TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

DIGITAL MARKETING LÀ GÌ? TỔNG HỢP KIẾN THỨC CĂN BẢN MỚI NHẤT

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Digital Marketing là gì? 4 loại Media trong Digital Marketing
  • 2. Môi trường hoạt động của Digital Marketing
  • 3. Vai trò của Digital Marketing trong thời đại số
  • 4. Bật mí 12 công cụ truyền thông phổ biến trong Digital Marketing
  • 5. Cách đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch Digital Marketing
  • 6. Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp
    • 6.1. Xác định mục tiêu chiến lược rõ ràng
    • 6.2. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
    • 6.3. Lựa chọn các kênh Digital Marketing phù hợp với mục tiêu và khách hàng
    • 6.4. Xây dựng nội dung và thông điệp truyền thông xuyên suốt
    • 6.5. Thiết lập hệ thống đo lường và chọn KPI phù hợp
    • 6.6. Tối ưu chiến dịch theo thời gian thực
    • 6.7. Xây dựng hệ thống nuôi dưỡng và tái mua tự động
  • 7. So sánh sự khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing Online
  • 8. Dự báo xu hướng phát triển của Digital Marketing trong tương lai
  • 9. Một số câu hỏi thường gặp về Digital Marketing
    • 9.1. Digital Marketing là làm gì?
    • 9.2. Kỹ năng quan trọng cần có để làm Digital Marketing là gì?
    • 9.3. Digital Marketing có cần phải bỏ ra nhiều tiền?
    • 9.4. Làm Digital Marketing có cần giỏi kỹ thuật không?
    • 9.5. Digital Marketing có phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp không?

Khi mọi hành vi mua hàng đã chuyển đổi sang môi trường số, Digital Marketing chính là "cánh tay phải" giúp doanh nghiệp tiếp cận, thuyết phục và giữ chân khách hàng hiệu quả. Cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu về Digital Marketing từ nền tảng đến ứng dụng chiến lược trong thực tế.

1. Digital Marketing là gì? 4 loại Media trong Digital Marketing

Theo định nghĩa của Philip Kotler – được mệnh danh là "cha đẻ của Marketing hiện đại": “Digital Marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.

Như vậy, Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là quá trình sử dụng các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu là Internet, để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến người tiêu dùng. Điều này bao gồm việc tận dụng các kênh như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email, website và các nền tảng trực tuyến khác để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.

Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là gì?

Trong chiến lược Digital Marketing, doanh nghiệp cần hiểu rõ và sử dụng linh hoạt các loại Media phù hợp để tiếp cận, thu hút, cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng. Mỗi loại Media lại có những đặc điểm, lợi thế và hạn chế riêng biệt. Để triển khai chiến dịch Digital Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm chắc 4 loại Media quan trọng dưới đây:

4 loại Media trong Digital Marketing
4 loại Media trong Digital Marketing
  • Owned Media: Là kênh doanh nghiệp tự sở hữu như website, blog, microsite. Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát, chi phí thấp, phù hợp xây dựng thương hiệu lâu dài nhưng khó lan tỏa nhanh.
  • Paid Media: Là các hình thức truyền thông trả phí như quảng cáo Google, Facebook, KOLs. Ưu điểm là tiếp cận nhanh, chủ động đo lường hiệu quả, nhưng cần ngân sách phù hợp.
  • Earned Media: Là kênh truyền thông tự nhiên do khách hàng chia sẻ, đánh giá tích cực hoặc báo chí đưa tin. Độ tin cậy cao, lan tỏa tốt nhưng khó kiểm soát và đo lường.
  • Social Media: Là hoạt động truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, .... Doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp, lắng nghe phản hồi và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng mục tiêu.

2. Môi trường hoạt động của Digital Marketing

Phân tích các yếu tố môi trường là bước quan trọng giúp doanh nghiệp xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược Digital Marketing phù hợp với thị trường và kỳ vọng của khách hàng. Các yếu tố môi trường bao gồm 3 nhóm chính: Môi trường vi mô, vĩ mô và yếu tố nội bộ doanh nghiệp.

3 môi trường hoạt động chủ yếu của tiếp thị kỹ thuật số
3 môi trường hoạt động chủ yếu của tiếp thị kỹ thuật số
  • Môi trường vi mô: Gồm các thành phần bên trong và xung quanh doanh nghiệp như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, đối tác. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạch định và triển khai chiến dịch Digital Marketing, do đó cần được phân tích kỹ lưỡng trước khi xây dựng bất kỳ kế hoạch nào.
  • Môi trường vĩ mô: Bao gồm các yếu tố lớn mang tính bao quát như nhân khẩu học, công nghệ, kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội. Những yếu tố này có thể tạo điều kiện hoặc gây trở ngại cho hoạt động tiếp thị số. Ví dụ, các quy định về bảo mật dữ liệu, chính sách quảng cáo hay biến động kinh tế đều ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng chiến dịch.
  • Yếu tố nội bộ doanh nghiệp: Bao gồm các khía cạnh bên trong như văn hóa tổ chức, nguồn lực tài chính, công nghệ đang sử dụng, chiến lược kinh doanh và lịch sử phát triển. Việc phân tích kỹ các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận diện điểm mạnh để phát huy, đồng thời khắc phục những điểm hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Digital Marketing.

3. Vai trò của Digital Marketing trong thời đại số

Trong khi hành vi khách hàng đã dịch chuyển hoàn toàn sang môi trường số, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn “mắc kẹt” trong cách làm marketing lỗi thời – truyền miệng, phát tờ rơi, đăng bài rải rác, hoặc chạy quảng cáo theo cảm tính. Họ chi tiền để hy vọng có khách, nhưng không biết rằng: Càng làm theo bản năng, doanh nghiệp càng tụt lại phía sau.

Hệ quả là hàng loạt vấn đề âm thầm bào mòn nguồn lực và cơ hội phát triển:

  • Không hiểu rõ khách hàng là ai, tiếp cận sai người, đốt tiền nhưng không ai mua.
  • Marketing thiếu định hướng, mỗi kênh một kiểu, thương hiệu mờ nhạt trong mắt khách hàng.
  • Chi hàng chục triệu cho quảng cáo nhưng không biết dòng tiền về từ đâu, tối ưu ra sao.
  • Phụ thuộc vào một nền tảng duy nhất – khi Facebook “nghẽn”, doanh thu lập tức về 0.
  • Nhân sự marketing làm việc rời rạc, không hiểu chiến lược, hiệu quả kém mà chi phí vẫn tăng.
  • Khách hàng đến rồi đi, không có hệ thống giữ chân và nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài.

Điều đáng lo là những vấn đề tưởng nhỏ ấy lại đang lặp lại trong hàng nghìn doanh nghiệp và ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không kịp thay đổi. Chính vì vậy, Mr. Tony Dzung – Chủ tịch HĐQT HBR Holdings đã từng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp không có chiến lược Digital Marketing trong thời đại số chẳng khác nào bước vào thương trường mà không có bản đồ, sớm muộn cũng lạc hướng, kiệt sức và bị bỏ lại phía sau”.

Thực tế đã chứng minh, Digital Marketing không còn là một xu hướng mà đã trở thành nền tảng chiến lược bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và tăng trưởng trong bối cảnh số hóa toàn diện. Dưới đây là các vai trò then chốt của Digital Marketing trong hành trình chuyển đổi và tăng trưởng của doanh nghiệp hiện nay:

6 vai trò của Digital Marketing trong thời đại số
6 vai trò của Digital Marketing trong thời đại số
  • Kết nối chủ động và đa chiều với khách hàng: Digital Marketing cho phép doanh nghiệp tạo ra các điểm chạm tương tác 2 chiều với khách hàng, từ website, mạng xã hội đến chatbot và email. Không còn là “quảng cáo một chiều”, doanh nghiệp có thể lắng nghe, phản hồi và đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình mua sắm.
  • Tốc độ tiếp cận nhanh chóng, độ phủ toàn cầu: Nhờ Internet, một chiến dịch tiếp thị số có thể lan tỏa trong vài phút đến hàng triệu người trên nhiều nền tảng. Khác với Marketing truyền thống vốn giới hạn bởi vị trí địa lý và chi phí phát sóng, Marketing số giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới một cách linh hoạt với chi phí hợp lý và tốc độ vượt trội.
  • Kết quả được đo lường, kiểm soát theo thời gian thực: Một ưu điểm vượt trội của Digital Marketing là khả năng đo lường chính xác từng chỉ số: Số người tiếp cận, số lượt nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian tương tác... Các nền tảng như Google Analytics, Meta Ads, HubSpot,... giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả chiến dịch theo thời gian thực và điều chỉnh kịp thời, tránh lãng phí ngân sách.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng khác biệt: Digital Marketing cho phép thu thập và phân tích dữ liệu người dùng theo hành vi, sở thích, nhân khẩu học, từ đó doanh nghiệp có thể thiết kế nội dung và thông điệp “may đo” riêng cho từng nhóm khách hàng.
  • Thúc đẩy hành vi chuyển đổi ngay lập tức: Với Marketing số, hành trình mua hàng có thể diễn ra tức thì, chỉ qua một cú nhấp. Khách hàng có thể nhắn tin, đặt hàng, thanh toán ngay trên nền tảng họ đang sử dụng mà không cần chuyển kênh. Điều này rút ngắn đáng kể quá trình ra quyết định và tăng mạnh tỷ lệ chốt đơn.
  • Tối ưu chi phí và ngân sách Marketing: Digital Marketing cho phép doanh nghiệp linh hoạt phân bổ ngân sách theo từng kênh, từng chiến dịch, từng nhóm đối tượng cụ thể. Thay vì “rải thảm” ngân sách như quảng cáo truyền thống, các doanh nghiệp có thể đo lường – thử nghiệm – tối ưu liên tục để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí hợp lý.

4. Bật mí 12 công cụ truyền thông phổ biến trong Digital Marketing

Trong bối cảnh hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp không thể tiếp cận khách hàng chỉ bằng cảm tính. Việc ứng dụng đúng các công cụ truyền thông trong Digital Marketing sẽ giúp thương hiệu truyền tải thông điệp hiệu quả, đúng đối tượng và đúng thời điểm.

12 công cụ truyền thống phổ biến trong Digital Marketing
12 công cụ truyền thống phổ biến trong Digital Marketing

1 - Content Marketing

Content Marketing là hình thức tiếp thị tập trung vào việc cung cấp giá trị và kiến thức thay vì quảng bá trực tiếp sản phẩm hay dịch vụ. Nội dung được thiết kế để giáo dục, chia sẻ thông tin, xây dựng niềm tin và thu hút khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên.

Các hình thức Content Marketing phổ biến:

  • Bài blog, câu chuyện chia sẻ
  • Video ngắn (Reels, Shorts)
  • E-book, cẩm nang
  • Podcast, infographic

Content Marketing không những hiệu quả về chi phí, mà còn giúc doanh nghiệp trở thành người dẫn dắt (thought leader) trong ngành.

2 - Email Marketing

Email Marketing là hình thức tiếp thị trực tiếp thông qua việc gửi email cho tập khách hàng mục tiêu. Đây là cách tuyệt vời để nuôi dưỡng mối quan hệ và kích hoạt hành vi mua hàng.

Các loại email phổ biến:

  • Email chào mừng
  • Email giới thiệu sản phẩm
  • Email khuyến mãi định kì
  • Email hậu mãi, nhắc nhở giỏ hàng bỏ quên

3 - Search Engine Optimization (SEO)

SEO là quy trình tối ưu nội dung, kỹ thuật và tổng thể trang web để tăng hạng trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Hiện nay có 3 dạng SEO chính, bao gồm:

  • On-page SEO: Tối ưu nội dung, tiêu đề, URL...
  • Off-page SEO: Xây dựng backlink, chia sẻ trang web
  • Technical SEO: Cải thiện tốc độ, sơ đồ website, mobile-friendly

4 - Search Engine Marketing (SEM)

Search Engine Marketing (SEM) là hình thức quảng cáo có trả phí hiển thị trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP), thường xuất hiện ở vị trí đầu hoặc bên cạnh kết quả tìm kiếm tự nhiên. Những quảng cáo này được hiển thị khi người dùng nhập từ khóa cụ thể, và doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo.

SEM hiệu quả bởi vì có tới 68% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu từ công cụ tìm kiếm, bao gồm cả tìm kiếm tự nhiên lẫn quảng cáo. Khi doanh nghiệp xuất hiện đúng lúc người dùng đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ, khả năng chuyển đổi từ người quan tâm thành khách hàng tiềm năng sẽ tăng lên đáng kể.

5 - Affiliate Marketing

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là hình thức doanh nghiệp hợp tác với các đối tác (gọi là affiliate) để họ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến cộng đồng người theo dõi của mình. Khi có khách hàng mua hàng thông qua liên kết giới thiệu đó, affiliate sẽ nhận hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc một khoản phí cố định.

Ưu điểm của tiếp thị liên kết nằm ở việc thương hiệu được truyền thông thông qua những người có nền tảng uy tín và đã xây dựng mối quan hệ tin tưởng với khách hàng mục tiêu. Khi affiliate giới thiệu, khả năng khách hàng tiếp nhận và đưa ra quyết định mua hàng sẽ cao hơn nhờ vào hiệu ứng tin cậy lan tỏa.

Affiliate Marketing trở thành xu hướng nổi bật trong môi trường số hiện nay
Affiliate Marketing trở thành xu hướng nổi bật trong môi trường số hiện nay

6 - Pay-per-click (PPC)

PPC (trả tiền theo lượt nhấp chuột) là hình thức quảng cáo trong đó doanh nghiệp chỉ phải thanh toán khi người dùng thực sự nhấp vào quảng cáo của mình. Nền tảng phổ biến nhất hiện nay là Google Ads, bên cạnh đó còn có Microsoft Ads, Meta Ads, YouTube Ads và Amazon Ads – mỗi nền tảng đều có khả năng tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.

7 - Social Media Marketing

Tiếp thị trên mạng xã hội (Social Media Marketing) là chiến lược quảng bá thương hiệu một cách tự nhiên thông qua các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok, YouTube và X (trước đây là Twitter). 

Đây là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất giúp doanh nghiệp kết nối trực tiếp và cá nhân hóa tương tác với khách hàng, đặc biệt là những người đã quan tâm và sẵn sàng tương tác với thương hiệu.

8 - Influencer Marketing

Influencer Marketing (tiếp thị qua người ảnh hưởng) là hình thức doanh nghiệp hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến cộng đồng người theo dõi của họ. 

Khác với tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) dựa trên mô hình chia sẻ doanh thu, Influencer Marketing thường hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp trả một khoản phí cố định cho influencer để đổi lấy sự xuất hiện, đánh giá hoặc giới thiệu sản phẩm.

Với tỷ lệ tương tác trung bình lên tới 16% trên các nền tảng như TikTok, Influencer Marketing đang trở thành một lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nghiệp hiện đại.

9 - Native Advertising

Native Advertising là hình thức quảng cáo được thiết kế để hòa lẫn với giao diện và nội dung tự nhiên của nền tảng nơi nó hiển thị. Mục tiêu là khiến quảng cáo không mang cảm giác “đang quảng cáo” mà giống như một phần nội dung bình thường mà người dùng thường đọc hoặc xem.

Vì người tiêu dùng thường có xu hướng bỏ qua quảng cáo rõ ràng do nghi ngờ tính khách quan, Native Ads được xem là giải pháp giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả hơn. Ví dụ, một bài viết quảng cáo có thể được thiết kế giống như một bài đăng thông thường trên Facebook hoặc một bài viết tư vấn trên báo điện tử.

10 - Marketing Automation

Marketing Automation (tự động hóa tiếp thị) là quá trình tự động hóa các hoạt động tiếp thị lặp đi lặp lại, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất. Hình thức này thường tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) để điều phối và tối ưu chiến dịch Digital Marketing một cách thông minh.

Với công cụ tự động hóa, doanh nghiệp có thể xử lý khối lượng lớn dữ liệu khách hàng trong thời gian ngắn, từ đó rút ra các insight giá trị và triển khai các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa, hiệu quả hơn.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã ứng dụng Marketing Automation
Nhiều doanh nghiệp cũng đã ứng dụng Marketing Automation

11 - Mobile Marketing

Mobile Marketing là hình thức tiếp thị được thiết kế tối ưu cho các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng và cả thiết bị đeo thông minh (smartwatch). Phương thức này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu ngay trên thiết bị cá nhân mà họ sử dụng hàng ngày.

Một trong những cách phổ biến của Mobile Marketing là gửi tin nhắn SMS trực tiếp đến người dùng. Với thói quen luôn mang theo điện thoại 24/7, hình thức này giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp nhanh chóng và đúng thời điểm. Giống như Email Marketing, Mobile Marketing tạo ra kết nối 1-1 trực tiếp với khách hàng, tăng khả năng phản hồi và hành động ngay lập tức.

12 - Video Marketing

Video Marketing là chiến lược sử dụng video (cả dạng ngắn và dài) để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong đó, YouTube là nền tảng nổi bật nhất, nhưng TikTok, Instagram Reels, hay Facebook Watch cũng là những kênh hiệu quả để lan tỏa nội dung video đến công chúng mục tiêu.

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sản xuất các video chất lượng phục vụ nhiều mục đích khác nhau, từ quảng cáo, đăng mạng xã hội, nhúng vào website, gửi qua Email Marketing cho đến chạy chiến dịch truyền thông có trả phí.

5. Cách đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch Digital Marketing

Trong Digital Marketing, mọi chiến dịch đều phải gắn liền với khả năng đo lường – phân tích – tối ưu. Đây là điểm khác biệt rõ nét với Marketing truyền thống vốn khó kiểm soát và thiếu dữ liệu trực tiếp. Việc đo lường hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát ngân sách, mà còn là căn cứ để ra quyết định kịp thời, tối ưu chuyển đổi và tăng trưởng bền vững.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần xác định rõ các chỉ số hiệu quả chính KPI (Key Performance Indicators) phù hợp với mục tiêu chiến dịch. Dưới đây là một số KPI phổ biến và có giá trị cao trong việc đánh giá hiệu quả Digital Marketing:

6 chỉ số đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động Digital Marketing
6 chỉ số đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động Digital Marketing
  • Click-through rate (CTR) – Tỷ lệ nhấp chuột: Đây là chỉ số cho thấy quảng cáo hoặc nội dung có đủ hấp dẫn để người xem hành động hay không. CTR được tính bằng tỷ lệ giữa số lần nhấp và số lần hiển thị. Nếu CTR cao cho thấy tiêu đề, hình ảnh, thông điệp đã gây được chú ý và đúng insight khách hàng.
  • Conversion rate – Tỷ lệ chuyển đổi: Chuyển đổi không chỉ là mua hàng, mà có thể là điền form, gọi điện, đăng ký, tải tài liệu... Đây là chỉ số đánh giá giá trị thực tế mà chiến dịch tạo ra. Conversion rate giúp xác định mức độ hiệu quả của landing page, content, CTA và toàn bộ hành trình mua hàng.
  • Website traffic – Lưu lượng truy cập website: Chỉ số này đo lường số người truy cập website, từ đó đánh giá khả năng kéo khách từ các kênh marketing khác như SEO, quảng cáo, social, email… Phân tích thêm chỉ số phiên (sessions), thời gian ở lại trang, tỷ lệ thoát để biết nội dung có giữ chân khách hàng không.
  • Social media engagement – Mức độ tương tác mạng xã hội: Bao gồm lượt like, share, comment, follow, lượt xem video… Đây là thước đo cho mức độ quan tâm và kết nối của khách hàng với thương hiệu. Tương tác cao giúp tăng nhận diện, tạo dựng lòng tin và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
  • Return on Ad Spend (ROAS) – Tỷ suất hoàn vốn quảng cáo: ROAS giúp doanh nghiệp biết được: 1 đồng chi cho quảng cáo mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này đặc biệt quan trọng với các chiến dịch chạy ads để đo hiệu quả kinh doanh chứ không chỉ traffic.
  • Customer Acquisition Cost (CAC) – Chi phí để có được một khách hàng: CAC = Tổng chi phí marketing / số khách hàng mới. Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp biết chi phí để thu hút một khách hàng là bao nhiêu, có hiệu quả không. Nếu CAC cao nhưng giá trị khách hàng thấp, chiến dịch cần được điều chỉnh ngay.

6. Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp

Để Digital Marketing mang lại hiệu quả, doanh nghiệp cần chiến lược rõ ràng thay vì làm theo cảm tính. Chiến lược cụ thể sẽ giúp định hướng đúng mục tiêu, hiểu khách hàng, chọn kênh phù hợp và kiểm soát hiệu suất. Nhờ đó, doanh nghiệp tối ưu chi phí, tăng tỷ lệ chuyển đổi và phát triển bền vững. Dưới đây là các bước triển khai chiến lược Marketing số dành cho doanh nghiệp SME:

7 bước xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp
7 bước xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp

6.1. Xác định mục tiêu chiến lược rõ ràng

Trước khi bắt tay vào bất kỳ chiến dịch Digital Marketing nào, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu: “Muốn đạt được điều gì, trong bao lâu, bằng cách nào và với nguồn lực nào?”. Đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn có ngân sách hạn chế và đội ngũ gọn nhẹ thì việc xác định mục tiêu theo mô hình SMART sẽ giúp tránh “đốt tiền theo cảm tính” và đảm bảo mọi nỗ lực marketing đều gắn với kết quả kinh doanh rõ ràng.

Một mục tiêu tốt cần đảm bảo 5 yếu tố sau:

  • Specific (Cụ thể): Xác định chính xác doanh nghiệp muốn đạt được gì, tăng đơn hàng, tăng lượt đăng ký, tăng traffic hay ra mắt sản phẩm mới.
  • Measurable (Đo lường được): Mỗi mục tiêu cần gắn với chỉ số cụ thể, như: 500 lượt truy cập website, 100 khách hàng tiềm năng, hoặc ROAS ≥ 3.
  • Achievable (Khả thi): Mục tiêu phải phù hợp với nguồn lực hiện có về ngân sách, nhân sự và thời gian, tránh đặt kỳ vọng vượt quá khả năng.
  • Relevant (Liên quan): Mục tiêu Marketing phải gắn liền với mục tiêu kinh doanh tổng thể, ví dụ như thúc đẩy doanh số quý 3, mở rộng thị trường Hà Nội...
  • Time-bound (Có thời hạn): Cần gắn với mốc thời gian cụ thể để dễ theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả, ví dụ: “trong vòng 30 ngày kể từ 1/7”.

Ví dụ: Tăng thêm 200 khách hàng để lại thông tin tư vấn qua website trong vòng 30 ngày, bằng chiến dịch Facebook Ads với ngân sách tối đa 15 triệu đồng.

6.2. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Để mọi hoạt động Digital Marketing đi đúng hướng, trước hết doanh nghiệp cần biết rõ: Mình đang bán cho ai? Khách hàng thực sự là ai? Họ nghĩ gì và muốn gì?

4 bước xác định chân dung khách hàng mục tiêu
4 bước xác định chân dung khách hàng mục tiêu

1 - Xác định mục tiêu khi xây dựng chân dung khách hàng

Doanh nghiệp không nên xây dựng Persona theo cảm tính. Hãy đặt mục tiêu rõ ràng theo nguyên tắc SMART:

  • Cụ thể (Specific): Xây dựng chân dung khách hàng giúp hiểu nhu cầu, phân nhóm khách, tìm cơ hội tiềm năng.
  • Đo lường được (Measurable): Ví dụ: khảo sát 100 khách hàng, tạo 3 persona chính, theo dõi sự thay đổi tỷ lệ chuyển đổi.
  • Khả thi (Achievable): Tận dụng dữ liệu sẵn có, chia nhỏ công việc cho các bộ phận (Marketing – Sales – CSKH).
  • Liên quan (Relevant): Phù hợp với mục tiêu kinh doanh như ra mắt sản phẩm, tăng trưởng doanh số, mở rộng thị trường...
  • Có thời hạn (Time-bound): Ví dụ: Hoàn thiện persona trong 15 ngày để phục vụ chiến dịch tháng tới.

2 - Thu thập dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn

Để xây dựng persona đúng, cần thu thập thông tin thật từ khách hàng thật, qua các kênh như:

  • Nội bộ doanh nghiệp: Nhân viên sales, CSKH, báo cáo quảng cáo, dữ liệu đơn hàng.
  • Khảo sát & phỏng vấn: Gửi form Google Form, gọi điện, trò chuyện trực tiếp với khách hàng.
  • Công cụ phân tích: Google Analytics, Facebook Audience Insight, dữ liệu từ chatbot, CRM.
  • Mạng xã hội & diễn đàn: Đọc bình luận, tham gia group, theo dõi những điều khách hàng hay chia sẻ và thảo luận.
  • Trang web và mạng xã hội của doanh nghiệp: Theo dõi hành vi khách khi họ truy cập, để lại inbox, bình luận…

Lưu ý: Sales và Marketing nên cùng phối hợp để đảm bảo dữ liệu đầy đủ, đúng và có chiều sâu.

>>> XEM THÊM: BÍ QUYẾT PHỐI HỢP TEAM SALE VÀ MARKETING LÀM VIỆC ĂN Ý, TĂNG TỶ LỆ CHỐT

3 - Xử lý dữ liệu và nhóm thông tin quan trọng

Sau khi thu thập dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn, bước tiếp theo là phân tích và hệ thống hóa thông tin để phát hiện ra những quy luật hành vi và nhu cầu tiềm ẩn. Dưới đây là 4 khía cạnh quan trọng cần tập trung phân tích:

  • Những điểm chung giữa các nhóm khách hàng: Xác định các đặc điểm giống nhau như độ tuổi, ngành nghề, thói quen tiêu dùng để chia nhóm khách hàng rõ ràng và dễ tiếp cận hơn.
  • Các nỗi đau phổ biến: Tìm hiểu những khó khăn, rào cản mà khách hàng đang gặp phải trong quá trình ra quyết định mua hàng – đây chính là mấu chốt để viết content thu hút và tư vấn trúng tâm lý.
  • Kênh họ thường dùng: Phân tích dữ liệu để biết khách hàng thường sử dụng nền tảng nào (Facebook, TikTok, Google, Zalo...) từ đó xác định các kênh truyền thông ưu tiên.
  • Lý do khiến họ mua hoặc không mua: Ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như giá cả, độ tin tưởng, đánh giá từ người khác, và những lý do khiến họ bỏ qua sản phẩm/dịch vụ.

4 - Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (Customer Persona)

Mỗi chân dung khách hàng cần mô tả như một “con người thật” với các thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân: Tên đại diện, độ tuổi, nơi sống, tình trạng hôn nhân, có con hay chưa.
  • Nghề nghiệp & chuyên môn: Làm công việc gì, ở đâu, quy mô công ty? Một ngày làm việc điển hình như thế nào?
  • Mục tiêu & thách thức: Họ đang muốn cải thiện điều gì? Gặp khó khăn gì?
  • Hành vi thông tin: Họ thường tìm kiếm thông tin ở đâu? (Google, TikTok, Facebook, hội nhóm...)
  • Tiêu chí ra quyết định: Họ trân trọng điều gì khi chọn mua sản phẩm: Giá? Chất lượng? Dịch vụ?
  • Thông tin tiêu cực: Có nhóm khách hàng nào bạn không muốn tiếp cận? (Ví dụ: khách không đủ ngân sách, đòi hỏi quá cao...)

6.3. Lựa chọn các kênh Digital Marketing phù hợp với mục tiêu và khách hàng

Không phải doanh nghiệp nào cũng cần “phủ sóng tất cả các kênh”. Việc lựa chọn đúng kênh Digital Marketing không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn tăng hiệu quả tiếp cận đúng người – đúng thông điệp – đúng thời điểm.

Điều quan trọng là chọn kênh theo hành vi khách hàng và mục tiêu cụ thể của chiến dịch. Để lựa chọn đúng kênh, doanh nghiệp cần làm rõ 3 câu hỏi:

  • Khách hàng của bạn đang ở đâu? (Họ dùng Facebook, tìm kiếm trên Google, xem YouTube, lướt TikTok, hay đọc email?)
  • Doanh nghiệp đang muốn đạt được điều gì? (Tăng nhận diện thương hiệu, tăng đơn hàng, thu data, nuôi dưỡng khách hàng…)
  • Nguồn lực hiện tại cho phép triển khai kênh nào hiệu quả nhất? (Về ngân sách, nhân sự, công cụ hỗ trợ...)

Một số gợi ý kênh theo mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu

Kênh gợi ý

Tăng nhận diện thương hiệu

Facebook Ads, TikTok, YouTube, Social Media Organic, PR online

Tăng traffic website

SEO, Google Ads (Search), Content Blog, Email Marketing

Tạo chuyển đổi (đăng ký, mua hàng)

Facebook Ads, Google Shopping, Landing Page + Chatbot, Remarketing

Thu thập thông tin khách hàng (lead)

Form trên website, Facebook Lead Ads, Email Opt-in, Mini game

Nuôi dưỡng & giữ chân khách hàng

Email Marketing, Zalo OA, Facebook Group, Retargeting Campaigns

6.4. Xây dựng nội dung và thông điệp truyền thông xuyên suốt

Sau khi đã xác định được mục tiêu rõ ràng, hiểu rõ khách hàng mục tiêu và chọn đúng kênh triển khai, bước tiếp theo chính là xây dựng nội dung phù hợp và thông điệp nhất quán để kết nối và thuyết phục khách hàng.

Nội dung không chỉ là "đăng bài mỗi ngày" mà cần bám sát hành trình khách hàng từ nhận biết – cân nhắc – mua hàng – trung thành. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hệ thống nội dung theo chiến lược, không rời rạc, không “đăng cho có”.

Một số nguyên tắc khi xây dựng nội dung truyền thông:

  • Đồng bộ về thông điệp: Dù là bài viết Facebook, quảng cáo, email hay chatbot, tất cả đều cần truyền tải cùng một thông điệp cốt lõi, điều mà doanh nghiệp muốn in sâu trong tâm trí khách hàng.
  • Cá nhân hóa theo hành vi khách hàng: Với mỗi nhóm khách hàng (mới – tiềm năng – đã mua), nội dung cần điều chỉnh để phù hợp với mối quan tâm và tình trạng của họ.
  • Gắn nội dung với mục tiêu chiến dịch: Ví dụ, nếu mục tiêu là tăng đơn hàng, nội dung nên có CTA rõ ràng, khuyến mãi hấp dẫn và dẫn link đặt hàng trực tiếp.
  • Kể chuyện thay vì bán hàng: Thay vì chỉ “đẩy sản phẩm”, hãy kể câu chuyện về thương hiệu, khách hàng đã sử dụng, quy trình làm ra sản phẩm, hoặc chia sẻ giá trị hữu ích để tạo sự tin tưởng và kết nối cảm xúc.

Ví dụ ứng dụng thực tế:

Giai đoạn hành trình khách hàng

Nội dung phù hợp

Mục tiêu

Nhận biết (Awareness)

Video chia sẻ tips, bài viết hướng dẫn, case study

Tăng nhận diện

Cân nhắc (Consideration)

So sánh sản phẩm, review khách hàng, giải pháp cho nỗi đau

Thuyết phục

Chuyển đổi (Conversion)

Ưu đãi có hạn, tư vấn trực tiếp, landing page đặt hàng

Tăng đơn hàng

Trung thành (Loyalty)

Email cảm ơn, ưu đãi khách hàng cũ, nhóm cộng đồng

Giữ chân

6.5. Thiết lập hệ thống đo lường và chọn KPI phù hợp

Sau khi triển khai chiến dịch Digital Marketing, nếu không đo lường, doanh nghiệp sẽ không biết điều gì đang hiệu quả, điều gì đang gây lãng phí ngân sách. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc theo dõi KPI giúp đưa ra quyết định nhanh chóng và tối ưu nguồn lực liên tục.

Một số KPI phổ biến cần theo dõi theo từng mục tiêu:

5 chỉ số KPI phổ biến để đo lường hiệu quả hoạt động Digital Marketing
5 chỉ số KPI phổ biến để đo lường hiệu quả hoạt động Digital Marketing
  • Tăng nhận diện thương hiệu: Reach, Impressions, View (video), số lượt tìm kiếm thương hiệu.
  • Tăng traffic website: Sessions, Pageviews, Bounce rate, nguồn truy cập.
  • Thu lead khách hàng tiềm năng: Số form được điền, số inbox, chi phí/lead (CPL).
  • Tăng doanh số bán hàng: Số đơn hàng, Conversion rate, CPA, ROAS.
  • Giữ chân khách hàng cũ: Email open rate, tỉ lệ quay lại website, tỉ lệ tương tác lại (engagement rate).

6.6. Tối ưu chiến dịch theo thời gian thực

Sau khi chiến dịch Digital Marketing được khởi chạy, doanh nghiệp không nên "để đó rồi chờ kết quả" mà cần theo dõi sát sao từng chỉ số mỗi ngày, đặc biệt trong 5–7 ngày đầu tiên. Điều này nhằm can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu bất ổn. Dưới đây là quy trình tối ưu cụ thể từng bước:

Bước 1: Lập bảng theo dõi hiệu suất hằng ngày

  • Dùng Google Sheets, Excel hoặc Data Studio.
  • Theo dõi các chỉ số theo từng nhóm quảng cáo: Số lượt hiển thị, CTR, CPA, số đơn, ROAS.
  • Cập nhật dữ liệu ít nhất 1 lần/ngày trong tuần đầu tiên.

Bước 2: Cài cảnh báo tự động (nếu có thể)

Trên Meta Ads, Google Ads, thiết lập cảnh báo nếu:

  • CPA vượt quá ngưỡng (ví dụ > 100.000 VNĐ/lead).
  • CTR dưới 1% sau 2 ngày.
  • Không có chuyển đổi sau 3 ngày.

Bước 3: A/B Testing theo nhóm biến

So sánh 2 nhóm quảng cáo (hoặc 2 bài content) khác nhau về:

  • Hình ảnh/video
  • Tiêu đề/CTA
  • Target nhóm tuổi, hành vi, vị trí địa lý
  • Mỗi nhóm chạy ngân sách bằng nhau, sau 2–3 ngày so sánh chỉ số và tắt nhóm kém hiệu quả.

Bước 4: Tối ưu nội dung nếu CTR thấp (<1%)

Kiểm tra lại:

  • Hình ảnh có bắt mắt không? (chuyển từ hình tĩnh sang video ngắn nếu cần)
  • Tiêu đề có “đánh trúng nỗi đau” chưa?
  • Có CTA rõ ràng không?
  • Viết lại caption theo mô hình AIDA hoặc PAS để tăng tỷ lệ nhấp.

Bước 5: Điều chỉnh ngân sách linh hoạt

  • Nhóm nào mang lại chuyển đổi tốt → tăng ngân sách theo tỷ lệ (ví dụ +20% mỗi 2 ngày).
  • Nhóm nào không hiệu quả → giảm dần, tắt nếu sau 5 ngày không có chuyển đổi.

Bước 6: Theo dõi hành vi sau click (trên web/landing page)

Dùng Google Analytics, Hotjar hoặc Meta Pixel để:

  • Xem người dùng rời trang ở đâu.
  • Kiểm tra tốc độ tải trang, nút kêu gọi có hoạt động không.
  • Nếu Bounce Rate > 60% hoặc Dwell Time < 10 giây → cần điều chỉnh nội dung, cấu trúc hoặc giao diện.

6.7. Xây dựng hệ thống nuôi dưỡng và tái mua tự động

Chi phí để có một khách hàng mới luôn cao hơn gấp 5–7 lần so với việc bán lại cho khách cũ. Vì vậy, sau khi khách hàng hoàn tất đơn hàng đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống chăm sóc – nuôi dưỡng – tái mua tự động, giúp giữ chân khách hàng, gia tăng giá trị vòng đời và tạo dòng doanh thu bền vững.

Xây dựng hệ thống nuôi dưỡng và tái mua tự động
Xây dựng hệ thống nuôi dưỡng và tái mua tự động
  • Thu thập & phân nhóm dữ liệu sau mua: Lưu lại thông tin khách hàng từ đơn hàng, gắn thẻ theo hành vi (đã mua – chưa mua lại – mua nhiều lần).
  • Thiết lập chuỗi Email/SMS tự động chăm sóc khách cũ: Gửi cảm ơn, hướng dẫn sử dụng, khuyến mãi tiếp theo (có thể áp dụng các công cụ như GetResponse, MoMo SMS, Mailchimp...).
  • Tạo quảng cáo remarketing cá nhân hóa: Cài Pixel/Tag, xây dựng nội dung riêng cho khách từng mua hàng → quảng bá sản phẩm mới, tặng voucher riêng cho khách cũ.
  • Tổ chức mini game, ưu đãi sinh nhật, chương trình VIP: Tăng sự kết nối và cảm xúc cá nhân để khách quay lại nhiều hơn, gắn bó dài hạn với thương hiệu.
  • Tạo nhóm cộng đồng (Facebook/Zalo): Duy trì sự hiện diện thương hiệu và liên tục tạo điểm chạm hữu ích qua livestream, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, ưu đãi nội bộ.

💡Nếu vẫn cảm thấy mông lung trong việc triển khai các bước trên hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu để xây dựng một hệ thống Marketing bài bản – đừng quá lo lắng!

Rất nhiều chủ doanh nghiệp cũng từng rơi vào trạng thái tương tự: Chạy quảng cáo không hiệu quả, nhân sự marketing thiếu chiến lược, các kênh hoạt động rời rạc và không đo lường được hiệu quả.

🎯 Đó là lý do khóa học "XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING HIỆN ĐẠI – TỪ CHIẾN LƯỢC ĐẾN THỰC THI" ra đời, được thiết kế đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp lãnh đạo:

  • Nắm rõ chiến lược Marketing tổng thể phù hợp với ngành nghề và mô hình kinh doanh.
  • Biết cách xây dựng đội ngũ, hệ thống đo lường hiệu quả và tận dụng công nghệ – AI để tăng trưởng nhanh hơn với chi phí tối ưu.
  • Từng bước thiết lập hệ thống Marketing đa kênh, bền vững, không phụ thuộc vào một nền tảng quảng cáo duy nhất.
Khoá học “Xây dựng hệ thống Marketing hiện đại”
Khoá học “Xây dựng hệ thống Marketing hiện đại”

Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn chuyển đổi mô hình, xây dựng chiến lược Marketing rõ ràng và tăng trưởng thực chất, đừng bỏ lỡ chương trình đào tạo chuyên sâu này cùng Trường Doanh Nhân HBR.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHOÁ HỌC HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

7. So sánh sự khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing Online

Trong thời đại số, hai thuật ngữ Digital Marketing và Marketing Online thường bị nhầm lẫn và sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là hai khái niệm có phạm vi và chiến lược áp dụng khác nhau. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng không chỉ giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng kênh tiếp cận khách hàng, mà còn xây dựng được hệ thống Marketing hiệu quả.

Tiêu chí

Digital Marketing

Marketing Online

Phạm vi hoạt động

Bao gồm cả kênh trực tuyến (Internet) và ngoại tuyến (TV, SMS, biển quảng cáo điện tử)

Chỉ bao gồm các kênh trực tuyến sử dụng Internet như website, mạng xã hội, email

Kênh truyền thông

Đa dạng: Internet, thiết bị di động, TV, radio, SMS, biển quảng cáo kỹ thuật số

Giới hạn trong các nền tảng trực tuyến như website, mạng xã hội, email, công cụ tìm kiếm

Khả năng đo lường

Một số kênh ngoại tuyến khó đo lường chính xác (ví dụ: quảng cáo TV, radio)

Dễ dàng đo lường hiệu quả qua các công cụ phân tích trực tuyến như Google Analytics, Facebook Insights

Tính tương tác

Có thể tương tác cao trên các kênh trực tuyến; kênh ngoại tuyến thường là một chiều

Tương tác hai chiều mạnh mẽ với khách hàng qua các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, email, chat trực tuyến

Chi phí triển khai

Chi phí đa dạng tùy thuộc vào kênh; một số kênh ngoại tuyến có chi phí cao (ví dụ: TV, biển quảng cáo)

Thường có chi phí thấp hơn và dễ kiểm soát ngân sách do sử dụng các kênh trực tuyến

Mức độ cá nhân hóa

Khả năng cá nhân hóa cao trên các kênh trực tuyến; hạn chế trên các kênh ngoại tuyến

Dễ dàng cá nhân hóa nội dung và trải nghiệm người dùng dựa trên dữ liệu thu thập từ các kênh trực tuyến

8. Dự báo xu hướng phát triển của Digital Marketing trong tương lai

“Trong kỷ nguyên số, không phải doanh nghiệp lớn mạnh nhất sẽ chiến thắng, mà là doanh nghiệp thích nghi nhanh nhất với sự thay đổi”. - Mr. Tony Dzung, Chủ tịch HĐQT HBR Holdings nhấn mạnh.

Khi công nghệ phát triển như vũ bão, hành vi tiêu dùng liên tục dịch chuyển, Digital Marketing cũng không ngừng tái định nghĩa vai trò và cách thức triển khai. Từ AI, cá nhân hóa cho đến thương mại xã hội, doanh nghiệp muốn đi đường dài bắt buộc phải cập nhật xu hướng, không chỉ để bắt kịp thị trường, mà còn để dẫn đầu.

Dưới đây là 6 xu hướng nổi bật dự kiến sẽ định hình ngành Digital Marketing trong những năm tới:

6 xu hướng phát triển của Digital Marketing trong tương lai
6 xu hướng phát triển của Digital Marketing trong tương lai
  • AI và tự động hóa chiếm vai trò trung tâm: Doanh nghiệp sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu khách hàng, tối ưu quảng cáo, cá nhân hóa nội dung và tự động hóa quy trình Marketing, vừa tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao hiệu suất.
  • Cá nhân hóa sâu rộng hơn bao giờ hết: Khách hàng kỳ vọng được trải nghiệm thông điệp “đúng người – đúng thời điểm – đúng ngữ cảnh”. Doanh nghiệp cần cá nhân hóa từ nội dung email, quảng cáo cho đến hành trình mua sắm.
  • Video ngắn & nội dung tương tác lên ngôi: TikTok, Reels, Shorts… tiếp tục thống trị vì phù hợp với hành vi tiêu dùng nhanh, dễ tiếp cận, dễ chia sẻ, dễ tạo cảm xúc. Nội dung tương tác như quiz, bình chọn, story cũng giúp tăng độ gắn kết.
  • Social Commerce (Thương mại xã hội) bùng nổ: Khách hàng có thể xem – đặt – mua sản phẩm ngay trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok mà không cần rời khỏi ứng dụng. Doanh nghiệp cần tích hợp bán hàng trực tiếp vào các nền tảng này.
  • Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói & tìm kiếm không nhấp chuột: Sự phổ biến của trợ lý ảo và rich result khiến nội dung cần được tối ưu để trả lời ngay trong trang kết quả tìm kiếm, thay vì chờ người dùng nhấp vào.
  • Micro & Nano Influencer thay thế KOL truyền thống: Thay vì chi ngân sách lớn cho người nổi tiếng, doanh nghiệp sẽ ưu tiên người ảnh hưởng nhỏ nhưng có cộng đồng tương tác cao, tạo ra niềm tin và chuyển đổi tốt hơn.
XU HƯỚNG LÀM DIGITAL MARKETING MỚI NHẤT TRONG KỶ NGUYÊN AI

9. Một số câu hỏi thường gặp về Digital Marketing

Dù thuật ngữ Digital Marketing không còn xa lạ, nhưng với nhiều người, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp không chuyên về Marketing vẫn còn rất nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này. Tất cả những thắc mắc về tiếp thị kỹ số sẽ được giải đáp trong các nội dung dưới đây:

9.1. Digital Marketing là làm gì?

Digital Marketing là toàn bộ hoạt động tiếp thị được thực hiện thông qua nền tảng số (digital), nhằm tiếp cận, thu hút, chuyển đổi và giữ chân khách hàng. Người làm Digital Marketing sử dụng các công cụ như: website, mạng xã hội, email, công cụ tìm kiếm (SEO/SEM), quảng cáo trực tuyến, chatbot, automation... để xây dựng hành trình khách hàng bài bản và đo lường được hiệu quả.

Cụ thể, dưới đây là mô tả công việc Digital Marketing:

  • Xây dựng chiến lược tiếp thị số theo mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Quản lý và tối ưu nội dung trên các kênh như Facebook, TikTok, website, YouTube...
  • Chạy quảng cáo online (Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads...) để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Phân tích dữ liệu người dùng (Google Analytics, Meta Business Suite...) để đánh giá hiệu quả và tối ưu ngân sách.
  • Nuôi dưỡng khách hàng tự động qua email, chatbot, tin nhắn... giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng.

9.2. Kỹ năng quan trọng cần có để làm Digital Marketing là gì?

1 - Kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng)

  • Tư duy chiến lược marketing: Hiểu rõ chân dung khách hàng, hành trình mua, lựa chọn kênh phù hợp với mục tiêu.
  • Kỹ năng viết và sáng tạo nội dung: Viết content quảng cáo, bài SEO, kịch bản video, tiêu đề hấp dẫn…
  • Hiểu biết về công cụ quảng cáo & đo lường: Thành thạo Facebook Ads, Google Ads, SEO, Google Analytics, Meta Business Suite...
  • Thiết kế và chỉnh sửa cơ bản: Sử dụng Canva, CapCut, Photoshop, Premiere… để tự xử lý nội dung nhanh khi cần.
  • Tư duy phân tích số liệu: Đọc – hiểu các chỉ số marketing, biết cách A/B testing, đánh giá hiệu quả và tối ưu chi phí.

2 - Kỹ năng mềm (kỹ năng phối hợp):

  • Giao tiếp & làm việc nhóm: Làm việc chéo với team bán hàng, content, design, kỹ thuật.
  • Khả năng học hỏi nhanh: Công nghệ, nền tảng số thay đổi liên tục, nên phải cập nhật liên tục.
  • Quản lý thời gian & dự án: Xử lý nhiều chiến dịch, nội dung cùng lúc, cần có khả năng tổ chức và theo dõi tiến độ hiệu quả.

9.3. Digital Marketing có cần phải bỏ ra nhiều tiền?

Không nhất thiết. Chi phí cho Digital Marketing có thể linh hoạt tùy theo quy mô, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư vào Digital Marketing không đồng nghĩa với việc phải chi tiêu lớn, mà quan trọng là phân bổ ngân sách một cách hiệu quả để đạt được kết quả mong muốn.

Một số gợi ý về ngân sách Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:

  • Tỷ lệ ngân sách: Theo khuyến nghị của Cục Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (SBA), các doanh nghiệp có doanh thu dưới 5 triệu USD nên dành khoảng 7–8% doanh thu cho hoạt động marketing, bao gồm cả Digital Marketing. 
  • Chi phí trung bình: Chi phí cho Digital Marketing có thể dao động từ vài trăm đến vài nghìn USD mỗi tháng, tùy thuộc vào phạm vi và độ phức tạp của chiến dịch.
  • Chi phí theo kênh: Ví dụ, chi phí cho SEO thường dao động từ 500 đến 7.500 USD mỗi tháng, trong khi quảng cáo trả phí (PPC) có thể từ 100 đến 10.000 USD mỗi tháng.

9.4. Làm Digital Marketing có cần giỏi kỹ thuật không?

Câu trả lời là không bắt buộc phải giỏi kỹ thuật, nhưng cần hiểu và sử dụng được các công cụ kỹ thuật cơ bản để làm việc hiệu quả hơn. Người làm Digital Marketing không cần phải biết lập trình hay viết code, nhưng sẽ cần thành thạo một số công cụ và nền tảng như:

  • Công cụ chạy quảng cáo: Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads...
  • Công cụ đo lường và phân tích: Google Analytics, Meta Business Suite, Google Tag Manager...
  • Nền tảng quản trị nội dung: WordPress, Shopify, các CRM hoặc landing page builder như HubSpot, GetResponse…
  • Công cụ hỗ trợ thiết kế, chỉnh sửa: Canva, CapCut, Adobe Photoshop/Premiere (cơ bản)
  • Email marketing và automation: Mailchimp, GetResponse, ActiveCampaign…

9.5. Digital Marketing có phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp không?

Digital Marketing phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, bất kể ngành nghề hay quy mô. Bởi cốt lõi của tiếp thị số là thấu hiểu nhu cầu, hành vi và kỳ vọng của khách hàng, từ đó xây dựng nội dung và trải nghiệm phù hợp để mang lại giá trị thực sự.

Tùy theo mô hình kinh doanh, chiến lược Digital Marketing sẽ có sự khác biệt rõ rệt:

Digital Marketing trong mô hình B2B

Với các doanh nghiệp B2B, hoạt động tiếp thị thường tập trung vào giá trị lý tính, nhấn mạnh vào tính năng, hiệu quả và khả năng giải quyết vấn đề của sản phẩm/dịch vụ. Quyết định mua hàng của đối tượng B2B thường được đưa ra sau quá trình cân nhắc, phân tích kỹ càng, ít bị chi phối bởi cảm xúc.

Digital Marketing trong mô hình B2C

Ngược lại, với khách hàng cá nhân (B2C), hành vi mua hàng thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, trải nghiệm và ấn tượng thương hiệu. Do đó, Digital Marketing B2C cần khai thác mạnh yếu tố cảm xúc, tạo sự gần gũi, truyền cảm hứng và thuyết phục thông qua các nền tảng như mạng xã hội, influencer, video, review…

Thị trường đang thay đổi mỗi ngày và Digital Marketing là chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp không bị bỏ lại phía sau. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan và thực tiễn nhất về tiếp thị kỹ thuật số. Đừng quên theo dõi Trường Doanh Nhân HBR để tiếp tục hành trình học hỏi và đổi mới không ngừng!

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là quá trình sử dụng các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu là Internet, để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến người tiêu dùng. Điều này bao gồm việc tận dụng các kênh như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email, website và các nền tảng trực tuyến khác để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.

Thông tin tác giả

Tony Dzung tên thật là Nguyễn Tiến Dũng, là một doanh nhân, chuyên gia về marketing và nhân sự, diễn giả truyền cảm hứng có tiếng tại Việt Nam. Hiện Mr. Tony Dzung là Chủ tịch Hội đồng quản trị HBR Holdings - hệ sinh thái HBR Holdings bao gồm 4 thương hiệu giáo dục: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Trường Doanh Nhân HBR, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo Tiếng Anh Trẻ Em BingGo Leaders. 

Đặc biệt, Mr. Tony Dzung còn là một trong những người Việt Nam đầu tiên đạt được bằng cấp NLP Master từ Đại học NLP và được chứng nhận bởi Hiệp hội NLP Hoa Kỳ. Anh được đào tạo trực tiếp về quản trị từ các chuyên gia nổi tiếng đến từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới như Harvard, Wharton (Upenn), Học viện Quân sự Hoa Kỳ West Point, SMU và MIT...

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline