Mục lục [Ẩn]
- 1. KRI là gì? Phân loại KRI trong doanh nghiệp
- 2. Phân biệt và phân tích mối liên hệ của KRI, KPI trong quản trị doanh nghiệp
- 2.1. Phân biệt chỉ số KRI và chỉ số KPI
- 2.2. Mối liên hệ giữa chỉ số KRI và chỉ số KPI trong doanh nghiệp
- 3. Vai trò và cách ứng dụng KRI cho từng doanh nghiệp
- 4. Một số lưu ý khi sử dụng KRI
KRI là thước đo trọng yếu giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả tổng quan của các hoạt động. Tuy nhiên, chỉ số này thường bị nhầm lẫn với KPI khi đánh giá hiệu quả của từng cá nhân, bộ phận. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu KRI là gì và mối liên hệ của nó với KPI.
1. KRI là gì? Phân loại KRI trong doanh nghiệp
KRI là viết tắt của Key Result Indicators, có nghĩa là các chỉ số kết quả trọng yếu. Đây là những thước đo phản ánh kết quả tổng quát của nhiều hoạt động khác nhau diễn ra đồng thời trong doanh nghiệp.
Mục đích của KRI là giúp nhà quản trị đánh giá tổng thể quá trình thực hiện, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ so với kế hoạch đã đề ra. Từ đó, cung cấp một cái nhìn rõ ràng về việc liệu doanh nghiệp có đang hoạt động đúng hướng hay không.
Thông thường, chỉ số KRI được chia thành hai loại: KRI liên quan đến tài chính và KRI phi tài chính. Dưới đây là một số ví dụ về hai loại KRI này.
KRI tài chính | KRI phi tài chính |
|
|
2. Phân biệt và phân tích mối liên hệ của KRI, KPI trong quản trị doanh nghiệp
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hiểu sai bản chất của các chỉ số đo lường và có xu hướng coi mọi chỉ số đều như KPI. Trong số đó, KRI là chỉ số dễ bị nhầm lẫn nhất với KRI, mặc dù chúng là hai công cụ đo lường hoàn toàn khác nhau với các mục đích riêng biệt.
2.1. Phân biệt chỉ số KRI và chỉ số KPI
Tiêu chí so sánh | KRI | KPI |
Khái niệm | Là các chỉ số kết quả trọng yếu | Là các chỉ số mục tiêu trọng yếu |
Mục đích | Dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của một cá nhân, phòng ban hoặc toàn bộ doanh nghiệp | Dùng để đánh giá kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp |
Phạm vi | Là kết quả của nhiều hoạt động được quản lý thông qua các thước đo mục tiêu khác nhau | Là kết quả của từng hoạt động cụ thể |
Tính chất | Mang tính tài chính hoặc phi tài chính | Mang tính phi tài chính |
Chu kỳ đo lường | Thường được đo lường hàng tháng hoặc hàng quý | Được đo lường thường xuyên hàng ngày, hàng tuần |
Đối tượng đo lường |
|
|
Hình thức báo cáo | Được báo cáo dưới hình thức đồ thị xu hướng hoặc bảng biểu tổng quan, thể hiện tình hình hoạt động trong ít nhất 15 tháng trở lại đây | Được báo cáo dưới hình thức mạng lưới nội bộ, cung cấp chi tiết về hoạt động, người chịu trách nhiệm,... nhằm truy cứu trách nhiệm và nhắc nhở từng cá nhân |
Ví dụ |
|
|
2.2. Mối liên hệ giữa chỉ số KRI và chỉ số KPI trong doanh nghiệp
Khía cạnh liên kết | Nội dung |
Tính chiến lược | KPI mang tính chiến lược hơn KRI. KPI định hướng hoạt động và đánh giá kết quả cụ thể về các mục tiêu và chiến lược của tổ chức. KPI được phân bổ theo hình tháp ngược từ trên xuống dưới: KPI toàn doanh nghiệp => KPI bộ phận => KPI đội nhóm => KPI cá nhân. Khi mỗi cá nhân hoàn thành KPI của mình thì toàn doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu chung. Ngược lại, KRI không phân chia cấp độ như KPI mà tập trung đo lường kết quả tổng thể của nhiều hoạt động. Dù vậy, KRI vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. |
Hoạt động đo lường | KPI đo lường các hoạt động chiến lược, tạo ra lợi nhuận chính trong chuỗi giá trị của tổ chức. Trong khi đó, KRI đo lường các hoạt động mang tính duy trì thường xuyên nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững của doanh nghiệp. |
Tính thay đổi | KPI thường thay đổi theo từng tháng, quý, hoặc năm, tùy thuộc vào chiến lược của tổ chức tại các thời điểm cụ thể. Ngược lại, KRI có tính ổn định hơn và thường ít thay đổi. |
Như vậy, cả hai chỉ số KPI và KRI đều có vai trò quan trọng và cần được áp dụng hiệu quả để quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện.
3. Vai trò và cách ứng dụng KRI cho từng doanh nghiệp
Chỉ số KRI có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động, các dự án hoặc chiến lược kinh doanh. Từ đó cung cấp cho nhà lãnh đạo cái nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra những quyết định đúng đắn. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của KRI trong doanh nghiệp.
1 - Đánh giá hiệu quả hoạt động
Doanh nghiệp có thể sử dụng KRI để đánh giá hiệu quả các hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả.
Ví dụ, một công ty sản xuất máy vi tính có thể sử dụng KRI để đo lường các chỉ số như tỷ lệ sản phẩm hư hỏng, tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng cao, số lượng sản phẩm được sản xuất trong một ngày… Từ đó, công ty có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất nhằm đưa ra biện pháp cải tiến cần thiết. Chẳng hạn như áp dụng công nghệ tự động hoá để nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản xuất.
2 - Quản lý tài chính
Thông qua các chỉ số KRI, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể quản lý tài chính hiệu quả hơn. Ví dụ, một công ty có thể sử dụng chỉ số KRI để đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng, tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng, số lượng khách hàng mới trong một tháng,... nhằm quản lý hiệu quả các hoạt động tài chính.
3 - Đo lường mức độ hài lòng của nhân viên
Chỉ số KRI có thể được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của nhân viên, một trong những yếu tố then chốt quyết định tỷ lệ giữ chân nhân viên.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng KRI để đo lường tỷ lệ nhân viên nghỉ việc và tỷ lệ nhân viên tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên, ví dụ như đào tạo, phát triển nhân viên hoặc xây dựng chính sách lương thưởng hấp dẫn.
4 - Giúp đưa ra quyết định chính xác
Chỉ số KRI là một căn cứ đáng tin cậy để các tổ chức đưa ra những quyết định chính xác nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Ví dụ, một công ty bán lẻ sữa bột có thể sử dụng KRI để đo lường các chỉ số như: số lượng sữa đã bán ra, doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tỷ lệ khách hàng tái mua sản phẩm,...Từ đó, công ty có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận, chẳng hạn như mở rộng hệ thống phân phối, tối ưu quy trình bán hàng, triển khai các chương trình khuyến mãi.
5 - Cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Doanh nghiệp có thể sử dụng KRI để đánh giá chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và quy trình, từ đó đưa ra các phương án cải tiến chất lượng phù hợp.
Ví dụ, một công ty may mặc có thể sử dụng KRI để đo lường các chỉ số sau: số lượng sản phẩm lỗi, số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, số lượng khiếu nại từ khách hàng,...Từ đó, công ty có thể đề xuất các giải pháp như hiện đại hóa quy trình sản xuất, thiết lập quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, lựa chọn chất liệu cao cấp…để cải tiến chất lượng sản phẩm.
4. Một số lưu ý khi sử dụng KRI
Doanh nghiệp cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây khi sử dụng KRI:
- Chọn các chỉ số phù hợp: Cần lựa chọn những chỉ số phù hợp với mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Việc quá chú trọng vào số lượng chỉ số KRI có thể gây ra tình trạng quá tải thông tin và làm giảm hiệu quả
- Đo lường định kỳ: Chỉ số KRI cần được đo lường định kỳ hàng quý hoặc hàng năm, từ đó dễ dàng theo dõi sự biến động của chỉ số theo thời gian
- Đảm bảo dữ liệu chính xác: Dữ liệu cần được thu thập và xử lý một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của chỉ số KRI
- Tích hợp KRI vào hệ thống quản lý: Chỉ số KRI cần được đưa vào hệ thống quản lý để đảm bảo tính liên tục, đồng thời theo dõi được lịch sử hiệu quả của các hoạt động
- Thống nhất về ý nghĩa của KRI: Để đảm bảo sự nhất quán trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn công ty, tất cả các phòng ban/bộ phận phải đồng thuận về ý nghĩa của chỉ số KRI
- Cân đối giữa KRI và KPI: Doanh nghiệp cần cân bằng chỉ số KRI với chỉ số KPI để đảm bảo đánh giá hiệu quả toàn diện và chính xác
Như vậy, bài viết đã giải thích khái niệm KRI là gì, phân biệt và chỉ ra mối liên hệ của nó với KPI. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, thông qua bài viết, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đúng đắn về chỉ số KRI và biết cách kết hợp với chỉ số KPI để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.