Trường doanh nhân HBR ×

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN VÀ THOÁI VỐN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Nội dung [Hiện]

Thực tế cho thấy, COVID-19 đã và đang tác động rất mạnh mẽ vào nền kinh tế ở cả trong nước và quốc tế. Theo đó, dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể tới nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, ở một góc độ khác, thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại có những dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng.

CƠ HỘI NHIỀU HƠN THÁCH THỨC

Mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, nhưng nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh mà tình hình kinh tế vĩ mô trong nước đã có không ít điểm sáng. Có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đang có nhiều dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trên các khía cạnh.

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN VÀ THOÁI VỐN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá đang dần phục hồi. Ảnh minh họa

Cụ thể, từ đầu tháng 6/2021, TTCK trong nước có những phiên giao dịch đạt giá trị khớp lệnh 5.000 - 7.000 tỷ đồng, trong khi giai đoạn đầu tháng 4 chỉ đạt 2.000 - 4.000 tỷ đồng. Với sự hồi phục theo hình chữ V của TTCK, thu hút được cả dòng tiền cũ và mới, giúp thanh khoản liên tục tăng.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia giữ được mức tăng trưởng dương 2,91% và được dự báo phục hồi ở mức 6,5 – 6,8% trong năm 2021. Đây là động lực chính giúp củng cố lòng tin của nhiều nhà đầu tư (NĐT) và thu hút dòng vốn đầu tư vào TTCK hơn nữa.

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN VÀ THOÁI VỐN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Anh Tony Dzung – Chủ tịch HBR Holdings

Anh Tony Dzung – Chủ tịch HBR Holdings – chia sẻ: “Tham chiếu trong quá khứ, Việt Nam đã trải qua 3, đến nay là 4 đợt dịch. Tuy nhiên, với các công tác chống dịch hiệu quả của Nhà Nước thì tâm lý của các nhà đầu tư cũng đang quen dần với bối cảnh sống chung với dịch. Nhờ vậy mà phản ứng của thị trường chứng khoán không quá mạnh, nhịp điều chỉnh dần diễn ra ngắn hơn. Ngoài ra, việc xuất hiện nhiều các gói kích thích kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ, chính sách giảm lãi suất của ngành ngân hàng, cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, cơ hội từ sự dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam…, khiến chúng ta có thể kỳ vọng nền kinh tế nói chung, cũng như các doanh nghiệp nói riêng sẽ sớm hồi phục và tăng trưởng”.

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN VÀ THOÁI VỐN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Nằm trong chuỗi chương trình trực tuyến “CEO 4.0: Lướt trên cơ hội hay chìm trong thách thức” do Trường Doanh nhân HBR tổ chức, buổi chia sẻ về “Chiến lược gọi vốn và thoái vốn cho các nhà đầu tư” đã diễn ra với sự góp mặt của hai diễn giả là Anh Tony Dzung – Chủ tịch HBR Holdings; và Anh Đậu Minh Nhật - Chủ tịch HĐQT Aura Capital.

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN VÀ THOÁI VỐN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Buổi chia sẻ về chủ đề “Chiến lược gọi vốn và thoái vốn cho các nhà đầu tư”

Với nhiều thông tin bổ ích, cùng những bài học kinh nghiệm thực chiến trong quá trình chuẩn bị, tìm kiếm nhà đầu tư và công thức gọi vốn thành công; buổi livestream đã giúp từng NĐT giải đáp các câu hỏi như: Mô hình kinh doanh theo cơ chế vốn và phương thức áp dụng; Cách bảo vệ vốn chủ sở hữu công ty trong quá trình tăng vốn; Thời điểm tốt nhất để tiếp cận thị trường vốn IPO trong sở giao dịch chứng khoán; Sự khác biệt giữa IPO bình thường và IPO tăng đột biến; Chương trình Running IPO;..

Ngoài ra, hai diễn giả cũng đã bật mí lý do tại sao ở Việt Nam đã có những công ty đạt được 1400 cửa hàng trong 10 năm, hay tìm hiểu cách mà Grab – Tập đoàn Đa quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới - sử dụng nguồn vốn và tạo ra hàng tỷ đô la trong vòng 6 năm. Cụ thể hơn nữa là nghiên cứu điển hình về cách cựu học viên kêu gọi vốn 31 triệu đô trong vòng hạt giống và vòng đầu tư thiên thần.

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN VÀ THOÁI VỐN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Anh Đậu Minh Nhật - Chủ tịch HĐQT Aura Capital

Anh Đậu Minh Nhật - Chủ tịch HĐQT Aura Capital - nhận định: “Đại dịch COVID-19 diễn ra đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường kinh doanh. Điều này đẩy các doanh nghiệp đến nguy cơ khó khăn kéo dài và sự bất ổn của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Nhưng trong nguy lại có cơ.

“Nguy” là nguy hiểm cho những doanh nghiệp theo cơ chế thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều, gặp những khó khăn trong kinh doanh. Còn “Cơ” là cơ hội cho các doanh nghiệp theo cơ chế vốn, vì đây là thời gian vàng cho doanh nghiệp tái cấu trúc, chuẩn bị thật kỹ cho một bước chuyển mình sau đại dịch”.

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN VÀ THOÁI VỐN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

"CEO 4.0: Lướt trên cơ hội hay chìm trong thách thức"

Được biết, "CEO 4.0: Lướt trên cơ hội hay chìm trong thách thức" là chuỗi livestream lớn nhất trong năm do Trường Doanh nhân HBR tổ chức có sự góp mặt của gần 30 chuyên gia, tổng giám đốc và KOLs thực chiến đã từng trải qua những khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Theo đó, với nhiều chủ đề đa dạng, chương trình được không ít nhà lãnh đạo, chủ đầu tư đánh giá mang lại nhiều kiến thức bổ ích, hỗ trợ gia tăng sức mạnh, nguồn lực cho từng tổ chức trong và sau đại dịch.

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN VÀ THOÁI VỐN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Chương trình: "CEO 4.0: Lướt trên cơ hội hay chìm trong thách thức" được diễn ra vào 20h30 thứ 5 hàng tuần trên fanpage chính thức của Tony Dzung và Trường Doanh nhân HBR.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger