn đề 
  • Mũ xanh lá cây (Creative): Mũ xanh lá cây đại diện cho tư duy sáng tạo. Người đội mũ này sẽ đưa ra những ý tưởng và giải pháp sáng tạo, kích thích sự đổi mới
  • Mũ xanh dương (Process): Mũ xanh dương đại diện cho cái nhìn tổng thể, tư duy tổ chức và theo tiến trình, giúp hệ thống hóa toàn bộ vấn đề và đưa ra giải pháp cuối cùng

>>> XEM THÊM: 8 NGUYÊN TẮC VÀNG GIÚP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ

2.3. Thực hành phương pháp tư duy SCAMPER 

SCAMPER là một phương pháp tư duy sáng tạo được xây dựng từ 7 hành động cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo và độc đáo.

Cụ thể, phương pháp SCAMPER bao gồm các hành động sau:

  • Substitute (Thay thế): Tập trung vào việc xem xét các thành phần hoặc yếu tố cụ thể của ý tưởng, sản phẩm và nghĩ cách thay đổi chúng bằng các yếu tố khác
  • Combine (Kết hợp): Phân tích khả năng kết hợp các ý tưởng, giai đoạn của quy trình hoặc sản phẩm/dịch vụ nhằm tạo ra những thứ mới mẻ và sáng tạo hơn
  • Adapt (Điều chỉnh): Điều chỉnh những ý tưởng, sản phẩm hoặc quy trình để tạo ra kết quả tốt hơn hoặc giải quyết vấn đề hiệu quả hơn
  • Modify (Thay đổi): Thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc, hoặc các đặc điểm khác của một sản phẩm hoặc ý tưởng để làm cho nó tốt hơn hoặc khác biệt hơn
  • Put to another use (Sử dụng cho mục đích khác): Tìm cách đưa sản phẩm hoặc quy trình hiện tại vào một mục đích sử dụng hoặc ngữ cảnh khác
  • Eliminate (Loại bỏ): Loại bỏ các thành phần không cần thiết của sản phẩm hoặc quy trình để làm cho nó đơn giản hơn và hiệu quả hơn
  • Reverse (Đảo ngược): Thay đổi trật tự hoặc cách thức hoạt động của một sản phẩm hoặc quy trình để khám phá các cách tiếp cận mới
            Thực hành phương pháp tư duy SCAMPER
            Thực hành phương pháp tư duy SCAMPER

            2.4. Thực hành tư duy đa chiều

            Tư duy đa chiều là một phương pháp tuyệt vời để phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo. Nó liên quan đến việc xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất. Điều này đòi hỏi cá nhân phải mở rộng quan điểm, nhìn nhận và đánh giá các khía cạnh ít rõ ràng hơn của vấn đề.

            Dưới đây là một số cách để rèn luyện tư duy đa chiều

            • Thử suy nghĩ ngược lại: Thay vì xác định mục tiêu và tìm cách đạt được mục tiêu đó, hãy suy nghĩ làm thế nào để không đạt được mục tiêu ban đầu. Sau đó đảo ngược lại để tìm ra giải pháp tốt hơn
            • Đặt câu hỏi tại sao với mọi thứ: Luôn đặt câu hỏi "tại sao" với mọi thứ và tin rằng luôn có giải pháp tốt hơn sẽ giúp cá tìm ra những giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề
            • Tìm kiếm giải pháp thay thế: Xem xét các giải pháp thay thế ngay cả khi vấn đề đã có giải pháp rõ ràng, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu hơn 

            Ví dụ, phòng kinh doanh của một công ty bán đồ nội thất muốn tìm cách cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Để tìm kiếm giải pháp, họ đã thử đặt câu hỏi ngược lại: "Làm thế nào khiến khách hàng không hài lòng về doanh nghiệp?”. Kết quả là họ có những ý tưởng sau để làm phật lòng khách hàng: 

            • Phản hồi những thắc mắc của khách hàng chậm trễ
            • Cung cấp những sản phẩm lỗi nhưng không cho phép khách hàng đổi trả hàng
            • Không thiết kế chỗ ngồi và chỗ gửi đồ cho khách hàng khi đến cửa hàng
            • Không nhiệt tình đón tiếp và phục vụ khách hàng

            Từ đó, nếu đảo ngược lại, phòng kinh doanh sẽ có những giải pháp sau để nâng cao sự hài lòng của khách hàng:

            • Phản hồi khách hàng nhanh chóng nhất có thể 
            • Cung cấp những sản phẩm hoàn hảo
            • Cho phép khách hàng đổi trả hàng nếu lỗi thuộc về nhà sản xuất
            • Thiết kế chỗ ngồi và chỗ gửi đồ cho khách hàng khi đến cửa hàng
            • Giữ thái độ niềm nở khi đón tiếp và phục vụ khách hàng

            >>> XEM THÊM: BẬT MÍ 13 CÁCH NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ

            2.5. Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap

            Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một công cụ trực quan giúp tổ chức và kết nối các ý tưởng, thông tin xung quanh một chủ đề chính. Sơ đồ tư duy cung cấp nhiều giải pháp khả thi cho một vấn đề, đồng thời tạo ra một bức tranh toàn cảnh về vấn đề đó. Sơ đồ tư duy cũng giúp kết nối các ý tưởng mà cá nhân chưa từng nghĩ là có thể kết hợp được với nhau, từ đó kích thích tư duy sáng tạo để tìm ra các giải pháp tối ưu nhất.

            Dưới đây là các bước cơ bản để vẽ sơ đồ tư duy mindmap:

            • Xác định keyword hay vấn đề chính: Chọn từ khóa hoặc vấn đề trọng tâm cần được giải quyết và đặt nó ở trung tâm của trang
            • Vẽ chủ đề trọng tâm: Viết chủ đề chính vào trung tâm trang và bao quanh bằng một vòng tròn hoặc ô vuông để làm nổi bật nó
            • Vẽ các nhánh chính: Xác định các ý tưởng chính liên quan đến chủ đề chính. Sau đó vẽ các nhánh lớn từ chủ đề trung tâm, mỗi nhánh đại diện cho một ý tưởng chính
            • Vẽ các nhánh tiêu đề phụ: Xác định các ý tưởng phụ liên quan đến các ý tưởng chính. Sau đó vẽ các nhánh phụ từ các nhánh chính, mỗi nhánh đại diện cho một ý tưởng phụ
            • Vẽ các hình minh hoạ và sử dụng màu sắc: Thêm hình ảnh, biểu tượng và màu sắc để làm cho sơ đồ trở nên trực quan và dễ hiểu hơn
            • Sắp xếp và kết nối: Đảm bảo rằng các nhánh và thông tin được sắp xếp rõ ràng và có sự kết nối logic. Các nhánh nên được bố trí sao cho dễ hiểu và dễ theo dõi

            Dưới đây là ví dụ của việc sử dụng sơ đồ tư duy mindmap để lập bản đồ hành trình khách hàng. 

            Sử dụng sơ đồ tư duy để lập bản đồ hành trình khách hàng
            Sử dụng sơ đồ tư duy để lập bản đồ hành trình khách hàng

            2.6. Phá vỡ các nguyên tắc và giới hạn

            Khi bám vào các nguyên tắc truyền thống và theo đuổi các lối mòn cũ, điều này có thể cản trở khả năng phát triển tư duy sáng tạo và làm tiêu hao năng lượng mà không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, hãy dám thử thách bản thân để phá vỡ các giới hạn và tạo nên những bước đột phá trong công việc và cuộc sống. Để thực hành phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, cá nhân có thể:

            • Thử nghiệm những điều mới mẻ: Khuyến khích bản thân thử nghiệm những ý tưởng mới dù có vẻ kỳ lạ hoặc phi thực tế. Hãy thử nghĩ những điều không thể và tìm cách biến nó thành hiện thực
            • Dám chấp nhận thất bại: Dám nghĩ dám làm và xem thất bại như bước tạo đà cho sự phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo
            • Thay đổi môi trường: Đặt mình vào các tình huống và môi trường khác nhau. Việc tiếp xúc với những bối cảnh mới lạ có thể kích thích tư duy sáng tạo
            • Đặt ra các thử thách cá nhân: Thường xuyên đặt ra những thử thách cho bản thân để phát triển tư duy sáng tạo. Chẳng hạn như thử giải quyết vấn đề theo cách tiếp cận mới hoặc tìm cách cải tiến quy trình làm việc hiện tại để đạt được hiệu quả cao hơn

            Elon Musk một ví dụ điển hình của việc luôn phá vỡ các nguyên tắc và giới hạn. Ông đã nhiều lần thực hiện những điều mà người khác cho là không thể. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng SpaceX - công ty vũ trụ tư nhân thành công nhất thế giới, Elon tiếp tục phát triển những dự án đáng kinh ngạc. Chẳng hạn như phát triển loại xe điện có thể chạy hàng triệu dặm chỉ trong một lần sạc hay tàu vũ trụ có thể đưa ta tới sao Hỏa. Đây là kết quả của việc không ngừng thách thức các giới hạn để làm nên điều phi thường.

            Phá vỡ các nguyên tắc và giới hạn
            Phá vỡ các nguyên tắc và giới hạn

            2.7. Sáng tạo nội dung (Viết nhật ký, blog)

            Sáng tạo nội dung cũng là một trong những cách phát triển năng lực sáng tạo hiệu quả. Sáng tạo nội dung có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như viết nhật ký, viết blog, viết sách...

            Trong quá trình sáng tạo nội dung, chúng ta sẽ tập trung vào cảm xúc của bản thân và tìm kiếm các ý tưởng mới. Đồng thời thực hành phân tích và tổ chức suy nghĩ một cách rõ ràng, logic. Ngoài ra, nó còn giúp phát triển kỹ năng viết và truyền đạt ý tưởng một cách dễ hiểu, từ đó, kích thích mạnh mẽ tư duy sáng tạo.

            2.8. Cân bằng giữa sáng tạo và thực tế

            Kỹ năng tư duy sáng tạo mang đến những điều mới mẻ cho cuộc sống nhưng cũng cần đảm bảo sự cân bằng giữa thực tế và lý tưởng để tránh thoát ly khỏi hiện thực. Chính vì vậy, hãy lựa chọn những giải pháp sáng tạo có tính vận dụng cao để làm thay đổi cuộc sống thay vì những giải pháp quá mơ hồ và viển vông.

            Kỹ năng tư duy sáng tạo có tác động lớn đến hoạt động tuyển dụng, giúp doanh nghiệp chọn đúng nhân tài phục vụ tổ chức. Với mong muốn giúp các nhà lãnh đạo xây dựng được một hệ thống tuyển dụng nhân sự hiện đại nhằm biến doanh nghiệp thành thỏi nam châm thu hút những nhân sự phù hợp phục vụ mục tiêu kinh doanh và đảm bảo sự phát triển dài hạn của tổ chức, Trường doanh nhân HBR gửi đến khóa học THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG - XÂY DỰNG VỊ THẾ TRONG CUỘC CHIẾN THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI KỶ NGUYÊN 5.0.

            KHOÁ HỌC THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG

            Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
            Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
            Loading...
            ĐĂNG KÝ NGAY

            3. Một số kỹ năng tư duy sáng tạo quan trọng nhất

            Kỹ năng tư duy sáng tạo được hình thành từ những kỹ năng cơ bản khác. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng nhất giúp phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo. 

            • Kỹ năng phân tích: Phân tích kỹ lưỡng các yếu tố, khía cạnh và cách thức tác động của chúng với nhau để thấu hiểu cặn kẽ vấn đề. Từ đó, tránh bỏ sót thông tin quan trọng và hạn chế những rủi ro để tìm ra giải pháp tối ưu nhất
            • Tư duy mở: Để tư duy sáng tạo, hãy loại bỏ các định kiến và nhìn vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Tiếp cận vấn đề một cách cởi mở và tích cực sẽ cho phép cá nhân sáng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo
            • Tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng là chất xúc tác để tạo ra những ý tưởng đột phá. Đừng đúng khung trí tưởng tượng trong một giới hạn nhất định mà hãy phá vỡ các nguyên tắc và giới hạn
            • Kỹ năng tổ chức: Sắp xếp lại là một yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tạo. Nó đảm bảo các ý tưởng sẽ được sắp xếp một cách hợp lý, trực quan để người khác có thể hiểu và cùng tham gia thực hiện 
            • Kỹ năng giao tiếp: Ý tưởng và giải pháp sáng tạo chỉ được đánh giá cao nếu cá nhân biết cách truyền đạt chúng một cách thuyết phục. Do đó, kỹ năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp phát huy kỹ năng tư duy sáng tạo
            • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng này cho phép nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát hiện ra những tiềm năng chưa từng được xem xét trước đây. Đây là cơ hội để đưa ra các giải pháp mới mẻ, đột phá
            Một số kỹ năng tư duy sáng tạo quan trọng nhất
            Một số kỹ năng tư duy sáng tạo quan trọng nhất

            >>> XEM THÊM: 15 KỸ NĂNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ TUYỂN DỤNG GIỎI

            4. Vai trò và lợi ích của kỹ năng tư duy sáng tạo

            Kỹ năng tư duy sáng tạo không chỉ thúc đẩy sự phát triển của cá nhân mà còn giúp tổ chức vượt qua những khó khăn để gặt hái những thành công đột phá. Cụ thể như sau:

            • Giải quyết vấn đề hiệu quả: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cá nhân tìm ra các giải pháp mới mẻ và độc đáo nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả, từ đó giúp tổ chức vượt qua mọi khó khăn
            • Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc: Với kỹ năng tư duy sáng tạo, cá nhân có thể tìm ra các phương pháp làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và công sức, từ đó tăng cường hiệu quả làm việc và thúc đẩy hiệu suất làm việc chung của tổ chức
            • Thúc đẩy sự phát triển cá nhân: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp đổi mới tư duy, khuyến khích tinh thần học hỏi và khám phá những điều mới lạ, từ đó thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Đồng thời giúp cá nhân trở nên tự tin và bản lĩnh hơn
            • Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển: Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng
            • Nâng cao lợi thế cạnh tranh: Khả năng tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới mẻ, độc đáo giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường

            Như vậy, bài viết đã chỉ ra kỹ năng tư duy sáng tạo là gì và vai trò của nó đối với sự phát triển của cá nhân và tổ chức. Đồng thời, bật mí 8 phương pháp giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả. Bên cạnh đó, chỉ ra những kỹ năng quan trọng nhất mà cá nhân cần rèn luyện nếu muốn nâng cao năng lực sáng tạo. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, thông qua bài viết, các cá nhân sẽ biết cách rèn luyện tư duy sáng tạo để gặt hái được những thành công trong cuộc sống và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ. 

            Thông tin tác giả

            Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

            ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
            ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
            Đăng ký ngay
            Hotline
            Zalo
            Facebook messenger