Mục lục [Ẩn]
- 1. 5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell là gì?
- 2. Giải mã 5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell
- 2.1. Cấp độ 1: Chức vụ (Position)
- 2.2. Cấp độ 2: Sự cho phép (Permission)
- 2.3. Cấp độ 3: Định hướng kết quả (Production)
- 2.4. Cấp độ 4: Phát triển nhân lực (People Development)
- 2.5. Cấp độ 5: Cá nhân
- 3. Lợi ích khi hiểu rõ 5 cấp độ lãnh đạo
- 4. Bí quyết đạt lãnh đạo cấp độ 5 để trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất
- 4.1. Xác định phong cách lãnh đạo phù hợp
- 4.2. Văn hóa kỷ luật
- 4.3. Đối diện với sự thật phũ phàng
- 4.4. Hiểu rõ thuyết con nhím
- 4.6. Phát triển kỹ năng lãnh đạo
- 4.7. Tìm đến một “người thầy" phù hợp
- 4.8. Ứng dụng công nghệ
- 5. Lời kết
Don Meyer, huấn luyện viên bóng rổ từng nói rằng: “Tốt là kẻ thù của vĩ đại”. Là một lãnh đạo, tốt thôi là chưa đủ để bạn đưa doanh nghiệp vượt xa đối thủ và tạo nên sự khác biệt vượt trội. Nhiều nhà lãnh đạo vẫn đang loay hoay không biết làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo. Việc cần làm bây giờ là nắm rõ bản chất các chặng đường phát triển của nhà lãnh đạo, các cấp độ lãnh đạo để xây dựng con đường phát triển bản thân cho mình. Bài viết này giải mã đặc điểm, ưu nhược điểm và các kỹ năng cần có ở 5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell. Xem ngay!
1. 5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell là gì?
5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell là gì? Đây là một mô hình phát triển lãnh đạo được đề xuất bởi John C. Maxwell, một nhà tư vấn, diễn giả và tác giả nổi tiếng về chủ đề lãnh đạo. Theo Maxwell, có 5 cấp độ lãnh đạo mà một người có thể đạt được trong sự nghiệp của mình, từ cấp thấp nhất là "Chức vụ", đến “Sự cho phép”, “Định hướng hiệu quả”, “Phát triển Con người” và “Bản Thân Đỉnh cao”.
Mỗi cấp độ có những ưu nhược điểm và kỹ năng riêng biệt. Việc chuyển tiếp từ cấp này sang cấp khác không phải là dễ dàng. Maxwell khuyên rằng, để trở thành một lãnh đạo hiệu quả, người ta nên không chỉ hài lòng ở một cấp độ nào đó, mà nên luôn cố gắng phát triển và vươn lên các cấp độ cao hơn. Việc tăng cấp độ ra sao sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
2. Giải mã 5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell
2.1. Cấp độ 1: Chức vụ (Position)
Chức vụ (Position) là cấp độ đầu tiên của một nhà lãnh đạo. Thông thường, những người này mới đảm nhận vị trí quản lý và không có nhiều kinh nghiệm. Do đó, phong cách lãnh đạo của họ thường khá cứng nhắc vì chủ yếu tuân theo các quy tắc, chính sách của công ty.
Khi lãnh đạo ở cấp độ này, nhân viên chỉ làm theo yêu cầu của bạn vì thứ bậc trong công ty. Người lãnh đạo ở cấp độ này không có nhiều kỹ năng đào tạo và truyền cảm hứng trong quá trình dẫn dắt đội nhóm.
2.2. Cấp độ 2: Sự cho phép (Permission)
Cấp độ tiếp theo trong 5 cấp độ lãnh đạo là “Sự cho phép” (Permission). Đây là khi người lãnh đạo đã có sự kết nối nhất định với nhân sự. Khi đó, nhân viên sẽ làm việc trên tinh thần tự nguyện thay vì phục tùng mệnh lệnh.
Để làm được cấp độ lãnh đạo này, bạn cần:
-
Thái độ tôn trọng: Lãnh đạo cần giữ thái độ tôn trọng và công bằng với mọi người. Bạn hãy tích cực khen ngợi và động viên những người đồng hành khi họ làm tốt công việc.
-
Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp: Tạo được sự kết nối giữa lãnh đạo với thành viên và giữa các thành viên với nhau để tương trợ lẫn nhau.
-
Biết cách đặt mục tiêu cho nhóm và cá nhân: Lãnh đạo ở cấp độ này cần xây dựng mục tiêu cho mỗi cá nhân và cho cả đội nhóm. Đồng thời, lãnh đạo cần đạt hoặc vượt mục tiêu để làm gương cho nhân sự.
-
Hiểu rõ vai trò của mình: Lãnh đạo cần hiểu rõ sức ảnh hưởng của mình với nhóm. Bên cạnh đó, hiểu được quyết định của mình ảnh hưởng như thế nào đến mọi người xung quanh sẽ giúp anh chị quản lý nhân sự ở giai đoạn này tốt hơn
Tuy nhiên, nếu bạn mắc kẹt lại ở đây nhân sự có năng lực và khát vọng phát triển không thỏa mãn vì thiếu cơ hội chứng minh năng lực. Do đó, hãy dần tiến đến mức độ tiếp theo bằng số thay đổi sau:
-
Thay vì chỉ nhìn vào từng công việc cụ thể, hãy truyền đạt rõ hơn cho nhân sự về sứ mệnh và tầm nhìn cũng như chiến lược dài hạn.
-
Cho nhân viên từng bước tham gia vào quyết định của công ty như thảo luận về KPI, thời gian hoàn thành.
-
Quản lý thời gian và công việc tốt hơn, tập giao quyền từ công việc nhỏ nhất.
2.3. Cấp độ 3: Định hướng kết quả (Production)
Nhà lãnh đạo đạt tới cấp độ 3 “Định hướng kết quả” (Production) đã có khả năng tạo động lực cho đội nhóm tương đối tốt. Ở cấp độ này, họ không đơn giản là người giao và quản lý công việc, mà họ truyền cảm hứng để nhân viên muốn làm những điều tốt cho doanh nghiệp. Tại đây, người lãnh đạo giúp nhân sự cùng nhìn về mục tiêu chung nhờ đó tạo ra năng suất cao.
Điểm yếu của cấp độ này là kết quả hay hiệu suất công việc sẽ được ưu tiên. Vì vậy, quản lý chưa thể tập trung phát triển đội ngũ lãnh đạo kế cận. Để làm tốt cấp độ 3 và tiến dần đến cấp độ 4 trong 5 cấp lãnh đạo, bạn có thể chú ý một số việc sau:
-
Quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu phát triển sự nghiệp và năng lực tư duy của nhân sự.
-
Tập quan sát, nhìn nhận và đánh giá khả năng lãnh đạo của nhân sự.
-
Tiếp tục nâng cao kỹ năng và tính kỷ luật bản thân để làm cho mọi người ngưỡng mộ.
XEM THÊM: NẮM CHẮC 15 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI
2.4. Cấp độ 4: Phát triển nhân lực (People Development)
Jack Welch - CEO của General Electric nói rằng: “Trước khi bạn trở thành lãnh đạo, thành công là việc phát triển được bản thân. Khi đã trở thành lãnh đạo rồi, thì thành công là việc bạn phát triển những người khác.” Đây chính là khi bạn bước đến cấp độ 4 trong 5 cấp độ lãnh đạo, đó là “Phát triển nhân lực” (People Development)
Tuy nhiên, người lãnh đạo phát triển nhân lực theo cảm tính sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. Bạn sẽ chỉ thực sự tạo ra nhân lực có giá trị khi đào tạo đúng người. Muốn vậy, trước hết người lãnh đạo phải thực sự hiểu mình để tạo ra giá trị cốt lõi phù hợp với bản thân và thị trường. Từ đó, chủ doanh nghiệp mới tìm được những người có cùng hệ giá trị với mình để đào tạo và phát triển.
Một số kỹ năng mà nhà lãnh đạo cấp 4 cần có là:
-
Kỹ năng tư duy chiến lược: Khả năng xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nhân sự, định hình hướng đi cho sự phát triển cá nhân và chung của đội nhóm.
-
Khả Năng Thúc Đẩy Sự Phát Triển Cá Nhân: Khả năng nhận biết và thúc đẩy sự phát triển cá nhân của từng thành viên trong nhóm để tạo thành đội ngũ mạnh mẽ.
-
Kỹ năng ủy thác: Khả năng ủy thác nhiệm vụ một cách hiệu quả và theo dõi tiến triển giúp phát triển năng lực của nhóm và cải thiện sự độc lập trong công việc của nhân sự.
Nhà lãnh đạo cấp 4 cần có khả năng nhìn nhận và phân loại nhân sự theo năng lực. Dựa vào đó, nhà lãnh đạo sẽ có kế hoạch đào tạo và phát triển phù hợp, sao cho khai thác tối đa tiềm năng của nhân sự.
-
Nhóm 1: Tiềm năng phát triển cao, năng suất làm việc cao nhưng trái ngược về hệ giá trị: Đối với nhóm này, nhà lãnh đạo cần giám sát chặt chẽ khi giao quyền sao cho đảm bảo họ làm việc đúng với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp .
-
Nhóm 2: Tiềm năng phát triển cao, năng suất làm việc cao, sự tương đồng về hệ giá trị thấp: Lãnh đạo cấp 4 cần cố gắng tìm ra những hệ giá trị chung với nhóm nhân sự này để quá trình làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời, lãnh đạo cũng cần nỗ lực tuyên truyền và thuyết phục nhân sự về giá trị của doanh nghiệp.
-
Nhóm 3: Tiềm năng phát triển cao, năng suất làm việc cao và sự tương đồng về hệ giá trị ở mức trung bình: Với nhân sự có tương đồng về giá trị ở mức trung bình, lãnh đạo cần tăng cường hợp tác trong các dự án để tăng sự kết nối.
-
Nhóm 4: Tiềm năng phát triển cao, năng suất làm việc cao, sự tương đồng về hệ giá trị cao: Đối với nhóm này, lãnh đạo thường tạo cơ hội để họ thể hiện và phát triển khả năng lãnh đạo trong tổ chức. Bên cạnh đó, họ cũng được tăng cường đào tạo và quản lý để đủ năng lực đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao.
🔥Nhằm giúp chủ doanh nghiệp và quản lý nâng tầm năng lực lãnh đạo, từ đó xây dựng cho mình đội ngũ cốt lõi xuất chúng, mở rộng doanh nghiệp x5 x10 lần, Trường doanh nhân HBR kết hợp cùng Mr. Tony Dzung thiết kế khoá đào tạo chuyên sâu về XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO & PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM, giúp mang tới 5 giá trị cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, trưởng phòng kinh doanh:
- Mật mã thu hút, tuyển dụng và giữ chân những chiến binh sale “thiện chiến”, “máu lửa", “nhiệt huyết", sẵn sàng bứt phá mọi mục tiêu kinh doanh.
- Cách thức tìm kiếm, nhân bản và kiến tạo những thủ lĩnh kinh doanh xuất sắc nhằm giải phóng doanh nghiệp khỏi sự phụ thuộc vào bất kỳ ngôi sao nào.
- Bí quyết cài cắm tư duy “tập trung vào trải nghiệm khách hàng” cho từng nhân sự kinh doanh để tối ưu nguồn doanh thu từ khách hàng cũ và gia tăng giá trị đơn hàng, nhằm giảm gánh nặng từ chi phí Marketing.
- Chìa khóa xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng đột phá, tự động vận hành và liên tục tạo ra doanh thu ngay cả khi Sếp vắng mặt.
- Nghệ thuật truyền lửa, tạo động lực và khơi gợi “khát vọng chiến thắng" sâu thẳm bên trong mỗi nhân sự để cả tổ chức cán đích thành công.
2.5. Cấp độ 5: Cá nhân
Cấp độ 5 “Cá nhân” cũng là thứ bậc cao nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo. Để chạm tới cột mốc đó, các nhà lãnh đạo phải dành cả đời để tiếp tục học hỏi, xây dựng và cống hiến.
Ở giai đoạn này, những gì họ đã làm tạo nên một nền tảng vững chắc cho tổ chức. Đồng thời, những gì họ đang và sẽ làm trong lai giúp nâng cao danh tiếng doanh nghiệp, đồng thời truyền cảm hứng cho người tài tiếp theo. Bởi như Maxwell đã viết trong cuốn sách của mình: “Những gì bạn làm hàng ngày, theo thời gian, sẽ trở thành di sản của bạn”.
Để những gì bạn làm thực sự trở thành “di sản”, người lãnh đạo cần liên tục nghiêm khắc lãnh đạo bản thân. Như vậy, bạn mới có thể mang ảnh hưởng tích cực đến đội nhóm của mình. Để lãnh đạo bản thân tốt, có 4 nguyên tắc cần tuân thủ:
-
Có kỷ luật cao: Anh Tony Dzung khẳng định rằng “Công việc đi trước, con người theo sau”. Nếu người lãnh đạo thất bại trong quản lý bản thân thì không thể lãnh đạo được đội nhóm, kéo theo hàng loạt công việc đi xuống. Vì vậy, yếu tố kỷ luật cần đưa lên hàng đầu, những gì đã đặt ra lãnh đạo phải đi trước làm gương cho nhân sự.
-
Có tinh thần học tập, sáng tạo liên tục và suốt đời: Khi đạt đến thành công nhất định, lãnh đạo phải đẩy mình ra khỏi vùng an toàn để tiếp tục trau dồi kiến thức. Nếu lãnh đạo ngủ quên trên chiến thắng sẽ khiến doanh nghiệp ngày càng tụt hậu và bị bỏ lại so với đối thủ.
-
Có thói quen sống tích cực: Lãnh đạo chính là tấm gương cho nhân viên noi theo, lãnh đạo không thể bắt nhân viên làm những điều mình không làm. Hãy rèn cho mình thói quen sống tích cực như đúng hẹn, tôn trọng lẫn nhau, chính trực, công bằng... Qua đó, không chỉ nhân viên dõi theo mà lãnh đạo cũng phát triển bản thân từ bên trong.
-
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, truyền cảm hứng và đào tạo nhân sự: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân sự thông qua việc lắng nghe và thấu hiểu là yếu tố then chốt giúp lãnh đạo giữ chân người tài. Sau đó, hãy truyền cảm hứng cũng như định hướng đào tạo rõ ràng để họ trở thành người lãnh đạo tiếp nối xuất sắc.
3. Lợi ích khi hiểu rõ 5 cấp độ lãnh đạo
Hiểu rõ 5 cấp lãnh đạo của C.Maxwell không chỉ giúp bạn phát triển bản thân mà còn là cánh cửa dẫn đến những lợi ích khác như tạo ra tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hay xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn.
-
Xác định được lộ trình và mục tiêu phát triển cho bản thân: Mô hình của Maxwell giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình phát triển từ một người chỉ đứng ở mức “Chức vụ” lên đến vị trí “Cá nhân”. Qua đó, bạn nhận thức được khía cạnh thiếu sót của bản thân để cải thiện và không ngừng phát triển.
-
Tạo ra ảnh hưởng tốt trong doanh nghiệp: Hiểu được bản thân đang ở vị trí nào và làm thế nào để hoàn thành tốt nhất ở vị trí đó giúp bạn dần tạo ra kết quả tích cực. Kết hợp với việc nỗ lực để tăng cấp độ giúp bạn thúc đẩy sự phát triển của đội nhóm hiệu quả hơn.
-
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp: Khi hiểu được các cấp độ lãnh đạo, bạn có thể tương tác và làm việc với nhân viên một cách hiệu quả hơn, dựa trên sự hiểu biết về những gì họ cần và mong muốn từ một người lãnh đạo. Bên cạnh đó, việc nâng tầm cấp độ lãnh đạo cũng là cơ hội để bạn được tiếp xúc, quen biết những người lãnh đạo cấp cao hơn.
4. Bí quyết đạt lãnh đạo cấp độ 5 để trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất
Để đạt được cấp độ cao nhất trong 5 cấp độ của Maxwell sẽ đòi hỏi sự nhiều kỹ năng cũng như thời gian để luyện tập nó. Dưới đây là những bí quyết vạch ra con đường dẫn đến cấp độ 5 rõ ràng hơn cho mọi nhà lãnh đạo.
4.1. Xác định phong cách lãnh đạo phù hợp
Lãnh đạo không đơn thuần là kỹ năng bẩm sinh hay cố định mà đó là việc hiểu rõ bản thân và phát triển cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp. Phong cách lãnh đạo là hiện thân của tính cách, trình độ và thái độ của bạn. 9 phong cách lãnh đạo phổ biến là:
-
Phong cách lãnh đạo độc đoán: Nhà lãnh đạo đưa ra quyết định một cách độc lập mà không cần lắng nghe ý kiến, đóng góp từ người khác
-
Phong cách lãnh đạo dân chủ: Nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ chức tham gia vào quá trình ra quyết định
-
Lãnh đạo ủy quyền: Nhà lãnh đạo ủy quyền cho nhân viên của mình để giải quyết các vấn đề và ra quyết định
-
Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện: Nhà lãnh đạo hướng dẫn và đào tạo nhân viên của mình để giúp họ phát triển kỹ năng và năng lực
-
Lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi: Nhà lãnh đạo tập trung vào việc thay đổi tổ chức để đáp ứng các thách thức mới
-
Phong cách lãnh đạo giao dịch: Nhà lãnh đạo tập trung vào việc đạt được mục tiêu và kết quả
-
Lãnh đạo theo phong cách quan liêu: Nhà lãnh đạo tập trung vào việc duy trì trật tự và quản lý hiệu quả
-
Phong cách lãnh đạo phục vụ: Nhà lãnh đạo tập trung vào việc giúp đỡ và hỗ trợ nhân viên của mình
-
Lãnh đạo theo tình huống: Nhà lãnh đạo sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp với từng tình huống cụ thể
Hãy lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp dựa trên tính chất tổ chức, đặc điểm nhân viên và tính cách của lãnh đạo. Nếu không định hình được phong cách lãnh đạo đúng đắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc và con đường phát triển nghề nghiệp.
XEM THÊM: 9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT
4.2. Văn hóa kỷ luật
Để chạm tới mức độ 5 trong 5 cấp độ lãnh đạo, xây dựng được văn hóa kỷ luật là yếu tố quan trọng. Maxwell cho rằng: “Khi điều tôi làm và điều tôi nói là một, kết quả rất rõ ràng. Khi điều tôi làm và điều tôi nói khác nhau, kết quả luôn nhầm lẫn. Hãy sống đúng với gì mà bạn nói hoặc là không nói gì”.
Một nhà lãnh đạo kiệt xuất phải đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và đội nhóm mình dẫn dắt. Xây dựng văn hóa kỷ luật giúp duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp, tập trung vào nhiệm vụ và đạt được hiệu suất tốt hơn.
4.3. Đối diện với sự thật phũ phàng
Có một nghịch lý mà nhà lãnh đạo nào cũng cần vượt qua để dẫn dắt doanh nghiệp bước ra khỏi khó khăn, đó là dám đối diện với sự thật phũ phàng nhưng vẫn phải giữ vững niềm tin chiến thắng.
Một chủ doanh nghiệp cần nhìn trực diện vào những thiếu sót của đội nhóm, khó khăn mình gặp phải để tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, họ không chỉ nhìn vào mặt tiêu cực mà phải luôn tin rằng bản thân có thể tìm được hướng giải quyết và đưa doanh nghiệp đi lên. Việc cân bằng hai yếu tố này rất quan trọng để đưa người lãnh đạo chậm tới cấp độ 5 trong 5 cấp độ lãnh đạo.
4.4. Hiểu rõ thuyết con nhím
Khái niệm con nhím được tác giả Jim Collin giới thiệu trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại”. Đây là khái niệm nhiều nhà lãnh đạo để chạm tới cột mốc cao nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo.
Ở khái niệm này, tác giả chỉ ra việc doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một hoặc một vài ngành hàng hiệu quả nhất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không nên đi qua nhiều hướng dẫn đến sự lệch lạc so với mục tiêu ban đầu.
Để tìm được đâu là hướng đi tối ưu nhất cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần tìm ra điểm giao thoa của 3 vòng tròn cốt yếu sau:
-
Điều bạn đam mê nhất
-
Điều bạn làm giỏi nhất
-
Điều chi phối cỗ máy kinh tế của bạn hay nói cách khác là thứ thị trường cần
Một ví dụ kinh điển của người thành công áp dụng khái niệm con nhím này chính là Steve Jobs. Năm 1997, ông quay lại Apple để cứu công ty khi Apple đang trên bờ vực phá sản. Theo đó, ông đã loại bỏ 70% dòng sản phẩm đi chệch khỏi định hướng của Apple và tập trung vào 4 sản phẩm công nghệ chính là hai máy tính để bàn, và hai thiết bị di động. Quyết định này của ông ngay lập tức đưa Apple từ một công ty sắp sụp đổ trở thành đế chế công nghệ hàng đầu trên thế giới.
4.6. Phát triển kỹ năng lãnh đạo
Để chinh phục từng cấp độ trong 5 cấp độ lãnh đạo, người quản lý cần không ngừng rèn luyện kỹ năng này. Một số kỹ năng mà mọi nhà lãnh đạo tài ba đều cần sở hữu bao gồm: kỹ năng quản lý sự biến động, kỹ năng truyền cảm hứng và trao quyền, kỹ năng ứng xử và giao tiếp, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ra quyết định,
Lãnh đạo có thể phát triển kỹ năng này thông các khóa học, chương trình huấn luyện, hoặc tự học qua các sách, bài viết, video hay podcast. Sau khi lĩnh hội kiến thức, anh chị nên áp dụng chúng vào thực tế công việc, tự nhìn nhận đánh giá hoặc xin phản hồi từ mọi người xung quanh để kịp thời điều chỉnh.
4.7. Tìm đến một “người thầy" phù hợp
Một trong những cách hiệu quả nhất để chinh phục 5 cấp độ lãnh đạo là tìm kiếm sự hướng dẫn từ một “người thầy". Một “người thầy" là một người có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực mà anh chị muốn phát triển.
Để tìm được một “người thầy" phù hợp, trước hết nhà lãnh đạo cần phải xác định được những gì mình muốn học và cải thiện. Sau đó, tìm hiểu về những người có thể đáp ứng được nhu cầu thông qua các diễn đàn, các khóa học, hay các hội nhóm.
4.8. Ứng dụng công nghệ
Cuối cùng, để chạm tới đỉnh cao trong 5 cấp độ lãnh đạo bắt kịp công nghệ hiện đại là yếu tố không thể bỏ qua. Công nghệ có thể giúp anh chị tiếp cận với vô vàn nguồn thông tin, kiến thức và kỹ năng về lãnh đạo. Công nghệ còn là chìa khóa để lãnh đạo có thể giao tiếp, hợp tác và quản lý hiệu quả với từ xa.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình làm việc. Với việc ứng dụng công nghệ, quản lý dễ dàng theo dõi, phân tích và cải thiện hiệu suất của bản thân và đội nhóm. Đồng thời, công nghệ cũng đấy mạnh sự đổi mới và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng trong doanh nghiệp.
5. Lời kết
Trở thành lãnh đạo không phải đích đến mà đó chỉ hành trình phát triển và nâng tầm ảnh hưởng của bản thân. Hy vọng qua bài viết về 5 cấp độ lãnh đạo của Trường Doanh Nhân HBR, bạn đã vẽ cho mình một lộ trình học tập, cải thiện kỹ năng để chạm đến những mục tiêu xa hơn.