Mục lục [Ẩn]
- 1. Societal marketing concept là gì?
- 2. Các trụ cột chính của societal marketing
- 2.1. Định hướng khách hàng (Customer Orientation)
- 2.2. Tập trung vào xã hội (Societal Focus)
- 2.3. Khả năng sinh lợi (Profitability)
- 3. Những đặc điểm nổi bật của societal marketing
- 3.1. Tầm nhìn dài hạn
- 3.2. Tập trung vào khách hàng
- 3.3. Trách nhiệm xã hội
- 3.4. Quan tâm đến môi trường
- 3.5. Thực hành marketing có đạo đức
- 3.6. Lợi nhuận gắn liền với mục đích xã hội
- 4. Ý nghĩa của societal marketing đối với doanh nghiệp
- 5. Những hạn chế của Societal Marketing
- 6. Chiến lược Societal Marketing của các thương hiệu nổi tiếng
- 6.1. Chiến dịch Real Beauty của Dove
- 6.2. Chiến dịch Don’t Buy This Jacket của Patagonia
- 6.3. Chiến dịch One for One của TOMS Shoes
- 6.4. Chiến dịch Save Water của Colgate
Ngày nay, các doanh nghiệp nhận thức rõ rằng thành công không chỉ đo bằng lợi nhuận mà còn phải tính đến tác động của mình đối với xã hội và môi trường. Một trong những chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp cân bằng giữa lợi ích kinh doanh và trách nhiệm xã hội chính là societal marketing. Vậy societal marketing là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Trường Doanh Nhân HBR.
1. Societal marketing concept là gì?
Societal marketing hay societal marketing concept (khái niệm tiếp thị xã hội) là một khái niệm marketing cho rằng, khi đưa ra các quyết định marketing, doanh nghiệp không chỉ nên chú trọng đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng, mà còn phải cân nhắc đến yêu cầu của công ty và lợi ích lâu dài của xã hội. Điều này có nghĩa là các chiến lược marketing không chỉ nhằm tăng trưởng doanh thu mà còn phải góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Được Philip Kotler giới thiệu vào những năm 1970, khái niệm tiếp thị xã hội khuyến khích các doanh nghiệp vượt ra khỏi động cơ lợi nhuận truyền thống bằng cách tích hợp các yếu tố đạo đức trong marketing, xã hội và môi trường vào hoạt động marketing.
Societal marketing concept dựa trên ba trụ cột chính, đó là: định hướng khách hàng, tập trung vào xã hội và đảm bảo lợi nhuận. Khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn góp phần tích cực vào xã hội, từ đó đảm bảo sự thành công bền vững cho doanh nghiệp.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia marketing, Mr. Tony Dzung nhận định: “Societal marketing concept vẫn mang tính thương mại khi lồng ghép trách nhiệm xã hội vào hoạt động kinh doanh. Dù hướng đến lợi ích cộng đồng, mục tiêu cuối cùng của chiến lược này vẫn là xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số.”
Cũng cần lưu ý rằng, khái niệm societal marketing không giống với social marketing (tiếp thị xã hội) hay social media marketing (tiếp thị trên mạng xã hội). Thay vào đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và phát triển bền vững.
Trong khi societal marketing là một nguyên tắc marketing giúp doanh nghiệp cân bằng lợi ích giữa khách hàng, doanh nghiệp và xã hội thì social marketing là một quá trình truyền thông và tiếp thị nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng vì lợi ích chung của xã hội.

2. Các trụ cột chính của societal marketing
Như đã đề cập bên trên, societal marketing được xây dựng dựa trên ba trụ cột chính: định hướng khách hàng, tập trung vào xã hội và lợi nhuận. Hãy cùng Mr. Tony Dzung phân tích chi tiết những trụ cột này.

2.1. Định hướng khách hàng (Customer Orientation)
Trụ cột đầu tiên của Societal Marketing Concept nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động, từ nghiên cứu thị trường đến phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Việc lắng nghe và đáp ứng một cách chân thành giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và sự trung thành từ khách hàng. Đây là yếu tố then chốt để tạo ra thành công bền vững, bởi khi khách hàng cảm thấy được thấu hiểu và tôn trọng, họ sẽ gắn bó lâu dài với thương hiệu.
>>> Xem thêm: 8 YẾU TỐ CỐT LÕI TRONG VĂN HÓA LẤY KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM
2.2. Tập trung vào xã hội (Societal Focus)
Khác với các phương pháp marketing truyền thống chỉ chú trọng đến lợi nhuận, trụ cột này yêu cầu doanh nghiệp phải suy nghĩ vượt ra ngoài lợi ích cá nhân và cân nhắc tác động của họ đến xã hội và môi trường.
Những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực này thường áp dụng các chiến lược bền vững, hỗ trợ các hoạt động cộng đồng và thực hiện những sáng kiến giúp bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhân viên và cộng đồng, từ đó xây dựng danh tiếng vững chắc.
2.3. Khả năng sinh lợi (Profitability)
Mặc dù Societal Marketing đề cao trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo khả năng tài chính ổn định để tiếp tục phát triển. Lợi nhuận không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà còn là yếu tố giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, mở rộng quy mô và tái đầu tư vào các sáng kiến có lợi cho khách hàng và xã hội.
Một doanh nghiệp có thể vừa kiếm lợi nhuận vừa tạo ra tác động tích cực thông qua các mô hình kinh doanh bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.
Khi ba trụ cột này được cân bằng, doanh nghiệp không chỉ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn đóng góp tích cực cho xã hội, đảm bảo sự thành công bền vững cho doanh nghiệp.
3. Những đặc điểm nổi bật của societal marketing
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của chiến lược societal marketing (societal marketing strategy) mà doanh nghiệp cần nắm rõ để triển khai hiệu quả.

3.1. Tầm nhìn dài hạn
Societal Marketing không chỉ chú trọng vào lợi nhuận ngắn hạn mà còn tập trung vào sự phát triển bền vững trong tương lai. Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này luôn suy nghĩ về tác động lâu dài của các quyết định đối với khách hàng, xã hội và môi trường. Điều này giúp các công ty đảm bảo rằng những hành động ngày hôm nay không gây hại cho chính họ hay cho hành tinh trong tương lai.
3.2. Tập trung vào khách hàng
Societal Marketing luôn đặt khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động. Tuy nhiên, mô hình này không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của khách hàng mà còn xem xét lợi ích lâu dài của họ. Dù việc này có thể không mang lại lợi nhuận ngay lập tức, nhưng giúp xây dựng lòng tin và sự trung thành từ khách hàng, tạo ra mối quan hệ bền vững.
3.3. Trách nhiệm xã hội
Một đặc điểm nổi bật của Societal Marketing là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Doanh nghiệp không chỉ tìm cách kiếm lợi nhuận mà còn phải đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng. Họ tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội như bảo vệ môi trường, hỗ trợ các hoạt động từ thiện, áp dụng chính sách kinh doanh công bằng.
3.4. Quan tâm đến môi trường
Societal Marketing đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường. Các công ty theo đuổi mô hình này sẽ thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến hành tinh, chẳng hạn như sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu chất thải và cắt giảm khí thải. Việc này không chỉ có lợi cho trái đất mà còn thu hút những khách hàng có ý thức bảo vệ môi trường.
3.5. Thực hành marketing có đạo đức
Một yếu tố không thể thiếu trong Societal Marketing là tính minh bạch và đạo đức trong các chiến lược marketing. Doanh nghiệp cam kết tránh đưa ra những thông tin sai lệch hay chiến thuật lừa dối khách hàng, từ đó xây dựng được uy tín vững chắc.
3.6. Lợi nhuận gắn liền với mục đích xã hội
Mặc dù lợi nhuận vẫn là yếu tố quan trọng, chiến lược societal marketing kết hợp nó với mục đích xã hội. Doanh nghiệp tìm cách đạt được thành công tài chính trong khi vẫn tạo ra tác động tích cực đối với xã hội và môi trường.
Sự cân bằng này đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển và đóng góp vào lợi ích chung.
Marketing hiện đại không chỉ là sáng tạo nội dung và chạy quảng cáo. Để phát triển bền vững, lãnh đạo cần có kiến thức vững chắc để xây dựng chiến lược marketing bài bản, quản lý đội ngũ hiệu quả và ứng dụng AI vào các quy trình. Khóa học XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING HIỆN ĐẠI sẽ giúp bạn:
- Thấu hiểu thị trường và chinh phục khách hàng mục tiêu
- Xây dựng chiến lược marketing hiện đại từ lý thuyết đến thực tiễn
- Áp dụng mô hình AI trong quản lý marketing, tăng hiệu quả chiến lược và giảm chi phí quảng cáo
- Giải quyết các thách thức lớn nhất của lãnh đạo doanh nghiệp về marketing, xây dựng đội ngũ marketing bám đuổi mục tiêu
- Cập nhật xu hướng marketing mới nhất trên toàn cầu
Với sự hướng dẫn trực tiếp từ Mr. Tony Dzung, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực marketing và quản trị, bạn sẽ có cơ hội nắm bắt những công cụ, kỹ năng và chiến lược hiệu quả để phát triển hệ thống marketing của doanh nghiệp, đưa bạn vươn lên dẫn đầu trong kỷ nguyên AI.
Đăng ký tư vấn ngay tại đây!

4. Ý nghĩa của societal marketing đối với doanh nghiệp
Theo nhận định từ chuyên gia Tony Dzung, societal marketing đóng vai trò quan trọng đối với xã hội, môi trường và doanh nghiệp. Khái niệm này ra đời nhằm đối phó với chủ nghĩa tiêu dùng và lợi nhuận, vốn là động lực duy nhất trong hoạt động kinh doanh. Tiếp thị xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Dưới đây là những lợi ích nổi bật chiến lược này:
- Nâng cao uy tín thương hiệu: Doanh nghiệp chú trọng vào trách nhiệm đối với xã hội và môi trường sẽ xây dựng được hình ảnh thương hiệu tích cực, từ đó tạo dựng niềm tin với khách hàng và cộng đồng.
- Phát triển bền vững: Thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn, societal marketing giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài bằng cách đảm bảo tác động tích cực đến xã hội và môi trường, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
- Nâng cao sự trung thành và gắn kết khách hàng: Khi thương hiệu chia sẻ những giá trị tương đồng với khách hàng, họ sẽ dễ dàng tạo dựng được sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ. Điều này giúp duy trì mối quan hệ dài hạn và nâng cao sự trung thành của khách hàng.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề xã hội và đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp áp dụng societal marketing sẽ nổi bật hơn so với đối thủ, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh.

5. Những hạn chế của Societal Marketing
Mr. Tony Dzung đánh giá, mặc dù mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, chiến lược societal marketing vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như sau:
- Chi phí cao: Áp dụng societal marketing có thể tốn kém, bởi các hoạt động vì cộng đồng như tổ chức chương trình thiện nguyện đòi hỏi sự đầu tư về lớn về thời gian và tiền bạc. Điều này có thể là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quyết định phức tạp: Khi áp dụng societal marketing, các doanh nghiệp phải cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng, lợi nhuận và phúc lợi xã hội, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi các mục tiêu này mâu thuẫn với nhau, và doanh nghiệp phải đối mặt với những quyết định khó khăn.
- Rủi ro bị hiểu sai (Greenwashing): Nếu nỗ lực societal marketing không được thực hiện đúng cách hoặc chỉ mang tính chất hình thức, doanh nghiệp có thể bị cáo buộc là "greenwashing" – tức là làm màu, giả vờ quan tâm đến vấn đề môi trường và xã hội.
- Không mang lại lợi ích tài chính tức ngay lập tức: Societal marketing chủ yếu mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, vì vậy kết quả tài chính có thể không xuất hiện ngay lập tức.

6. Chiến lược Societal Marketing của các thương hiệu nổi tiếng
Dưới đây là một số ví dụ điển hình về việc áp dụng chiến lược societal marketing của các thương hiệu lớn, cho thấy cách mà các công ty này kết hợp trách nhiệm xã hội và lợi ích kinh doanh:
6.1. Chiến dịch Real Beauty của Dove
Ra mắt vào năm 2004, chiến dịch "Real Beauty" của Dove là một minh chứng tuyệt vời cho chiến lược Societal Marketing. Thay vì chỉ theo đuổi các tiêu chuẩn sắc đẹp lý tưởng thông thường, Dove đã lựa chọn cách tiếp cận khác biệt khi quảng bá những người phụ nữ có thật, thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, với tỷ lệ cơ thể và màu da đa dạng.
Mục tiêu của chiến dịch là khuyến khích sự tự tin và tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ, đồng thời đặt ra một vấn đề quan trọng trong xã hội về sự áp đặt những chuẩn mực sắc đẹp phi thực tế. Qua đó, Dove không chỉ nâng cao nhận thức về vẻ đẹp tự nhiên mà còn xây dựng một sự kết nối sâu sắc với khách hàng, khiến chiến dịch này trở thành một phần quan trọng trong cuộc đối thoại xã hội.

6.2. Chiến dịch Don’t Buy This Jacket của Patagonia
Patagonia, một thương hiệu nổi tiếng trong ngành thời trang ngoài trời, là một ví dụ điển hình khác về việc áp dụng Societal Marketing Concept thành công khi triển khai chiến dịch "Don’t Buy This Jacket" (Đừng mua cái áo này).
Mục đích của chiến dịch này là khuyến khích người tiêu dùng suy nghĩ về tác động đến môi trường của hành động mua sắm và chỉ mua những sản phẩm thực sự cần thiết. Ngoài ra, Patagonia còn thực hiện nhiều sáng kiến khác như sửa chữa sản phẩm cũ và quyên góp cho các tổ chức bảo vệ môi trường.
Những hoạt động này không chỉ giúp giảm thiểu rác thải mà còn nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ hành tinh, đồng thời thể hiện cam kết sâu sắc của thương hiệu đối với xã hội và môi trường.

6.3. Chiến dịch One for One của TOMS Shoes
TOMS Shoes đã triển khai một chiến lược Societal Marketing vừa đơn giản vừa đầy hiệu quả với mô hình "One for One".
Cụ thể, với mỗi đôi giày được bán, TOMS sẽ tặng một đôi giày cho một trẻ em nghèo cần giày. Mô hình này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm giày dép thời trang, mà còn giúp giải quyết một vấn đề xã hội nhức nhối – giúp đỡ những trẻ em nghèo trên toàn thế giới.
Đây là một chiến lược marketing có tác động sâu rộng đến cộng đồng, giúp TOMS xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với những giá trị tích cực và lan tỏa tinh thần sẻ chia.

6.4. Chiến dịch Save Water của Colgate
Colgate đã triển khai chiến dịch "Save Water" với mục tiêu khuyến khích người tiêu dùng tắt vòi nước khi đánh răng, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tiết kiệm nước. Đây là một ví dụ điển hình của Societal Marketing Strategy, khi mà vấn đề bảo vệ tài nguyên nước đang ngày càng trở nên cấp bách.
Mặc dù chiến dịch không trực tiếp quảng bá sản phẩm, nhưng Colgate đã thành công trong việc khuyến khích những hành động nhỏ nhưng mang lại tác động lớn đến môi trường. Qua đó, chiến dịch không chỉ giúp nâng cao ý thức cộng đồng mà còn giúp thương hiệu duy trì doanh thu từ các sản phẩm của mình.

Societal marketing không chỉ là một chiến lược tiếp thị mà còn là một cam kết mạnh mẽ đối với sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường. Khi áp dụng đúng cách, chiến lược này giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, gắn kết với cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng bài viết đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về sức mạnh của societal marketing trong việc thay đổi cách thức kinh doanh và tương tác với khách hàng.