Mục lục [Ẩn]
- 1. Sơ lược về AI trong email marketing
- 2. Lợi ích khi sử dụng AI trong Email Marketing
- 3. 8 cách ứng dụng AI trong email marketing hiệu quả
- 3.1. Soạn thảo câu chủ đề email hấp dẫn
- 3.2. Cá nhân hóa nội dung email marketing
- 3.3. Tối ưu hoá thời gian gửi email
- 3.4. Dọn dẹp danh sách email
- 3.5. Tự động phân đoạn danh sách
- 3.6. Phân tích phản hồi email của khách hàng
- 3.7. Nhắm mục tiêu lại khách hàng (Retargeting)
- 3.8. Tối ưu hóa A/B Testing trong email marketing
- 4. Thách thức khi sử dụng AI trong email marketing
- 5. Gợi ý 4 công cụ AI hỗ trợ email marketing hiệu quả
- 5.1. HubSpot
- 5.2. Mailchimp
- 5.3. Phrasee
- 5.4. Drift
AI trong email marketing đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Với khả năng tự động hóa quy trình, cá nhân hóa nội dung và tối ưu hóa thời gian gửi, AI mang lại lợi ích vượt trội cho các chiến dịch email. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu 8 cách ứng dụng AI trong email marketing hiệu quả nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
1. Sơ lược về AI trong email marketing
Email marketing là hình thức tiếp thị kỹ thuật số sử dụng email để giao tiếp với những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đây là một phương pháp hiệu quả để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới của công ty, quảng cáo hoặc gửi thông tin về các chương trình khuyến mãi đến khách hàng mục tiêu. Mục tiêu chính của email marketing là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tăng cường nhận thức thương hiệu nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
Trí tuệ nhân tạo AI trong email marketing là sự kết hợp giữa các công nghệ như máy học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và tự động hóa để tăng cường hiệu quả các chiến dịch email marketing.
AI có khả năng phân tích dữ liệu lịch sử của khách hàng và dự đoán hành vi nhằm tạo ra những nội dung email cá nhân hóa. Đồng thời giúp tự động hóa quy trình gửi email, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
2. Lợi ích khi sử dụng AI trong Email Marketing
Sử dụng AI trong Email Marketing mang lại những lợi ích nổi bật sau cho doanh nghiệp:
- Tiết kiệm thời gian và công sức: AI giúp tự động hóa các tác vụ thủ công như phân đoạn danh sách email, cá nhân hóa nội dung, gửi email cho khách hàng, từ đó giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà tiếp thị
- Cá nhân hoá nội dung email: Các công cụ AI giúp tạo ra các email cá nhân hóa dựa trên hành vi, sở thích, lịch sử mua sắm của từng khách hàng. Điều này giúp tăng tỷ lệ mở và tương tác với email của khách hàng
- Tối ưu hoá hiệu suất chiến dịch email marketing: AI có khả năng phân tích dữ liệu lịch sử để dự đoán hành vi của khách hàng, từ đó biên soạn nội dung và lựa chọn thời gian gửi email hợp lý. Điều này giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và giảm thiểu tình trạng hủy đăng ký
- Điều chỉnh chiến lược email marketing: Sử dụng AI trong marketing cho phép doanh nghiệp lập báo cáo chi tiết về hiệu suất email, giúp hiểu rõ hơn về sự tương tác của khách hàng. Từ đó điều chỉnh chiến lược email marketing hiệu quả hơn trong tương lai
3. 8 cách ứng dụng AI trong email marketing hiệu quả
Dưới đây là 8 cách ứng dụng AI trong email marketing hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
3.1. Soạn thảo câu chủ đề email hấp dẫn
Câu chủ đề là yếu tố quyết định khách hàng có mở email của doanh nghiệp hay không. Doanh nghiệp có thể sử dụng hai công nghệ AI nổi bật là xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và tạo ngôn ngữ tự nhiên (NLG) để tạo câu chủ đề email marketing hấp dẫn. Cụ thể, AI có thể phân tích dữ liệu lịch sử của khách hàng như sở thích, thói quen, hành vi mua sắm để dự đoán nội dung chủ đề nào sẽ thu hút sự chú ý của họ.
Ví dụ, Groupon và eBay đã sử dụng AI trong email marketing để cải thiện câu chủ đề, từ đó gia tăng tỷ lệ khách hàng mở email.
Thay vì sử dụng câu chủ đề nhàm chán như “Khuyến mãi lớn dành cho bạn!”, sau khi tối ưu hóa bằng AI, doanh nghiệp sẽ có câu chủ đề hấp dẫn hơn như sau: “Mai, đây là ưu đãi dành riêng cho bạn hôm nay!”
3.2. Cá nhân hóa nội dung email marketing
AI có khả năng tạo ra các email với nội dung cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng khác nhau dựa trên sở thích, hành vi mua sắm và lịch sử lướt web của họ. Nó cho thấy doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng và thực sự quan tâm đến nhu cầu cá nhân của khách hàng. Kết quả là khách hàng sẽ cảm thấy email được viết riêng cho họ, từ đó tăng khả năng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: Một email marketing chưa được cá nhân hoá sẽ có nội dung như sau: “Xin chào, chúng tôi có một số sản phẩm mới mà bạn sẽ thích.” Sử dụng công cụ AI, email sẽ được cá nhân hóa như sua: “Xin chào Linh, chúng tôi đã nhận thấy bạn quan tâm đến quần jeans. Đây là những mẫu quần jeans mới nhất mà bạn có thể thích!”
3.3. Tối ưu hoá thời gian gửi email
Gửi email vào thời điểm khách hàng có khả năng mở cao nhất là một tip quan trọng để nâng cao hiệu quả email marketing. Sử dụng AI trong email marketing cho phép doanh nghiệp phân tích hành vi trước đó của khách hàng để xác định thời điểm gửi email lý tưởng nhất.
Ví dụ, nếu nhận thấy một khách hàng có thói quen kiểm tra email vào lúc 9 giờ sáng thì AI sẽ tự động gửi email vào thời điểm này thay vì gửi vào các giờ khác ít tương tác hơn. Điều này giúp tối ưu tỷ lệ mở và phản hồi email của khách hàng.
3.4. Dọn dẹp danh sách email
Một danh sách email sạch sẽ giúp cải thiện khả năng gửi email vào hộp thư chính của khách hàng, giảm thiểu tỷ lệ email bị đánh dấu là spam.
Công nghệ AI có thể tự động làm sạch cơ sở dữ liệu email bằng cách loại bỏ các liên hệ không còn phù hợp và cập nhật các thông tin mới như chức danh công việc, số điện thoại.
Việc kiểm tra danh sách email thủ công thường rất tốn thời gian. Tuy nhiên, các thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo của AI có thể đảm bảo rằng danh sách email của doanh nghiệp luôn hoạt động hiệu quả và không bị đánh dấu là spam.
Ví dụ: Nếu một địa chỉ email không phản hồi trong 6 tháng, AI sẽ tự động xóa khỏi danh sách hoặc đánh dấu là không tương tác, giúp doanh nghiệp tập trung vào các khách hàng tiềm năng thực sự.
3.5. Tự động phân đoạn danh sách
Công nghệ AI cho phép các nhà tiếp thị phân loại danh sách email dựa trên dữ liệu thu thập được từ khách hàng hiện tại, bao gồm lịch sử mua hàng, sở thích và hành vi lướt web. Theo đó, AI sẽ sử dụng những thông tin này để tạo các phân đoạn email và gửi nội dung cá nhân hóa đến từng nhóm cụ thể.
Ví dụ: Một cửa hàng thương mại điện tử có thể sử dụng AI để phân đoạn danh sách email gửi cho các nhóm khách hàng như sau:
- Nhóm thường xuyên mua sắm
- Nhóm khách hàng tiềm năng nhưng chưa mua hàng lần nào
- Nhóm khách hàng mới đăng ký
3.6. Phân tích phản hồi email của khách hàng
Sử dụng AI trong marketing giúp thu thập và phân tích phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Theo đó, khi phân tích phản hồi email của khách hàng, AI có thể giúp doanh nghiệp:
- Xử lý các phản hồi định tính một cách dễ dàng
- Phân loại kết quả phản hồi vào các nhóm tích cực hoặc tiêu cực
- Phân tích một khối lượng dữ liệu lớn trong thời gian ngắn
- Chuẩn bị câu hỏi khảo sát cho từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể
- Thiết kế và gửi email trả lời tự động dựa trên phản hồi nhận được
- Xây dựng các giải pháp phù hợp dựa trên phản hồi của khách hàng
3.7. Nhắm mục tiêu lại khách hàng (Retargeting)
Một số khách hàng có thể không mua sản phẩm sau khi nhận email đầu tiên. AI có thể phân tích dữ liệu và xác định thời điểm thích hợp để gửi lại email nhắm mục tiêu nhằm khuyến khích khách hàng quay lại mua hàng.
Ví dụ: Nếu một khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không hoàn tất thanh toán, AI có thể tự động gửi email nhắc nhở về sản phẩm bị bỏ quên hoặc cung cấp một mã giảm giá để kích thích họ mua hàng.
3.8. Tối ưu hóa A/B Testing trong email marketing
A/B testing là quá trình thử nghiệm hai phiên bản khác nhau của một email để xem phiên bản nào mang lại kết quả tốt nhất. AI giúp tự động hóa quy trình này bằng cách thử nghiệm nhiều biến thể khác nhau của một email cùng lúc và tự động chọn ra phiên bản có hiệu suất cao nhất.
Chẳng hạn, AI có thể kiểm tra xem việc đặt icon ở câu mở đầu có giúp email trở nên hấp dẫn hơn và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn so với phiên bản không có icon không.
4. Thách thức khi sử dụng AI trong email marketing
Sử dụng AI trong email marketing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng cũng đi kèm với những thách thức và rủi ro nhất định:
- Dữ liệu không chính xác: AI phụ thuộc nhiều vào chất lượng dữ liệu đầu vào. Nếu dữ liệu không chính xác hoặc không đầy đủ, kết quả sẽ không như mong đợi. Vì vậy, các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng dữ liệu đầu vào cao
- Chính sách bảo mật: AI sử dụng một lượng lớn dữ liệu cá nhân của khách hàng, bao gồm cả những thông tin nhạy cảm. Điều này có thể gây ra lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin và quyền riêng tư của khách hàng
- Mất tính nhân văn: Sử dụng AI trong email marketing có thể làm mất đi tính nhân văn trong giao tiếp, khiến khách hàng cảm thấy bị “máy móc hóa”. Điều này đòi hỏi các nhà tiếp thị phải cân bằng giữa tự động hóa bằng AI và cảm xúc của con người
- Chi phí đầu tư cao: Việc triển khai các giải pháp AI trong email marketing đòi hỏi chi phí đầu tư lớn vào hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân sự. Điều này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ
- Thiếu nhân sự có chuyên môn: Triển khai và quản lý AI trong email marketing đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực AI và tiếp thị kỹ thuật số. Đây là khó khăn lớn cho nhiều doanh nghiệp khi phải tuyển dụng hoặc đào tạo nhân sự có chuyên môn cao
5. Gợi ý 4 công cụ AI hỗ trợ email marketing hiệu quả
Dưới đây là gợi ý top 5 công cụ AI hỗ trợ email marketing hiệu quả mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
5.1. HubSpot
HubSpot là một công cụ mạnh mẽ trong việc tự động hóa quy trình gửi email marketing và cá nhân hóa nội dung.
Tính năng AI nổi bật của công cụ này:
- Tạo quy trình làm việc tự động: HubSpot hỗ trợ tự động hóa toàn bộ quy trình email marketing từ tạo chiến dịch đến kích hoạt email cho các đối tượng mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng đúng thời điểm với nội dung phù hợp
- Tự động hóa hộp thư đến: AI của HubSpot quét nội dung email để đề xuất các tác vụ phù hợp và tự động điền thông tin liên hệ từ các email nhận được, giúp tạo hồ sơ khách hàng một cách dễ dàng
- Trợ lý nội dung AI: Hỗ trợ viết các email theo dõi, cảm ơn hoặc các nội dung chuyên nghiệp khác với sự giúp đỡ của ChatSpot, giúp tiết kiệm thời gian và cải thiện chất lượng nội dung
Nhược điểm:
- Mức giá cao, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ. Các gói dành cho doanh nghiệp lớn thậm chí còn có mức giá cao hơn.
5.2. Mailchimp
Mailchimp có một số tính năng AI nổi bật như sau:
- Tối ưu hóa nội dung: Mailchimp so sánh hiệu suất chiến dịch email của doanh nghiệp với các chuẩn ngành và đưa ra đề xuất để cải thiện nội dung phù hợp
- Tùy chỉnh nội dung với AI: Công cụ cho phép lựa chọn từ nhiều phiên bản nội dung được AI tạo ra, phù hợp với mục tiêu và giọng điệu thương hiệu của doanh nghiệp
- Trợ lý sáng tạo: Tận dụng tài sản thương hiệu của doanh nghiệp để tạo các mẫu email độc đáo, có thể cá nhân hóa cho từng đối tượng liên hệ
Nhược điểm:
- Khả năng tùy chỉnh và tính năng AI nâng cao chỉ có ở các gói thấp hơn, khiến người dùng các gói thấp hơn gặp nhiều hạn chế trong việc tối ưu hóa email marketing
5.3. Phrasee
Phrasee có một số tính năng AI nổi bật như sau:
- Học sâu và phân tích ngôn ngữ: Phrasee sử dụng các thuật toán học sâu để phân tích dữ liệu lịch sử, xác định những nội dung phù hợp với khách hàng và những yếu tố thôi thúc hành động như nhấp chuột, tương tác
- Nút ma thuật: Tạo nội dung email, bao gồm dòng chủ đề hoặc lời kêu gọi hành động (CTA) thu hút, gây ấn tượng mạnh với người nhận
- Bảo đảm sự phù hợp với thương hiệu: AI của Phrasee luôn tuân thủ các nguyên tắc thương hiệu, đảm bảo mọi thông điệp được tạo ra phù hợp với hình ảnh doanh nghiệp
Nhược điểm:
- Công cụ này chủ yếu tập trung vào việc tối ưu hóa dòng chủ đề và nội dung email, chưa tích hợp đầy đủ các tính năng tự động hóa hoặc phân tích toàn diện chiến dịch email marketing
5.4. Drift
Drift có một số tính năng AI nổi bật như sau:
- Email bots thông minh: Drift sử dụng học máy để đọc và trả lời email một cách tự động, tạo cảm giác tương tác tự nhiên nhằm thu hút khách hàng tiềm năng
- Tối ưu hóa danh sách email: Drift giúp dọn dẹp danh sách email và cải thiện khả năng gửi email bằng cách xóa các liên hệ không hoạt động, từ đó tăng hiệu suất chiến dịch
- Nhắm mục tiêu tự động: AI có khả năng xác định và giới thiệu khách hàng tiềm năng cho đội ngũ tiếp thị nhằm tối ưu hóa quy trình tiếp thị và bán hàng
Nhược điểm:
- Drift không tập trung nhiều vào cá nhân hóa nội dung email mà chủ yếu tập trung vào tự động hóa quy trình tương tác với khách hàng
Như vậy, bài viết đã giới thiệu AI trong email marketing là gì và bật mí 8 cách ứng dụng AI trong email marketing hiệu quả để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và bán hàng. Đồng thời, gợi ý top 4 công cụ AI hỗ trợ email marketing hiệu quả. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, thông qua bài viết, doanh nghiệp sẽ biết cách tối ưu chiến lược email marketing với sự hỗ trợ của các công cụ AI phù hợp.