Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII nhưng giờ đã trở thành một sản phẩm quen thuộc hàng ngày với mọi người dân Việt. Trong đó, Vinamilk - nhờ tầm nhìn thực tế và chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing xuất sắc, đã trở thành doanh nghiệp sữa lớn nhất ngành sữa Việt Nam hiện nay.
Trong những năm gần đây, Vinamilk đã nỗ lực rất nhiều để mở rộng danh mục sản phẩm của công ty để đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cả những người có nhu cầu đặc biệt. Bên cạnh các sản phẩm có thương hiệu chính như “Vinamilk”, Công ty còn sở hữu thương hiệu “Dielac” cho dòng sản phẩm sữa bột và “Vfresh” cho dòng nước giải khát.
KHÓA ĐÀO TẠO XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Cải tiến và cập nhật danh mục sản phẩm là một mục tiêu mà Vinamilk luôn chú trọng qua các năm. Trong năm 2019, Vinamilk đã tung mới và tái tung gần 20 sản phẩm ở nhiều phân khúc và ngành hàng khác nhau. Trong đó nổi bật là các sản phẩm Sữa bột Organic, Bột dinh dưỡng Organic, Sữa bột Yoko nằm trong chiến lược cao cấp hóa và được người tiêu dùng tích cực đón nhận. Chúng tôi cũng chủ động đa dạng hóa danh mục với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như sữa hạt, nước trái cây và các sản phẩm lai như sinh tố sữa (milk smoothie) để tận dụng thế mạnh về thương hiệu và hệ thống phân phối.
Vinamilk rất chú trọng ứng dụng công nghệ vào việc quản lý, công ty đã ứng dụng hệ thống ERP tiên tiến, cảm ứng điện tử theo dõi sức khỏe đàn bò, công nghệ xử lý chất thải đạt chuẩn quốc tế…
Theo bà Mai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk, mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá bán lại thấp hơn nhiều so với các sản phẩm sữa ngoại, ví dụ như sữa bột dành cho trẻ em chỉ bằng một một phần ba của những bên khác trên thị trường. Do thị trường hiện tại có tính cạnh tranh cao, nếu Vinamilk tăng giá của mình lên bằng một nửa của các hãng khác, thị phần của Công ty sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng cho rằng việc tăng giá bán sản phẩm sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước.
Bên cạnh các dòng sản phẩm sữa chua, sữa đặc đang thống trị thị trường sữa trong nước, các dòng sản phẩm khác của Vinamilk phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước khác. Trong bối cảnh đó, định giá được coi là một trong những thế mạnh quan trọng của Vinamilk trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ. Giá các sản phẩm của Vinamilk không chênh lệch nhiều so với các đối thủ, đặc biệt là trong lĩnh vực sữa nước.
Trong ngành sữa Việt Nam, có hai kênh phân phối chính, đó là thương mại truyền thống (nhà phân phối - bán buôn - bán lẻ - người tiêu dùng) và thương mại hiện đại (nhà phân phối - siêu thị - người tiêu dùng). Hiện Vinamilk có đến hơn 200 nhà phân phối với tổng số điểm lẻ đạt 251 nghìn điểm. Chỉ cần bạn ra bất kì một siêu thị, cửa hàng tiện lợi nào trên khắp Việt Nam cũng có thể dễ dàng mua cho bản thân mình một lốc sữa Vinamilk.
KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH ONLINE
Sau thời gian thử nghiệm, Vinamilk đã áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến (DMS.ONE) cho các nhà phân phối, bán lẻ và nhân viên kinh doanh trên cả nước từ cuối tháng 2/2013. Mỗi nhân viên bán hàng đã được trang bị một máy tính bảng kết nối 3G và GPS, các thông tin liên quan về hàng hóa sẽ được cập nhật thường xuyên.
Theo Viettel Mobile (Tập đoàn Viễn thông Quân đội), đơn vị xây dựng và cung cấp, hệ thống sẽ hỗ trợ giai đoạn quản lý bán hàng trên các kênh phân phối của Vinamilk như quản lý giao dịch, quản lý hàng tồn kho, quản lý trách nhiệm và quản lý thông tin của từng nhà bán lẻ. Nhờ đó, các nhà quản lý của Vinamilk có thể theo dõi và cập nhật thông tin bán hàng của các nhà bán lẻ theo định kỳ 2 - 3 giờ/lần. Hơn nữa, hệ thống này được đánh giá là hệ thống phân phối ERP đồng nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh việc chú trọng đến các chiến lược quảng cáo, Vinamilk cũng nhận thức được tầm quan trọng của những hành động mang lại giá trị bền vững cho xã hội và cộng đồng. Chính vì lẽ đó, nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa đã được tiến hành, tiêu biểu nhất là: Quỹ học bổng “Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, Quỹ sữa “Việt Nam không ngừng phát triển” và quỹ “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”.
Vinamilk khởi xướng Quỹ học bổng theo phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2002 - 2003. Sau một thập kỷ, đến nay Quỹ đã phủ khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước so với những ngày đầu chỉ có 30 tỉnh. Quỹ đã trao hơn 34.000 suất học bổng cho các em học sinh tiểu học có thành tích xuất sắc, vượt khó vươn lên trong học tập.
Tóm lại, việc áp dụng chiến lược marketing mix - marketing 4P đúng cách đã góp phần quan trọng đưa Vinamilk trở thành doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu như mong muốn mà không phải công ty nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như sự cạnh tranh gắt gao trong thị trường, sự xuất hiện của các đối thủ đáng gờm,... đòi hỏi công ty tiếp tục nghiên cứu và triển khai các chiến lược marketing mix phù hợp.
XEM NGAY KHÓA HỌC "CHIẾN LƯỢC KINH DOANH LẤY KHÁCH HÀNG LÀ TRỌNG TÂM" CỦA HBR